Yếu tố tự sự trong dân ca Tày - 12


Lục khu mảnh đất cheo leo

Vắt cơm nếp chẳng vắt keo vẫn rời.

Ở mức độ hẹp, nhân vật thường xuất hiện trực tiếp trong bài ca, có thể là chàng trai, cô gái, người phụ nữ làm lẽ mọn, người đi ở… nhưng đó không phải là một cá nhân được cụ thể hoá, mà là một cá nhân phiếm chỉ đại diện cho một lớp người, một loại người trong xã hội:

Vì chưng bác mẹ em nghèo

Vừa ăn bữa sáng bữa chiều đã lo Phí đi cái tuổi học trò

Bút nghiên nào biết nhỏ to vắn dài.

Song ở một số bài ca, do sự giao thoa với yếu tố tự sự, mặt trữ tình không chỉ trực tiếp xuất hiện bộc lộ nội tâm tình cảm của mình mà còn được miêu tả khá cụ thể diện mạo, hành động, suy nghĩ dưới cái nhìn của người thứ hai. Điều này đã phủ lên nhân vật trữ tình một dáng dấp quen thuộc của nhân vật tự sự. Vì vậy nhân vật trong bài ca đó tuy vẫn là nhân vật phiếm chỉ, chưa có được vẻ ngoài, nội tâm, lý lịch chi tiết như nhân vật tự sự, vẫn chỉ là một đại diện cho một nhóm người, một loại người trong xã hội, song cũng đã có một nét riêng biệt với nhân vật khác.

Từ đó có thể nói sự góp phần làm cụ thể hoá một nhân vật trữ tình, tất nhiên tính cá thể ở đây cũng chỉ dừng lại ở mức độ tương đối. Do sự khác nhau về loại hình và phương thức phản ánh, nhân vật trong dân ca không thể đạt tới mức cá thể cao độ như trong những tác phẩm thuộc các loại hình còn lại. Đó không phải là anh A, chị B với tất cả những nét riêng biệt khác với các cá nhân khác trong tập thể. Song do sự xuất hiện của yếu tố tự sự, nhân vật trữ tình cũng đã được bổ sung thêm một số nét riêng để phân biệt với nhân vật khác trong cùng một nhóm. Ranh giới phân biệt này tuy còn khá mờ nhạt nhưng cũng khẳng định được vai trò tích cực của yếu tố tự sự trong việc cá thể hoá nhân vật trữ tình. So sánh hai bài ca dao sau để thấy rò điều ấy:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bài thứ nhất:


Yếu tố tự sự trong dân ca Tày - 12

Vợ anh em đã thấy

Thấy mặt mũi bèm chiêm

Chân cong như chuôi liềm đơm ngược

Và nội dung của bài thứ hai:

Vợ anh em đã thấy mà

Mo nang làm nón chăn bò ngẩn ngơ Địu con bằng sợi dây po

Khắp mình bẩn thỉu nên dơ tội tình Đứng xa đã thấy hôi tanh

Làm sao chung ở cho đành anh ơi

Hai bài đều là lời một cô gái miêu tả về người vợ của bạn. Gạt bỏ những dụng ý khác trong bài ca. Nếu chỉ chú ý vào yếu tố miêu tả nhân vật, rò ràng có thể thấy đây là hai con người hoàn toàn khác nhau. Một bên có ngoại hình: “Mặt mũi bèm chiêm, chân cong như chuôi liềm đơm ngược”, một bên lại là người “lấy mo nang làm nón, địu con bằng sợ dây po, khắp mình bản thỉu”. Hai nhân vật được miêu tả trong đây đều là nhân vật phiếm chỉ. Nhưng do được miêu tả ngoại hình họ đã bắt đầu có nhữg nét riêng phân biệt với nhau và có thể phân biệt với một số nhân vật khác trong cùng chủ đề.

Nếu như trong những bài ca thuần tuý trữ tình nhân vật chỉ được biết đến bởi một nét tâm trạng điển hình trong một hoàn cảnh điển hình. Ở đó tính cách chỉ được biết đến qua tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc cho nên nhân vật chỉ hiện lên rất mờ nhạt, thì trong nhũng tác phẩm có sự tham gia của yếu tố tự sự nhân vật còn được làm đầy, tô thêm bởi các hành động cử chỉ, tính cách.

