Tạo Cho Cảm Hứng Trữ Tình Có Thêm Nghĩa Lý Để Triển Khai


trực tiếp hoặc đơn giản khó nói thành lời, có thể nhờ vậy mà được thổ lộ. Chẳng hạn bài ca sau:

Gió đưa xui lá đổ vàng

Mẹ cha sắm đủ chăn màn cho em Năm nay hoặc nán năm thêm

Vịn thang chân bước xuống thềm xuất gia Hai dòng đất ướt lệ sa

Mẹ cha gả bán định gia chớ buồn Cúi đầu mà bước thì hơn

Cái tờ lục mệnh chẳng còn trong tay Làm sao họ trả em đây

Khác chi bán đoạn ruộng này em ơi.

Trong mấy câu ngắn gọn bài ca đã miêu tả cảnh não nề buồn thảm của người con gái trong ngày xuất giá. Các diễn biến của buổi lễ đã được chọn lọc và ghi lại trong những hình ảnh đầy sắc nét. Ở đây, có nói đến cảm xúc của người con gái. Đó là nỗi xót xa oán hận trong cảnh vịn thang xuống thềm mà nước mắt chứa chan, là sự cam chịu, nhẫn nhục trong cảnh cúi đầu cất bước ra đi, là nỗi bất lực trước sức mạnh vô hình của tờ số mệnh. Nhưng tất cả những cảm xúc ấy không được cô gái tâm sự trực tiếp. Cảm xúc này dường như được thuật lại một cách gián tiếp thông qua cái nhìn của người thứ hai đứng ngoài câu chuyện. Bài ca vì thế chẳng những diễn tả được cảnh ngộ đáng thương của cô gái trong lễ vu quy mà còn tạo nên sắc điệu trữ tình buồn bã ngân vang qua một loạt sự kiện chi tiết được miêu tả. Cái tủi hận cho số phận, một chút oán trách mẹ cha cũng nhờ những “vỏ bọc” khách quan này mà kín đáo được bộc lộ. Như vậy có thể thấy trong những bài ca có xuất hiện của yếu tố tự sự, người đọc có thể nhận ra những thông tin cụ thể, chính xác về số phận cảnh ngộ của nhân vật. Nhưng mặt khác, nói như Heghen “cái giọng cơ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

bản vẫn chủ yếu là có tính chất trữ tình”. Bởi vì nhân vật trữ tình không trình bày thản nhiên sự việc mà thông qua đó bộc lộ quan niệm cách nghĩ của mình về sự việc, biểu lộ lòng căm giận hay yêu thương, niềm vui hay nỗi buồn, sự thất vọng hay niềm tin tưởng. Những cảm xúc này kín đáo giấu dưới nội dung tự sự đang hiển hiện trên bề mặt câu chữ của bài ca.

Tính kín đáo mà yếu tố tự sự đem lại cho bài ca trữ tình là một trong những đặc tính rất được mảng dân ca giao duyên ưa chuộng. Trong tình yêu không phải lúc nào cũng có thể mạnh dạn và táo bạo ướm hỏi:

Yếu tố tự sự trong dân ca Tày - 11

Lại đây anh nắm cổ tay

Anh hỏi câu này có lấy anh không.

Có thể trong lao động, nam nữ thanh niên đã để ý đến nhau, gặp nhau nơi đầu mày cuối mắt nhưng chưa có dịp nào, chưa có cơ hội nào để bày tỏ lòng yêu của mình. Điều khó khăn nhất lúc này là phải tìm cho được cái lý do để bắt đầu câu chuyện, tạo cho ra cái cớ để giãi bày tình cảm, có như thế mới mong mọi chuyện “thông dòng bén giọt”, mới hy vọng chiếm được tình cảm của người mình yêu. Song tình yêu vốn nhiều sáng kiến, cho nên mỗi thời con trai con gái đều có cái riêng, và mỗi mối tình lại có cách bày tỏ riêng. Cô gái trong bài ca sau cùng tìm cho mình cách mở đầu câu chuyện rất riêng:

Đã đến giờ thân sắp tối trời Đến bữa cơm chiều họ gọi nhau Người ta đủ đến cười vui vẻ

Đến bữa cùng mâm gắp cho nhau Thân em như đũa chẳng trọn đôi Có cá muốn ăn gắp chẳng được Đũa anh nếu như còn thiếu một Anh ơi! Hai chiếc ta gộp lại

Đũa lẻ gộp lại thành đũa đôi Để anh gắp trước đến em sau.


