Sự Tác Động Của Yếu Tố Hỗ Trợ Từ Chính Phủ Hay Tập Đoàn Mẹ Đến Mxhtn Của Các Nhtm


Từ đó ta có thể thấy rằng môi trường ngành ngân hàng tại một quốc gia có tác động rất rõ nét đến MXHTN của các NHTM tại các quốc gia này.

2.3.2 Sự tác động của yếu tố hỗ trợ từ chính phủ hay tập đoàn mẹ đến MXHTN của các NHTM

Fitch (2014) cho rằng sự hỗ trợ của chính phủ đối với các NHTM thuộc sở hữu của cơ quan này có tác động làm thay đổi MXHTN của các NHTM này. Các NHTM thuộc sở hữu nhà nước thường có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế hay chính trị của quốc gia. Do vậy, chính phủ có xu hướng hỗ trợ về nguồn vốn và các chính sách đặc biệt cho các NHTM này khi cần thiết. Mặt khác, các NHTM thuộc sở hữu của chính phủ thường có quy mô lớn trong hệ thống NHTM tại các quốc gia. Sự phá sản của các NHTM này sẽ tác động tiêu cực đến sự ổn định chung của hệ thống NHTM và cả nền kinh tế. Do vậy, chính phủ thường phải hỗ trợ các NHTM này khi cần thiết để đảm bảo sự ổn định chung cho toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, nghiên cứu của Iannotta và cộng sự (2010) cũng chỉ ra rằng các NHTM thuộc sở hữu nhà nước thường được đánh giá MXHTN tốt hơn so với các NHTM thuộc sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, sự khác biệt này không phải bắt nguồn từ sự khác biệt về tình hình tài chính của NHTM nhà nước so với các NHTM tư nhân mà là kết quả của sự hỗ trợ đặc biệt của chính phủ đối với các NHTM thuộc sở hữu nhà nước.

Tuy vậy, nghiên cứu của Lassoued và cộng sự (2016) lại chỉ ra rằng các NHTM thuộc sở hữu nhà nước thường có mức độ rủi ro cao hơn so với các NHTM thuộc sở hữu nước ngoài. Bởi vì, các NHTM thuộc sở hữu nhà nước thường nhận được sự ưu đãi đãi về cơ chế chính sách hay sự hỗ trợ về nguồn vốn từ chính phủ khi cần thiết nên các NHTM nay thường thực hiện cho vay hay đầu tư vào các dự án có mức độ rủi ro cao.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của tập đoàn mẹ có quy mô lớn và uy tín có tác động rất tích cực đến MXHTN của NHTM. Theo Moody’s (1999), các tập đoàn mẹ có thể sử dụng lợi thế về quy mô, khả năng phân tán rủi ro trong hoạt động và kinh nghiệm điều hành quản lý để hỗ trợ các NHTM thuộc sở hữu của các đơn vị này khi cần thiết. Mặt khác, Mirzaei và cộng sự (2014) cũng chứng minh rằng các NHTM thuộc sở hữu của các tập đoàn nước ngoài tại các nền kinh tế mới nổi thường có khả năng sinh lời tốt hơn và mức độ rủi ro thấp hơn so với các NHTM khác. Nguyên nhân là các đơn vị này


tận dụng được lợi thế về công nghệ, năng lực quản trị điều hành và có khả năng phân tán rủi ro tốt hơn so với các NHTM nội địa.

Từ những phân tích trên, ta có thể thấy được rằng có sự tác động rất lớn của yếu tố hỗ trợ từ chính phủ hay tập đoàn mẹ đến MXHTN của các NHTM thuộc sở hữu của các đối tượng này.

2.3.3 Sự tác động của các yếu tố đặc thù của NHTM đến MXHTN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Theo Standard & Poor’s (2011a) các yếu tố đặc thù của NHTM tác động đến MXHTN của NHTM bao gồm: quy mô và vị thế; chất lượng tài sản; quy mô vốn chủ sở hữu; khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động và khả năng thanh khoản. Việc phân tích và đánh giá các yếu tố đặc thù này giúp các tổ chức xếp hạng tín nhiệm xác định MXHTN cơ sở cho các NHTM được đánh giá. Sau đó, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm kết hợp phân tích đồng thời MXHTN cơ sở của NHTM với mức độ rủi ro chung của nền kinh tế nơi NHTM có trụ sở và sự hỗ trợ của chính phủ hay tập đoàn mẹ đối với NHTM để xác định MXHTN cụ thể cho NHTM được đánh giá.