Trở lại bài ca sau:

Gió đưa xui lá đổ vàng

Mẹ cha sắm đủ chăn màn cho em Năm nay hoặc nán năm thêm


Vịn thang chân bước xuống thềm xuất gia Hai dòng đất ướt lệ sa

Mẹ cha gả bán định gia chớ buồn Cúi đầu mà bước thì hơn

Cái tờ lục mệnh chẳng còn trong tay Làm sao họ trả em đây

Khác chi bán đoạn ruộng này em ơi.

Nhân vật chính nhân vật trọng tâm trong bài ca này là một cô gái, hoàn cảnh một cô gái đang trong ngày lễ xuất giá. Nhìn lại toàn bộ biểu hiện của cô gái, từ các hành động “vịn thang cúi đầu lặng lẽ đi” đến cái cử chỉ mặc cho các giọt nước mắt lã chã tuôn rơi, có thể thấy đây là một cô gái yếu đuối, cam chịu và lệ thuộc. Cô buồn bã đau khổ cho số phận của mình, nhưng có lẽ khóc rồi lại thôi. Cô không biết làm gì và cũng chẳng biết phải làm gì để giải thoát cho bản thân.

Cùng chung cảnh ngộ với cô, cũng đã bị bố mẹ gả bán, ép buộc, nhưng cô gái trong bài ca sau có cách xử lý hoàn toàn khác:

Tròn tròn quả mận nơi đèo kia Anh ơi có tiền chuộc ta về Chuộc về bố mẹ dù không nhận Ta đi hành khất khắp vùng quê Kiếm được lưng nào ta sẽ nấu Anh cứ ăn cơm em ăn chè

Anh lên núi đá tìm kiếm gỗ Em mang liềm đi cắt gianh về Nhà ngói ván bưng ta chẳng ở Ta sẽ dựng lên một trái hè.


Dẫu không thể chống lại việc gả bán, ép buộc của cha mẹ nhưng cô không cam chịu cảnh sống bất hạnh đó suốt đời. Sống ở nhà người cô vẫn không nguôi nhớ nhung người bạn tình xưa. Trong cô bùng cháy lên ước ao trở về với người yêu chung sống. Táo bạo và sâu sắc, kiên quyết và chủ động hơn cô dám đối diện với cảnh:

Chuộc về bố mẹ dù không nhận, và sẵn sàng chấp nhận:

Ta đi hành khất khắp vùng quê.

Vẫn cái ý thức chống lại lễ giáo, phong kiến, vẫn cái ý thức phản kháng mạnh mẽ chống cự lại những cuộc hôn nhân không có độ chín của tình yêu, cô đã vạch ra cả một kế hoạch cụ thể cho tương lai. Yếu tố tự sự đã trần thuật và mô tả lại một cách tỉ mỉ và chân thực:

Anh cứ ăn cơm em ăn chè Anh lên núi đá tìm kiếm gỗ Em mang liềm đi cắt gianh về Nhà ngói ván bưng ta chẳng ở Ta sẽ dựng lên một trái hè.

Từ đầu đến cuối bằng việc tập trung miêu tả hành động, hình ảnh người phụ nữ chủ động và mạnh mẽ đã dần hiện lên sống động trước mắt người đọc.

Như vật trong cùng một hoàn cảnh, do những hành động và cách xử lý khác nhau, ta thấy hiện lên hai con người, hai tính cách hoàn toàn khác nhau: một cam chịu, một phản kháng mãnh liệt, một thụ động, một chủ động… Điều đó làm cho hai nhân vật này dẫu vẫn chưa thoát ra khỏi tính phiếm chỉ nhưng bước đầu đã có nét riêng phân biệt với nhau, với chính các nhân vật khác trong cùng một lớp người, một loại người.

Phương pháp xây dựng nhân vật trong dân ca sinh hoạt của người Tày có xu hướng tạo ra những nhân vật không có tính xác định về đặc điểm, diện


mạo, tính cách. Nhân vật chàng trai, cô gái, người lính, người vợ lẽ, mồ côi… đều là những nhân vật không tên. Nhân vật trữ tình trong dân ca thường chỉ hiện lên với nỗi niềm tâm sự chung mà không có cái tôi riêng. Khi có sự xuất hiện của yếu tố miêu tả và trần thuật hình tượng nhân vật vẫn có “tính ứng dụng chung” cho tất cả mọi người cần phát biểu những suy nghĩ hay bày tỏ tình cảm. Song sự xuất hiện này cũng đã góp phần tô đậm làm rò hơn sự có mặt của nhân vật trữ tình và mang đến cho nhân vật một vẻ riêng, nét riêng không lặp lại ở các nhân vật trữ tình khác.