Bài ca được mở ra bằng lời giới thiệu về thời gian. Lựa chọn thời điểm sắp tối, một thời điểm dễ gợi lên cảm xúc trong lòng người, dường như cô gái đã kín đáo gửi gắm một tâm sự gì ở đây.

Giờ thân, sắp tối là lúc mọi người quây quần vui vẻ trao cho nhau những lời hỏi han ân cần, gửi đến nhau những cử chỉ yêu thương quanh mâm cơm sum họp. Đây cũng là lúc mọi người có đôi có cặp, có gia đình, có thể là lúc đánh thức khát khao hạnh phúc trong lòng cô gái trẻ. Chính lúc này cô mới thấm trọn cảnh cô đơn lẻ bạn. Trong các cảnh đối lập được gợi ra, lời kể sao mà xót xa, buồn tủi:

Đến bữa cùng mâm gắp cho nhau Thân em như đũa chẳng trọn đôi Có cá muốn ăn gắp chẳng được.

Sáu câu đầu hoàn toàn là sự việc là lời kể cảnh ngộ. Nhưng ẩn giấu trong những lời kể đấy là biết bao tâm sự, khát vọng. Và vẫn cái đà kể lể giãi bày, cô gái đã dẫn dắt câu chuyện bằng một giả định chan chứa tình cảm.

Đũa anh nếu như còn thiếu một

Hết sức khéo léo tự nhiên, tế nhị và kín đáo, cô gái bày tỏ nguyện vọng: Anh ơi! Hai chiếc ta gộp lại

Đũa lẻ gộp lại thành đũa đôi.

Và cái sự quan tâm, nhường nhịn, cái đức hy sinh trong cấu cuối lại một lần nữa hé lộ tình ý của cô gái:

Để anh gắp trước đến em sau

Bấy nhiêu lời cũng đã đủ thấy cô gái sử dụng lối nói bóng gió, ý nhị, duyên dáng về một câu chuyện thật khó nói bằng một lối nói khác. Yếu tố tự sự với sự hợp nhất của những chi tiết sự việc đã phục vụ hiệu quả cho cô gái trong việc kín đáo giãi bày tình cảm.


Chàng trai là người thông minh và cũng không kém phần tế nhị sẽ hiểu được tình cảm chân thành của cô gái gói kín bên trong câu chuyện tình tứ kia.

Cái hay của bài ca này chính là từ những sự việc, những lý do rất hợp lý bên ngoài mà cô gái đã dẫn đến tình cảm rất chân thành tha thiết bên trong. Cái cớ và sự thật, sự thật và cái cớ có mối quan hệ gắn bó rất hài hoà. Cái cớ không che khuất sự thật, sự thật cũng không trần trụi sỗ sàng mà tựa rất chắc vào cái cớ. Tình thế độc đáo này đã tạo cho cô gái một khả năng tỏ tình vừa tế nhị vừa mạnh bạo, vừa kín đáo lại vừa rành mạch.

Cảm hứng trữ tình vốn phong phú, nhiều mầu vẻ, giàu sắc điệu. Không có ý cho rằng, phương thức trữ tình không đủ khả năng biểu hiện hết các nội dung này. Song trong quá trình khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy trong những bài dân ca có sự tham gia của yếu tố tự sự, “sự” và “tình” thường đi đôi với nhau. “Sự” do “tình” mà nảy sinh, “tình” nhờ “sự ” mà bộc lộ. Tình cảm và sự việc trong cùng một bài ca như hồn với xác. Không có tình cảm chân thực thiết tha thì sự việc trong bài ca sẽ trở thành cái xác không hồn. Ngược lại, không có sự việc thì trong những trường hợp tình cảm không có nơi nương tựa và do vậy khó có thể tồn tại được. Sự xuất hiện của yếu tố tự sự trong một bài ca không làm cho tính trữ tình mờ nhạt đi, trái lại hai hình thức ấy cùng nương tựa vào nhau, bổ sung cho nhau trong việc thực hiện chức năng “biểu hiện cảm hứng trữ tình của đời sống dân tộc” trong dân ca.

