Yếu Tố Tự Sự - Một Phương Tiện Đắc Dụng Phản Ánh Hiện Thực


Khảm khắc kêu lạnh cung Hàn

Anh mong em ngọc em vàng liệu lo Mười, một, chạp trổ về đồng

Theo trăng vời vợi buồn trong ngân hà Đông về lạnh lắm sương sa

Mình theo người ấy để ta nhớ hoài!

Bài ca có kết cấu theo trật tự thời gian mười hai tháng trong năm. Một kết cấu khá phổ biến trong những bài lượn có sự xuất hiện của yếu tố tự sự. Những mười sáu câu ấy thực sự chỉ có bốn câu có sự xuất hiện của yếu tố tự sự. Và “sự” xuất hiện ấy cũng không tạo được vị thế độc lập. Nó xen kẽ với trữ tình và chịu sự chi phối mạnh mẽ của chủ thể trữ tình. Dường như tình cảm trong lòng bộc phát mà có hành động: nỗi nhớ nhung, chờ đợi buộc chàng trai phải trông, phải mong. Nỗi sầu thảm, buồn bã khiến chàng trai chỉ thấy thiên nhiên u ám lạnh lẽo... Bài ca là những mảng tâm tình khác nhau được sắp xếp, hệ thống hoá theo một đường dây sự kiện nào đó. Sự việc hành động xuất hiện dường như chỉ muốn làm cho cái tâm trạng triền miên kia được bày tỏ rò ràng mạch lạc hơn. Và vì vậy, ta có một bài ca có sự tham gia của yếu tố tự sự.

Xuất hiện ở dạng thức này, yếu tố tự sự tồn tại khá phổ biến trong những bài ca phong slư. Phong slư là những bức thư viết bằng thơ về tình yêu của lứa tuổi hoa niên. Nội dung của phong slư chủ yếu tập chung trong tất cả cung bậc về tình cảm lứa đôi, tình yêu vợ chồng chung thuỷ bền chặt. Cho nên phong slư mang tính trữ tình đậm đà.

Phong slư chỉ nói về việc yêu nhưng đó là những tình yêu trong bốn mùa của sản xuất nghề nông. Dẫu trong tình yêu say đắm nhưng ngoảnh sang bên cạnh thì thấy ngổn ngang những công việc ruộng nương. Ta thường bắt gặp trong phong slư, bên cạnh nhưng dòng tâm sự trải dài là những cảnh sinh hoạt:



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

hay:

Người vào ra tới tấp tới bời Lụa là bán khắp nơi hàng phố Thịt cá rượu bán ở hàng hai

Yếu tố tự sự trong dân ca Tày - 9

Vàng xuyến, gạo bán nơi hàng một Những thiếu nữ lũ lượt bên ngoài Gà vịt bày khắp nơi mua bán


Như vụ lúa cấy vào tháng năm Tháng chạp thấy ai còn gieo mạ Đi đằng trước chớ bỏ đằng sau

Cho nên phong slư cũng có sự tham gia của yếu tố tự sự. Nhưng mọi khung cảnh thiên nhiên, mọi cảnh lao động, sinh hoạt đã được diễn tả một cách nhuần nhuyễn hợp với tâm trạng nhân vật trữ tình. Ở phong slư có thể nói yếu tố tự sự đã được chuyển hóa vào trong trữ tình, trở thành những âm thanh khác lạ trong dòng tâm sự triền miên đó.

Như vậy, xuất hiện ở cấp độ này, ở vị trí thứ yếu, yếu tố tự sự không thể tạo thành một cốt truyện, dù là mờ nhạt. Song tính trần thuật, kể lể tro ng bài cũng đủ để tự thân nó tạo thành một dạng thức riêng.

* Tiểu kết:

Dân ca là loại hình để hát. Nó không phải là thứ sáng tác để đọc và nghiền ngẫm. Nó sống một cách sinh động và chỉ bộc lộ hết cái hay cái đẹp trên sân khấu nhà sàn, trong môi trường diễn xướng, ở những cuộc trò chuyện giữa trai hoa gái nụ. Và chính môi trường sinh hoạt ấy đã tạo hoàn cảnh và điều kiện cho yếu tố tự sự có thể tích cực tham gia vào thế giới tâm tình của nhân vật.

Thực tế đã chứng minh trong kho tàng dân ca Tày có sự xâm nhập mạnh mẽ của yếu tố tự sự. Con số 463 bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự


trong tổng số 2087 bài dân ca Tày là một minh chứng cụ thể. Xuất hiện trong môi trường đầy tính trữ tình này, yếu tố tự sự vẫn khẳng định mình bằng sự phong phú về các dạng thức biểu hiện. Ở chương này chúng tôi đã cố gắng chỉ ra một số dạng thức cơ bản của yếu tố tự sự. Qua quá trình khảo sát và phân loại chúng tôi đã chia dạng thức biểu hiện của yếu tố tự sự ra làm hai cấp độ.

- Những bài ca có cốt truyện. Nhóm những bài ca này lại chia nhỏ làm hai tiểu loại:

. Những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh: 19 bài chiếm 4,1%

. Những bài ca có cốt truyện đơn giản: 45 bài chiếm 9,7%

- Những bài ca không có cốt truyện. Nhóm này bao gồm trong đó một số dạng thức sau:

. Những bài ca kể chuyện trực tiếp, liền mạch: 316 bài chiếm 68,3%

. Những bài ca kể chuyện bâng quơ: 20 bài chiếm 4,3%

. Những bài ca kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình: 63 bài chiếm 13,6%

Bằng những số liệu cụ thể, dễ nhận thấy một điều là yếu tố tự sự xuất hiện với tần số khá lớn và tìm cho mình những hình thức biểu hiện phong phú. Tuy đa dạng về cách thức biểu hiện song tự sự trong kết cấu trữ tình dân gian dường như không phải để xác định khách thể. Tác giả dân gian chỉ sử dụng nó như một cái nền để nhân đó suy diễn, liên tưởng bộc lộ tình cảm suy nghĩ quan niệm. Điều này cho thấy tính chất phụ thuộc và màu sắc riêng biệt của yếu tố này trong các bài hát trữ tình.

Như vậy, ở chương này, dù chỉ dừng lại ở việc khảo sát và phân tích bước đầu, nhưng chúng tôi đã tiến hành nhận diện được yếu tố tự sự trong kho tàng dân ca Tày. Vai trò của yếu tố này trong việc biểu hiện cảm hứng trữ tình của đời sống dân tộc sẽ được trình bày cụ thể ở những chương tiếp theo.


Chương 3

VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG DÂN CA TÀY


Đặc trưng cơ bản và nổi bật của dân ca vẫn là tính trữ tình. Yếu tố tự sự (nếu có) trong các bài hát dân gian không phải là yếu tố chủ đạo xác định kết cấu. Ngược lại chính nó phụ thuộc vào kết cấu và bị chi phối mạnh mẽ bởi những quy luật của tính trữ tình. Song ở vị trí phụ thuộc yếu tố này vẫn đảm nhận xuất sắc vai trò của mình. Không có tham vọng tìm hiểu tất cả, ở đề tài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số vai trò của yếu tố tự sự trong kho tàng dân ca của người Tày.

3.1. Yếu tố tự sự - một phương tiện đắc dụng phản ánh hiện thực

Nếu như dân ca nghi lễ - phong tục của dân tộc Tày chủ yếu thể hiện mối quan hệ khách quan giữa người hát với đối tượng khách quan thì dân ca sinh hoạt chủ yếu thể hiện những cảm nghĩ, tình cảm chủ quan của người hát trong mối quan hệ trực tiếp thân thuộc giữa người hát với đối tượng mình đối thoại. Hoặc đấy là các bà mẹ, các người chị hát những lời tâm sự dặn dò, dạy dỗ… con cái, em út của họ qua lời hát ru. Hoặc là các trẻ em vui chơi, đùa nghịch với bạn bè của mình qua những bài hát đồng dao. Hoặc là các chàng trai, cô gái đối đáp với nhau để trao đổi tình cảm cho nhau qua những bài hát giao duyên… Do đối tượng và chức năng của chúng mà những bài hát này (hát ru, đồng dao, giao duyên...) làm cho người hát có điều kiện bộc lộ một cách đầy đủ nhất, phong phú nhất và mãnh liệt nhất tâm tư tình cảm của họ với người họ đang đối thoại. Chính vì vậy mà tính trữ tình nổi lên như một đặc trưng tiêu biểu của loại hình dân ca sinh hoạt.

Tuy nhiên, khác với phong cách của nhiều tác phẩm trữ tình trong văn học thành văn và cũng khác với ca dao người Việt, phong cách của dân ca Tày còn biểu lộ khá rò xu hướng kể chuyện, nghĩa là xu hướng thể hiện sự gắn bó giữa đời sống tình cảm với thực tiễn của nhân dân lao động. Chính


trong xu hướng này chúng ta nhận ra hiện thực đời sống phong phú của người Tày - một hiện thực đã được nhào lặn theo cơ chế trữ tình nhưng vẫn không mất đi dáng vẻ đích thực. Hiện thực đó trải dài trên những bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự và biểu hiện vô cùng phong phú trong từng tiểu loại. Khảo sát từng mảng đề tài ta sẽ thấy rò điều này.

Trước tiên nói về đề tài ca ngợi thiên nhiên, bản làng đất nước. Thông thường trong các cuộc hát giao duyên theo lề lối của người Tày, một điều khá phổ biến là người hát mở đầu cuộc thi tài bằng nhiều bài hát ca ngợi bản làng khá đẹp đẽ, hấp dẫn. Đây là cảnh bản làng qua cái nhìn, qua lời mừng lời kể, lời miêu tả của một cô gái:

Đến mường tôi mừng mường quang đăng Mường người đẹp tựa dáng mường tiên Suối trong, bông “vặc viền” rực rỡ

Chim vượt gãy cánh quạ lo bay Ruộng lớn ao sâu đầy nước mát Chim cá về hội hát tưng bừng Đẹp như chốn rồng vàng uốn khúc

Em là khách xin chúc mừng đồng người

Nằm trong hệ thống những bài hát chúc mừng với những lời ngợi ca đẹp đẽ cao quý, bên cạnh bài mừng mường còn có các bài mừng nhà, mừng cửa, mừng mỏ nước, mừng con nước, mừng thú vật nuôi trong bản làng như trâu, bò, chó, ngựa... Những bài lượn chúc mừng đó đã vẽ lên cả một khung cảnh tươi vui giàu có, tràn đầy sức sống. Đây là một bài lượn tiêu biểu:

Vào thung ta ngắm thung này to

Tới mường ta ngắm mường này rộng Đầu thung có chim phượng bay Cuối mường có kỳ lân biết nhảy Trên cao có nước biển vượt đèo


Trước nhà có ruông ao vịt lội Lứa nhỏ thêm lứa già

Nếu kể phải đến nghìn vịt béo Con trẻ học chữ giỏi thông minh

Phần con gái cầm kim thêu khéo léo Ta lại bước đi lên

Xem vườn hoa vườn quả Xem đếm khóm cây cau

Xem đến bụi trầu không nặng vòng Mỏ nước trai gỗ vác đẹp không?

Hai bên gỗ vông áp sát Mồ côi xem bóng đêm soi Thiếu phụ về giặt áo

Xem con nhỏ con to Lợn đứng chật sàn dưới Xem cái cối gỗ vác Xem chầy gỗ trám thơm Xem cái thang bọc thiếc

Lên nhà xem bến nước dát đồng Xem cái vò đựng nước

Xem cái bằng văn hoa Xem vách nhà ken nòng

Nhà người dựng tháng hai đất bằng Bốn phía lại ván bưng đều khắp Một buồng để thờ phụng tổ tiên Một buồng để vải chàm nhuộm áo Một buồng để nuôi tằm ương tơ Một buồng để sĩ nho học hành...


Dưới ngòi bút đậm sắc thái tự sự, mọi mặt của cuộc sống - từ thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ việc làm ăn đến cảnh vui chơi - đều đạt đến đỉnh cao cùng cực qua lời lượn của các chàng trai, cô gái. Dĩ nhiên trong các lời ca này các trai thanh gái lịch cũng có tôn lên ít nhiều để ca bản mường của người mình yêu, nhưng chính hơi thở của cuộc sống thực đã chắp cánh cho lời ca.

Từ những nội dung khác nhau nhiều bài hát khác nhau, hệ thống những bài ca thuộc các chủ đề ca ngợi thiên nhiên bản làng đất nước đã cho ta cái nhìn khá hoàn chỉnh về các mặt khác nhau của bản làng giàu đẹp, về cuộc sống tươi vui nhộn nhịp của những người dân Tày sống ven các triền núi thung lũng Tây Bắc.

Vai trò phản ánh hiện thực càng rò nét hơn khi xem xét các bài ca lao động nghề nghiệp.

Đặc điểm cơ bản của nhiều bài ca nghề nghiệp biểu hiện rò ra ở vai trò nhận thức của nó. Những bài ca nghề nghiệp chủ yếu phản ánh kinh nghiệm lao động nhưng đồng thời cũng thể hiện cả ước mơ hy vọng của người lao động và cả những tư tưởng tình cảm nhất định của họ nữa. Như vậy, trong bài ca nghề nghiệp có sự phối hợp cả chức năng tự sự của tục ngữ lẫn chức năng trữ tình của thơ ca. Có thể thấy điều này trong các bài ca nông lịch.

Những bài ca dao nông lịch phổ biến khá rộng rãi trong kho tàng dân ca Tày. Nó thường có kết cấu theo mạch logic thời gian, thay cho những lời kể, ở đây công việc nhà nông hợp thành một bộ phận quan trọng của nội dung thơ ca. Nhìn vào đó ta có thể thấy từ những kinh nghiệm canh tác đã được đúc rút ra một cách ngắn gọn và cô đọng:

Tháng năm ruộng bỏ không cày Vào vụ mùa này làm đất nhiều công Tháng mười gặt lúa chưa xong

Hạt rơi thân gãy phí công cấy cày


Cho đến cảnh làm ruộng bận rộn của người Tày ở các vùng thung lũng Cao - Lạng:

Tháng năm nhộn nhịp với cấy cày Đơn thân nhổ mạ nắng gắt gay Mạ nhổ đẫ về không người cấy

Bạn có lòng thương giúp người về.

Cho đến không khí cày bừa rộn ràng ở vùng đồng ruộng ven thung lũng các con sông Bằng, sông Hiến:

Tháng tư vừa tới cỏ xanh tươi

Cày ruộng trắng đồng thêm hát chơi Cày ruộng trắng đồng thêm hát hội Ngày nào xuất giá bạn hiền ơi

Và cả một bản lịch trình dài những công việc lao động trong suốt một năm qua:

Tháng giêng đi cày nương Tháng hai đi cày ruộng Mùng ba tháng ba gieo mạ

Mùng năm tháng năm cấy đồng Cấy xuống bằng sợi chỉ

Mọc to bằng cái nơm

Con gái lấy chân to làm cỏ Con trai lấy chân đi làm dả


Tháng bảy lúa ra đòng Tháng tám lúa vàng ong Tháng chín lúa vàng rộm Con gái lấy hái đi cắt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2022