Khi thực hiện đánh giá các yếu tố đặc thù của các NHTM, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thường phân tích đánh giá sự biến động của các yếu tố này trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng thực hiện so sánh và đối chiếu các yếu tố đặc thù của NHTM đang được đánh giá với các NHTM khác.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại – nghiên cứu tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi - 4

Để đánh giá quy mô và vị thế của NHTM, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thường xem xét quy mô và mức độ ổn định thị phần, số lượng khách hàng và thu nhập của ngân hàng được đánh giá. Bên cạnh đó, yếu tố quy mô mạng lưới hoạt động, mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và quy mô tổng tài sản cũng là những yếu được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cân nhắc khi đánh giá quy mô và vị thế của các NHTM.

Mặt khác, việc đánh giá các yếu tố về chất lượng tài sản; quy mô vốn chủ sở hữu; khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động và khả năng thanh khoản của các NHTM được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực hiện thông qua việc phân tích, so sánh và đánh giá các chỉ tiêu tài chính của các NHTM. Các chỉ tiêu tài chính tác động đến MXHTN của NHTM theo quan điểm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch được trình bày chi tiết trong phụ lục 3. Mặc dù các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trình bày rất chi tiết các chỉ tiêu tài chính tác động đến MXHTN của NHTM nhưng các tổ chức này


không nêu cụ thể mức độ tác động và chiều hướng tác động cụ thể của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM.

Về mặt thực nghiệm, một trong những nghiên cứu đầu tiên chỉ ra sự tác động của các chỉ số tài chính đến MXHTN của NHTM là nghiên cứu của Horrigan (1966). Các nghiên cứu gần đây về MXHTN của NHTM như nghiên cứu của Poon và cộng sự (1999), Matousek và Stewart (2009), Ioannidis và cộng sự (2010), Bellotti và cộng sự (2011a, 2011b) đều cho thấy có rất nhiều chỉ số tài chính khác nhau có tác động quan trọng đến MXHTN của các NHTM. Mặc dù, các nghiên cứu này không thống nhất với nhau các về các chỉ tiêu tài chính cụ thể và chiều hướng tác động của các chỉ tiêu này đến MXHTN của NHTM. Nhưng tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu trên đều thống nhất rằng MXHTN của NHTM chịu sự tác động của các nhóm chỉ tiêu tài chính bao gồm: quy mô và vị thế, chất lượng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản.

2.4 Cơ sở lý thuyết về sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển

2.4.1 Khái niệm về bất cân xứng thông tin

Bất cân xứng thông tin là việc một bên trong giao dịch tài chính không có đầy đủ những thông tin như bên còn lại. Vấn đề này có thể dẫn đến những rủi ro về đạo đức hay những sự lựa chọn bất lợi. Trong lĩnh vực kinh tế, rủi ro đạo đức phát sinh khi một bên trong giao dịch dựa vào sự am hiểu hơn của mình về giao dịch này để trục lợi từ bên kém am hiểu hơn trong giao dịch. Mặt khác, lựa chọn bất lợi xuất hiện khi người mua và người bán trong giao dịch có mức độ tiếp cận thông tin về sản phẩm khác nhau và chủ thể có thông tin đầy đủ hơn về chất lượng của sản phẩm sẽ tìm cách thực hiện giao dịch sao cho có lợi nhất cho bản thân họ (Mishkin,1999).

2.4.2 Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển

Theo tác giả, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển là do sự tác động của vấn đề bất cân xứng thông tin trong quá trình đánh giá MXHTN giữa tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các NHTM được đánh giá. Cụ thể là, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khi thực hiện đánh giá MXHTN của các NHTM


luôn tìm cách để đưa ra MXHTN phản ánh chính xác nhất những rủi ro và tình hình tài chính của đơn vị được đánh giá. Để làm được điều này các tổ chức xếp hạng thực hiện phân tích một cách chi tiết những yếu tố vĩ mô, những đặc điểm riêng và các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của NHTM được đánh giá MXHTN. Tuy nhiên, theo Bellotti và cộng sự (2011a) các tổ chức xếp hạng không thể có được sự am hiểu về tình hình tài chính và những rủi ro của các đơn vị được đánh giá như chính các đơn vị này. Do vậy, trong quá trình đánh giá MXHTN của NHTM luôn tồn tại vấn đề bất cân xứng thông tin giữa tổ chức xếp hạng tín nhiệm và đơn vị được đánh giá MXHTN.