3.2.2. Tạo cho cảm hứng trữ tình có thêm nghĩa lý để triển khai

Khách vào bản là sự việc quan trọng trong đời sống cả bản. Người Tày vốn hồn hậu chân thành và đặc biệt có lòng mến khách nên mỗi khi có người vào bản, cả bản sẽ đến thăm hỏi trò chuyện thân mật. Để cho không khí vui tươi, để cho câu chuyện tế nhị, duyên dáng họ dùng những tiếng hát lời ca để ướm hỏi, chào mừng nhau. Chủ chào khách ướm hỏi khách bằng những hình


ảnh bóng bẩy thanh cao “hôm nay thấy đôi nhạn cánh thắm đi qua”… “đôi ưng cánh đỏ đi vào…”, “thấy sao rơi xuống bản”, “thấy trăng ngả xuống mường”… Để mời khách ở lại cùng nhau cất lên tiếng hát lời ca làm vui bản vui mường, họ thường tạo ra một duyên cớ, một lời dẫn để cảm xúc trữ tình, để mong ước, nguyện vọng dựa vào đó mà trực tiếp giãi bày. Lúc này tự sự xuất hiện như một yêu cầu cần thiết của con người và cuộc sống. Tự sự xuất hiện đã làm cho trữ tình có chỗ dựa vững chắc, có thêm nghĩa lý để triển khai.

Chẳng hạn:

Chiều nay em hái là dâu

Thấy đôi phượng trẻ rủ nhau bay về Biết đâu phượng đỗ hay đi

Mơ hồ em thấy nỗi gì phân vân Cơm chiều chắc chửa được ăn

Em xin lượn vẫn băn khoăn ưng chiều Nếu ưng xin lượn đánh liều.

Năm câu đầu hoàn toàn là lời kể của nhân vật trữ tình. Trong lời kể dù rằng ngắn gọn đó, ta vẫn thấy có bóng dáng của một câu chuyện. Có không gian: chiều nay, có nhân vật : tự xưng “em”, có hoạt động: “hái lá dâu” và có cả hình ảnh đầy ý nghĩa ẩn dụ “đôi phượng trẻ”, lại có cả chút gì mơ hồ, phân vân trong tình cảm của nhân vật trữ tình…

Nếu dừng lại ở đây, bài ca dường như vẫn thiêu thiếu một cái gì đó. Song không chỉ có vậy, cái trạng thái lo lửng của bài ca hoàn toàn được lấp đầy bằng hai câu cuối:

Em xin lượn vẫn băn khoăn ưng chiều Nếu ưng xin lượn đánh liều.

Năm câu đầu hoàn toàn là “sự”, hai câu cuối, khi cái mạch tự sự hoàn toàn khép lại thì tâm sự trữ tình mới trực tiếp mở ra. Đúng là trọng tâm của


bài ca chỉ dồn vào hai câu. Không có năm câu đầu người đọc vẫn hiểu được cái tâm sự ước vọng của nhân vật trữ tình. Song giả sử không có “sự” ở năm câu đầu e rằng lời mời lượn cất lên có phần đường đột, bất ngờ, thiếu hẳn cái tế nhị, duyên dáng mà người con gái kín đáo gửi gắm trong đó.

Trong bài ca trên tình cảm đã được bộc lộ và phát triển trên cơ sở nhiều sự việc cụ thể. Trữ tình được nảy sinh trên cơ sở của tự sự. “Sự” xuất hiện đã tạo ra một duyên cớ, một chỗ dựa vững chắc để “tình” bắt vào mà bộc lộ, giãi bày. Sử dụng hình thức tự sự làm nền, nhân vật trữ tình đã nói được sâu sắc, tế nhị những suy nghĩ tình cảm của mình.

Như vậy, có thể nói ở một khía cạnh nào đó “sự” và “tình” là hai yếu tố đối lập nhau, song khi xuất hiện trong một bài ca, “sự” đã tạo được mối quan hệ gần gũi với “tình”, “sự” đã trở thành điểm tựa vững chắc cho “tình” xuất hiện. Bài ca sau đây là một ví dụ:

Anh bước chân đến đầu bản chiều tà Tay áo vẫy mặt trời không lại

Mặt trời đã vội vã về tây Thân anh cách xứ hỏi han

Ơn chủ có lòng thương thân thiết Cho chúng tôi nghỉ trọ được không.

Xem xét toàn bộ bài ca, có thể thấy rò đây là lời của chàng trai muốn dừng lại bản để hát tiếp. Thật ra cái cốt lòi của vấn đề chỉ nằm trong hai câu cuối:

Ơn chủ có lòng thương thân thiết Cho chúng tôi nghỉ trọ được không.

Nhưng nếu nói thật nói thẳng ngay ý tứ này thì e hơi khó. Bởi dẫu sao cùng là lời nhờ vả, mong muốn. Người Tày vốn ưa sự tế nhị và kín đáo. Nên chàng trai phải lựa cách nói sao cho “thông dòng, bén giọt” mới mong chiếm


được cảm tình của chủ nhà. Và chàng đã lựa chọn bằng cách đưa ra những lý do rất thuyết phục:

Anh bước chân đến đầu bản chiều tà Tay áo vẫy mặt trời không lại

Mặt trời đã vội vã về tây Thân anh cách xứ hỏi han.

Ngay cái mở đầu đã có ba yếu tố: thời gian, không gian và sự việc.

Thời gian: “chiều tà”, không gian: đầu bản, hoạt động: bước chân.

Hai câu tiếp theo càng xoáy đi xoáy lại vào thời gian lúc chiều tà. Hình ảnh mắt trời được lặp đi lặp lại như một sự ngụ ý đầy kín đáo, thiết tha.

Tay áo vẫy mặt trời không lại Mặt trời đã vội vã về tây.

Ý tứ đi từ xa xôi đến gần, đến câu thứ ba, cái hàm ý càng lộ ra trong hình ảnh đầy sức gợi “thân anh xa xứ”. Đến đây dường như các lý do đưa ra đã đầy đủ chặt chẽ. Nên chàng trai đã kết thúc lời kể lể để chuyển sang các tâm tình đầy ước vọng, thành ý và thiết tha:

Ơn chủ có lòng thương thân thiết Cho chúng tôi nghỉ trọ một đêm.

Như vậy tất cả sự việc được kể ở bốn câu đầu đều chỉ nhằm dẫn dắt đến cái mục đích gói gọn trong hai câu cuối. Cái “sự” kể trên cũng chỉ làm thắt chặt cái “tình” ở dưới. Cho nên dù chỉ xuất hiện trong bốn câu đầu nhưng vai trò của yếu tố tự sự là không thể phủ nhận. Dù chỉ là một điểm tựa song không có điểm tựa ấy cảm xúc trữ tình khó tìm được lý do để bắt đầu xuất hiện, bộc lộ.

Từ đó có thể thấy trong các lời ca kể chuyện tuy cũng có “sự” nhưng nổi lên bình diện thứ nhất của việc kể và tả lại là “tình”, là nỗi niềm của nhân vật. Ở đây, câu chuyện được kể không cần mang đầy đủ cái vẻ ngoài vốn có


của nó như trong thực tại. Điều đáng lưu ý hơn cả là cảm xúc tâm lý của nhân vật trữ tình phản ứng lại trước những biểu hiện, những vẻ bề ngoà i của sự việc. Câu chuyện được kể trong dân ca là câu chuyện tâm tình, là nỗi niềm được kể lể hơn là một cảnh ngộ được thuật lại. “Sự” xuất hiện không phải để xác định khách thể mà để tạo ra duyên cớ vững chắc cho “tình” được thổ lộ, giãi bày.

Tóm lại, với vai trò kể sự tả tình, yếu tố tự sự xuất hiện không chỉ giúp nhân vật trữ tình kín đáo bầy tỏ tình cảm mà ở một số bài ca yếu tố này còn tạo ra cái nền duyên dáng, cái cớ vững chắc để nhân vật trữ tình có thể dựa vào đó mà trực tiếp giãi bày tình cảm. Sự xuất hiện của yếu tố tự sự đã khiến cho cảm hứng trữ tình có thêm nghĩa lý để triển khai, xuất hiện một cách dễ dàng mà vẫn sâu sắc. “Tự sự giống như cái mắc để treo bức tranh, như đôi bờ đất để dòng sông chảy, mà nếu như không có cái mắc đó thì bức tranh không thể treo lên, không có bờ đất thì nước chẳng thể chảy theo một dòng nhất định” [55, 28].

3.3. Yếu tố tự sự góp phần cá thể hoá nhân vật trữ tình

Nhân vật là một thành tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự. Truyện có thể không có cốt truyện, không theo một trình tự thời gian nào, nhưng không thể thiếu nhân vật. Tác phẩm trữ tình cũng có nhân vật và thường chỉ có một đến hai nhân vật. Khác với tác phẩm tự sự, trong dân ca Tày nói riêng, trong những bài hát trữ tình dân gian nói chung, nhân vật thường mang tính phiếm chỉ. Tức là nhân vật không có tên, không có lý lịch ngoại hình, tính cách... Xét về mức độ phiếm chỉ, nhân vật có thể chia làm hai loại: Nhân vật phiếm chỉ ở mức độ rộng và nhân vật phiếm chỉ ở mức độ hẹp.

Ở mức độ rộng, nhân vật không xuất hiện như một cá thể cụ thể mà có thể là bất kì ai. Ở đây, nhân vật trữ tình thường ẩn đi, lời ca trở thành tiếng nói chung của mọi người:

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 31/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí