chặt chẽ với nhau. Có một số lớn các bài ca có xuất hiện của yếu tố tự sự thế nhưng các sự kiện gần như không ăn nhập với nhau. Điều đó đã hình thành nên một loại hình mới trong hình thức biểu hiện của yếu tố tự sự - dạng thức kể chuyện bâng quơ.
Dấu ấn đặc trưng của các bài ca này là có sự xuất hiện lời kể của nhân vật, nhưng ngoài câu chuyện được kể, trong bài ca còn có rất nhiều chi tiết không đầu không cuối, không “ăn nhập” vào “mạch truyện”.
Theo kết quả khảo sát, có 20 bài ca được xếp vào dạng này và dễ dàng tìm được một bài để chứng minh:
Tháng năm ruộng bỏ không cày Vào vụ mùa này lắm đất nhiều công Tháng mười gặt lúa chưa xong Thóc rơi thân gãy phí công cấy cày Hoa xuân cũng héo cuối ngày
Gái tơ không bạn hèn thay ai cầu Thấy rồi đèn sắp cạn dầu
Bấc ngắn ta nối đỡ sầu đèn chong Cạn dầu là bỏ đèn không
Khuyên mời nào bạn dặm trường lượn vui.
Tính chất “truyện” được gợi ra ngay từ những dòng đầu tiên. Bốn dòng đầu hoàn toàn là công việc làm ăn của nhà nông. Nếu đi theo đúng mạch tự sự này, bài ca sẽ lại là một bản tổng kết kinh nghiệm canh tác hoàn chỉnh của những con người quanh năm gắn bó với công việc ruộng đồng. Nhưng hai câu năm, sáu xuất hiện mạch thơ chuyển sang một hướng khác:
Hoa xuân cũng héo cuối ngày Gái tơ không bạn hèn thay ai cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Bài Ca Có Cốt Truyện Đơn Giản
- Yếu tố tự sự trong dân ca Tày - 6
- Những Bài Ca Kể Chuyện Trực Tiếp, Liền Mạch
- Yếu Tố Tự Sự - Một Phương Tiện Đắc Dụng Phản Ánh Hiện Thực
- Giúp Cho Nhân Vật Trữ Tình Kín Đáo Giãi Bày Tình Cảm
- Tạo Cho Cảm Hứng Trữ Tình Có Thêm Nghĩa Lý Để Triển Khai
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Hai câu này có thể là lời chê bai, khích bác của chàng trai trước một cô gái quá kiêu kì, hoặc cũng có thể là lời cay nghiệt của những kẻ ác tâm độc miệng... Nhưng dù là của ai thì những lời buông ra đều là những lời rất nặng nề, không kiêng nể. Có thể vì thế mà chủ nhân của nó không thể nói ngay, nói thẳng. Cho nên nó phải ngụy tạo dưới bốn câu đầy chất tự sự, dù rằng giữa “sự” và “tình” gần như không có sợi dây liên hệ.
Ba câu tiếp theo lại làm cho sợi dây liên hệ thêm lỏng lẻo: Thấy rồi đèn sắp cạn dầu
Bấc ngắn ta nói đỡ sầu đèn chong Cạn dầu là đèn bỏ không
Nhìn giữa các sự kiện trong toàn bài, đâu là cái logic của bốn câu đầu với ba câu này? Bản tổng kết ngắn gọn về kinh nghiệm nhà nông dường như không thể đứng trong trường liên tưởng với hình ảnh “đèn sắp cạn dầu”. Bài ca chỉ là sự lắp ghép các câu rời rạc lại trong một bài lượn. Nhưng giữa cái không logic của sự kiện ấy lại là sự phù hợp đến thống nhất của một tâm trạng:
Khuyên mời nào bạn dặm trường lượn vui
Bài ca đã đi từ việc kể lể công việc nhà nông, đến sự việc miêu tả ngọn đèn dầu với một hàm ý sâu xa. Rò ràng nếu đem đối chiếu với yêu cầu về tính chặt chẽ và trọn vẹn của một văn bản thì bài ca đã phạm một lỗi rất lớn về logic. Nhưng chính trong cái sự chẳng ăn nhập gì của tình tiết lại là một sự thống nhất cao độ, thống nhất trong chức năng bày tỏ tâm tư nguyện vọng của chủ thể trữ tình. Dường như, người hát ở đây chỉ muốn tìm một cái cớ để đối phương có thể dừng lại cất lên tiếng hát lời ca, vui bản vui mường. Tự sự dưới hình thức những mảnh ghép bâng quơ đã thay lời mời mà nói lên tất cả.
Có những trường hợp việc sáng tác và hát dân ca là một công việc được chuẩn bị từ trước. Chẳng hạn khi tổ chức một đêm lượn trên sân khấu nhà sàn, những tập thể ôn lại hệ thống câu hát cũ, còn nghĩ trước một số câu hát mới
để chuẩn bị đem vào cuộc hát. Song thường thì vui sáng tác dân ca có tính chất ngẫu hứng, ứng tác. Và khi đó khâu sáng tác và khâu diễn xướng không tách rời nhau mà được thực hiện đồng thời, trong khoảnh khắc nhất định. Điều đó tạo nên những đặc điểm riêng biệt trong cấu tứ của loại hình trữ tình dân gian.
Có những câu hát hình thành trên cơ sở cấu tứ ngẫu nhiên, tản mạn, do đó về mặt hình thức nó có thể không logic, nhưng trong mạch ngầm văn bản nó vẫn có mối liên hệ của sợi dây tình cảm. Bài ca trên là một ví dụ tiêu biểu.
Trong tương quan với các dạng thức khác của yếu tố tự sự trong loại hình trữ tình, dạng thức này xuất hiện không nhiều. Nhưng chính dạng thức này ta thấy rất rò sự chi phối mạnh mẽ của loại hình trữ tình khi cho phép yếu tố tự sự xuất hiện trong bài ca.
Dạng này không chỉ xuất hiện ở mảng ca dao tình yêu mà còn phổ biến trong những bài hát ru mà nhân vật trữ tình là người mẹ hoặc người chị:
Ru em, em ngủ Ngủ say ngủ kĩ
Ngủ chờ mẹ đi lí kiếm cá về Ngủ chờ mẹ ra đồng bắt luốm Luốm lép được hai bầu
Luốm lầu được hai ống Chim sẻ được nhiều con Một con đi giặt tã
Một con đi nhuộm chỉ Một con về đưa nôi
Một con rửa bát đũa sớm trưa Một con đuổi trâu bò về trại Một con ngồi cửa sổ
Một con ghé lại nằm cạnh bé.
Đúng như cái tên bâng quơ, dạng thức này là tiếp hợp các mẩu chuyện đứt đoạn, miên man, những hình ảnh chập chờn chắp nối:
Luốm lép được hai bầu Luốm bầu được hai ống Một con đi giặt tã
Một con nhuộm chỉ hồng...
Song chính trong câu hát bâng quơ ấy lại là khúc ca tâm tình của người mẹ, người chị. Đó là sự tảo tần của người mẹ được ghi lại bằng chính tư tưởng ngây thơ của người chị, đó là tiếng vọng yêu thương của những mong ước giản dị mà cao đẹp, thuần khiết và êm ái:
Một con ngồi cửa sổ
Một con ghé lại nằm cạnh bé
Hát ru là minh chứng rò nhất cho chức năng thực hành - sinh hoạt của văn học dân gian. Nó tồn tại trong cuộc sống với tư cách là một thứ nghệ thuật thực dụng. Hát ru không chỉ chú ý đến chất lượng thẩm mỹ mà trước hết chú ý đến mục đích ru em bé ngủ. Cho nên, sự vật, sự việc hiện lên không nhất thiết phải giống như cái vẻ ngoài vốn có của nó, cũng không cần phải có một sợi dây liên hệ, nó chỉ cần xuất hiện trước để lấp đi các khoảng lặng để hoà vào những giai điệu êm ái, lời ru cứ ngân lên theo nhịp nôi đưa, đưa em bé vào giấc ngủ thật sâu, thật nồng.
Trong một bài hát ru, sau lời ru “à ơi” ban đầu, người chị người mẹ thường tiếp tục lời ca bằng những hình ảnh hết sức ngộ nghĩnh, thân thuộc gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Và chính từ đó, yếu tố tự sự tham gia một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn. Cùng với hát ru, đồng dao cũng là tiểu loại có sự tham gia tích cực của yếu tố tự sự dưới dạng kể chuyện bâng quơ.
Nào ai khi bước qua lứa tuổi ấu thơ mà nhìn lại quãng đời ấy lại không cảm nhận được những nét đẹp, nét ngây thơ của chính tâm hồn mình dồn
đọng trong những bài đồng dao. Dân tộc nào cũng có đồng dao. Đó là những bài ca có vần có điệu được hình thành và tồn tại trong các cuộc sinh hoạt vui chơi của tập thể nhi đồng.
Mỗi bài đồng dao tuy mộc mạc đơn sơ, nho nhỏ, ngắn nhẹ nhưng đều phản ánh được cái nhìn đầy ngây thơ ngộ nghĩnh của các em bé về thế giới xung quanh. Những bài hát đó thường không thể hiện một đề tài, chủ đề nhất định nào. Thường thường đó những câu hát bâng quơ, chẳng hạn như bài hát “Đánh đu” sau:
Nào bổng lên Treo quả muối
Chờ nước suối xuống sông Cha bên dưới chèo thuyền Mẹ bên trên cưỡi ngựa Cưỡi ngựa qua núi gừng Cưỡi khỉ qua núi riềng Xuống ăn gan cá be Xuống bú sữa ngựa cái Ngựa cái biết thổi kèn
Mẹ ong vàng thổi tiêu Mắt lim dim vào lửa Cá chép trôi vào nồi
Tổ tiên biết đánh chuông Nàng hương cầm quạt giấy Chim gắt lòng đuôi dài Con gấu đuôi ngắn tí
Con cắt cánh vằn hoa Con trâu sừng lại cong Tuổi thơ hãy lên đu Bay bổng tận lưng trời.
Sau câu đầu tiên mang đặc tính của một trò chơi, từ câu thứ hai trở đi, nội dung của bài ca là tập hợp của những câu mang đậm dấu ấn của yếu tố tự sự, yếu tố tự sự có lúc hiện hữu trong những dòng miêu tả hoạt động đầy ngộ nghĩnh:
Mẹ bên trên cưỡi ngựa Cưỡi ngựa qua núi gừng Cưỡi khỉ qua núi riềng Xuống ăn gan cá be Xuống bú sữa ngựa cái.
Dường như, yếu tố tự sự chỉ làm nhiệm vụ ghi lại những gì các em chợt thấy, chợt nghĩ đến. Cái chức năng thứ hai, chức năng này xâu chuỗi các sự kiện, hành động, sự việc được miêu tả trần thuật, gần như đã bị tước bỏ. Bài ca vì thế mà rời rạc, đứt đoạn. Nhưng cũng chính trong những chi tiết vu vơ, ngộ nghĩnh này, người ta chợt ngạc nhiên trước một thế giới đầy mới lạ, thế giới không có trong những cái nhìn của những người lớn. Như vậy, bằng những dòng tự sự không liên tục không gắn kết cạnh nhau, bài ca đã thể hiện một cảm hứng chất phác trước cái hiện tượng thiên nhiên đa dạng mà ở lứa tuổi các em chưa đủ sức hệ thống và khái quát.
So với các dạng trên, số lượng những bài ca ở dạng này khiêm tốn hơn nhiều, nhưng nó lại có những đặc điểm riêng khác hẳn các dạng trước đó. Điều này càng chứng thực cho sự phong phú trong cách thức biểu biện của yếu tố tự sự. Đồng thời, với sự xuất hiện của dạng thức này đã khẳng định lại một lần nữa tính quy ước cao độ của yếu tố tự sự trong loại hình trữ tình dân gian.
2.2.3. Những bài ca kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình
Trong khuôn khổ những bài ca trữ tình - tự sự, ngoài hai dạng trên, yếu tố tự sự còn xuất hiện ở dạng thức thứ ba, dạng thức kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình. Dạng thức này tuy tần số xuất hiện không nhiều nhưng có một âm hưởng, sắc thái và vai trò riêng. Trong tổng số 463 lời có sự xuất hiện của
yếu tố tự sự, dạng thức này đóng góp 63 lời và điều đó cũng đủ khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa “sự” và “tình”.
Thường thường trong các bài ca có sự xâm nhập mạnh mẽ yếu tố tự sự, kết cấu bao giờ cũng chia làm hai phần: Sự và tình. Có thể “sự” xuất hiện trước làm điểm tựa cho “tình”. Hoặc ngược lại, “tình” xuất hiện trước chi phối sự lựa chọn các chi tiết trong “sự”. “Sự” và “tình” tuy thống nhất trong một chỉnh thể trọn vẹn, song lại cần có khoảng độc lập tương đối.
Nhưng với những bài ca ở dạng này, ranh giới giữa tự sự và trữ tình tạm thời bị xoá nhoè, che lấp, “sự” và “tình” giao thoa hoặc quện với nhau trong một sự thống nhất cao độ. “Sự” xuất hiện với số lượng ít ỏi như hòa vào cái dàn trải, mênh mông của cảm xúc trữ tình. Bài ca sau là một ví dụ:
Một mình trong các em buồn
Ra sông xem bóng bồn chồn tâm can Nhìn đâu thấy bóng buồn than
Có tìm các dáng muôn vàn cũng không Lương Quân như thể em trông
Thấy anh mạnh dạn kết chồng nên chăng?
Cái dụng ý kể chuyện đã biểu lộ khá rò ràng ngay từ dòng đầu tiên. Không gian được xác định chính xác là: trong các, cảnh ngộ được gợi mở cụ thể là: một mình, hành động được miêu tả chi tiết: ra sông, xem bóng, nhìn, thấy, cố tìm... Tất cả đã tạo nên một âm hưởng tự sự trong từng câu chữ. Rò ràng nếu nói đó là một câu chuyện thì dữ liệu đưa ra chưa đủ để tạo thành cốt truyện. Song trong đó dứt khoát có yếu tố kể và tả.
Quan sát lại bài ca dao một lần nữa, sẽ thấy bài ca không chỉ có chi tiết kể và tả. Ở đó mỗi chi tiết, hành động, sự việc... đều gắn với một trạng thái tình cảm của con người. Trong các hành động đứng một mình có tâm trạng buồn bã lẻ bóng, gắn với hành động ra sông xem bóng là tâm trạng bồn chồn,
gắn với cái nhìn cái trông là nỗi buồn, và gắn với việc cố tìm là trạng thái vô vọng đến não nề.
Tâm trạng của nhân vật trữ tình như được đan cài vào từng sự kiện. Có “sự” có “tình” nhưng chúng vấn vít vào nhau, khó mà tách rời. Và cũng chỉ để cho chúng cạnh sát liền kề thì bài ca mới có sự mạch lạc, mới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn.
Nếu như ở các bài ca thuộc nhóm thể loại tự sự - trữ tình, trong dòng tự sự miên man ấy, thỉnh thoảng có chen vào những thanh âm trữ tình trong trẻo và êm dịu, bài ca như được mềm hoá bởi những dòng tâm trạng, cảm xúc, tính chất kể và tả dường như cũng bớt nặng nề. Với những bài ca này, ta có thể nói “tình” xen vào “sự”. Nhưng xem xét đến các bài kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình, ta chỉ có thể nói ở chiều ngược lại, “sự” xen lẫn vào “tình”. Rò ràng bài ca có bộc lộ dụng ý kể và tả. Nhưng các dụng ý đó dường như bị mờ đi bởi cảm xúc trữ tình. “Yếu thế” hơn về mặt số lượng, sự như bị hoà vào trong tình phụ thuộc và chịu sự chi phối mạnh mẽ của tình. Có thể tiếp tục chứng minh bằng bài ca dao sau:
Giêng hai ba hết tiết xuân Hoa trái kết có buồn hỡi ai Ong bay về tổ cuối trời
Anh trông người ngọc thấy người ngọc đâu Tư năm sáu chuyển sang hè
Buồn nghe rừng thẳm tiếng ve than sầu Chim kêu xao xác rừng sâu
Anh mong người ngọc thấy đâu bóng người Bẩy tám chín trời vào thu
Buồn trông mây phủ âm u núi ngàn