Qua việc lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm và tham khảo quy trình đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tác giả nhận thấy rằng có 2 lý do cơ bản làm cho vấn đề bất cân xứng thông tin có tác động mạnh mẽ gây nên sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển đó là: chất lượng các thông tin tài chính của các NHTM và bản chất của các đánh giá MXHTN NHTM tại các nền kinh tế mới nổi.


Thứ nhất, Shen và cộng sự (2012) cho rằng vấn đề bất cân xứng thông tin giữa tổ chức xếp hạng tín nhiệm và NHTM được đánh giá MXHTN xảy ra nghiêm trọng tại các nền kinh tế mới nổi hơn so với tại các nền kinh tế phát triển xuất phát từ chất lượng các thông tin tài chính của NHTM được đánh giá. Và điều này gây nên sự khác biệt trong tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển. Cụ thể, khi các NHTM đặt trụ sở tại các nền kinh tế phát triển, các quốc gia có những quy định nghiêm ngặt về việc công bố thông tin tài chính của các NHTM, thì các chỉ số tài chính sẽ thực sự phản ánh mức độ rủi ro của các NHTM này. Khi này, vấn đề bất cân xứng thông tin ít tồn tại trong quá trình đánh giá MXHTN NHTM của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Ngược lại, khi các NHTM có trụ sở tại các nền kinh tế mới nổi, các quốc gia chưa hoàn thiện về khung pháp lý trong việc cung cấp các thông tin tài chính của các NHTM, thì các chỉ số tài chính của các NHTM này không đáng tin cậy như các chỉ số tài chính của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển. Do vậy, vấn đề bất cân xứng thông tin diễn ra nghiêm trọng hơn trong quá trình đánh giá MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi. Điều này làm cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thường đưa ra MXHTN thấp hơn cho NHTM có trụ sở tại các nền kinh tế mới nổi so với NHTM có trụ sở tại


các nền kinh tế phát triển mặc dù 2 đơn vị này có các chỉ số tài chính tương đồng nhau.

Tương tự, theo Moody’s (1999) sự khác biệt khi đánh giá MXHTN của các NHTM tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi so với đánh giá MXHTN của các NHTM tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đó là vai trò của các chỉ tiêu tài chính trong việc phản ánh ánh tình trạng sức khỏe các NHTM thường bị giảm sút mà thay vào đó là tình trạng nền kinh tế và môi trường mà NHTM đang hoạt động là những yếu tố quan trọng tác động đến MXHTN của các NHTM. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do chất lượng các thông tin tài chính của các NHTM tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi thường không được đánh giá cao về mức độ chính xác và độ tin cậy. Điều này xuất phát từ những khác biệt trong các chuẩn mực kế toán và quy định của các cơ quan quản lý về việc công bố thông tin tài chính của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi còn chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả.

Thứ hai, Poon và cộng sự (2009) cho rằng sự khác biệt về bản chất của các đánh giá MXHTN đã dẫn đến sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển. Các NHTM chủ động yêu cầu đánh giá MXHTN có thể nhận được các MXHTN tốt hơn so với các NHTM nhận được các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu mặc dù các đặc điểm tài chính của 2 đơn vị này tương đồng nhau.

Cụ thể là, quy trình để các NHTM có được các đánh giá MXHTN thường bắt đầu bằng việc các đơn vị này lập đề nghị được đánh giá MXHTN để gởi đến các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Sau khi thỏa thuận được ký kết giữa 2 bên, thì hàng loạt các cuộc họp giữa tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và các đơn vị được đánh giá MXHTN sẽ được thực hiện. Các chuyên viên đánh giá và các nhà quản trị tài chính của đơn vị được đánh giá sẽ trao đổi những yêu cầu, thông tin và quan điểm cần thiết để có thể đi đến một kết luận chung về MXHTN của đơn vị này. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo tính bí mật nếu những thông tin nhạy cảm của đơn vị đang được đánh giá được cung cấp. Và trong trường hợp này, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có được những thông tin mà các đối tượng khác trên thị trường không biết được. Và những đánh giá MXHTN như vậy phản ánh chính xác hơn khả năng thanh toán những khoản nợ hay tình hình tài chính của đơn vị được đánh giá. Tuy nhiên,


cũng có rất nhiều trường hợp việc đánh giá MXHTN được thực hiện dựa hoàn toàn trên các thông tin được công bố đại chúng (Liu và Ferri, 2001).