* Tiểu kết:

Ngay từ thủa trong nôi trẻ con Tày đã biết đến tiếng hát lời ca qua lời ru của mẹ của chị. Lớn lên đến cái tuổi chớm yêu hầu hết nam, nữ đã biết rành câu hát, giọng ngân trầm bổng và làn điệu vào từng lúc cho phù hợp.

Hát dân ca của người Tày tương tự như hò đối đáp của người Kinh. Nếu người con trai muốn làm quen với người con gái mới nhìn thấy lần đầu trong một đám hội, hay bỗng dưng gặp nhau trên một đoạn đường thì không cần phải có người giới thiệu cứ tới gần rồi cất lên giọng hát vu vơ: “Em gái mặc áo màu hồng/ Hỏi xem em đã có chồng hay chưa”. Cô gái mặc áo hồng biết rằng chàng hỏi mình, bởi trong đám con gái chỉ có mình mặc áo ấy. Người con gái nếu muốn làm quen thì lựa một câu cho hợp, nhưng cố gắng sao cho ăn vần với từ cuối của câu chàng hỏi: “Em nay mười tám cập kê/ Họ chê em xấu nên chưa có chồng”. Thế là đám bạn của cả hai bên hát phụ họa “vun vào” cho hai người làm quen. Nếu cô gái đã có bạn trai hoặc đã có chồng thì không thể ngồi lặng thinh mà cũng phải hát câu “đuổi” khéo: “Lúc đi cha mẹ dặn rồi/ Phận con con giữ đừng ngồi gần ai”.

Hát đối đáp trong tình yêu như là để thăm dò cả về bản thân lẫn gia cảnh, thay vì phải nhỏ to tâm sự bằng lời. Nếu nói thật, nói thẳng với nhau e rằng khó nói hơn là dùng câu sli, câu lượn để giãi bày. Tuy nó văn hoa thật,


nhưng cốt lòi vẫn hướng về cái mình muốn nói. Buổi đầu dùng tiếng hát, lời ca rất dễ làm quen, đã yêu nhau rồi dùng ca từ càng dễ dàng bày tỏ. Có những cuộc tình từ khi quen đến khi cưới mỗi chàng trai, cô gái phải hát tới cả ngàn câu. Không ai có thể thuộc sẵn cả ngàn câu đâu nhưng lúc hát phải sáng tạo ra. Sáng tạo hay thì được người yêu yêu nhiều hơn vì “anh là người có học cao, hiểu rộng, thông minh...”, vì lẽ đó mà dân ca Tày rất phong phú. Sự phong phú về nội dung đã kéo theo sự phong phú về hình thức biểu hiện. Không có ý cho rằng thuộc tính trữ tình không đủ khả năng diễn đạt hết nội dung cảm xúc bên trong của đời sống nội tâm nhưng thực tế đã chứng minh yếu tố tự sự tham gia rất tích cực vào nhóm tiểu loại dân ca sinh hoạt của người Tày.

Xuất hiện trong dân ca Tày, song song với việc chiếm một số lượng đáng kể, yếu tố này còn tìm cho mình những dạng thức biểu hiện vô cùng phong phú. Điều đó cho phép yếu tố này giữ một vị trí, vai trò khá tích cực trong những lời ca trữ tình.

Qua quá trình khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy, yếu tố tự sự xuất hiện trong dân ca Tày đã đảm nhiệm những vai trò sau:

- Yếu tố tự sự - một phương tiện đắc dụng phản ánh hiện thực.

- Yếu tố tự sự với mục đích kể sự tả tình.

- Yếu tố tự sự xuất hiện góp phần cá thể hóa nhân vật trữ tình.

Tất nhiên những nội dung trên chưa phải đã hợp thành một cách đầy đủ vai trò của yếu tố tự sự trong những bài ca trữ tình. Đây chỉ là một số biểu hiện cụ thể mà chúng tôi đã tìm ra. Song qua đây cũng thấy rằng yếu tố tự sự xuất hiện không những không làm mờ đi bản chất trữ tình của dân ca mà ngược lại còn làm cho chất trữ tình đậm đà hơn, đặc sắc hơn.


Phần 3: KẾT LUẬN


Ở những bản làng miền núi khi thư thái việc đồng, khi những mùa xuân trở lại, đây đó lại vang lên điệu lượn cọi, lượn slương, điệu quan lang trình cửa nhà người, tiếng đàn tính du dương êm ả... Dân ca tự muôn đời đến muôn đời vẫn vậy, nó tươi thắm cho đời người dịu lại, nó tô mềm đi những sắc cạnh của cuộc đời, làm cho cuộc đời thêm hương sắc mặn nồng.

Đến với những bản làng người Tày vào những ngày hoa khoe sắc đầu bản, lá phô màu trên nương, hoặc khi mùa én ương dập dìu xây tổ, sẽ thấy những cảnh tượng da diết lòng người. Giữa mùa xuân rạo rực, bằng tiếng hát nồng nàn, từng đôi trai thanh gái lịch đang tình tứ ngỏ lời cùng nhau. Họ nói với nhau về tấm lòng của họ, kể cho nhau nghe những chuyện thường ngày vẫn xảy ra nơi thôn cùng ngò vắng, nơi chiều chiều mây lả ngọn tre, chuyện làm nương rẫy, chuyện người mẹ, người em và cả những ước mơ, những tâm sự, khát vọng về hạnh phúc, về tình yêu thiết tha chân thành…Tất cả hơi thở của cuộc sống đều được cất lên thành tiếng hát lời ca, giản dị mà rung động lòng người. Có thể nói dân ca đã trở thành một thực thể trong đời sống tinh thần, một thành phần có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm của những người dân Tày yêu thích ca hát.

Để có thể diễn tả một cách nhuần nhụy và tinh tế thế giới tâm hồn con người, dân ca đã lựa chọn phương thức trữ tình như một âm hưởng chủ đạo không thể thay thế. Nhưng chất trữ tình đằm thắm dù rất “đa năng”, riêng nó không đủ khả năng để biểu đạt hết đời sống nội tâm phong phú nhiều màu vẻ, giàu sắc điệu của tất cả các kiểu nhân vật trữ tình trong ca dao. Bởi thế yếu tố tự sự được vận dụng như một sự đáp ứng cần thiết trước nhu cầu phô diễn tình cảm của con người. Thực tế đã chứng minh yếu tố tự sự tham gia rất tích cực vào việc phản ánh cái tôi trữ tình. Và qua quá trình khảo sát và phân tích chúng tôi nhận thấy:


1. Trong kho tàng dân ca Tày có nhiều bài đậm yếu tố trữ tình nhưng cũng có những bài yếu tố trữ tình lại được bắt đầu từ một duyên cớ nào đó, từ một “chuyện” nào đó, tức là ngọn nguồn cảm xúc lại được bắt rễ từ cái nền tự sự. Cụ thể qua 2087 bài ca mà chúng tôi khảo sát có 463 bài có s ự xuất hiện của yếu tố tự sự. Một con số không nhỏ. Nó phần nào cho thấy vị trí của yếu tố này trong dân ca.

2. Xuất hiện trong dân ca Tày, yếu tố tự sự không chỉ chiếm dung lượng đáng kể mà còn tìm cho mình những dạng thức biểu hiện vô cùng phong phú. Trên cơ sở thống kê và phân loại, lấy tiêu chí là cốt truyện, chúng tôi chia các dạng thức biểu hiện của yếu tố sự trong dân ca ra làm hai tiểu loại:

- Những bài ca có cốt truyện. Dạng thức này lại gồm hai tiểu loại:

+ Những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh

+ Những bài ca có cốt truyện đơn giản

- Những bài ca không có cốt truyện. Trong dạng thức này có thể kể đến một số tiểu loại sau:

+ Những bài ca kể chuyện trực tiếp, liền mạch.

+ Những bài ca kể chuyện bâng quơ.

+ Những bài ca kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình.

Trong các dạng thức trên, xét về mức độ, yếu tố tự sự xuất hiện đậm nét trong các bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh và mờ nhạt trong những bài ca mà yếu tố tự sự chỉ dừng lại ở việc trần thuật đơn giản. Xét về số lượng, yếu tố tự sự biểu hiện ra phổ biến ở dạng trần thuật đơn giản và chỉ chiếm một dung lượng khiêm tốn dưới hình thức có cốt truyện. Sự hợp thành của các dạng thức trên đã chứng thực cho sự phong phú trong hình thức biểu hiện của yếu tố tự sự.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2022