Hầu hết các doanh nghiệp hay NHTM tại Mỹ và rất nhiều đơn vị khác hoạt động trên phạm vi quốc tế tại các quốc gia khác nhau đều cho rằng việc được đánh giá MXHTN bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Fitch, Standard & Poor’s hay Moody’s là điều kiện không thể thiếu để các đơn vị này có thể thu hút được các nhà đầu tư trên thị trường vốn quốc tế. Và khi đó, các đơn vị này chủ động yêu cầu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế thực hiện các đánh giá MXHTN theo yêu cầu. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều doanh nghiệp hay NHTM khác không yêu cầu đánh giá MXHTN từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế bởi nhiều lý do khác nhau như: các đơn vị này cho rằng tình hình tài chính của bản thân đơn vị không khả quan, hay các đơn vị này không có nhu cầu huy động vốn trên thị trường quốc tế, hoặc các đơn vị này sợ các thông tin mà họ cung cấp cho tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong quá trình đánh giá có thể bị rò rỉ đến các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù vậy, các đơn vị này vẫn có thể nhận được các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Fitch, Standard & Poor’s và Moody’s hiện nay không công bố cụ thể các đánh giá MXHTN nào là được thực hiện theo yêu cầu hay không theo yêu cầu từ các doanh nghiệp hay NHTM được đánh giá. Tuy nhiên, trong giai đoạn năm 1996, Standard & Poor’s có ghép thêm cho các MXHTN không được yêu cầu từ đơn vị được đánh giá chữ pi (viết tắt của từ Public Information) ngay sau ký hiệu của các MXHTN để phân biệt với các đánh giá MXHTN được thực hiện theo yêu cầu của các NHTM (Gasparino, 1996). Theo Standard & Poor’s những đánh giá MXHTN không được yêu cầu từ đơn vị được đánh giá là những đánh giá MXHTN hoàn toàn dựa trên những thông tin đại chúng do các doanh nghiệp hay NHTM công bố và một số thông tin đại chúng khác. Do vậy, tổ chức xếp hạng tín nhiệm này thẳng thắn thừa nhận với các nhà đầu tư rằng các MXHTN này không phản ánh những thảo luận chi tiết giữa tổ chức xếp hạng tín nhiệm và ban lãnh đạo của các đơn vị được đánh giá về tình hình tài chính của các đơn vị này. Do vậy, các MXHTN được thực hiện không theo yêu cầu từ đơn vị được đánh giá dựa trên những thông tin kém thông suốt hơn so với các MXHTN được thực hiện theo yêu cầu (Standard & Poor’s, 2000). Theo Martin và Cherney (2014) thì


Standard & Poor’s vẫn đang mở rộng việc thực hiện các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu.

Tháng 10/2000, Fitch thực hiện thâu tóm công ty Thomson Bank Watch và bắt đầu thực hiện các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu (Roy, 2005). Các đánh giá MXHTN bóng mờ - Shadow rating đối với các doanh nghiệp hay NHTM được công bố bởi Fitch để thay thế cho điểm đánh giá tín dụng của Công ty Thomson Bank Watch trước đây. Theo như Golin (2001) thì các đánh giá MXHTN bóng mờ của Fitch có thể xem như là các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu. Các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu của Fitch có thêm ký hiệu chữ s (viết tắt của từ shadow) ngay sau ký hiệu của các MXHTN. Tương tự như các đánh giá MXHTN có pi của Standard & Poor’s, các đánh giá MXHTN bóng mờ của Fitch cũng hoàn toàn dựa trên các thông tin đại chúng của đơn vị được đánh giá và có thể được bổ sung thêm bởi các thông tin do các đơn vị được đánh giá cung cấp.

Moody’s không thực hiện phân biệt giữa các đánh giá MXHTN được yêu cầu và các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong các công bố MXHTN của Moody’s thường có ghi nhận về việc các MXHTN không được yêu cầu từ các đơn vị được đánh giá và việc các đơn vị được đánh giá từ chối tham gia vào quá trình đánh giá MXHTN của Moody’s (Moody’s, 1999).

Các đơn vị nhận được các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu thường tranh luận rằng MXHTN do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế công bố đối với các đơn vị này quá thấp, không phù hợp và phản ánh sự hiểu biết không thấu đáo tình hình thực tế của các đơn vị được đánh giá. Mặt khác, Harington (1997) cho rằng một số NHTM xem việc Moody’s công bố các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu đối với các đơn vị này tương tự như một thông điệp đe dọa. Theo Poon và Firth (2005), nguyên nhân dẫn đến việc các MXHTN không theo yêu cầu thường không phản ánh được thực tế tình hình hoạt động của đơn vị được đánh giá có thể xuất phát từ việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thận trọng hơn trong việc thực hiện đánh giá các MXHTN không theo yêu cầu khi việc đánh giá MXHTN này dựa chủ yếu trên các thông tin đại chúng được công bố.

Các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi thường ít yêu cầu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế thực hiện các đánh giá MXHTN đối với bản thân vì một số lý do kể trên. Cụ thể, Roy (2005) đã chỉ ra rằng những NHTM tại các nền kinh tế mới nổi là


đối tượng chủ yếu của các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu. Căn cứ trên dữ liệu thu thập từ Bankscope, tác giả này chỉ ra rằng trên 80% các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu của Standard & Poor’s được thực hiện đối với các NHTM tại các quốc gia thuộc khu vực Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) tại thời điểm tháng 2/2005. Vì vậy, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế thực hiện đánh giá MXHTN đối với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi chủ yếu căn cứ trên các thông tin và chỉ tiêu tài chính được công bố đại chúng và không có sự kết hợp phân tích, trao đổi, làm rõ thông tin giữa tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các đơn vị được đánh giá. Do đó, vấn đề bất cân xứng thông tin trong việc đánh giá MXHTN của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi xảy ra sâu sắc hơn so với trường hợp các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực hiện đánh giá MXHTN đối với các NHTM tại các nền kinh tế phát triển.

Từ những phân tích trên, ta có thể thấy được rằng nguyên nhân gây nên sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển là do vấn đề bất cân xứng thông tin tác động mạnh đến các đánh giá MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi hơn so với các nền kinh tế phát triển. Và hai lý do cơ bản làm cho vấn đề bất cân xứng thông tin tác động mạnh đến các đánh giá MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi hơn so với các nền kinh tế phát triển đó là chất lượng thông tin tài chính và bản chất của các đánh giá MXHTN như đã phân tích ở trên. Mục 2.4.3 bên dưới sẽ phân tích chi tiết hơn vấn đề này.

2.4.3 Bất cân xứng thông tin tạo ra sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển

Sự không thống nhất trong các đánh giá MXHTN của các NHTM là một chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Cụ thể là đối với 2 NHTM được xem là có tình hình tài chính giống nhau tuy nhiên ở 2 quốc gia khác nhau nhưng lại nhận được các đánh giá MXHTN không giống nhau (Shen và cộng sự, 2012).

Nguyên nhân của sự khác biệt này theo các nhà nghiên cứu như Liu và Ferri (2001), Poon và Firth (2005), Shen và cộng sự (2012) có thể bắt nguồn từ vấn đề bất cân xứng thông tin trong việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực hiện đánh giá MXHTN của doanh nghiệp hay NHTM tại các nền kinh tế mới nổi.


Để minh họa sự ảnh hưởng của vấn đề bất cân xứng thông tin đến sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của các đơn vị được đánh giá, Liu và Ferri (2001) giả sử rằng vì mục đích lợi nhuận nên các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cố gắng để phản ánh ở mức chính xác nhất có thể những rủi ro thực tế của các đơn vị được đánh giá trong những đánh giá MXHTN công bố. Bởi vì hoạt động kinh doanh của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm phụ thuộc vào sự chuẩn xác của các đơn vị này trong việc dự báo những bất ổn tài chính của các đơn vị được đánh giá. Động cơ này của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có thể được mô tả dưới ngôn ngữ toán là tối thiểu hóa bình phương khoảng cách giữa mức độ rủi ro thực tế của đơn vị được đánh giá MXHTN (ký hiệu là 𝑅𝑡 ) với MXHTN do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố đối với đơn vị này (ký hiệu 𝑅𝑓 ) và được mô tả dưới dạng phương trình toán cụ thể là:

U = - [ Rf – Rt ]2 (1)

Trong đó, Rt bao gồm 2 thành phần: rủi ro đặc trưng riêng của đơn vị được đánh giá MXHTN (ký hiệu là Rc) và rủi ro liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô nơi các đơn vị này đang hoạt động (ký hiệu Rs). Do vậy, Rt được viết lại dưới dạng sau:

Rt = αRc + βRs (2)

Như ta đã biết, rủi ro đặc trưng riêng của một đơn vị chịu sự tác động của cả yếu tố định lượng và định tính. Các yếu tố định lượng chủ yếu được phản ánh thông qua những chỉ số tài chính được tính toán từ các báo cáo tài chính của đơn vị (ký hiệu là Rq). Các yếu tố định lượng rất khó đo lường và liên quan chủ yếu đến năng lực và kinh nghiệm điều hành của các lãnh đạo đơn vị, văn hóa của đơn vị, …(ký hiệu là Rl). Do vậy, Rc lại tiếp tục được chia ra làm 2 thành phần:

Rc = γRq +(1 - γ) Rl (3)

Từ đó, phương trình (1) được viết lại dưới dạng:

U = - [Rf - α(γRq +(1 - γ) Rl) - βRs]2 (4)

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tối đa hóa được lợi ích khi MXHTN do họ công bố phản ánh chính xác mức độ rủi ro thực tế của đơn vị được đánh giá. Điều này đồng nghĩa với việc phương trình (4) đạt giá trị cực đại. Để phương trình (4) đạt giá trị cực đại thì:

Rf = λRq + µRl + βRs (5). Trong đó λ = αγ và µ=α(1-γ)


Để có thể diễn giải kết quả của mô hình ước lượng dưới dạng trọng số đóng góp của từng yếu tố như Rq, Rl và Rs đến MXHTN của đơn vị, ta thực hiện chuẩn hóa hệ số đóng góp của các yếu tố này bằng cách đưa thêm rằng buộc µ = 1 - λ - β. Khi này, phương trình (5) được viết lại như sau:

Rf = λRq + βRs + (1 - λ - β)Rl (6)

Như đã phân tích ở trên, các đánh giá MXHTN các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi chủ yếu là các đánh giá MXHTN không theo yêu cầu của đơn vị được đánh giá. Nghĩa là việc đánh giá này dựa phần lớn vào các thông tin và số liệu tài chính được công bố đại chúng của các đơn vị được đánh giá. Mặt khác, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khó có thể đánh giá được mức độ tin cậy và chuẩn xác của các số liệu này đặc biệt trong điều kiện những quy định về chế độ công bố thông tin và các chuẩn mực kế toán tại các nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi còn nhiều hạn chế. Khi này, có thể các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ chủ động điều chỉnh giảm các trọng số

của các yếu tố Rq và Rl trong phương trình (6) trong trường hợp thực hiện đánh giá

MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với khi thực hiện đánh giá MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc trọng số của yếu tố Rs sẽ có giá trị cao hơn khi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các NHTM tại các nền kinh tế phát triển (Liu và Ferri, 2001).

Từ những phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng vấn đề bất cân xứng thông tin trong đánh giá MXHTN là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Cụ thể, các yếu tố rủi ro liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô nơi NHTM đang hoạt động sẽ có tác động lớn hơn đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển. Ngược lại, các yếu tố đặc trưng riêng của các NHTM như các chỉ số tài chính và năng lực điều hành lại có tác động lớn hơn đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.


2.5 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

Đã có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến MXHTN của các NHTM được tiến hành từ những năm 1999 trở lại đây2. Hiện nay, các nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn được rất nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục thực hiện như: Boyacioglu và cộng sự (2009), Ioannidis và cộng sự (2010), Bellotti và cộng sự (2011a, 2011b), Shen và cộng sự (2012),…

Những nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến MXHTN của các NHTM do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố hiện nay có thể được chia ra làm 2 hướng nghiên cứu chính:

-Hướng thứ 1 đại diện bởi các nghiên cứu với mục đích tìm hiểu và đánh giá mức độ tin cậy và thống nhất của các đánh giá xếp hạng tín nhiệm do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố. Bởi vì khả năng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đưa ra một đánh giá xếp hạng tín nhiệm phản ánh chính xác tình hình tài chính của ngân hàng bị nhiều nhà nghiên cứu hoài nghi. Một trong những tranh luận điển hình về mức độ tin cậy của các đánh giá xếp hạng tín nhiệm là không có một sự đảm bảo chắc chắn nào cho việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có thể đánh giá chính xác rủi ro tín dụng của các ngân hàng hơn chính bản thân các đơn vị này. Cụ thể, tất cả tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đều thất bại trong việc đưa ra dự đoán về cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Đông Nam Á cuối những năm 1990. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007- 2008 cũng làm tổn hại nghiêm trọng đến mức độ uy tín của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế bởi một số lượng lớn các ngân hàng được cho là có tình hình tài chính an toàn theo các đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đã bị buộc đóng cửa hay nhận những gói hỗ trợ tài chính từ các chính phủ để tồn tại (Caporale và cộng sự, 2012). Trong hướng nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu chủ yếu nhằm chứng minh các đánh giá MXHTN của NHTM không theo yêu cầu của đơn vị được đánh giá thường thấp hơn các MXHTN của NHTM được thực hiện theo yêu cầu của đơn vị được đánh giá. Nói cách khác, việc NHTM được đánh giá MXHTN theo yêu cầu hay không theo yêu cầu có ảnh hưởng quan trọng đến MXHTN của các đơn vị này. Ngoài ra, nghiên cứu Shen và cộng sự (2012) đã chứng minh rằng


2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu về MXHTN của NHTM tham khảo phụ lục 4.


sự tác động của một số chỉ tiêu tài chính đến MXHTN có sự khác biệt nhau giữa các NHTM có trụ sở tại các quốc gia khác nhau. Mặt khác, nghiên cứu Liu và Ferri (2001) đã chỉ ra rằng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế sử dụng những tiêu chuẩn khác nhau khi đánh giá MXHTN của các doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển so với các quốc gia đang phát triển.

-Hướng thứ 2 đại diện bởi các nghiên cứu với mục đích xây dựng mô hình dự đoán MXHTN của các NHTM. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng mô hình dự đoán MXHTN của NHTM. Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây trong hướng nghiên cứu thứ 2 này có thể chia ra thành 2 nhóm chi tiết như sau:

- Nhóm thứ 1 sử dụng những phương pháp phân loại bằng các mô hình hồi quy thống kê như: mô hình hồi quy Logit, mô hình Logit hay probit thứ bậc (Ordered Probit hay Ordered Logit model), …

- Nhóm thứ 2 sử dụng các phương pháp phân loại trí tuệ nhân tạo như: mô hình mạng thần kinh nhân tạo (neural network), lý thuyết tập thô (rough set theory), Fuzzy logic, hay Support vector machine, …

Một số nghiên cứu gần đây trong hướng nghiên cứu này như: Poon và cộng sự (1999) sử dụng mô hình Hồi quy Logic thứ bậc (Ordered logit) để giải thích các yếu tố tác động đến mức độ đánh giá tình hình tài chính của NHTM do Moody’s công bố, Matousek và Stewart (2009) sử dụng phương pháp hồi quy Logit hay Probit thứ bậc để xây dựng mô hình dự đoán MXHTN của các NHTM, Ioannidis và cộng sự (2010) sử dụng 6 phương pháp khác nhau để xây dựng mô hình dự đoán MXHTN của các NHTM, Bellotti và cộng sự (2011a, 2011b) so sánh khả năng dự đoán của mô hình xác định MXHTN của NHTM được xây dựng bằng phương pháp hồi quy Logit hay Probit với mô hình được xây dựng trên cơ sở phương pháp Support vector machine, Chen (2012) sử dụng phương pháp phân phối xác suất tích lũy (Cumulative probability distribution approach – CPDA) và lý thuyết tập thô để xác định MXHTN của các NHTM tại khu vực Đông Nam Á, Hammer và cộng sự (2012) sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu Logit (Logical analysis of Data - LAD) để xây dựng mô hình xác định MXHTN của các NHTM, … Trong hướng nghiên cứu này, tác giả nhận thấy có sự không thống nhất trong việc lựa chọn các yếu tố

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí