Sáng Tạo Từ Công Thức Dân Ca Tày Với Các Hình Ảnh Truyền Thống


Còn hình ảnh “đũa gẫy”, “nước cạn” cũng chỉ về tình yêu của đôi trai gái yêu nhau nhưng không thể thành đôi. Dân gian thường ví như câu “Đến đôi đũa còn có đôi” và trong ca dao cũng có câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ tương tự ý câu thơ trên:

“Lửa lan mặt nước mà chơi

Sông sâu nước cạn mà phơi cát vàng…”

[4: bài số 23]

Hay hình ảnh “cạn dầu đèn” là ẩn dụ cho tình cảm của nàng Thị Đan với người chồng mình/(Thái Quan). Hai người không có tình yêu trong hạnh phúc hôn nhân, mà do sự ép gả của mẹ tham nhà giàu nhiều lúa, nhiều vàng. Hơn nữa, đêm ngày thương nhớ mong chờ người yêu, nàng Thị Đan mắc bệnh tương tư, ốm rồi qua đời.

Hình ảnh “cấy đồng không nên thóc” là lời của chị gái Thị Âm. Cũng là hình ảnh ẩn dụ cho một tình yêu trong sáng chân thành nhưng không thể đến được với nhau. Điều này chỉ có thể giải thích bằng tư tưởng “thiên mệnh” “Là tại số trời cao vậy đấy”.

Nam Kim tương tư người “khuất núi” ở ví dụ trên, cũng là ẩn dụ cho việc nàng đã mất. Để lại cho Nam Kim một nỗi buồn vô hạn.

Từ “hoa” ở câu trên được hiểu là người con gái, kết hợp với câu hỏi tu từ và sử dụng đại từ “ai” không xác định, phiếm chỉ, để nhấn mạnh nỗi buồn xót xa được nhân lên đến tận cùng của sự khổ đau.

Ẩn dụ là một phương thức nghệ thuật, có tác dụng làm cho câu thơ tinh tế hơn. Ít nhiều trong tác phẩm truyện thơ có những điều khó nói trực tiếp. Để tránh nói thẳng, nói thật, tác giả dân gian phải dùng các hình ảnh của các sự vật hiện tượng trong không gian để tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cho tác phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

2.2.2. Sử dụng cách lặp từ và dùng các từ láy


Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 8

Một điều dễ nhận thấy khi chúng ta tiếp xúc với truyện thơ Tày là có nhiều từ ngữ được lặp lại trong một câu thơ. Chúng tôi đã đối chiếu cả bản phiên âm và dịch nghĩa của truyện thơ, thống kê thấy số lượng cách lặp từ này rất nhiều.

Ví dụ: Trong “Nam Kim Thị Đan” có thể liệt kê những câu sau:


- Thị Đan ở khác mường khác bản

(Thị Đan giú táng mường táng bản)(câu12)


- Gầm trời còn nhiều chốn nhiều người (Tẩu vạ nhằng lai tỉ lai gần) (câu 33)


- Người lòng không trong nhà

(Gần giú sim bấu giú đâu rườn) (câu 37)


- Nhà vắng ra đường xa càng vắng

(Rườn goẹng oóc tàng quây càng goẹng) (câu 316)


- Trông bốn phương móc tỏa bốn phương

(Ngòi sí phương moóc tỏa sí phương) (câu 423)


- Sinh ra ở khác mường khác chốn

(Sinh lồng giú táng mường táng tỉ) (câu 644)

Không chỉ trong tác phẩm Nam Kim mà trong truyện thơ Nhân Lăng, nàng Hán, cũng có nhiều cách lặp từ như vậy. Tác giả dân gian sử dụng cách lặp từ để tạo tính cân đối, đối xứng, làm rõ ý và tạo nhịp điệu cho từng câu thơ, đồng thời cũng nhấn mạnh sự khác biệt về ý nghĩa của câu, tạo hiệu quả


cho việc kể bằng miệng, dễ thuộc, dễ nhớ hơn, vì dù sao, truyện thơ, phương thức chủ yếu khi lưu hành là diễn xướng.

Truyện thơ khi sử dụng phương thức láy, làm cho người đọc cảm nhận một cách tinh tế, sống động về màu sắc, âm thanh, các hình ảnh của sự vật hiện tượng được biểu thị. Nó tạo ra tính tạo hình nghệ thuật và tạo ra các giá trị biểu cảm của lời văn. Từ láy xuất hiện khá nhiều cũng để nhấn mạnh thêm tâm trạng của nhân vật qua việc mô tả các hiện tượng trong thiên nhiên hay các đặc điểm của sự vật …

Trong tác phẩm truyện thơ có sự vận dụng linh hoạt các từ láy (như trong Nam Kim Thị Đan): “nắt nỉu (da diết), ròi rọi thán thân (dai dẳng than thân), lầng lầng (luôn luôn), lạng đạng (lận đận), lắt lí (ra rả), xiết xa (lần lần), lòi lọi (thui thủi), giẳc giay (xăm xăm), thán thở (than thở), choi chỏi (choi chói), nhúm nhúm (tủm tỉm), roác roác (ha hả) …”. Cụ thể, ta có các câu sử dụng từ láy như sau:

Về hiện tượng sự vật của tự nhiên, từ láy “ròi rọi thán thân” được sử dụng để nói về tiếng ve kêu, cũng để diễn tả tâm trạng của nàng Thị Đan, khi nhớ Nam Kim:

Ve sầu kêu dai dẳng than thân

(Mèng nhỏi nằn ròi rọi thán thân)

Đặc biệt, ta thấy trong tác phẩm còn xuất hiện các từ láy toàn phần. Nếu trong tiếng Việt từ láy toàn phần có thể bị biến âm, biến thanh thì với tiếng Tày, từ láy toàn phần ít biến âm, biến thanh ngoài sự thay đổi trọng âm. Tác giả dân gian sử dụng các từ láy toàn phần để kéo dài hành động hay tính chất của sự vật, hiện tượng. Từ láy trong tiếng Tày giàu giá trị nghệ thuật, đồng thời là chất liệu quan trọng để xây dựng những hình ảnh trong không gian về thiên nhiên, con người…

Ngoài ra, trong truyện thơ Tày còn có các từ láy được dùng để gọi tên các loài động vật, chủ yếu là các các từ láy danh từ như “Pạng pú (Cóc tía),


Khảm khắc (chim Khảm khắc), Queng quý (chim Queng quý)... Những từ láy này gọi tên theo đặc điểm tiếng kêu của chúng.

2.2.3 Sử dụng các điệp từ, điệp ngữ

Điệp từ, điệp ngữ cũng được sử dụng khá nhiều trong truyện thơ Tày. Ở đây có thể lặp lại một từ hay cả cụm từ. Nó được sử dụng để nhấn mạnh cảm xúc với đối tượng được miêu tả, làm nổi bật ý, tạo âm hưởng, giúp người đọc dễ nhớ. Thí dụ trong truyện thơ “Nhân Lăng”:

Đặc tả nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, Nhân Lăng đi vào rừng lâu ngày. Các sự vật xung quanh cứ hiện ra, nhìn thấy “ong vui hoa” mà nghĩ tới thân phận kẻ mồ côi rách rưới thêm buồn.

Ong vui hoa các ngả tìm nhau Ong điệp kéo từng xâu trong núi”

Còn rất nhiều điệp ngữ được sử dụng để nhấn mạnh một đặc điểm của đối tượng phản ánh hay có thể làm nổi bật hình ảnh trong toàn bộ bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoặc có thể tăng thêm giá trị biểu cảm cho lời văn.

-Hay ma bắc đẩu với ngân hà Hay là ma giang hồ biển rộng Hay là ma rừng rậm hải giang.

Trong truyện thơ Nam Kim Thị Đan, các điệp ngữ được sử dụng khá nhiều với mục đích như ở trên. làm tăng giá trị biểu cảm cho câu, làm rõ ý người cần diễn đạt. Theo tư liệu khảo sát, chúng tôi thấy chủ yếu trong toàn bộ truyện thơ này, tác giả dân gian sử dụng kiểu điệp ngữ cách quãng, sử dụng điệp ngữ nối tiếp.

Các hình ảnh của thiên nhiên như: không gian núi rừng, vườn hoa, bốn phương…tạo cảm giác buồn bã, mong chờ, hy vọng qua sự cảm nhận của nhân vật.

“Trông cá, cá ở sâu lòng vực (điệp ngữ nối tiếp)

Trông bốn phương nam bắc đông tây


...

Trông núi rừng mây tỏa núi rừng (điệp ngữ cách quãng)

Trông vườn hoa, hoa đều tàn tạ” (điệp ngữ nối tiếp)

[5: 265]

Điệp ngữ trong truyện thơ “Lưu Đài - Hán Xuân” được dùng để tả tính chất, đặc điểm của sự vật, cho thấy một không gian chứa đựng sự vật hiện tượng ấy đa màu sắc:

“Con màu đào, màu đỏ, màu vàng”

Đặc biệt trong truyện thơ này, có đoạn thơ sử dụng rất nhiều điệp từ “hàng” (lặp đi lặp lại mà không nhàm chán). Chỉ 4 câu thơ mà có đến 11 từ “hàng” được nhắc đến. Lặp lại mà ý của câu thơ vẫn mới mẻ, ý nghĩa của từng câu vẫn rõ ràng trong sáng. Đây là đoạn sử dụng điệp từ hay nhất trong tác phẩm “Nàng Hán”.

Hàng bát rồi hàng khăn, hàng mã, Hàng trầu không, hàng quả, hàng tương, Hàng sáp thêm hành hương, hàng xạ Hàng áo rồi hàng ngựa, hàng trâu”

[6: 223]

Đây là một không gian siêu hình ở mường trời (không gian của chợ mường trên) với đầy đủ các loại hàng được bầy bán (hàng bát, hàng khăn, hàng mã, hàng trầu, hàng quả, hàng sáp, hàng áo, hàng tương, hàng xạ, hàng ngựa…) phong phú không thiếu thứ gì.

2.2.4. Sử dụng những cặp từ đối lập

Những cặp từ đối lập cũng được tác giả dân gian sử dụng rất nhiều để thể hiện không gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày. Trong đó, việc đối từ cũng tạo hiệu quả nghệ thuật cho câu thơ, nó đem lại sự phong phú về nghĩa. Các từ trong cặp từ đối lập có thể tương phản về nghĩa nhưng lại có sự thống nhất hài hòa về âm tạo sự cân đối và mang tính hoàn chỉnh làm cho câu thơ dễ


nhớ. Đối lập cũng có nhiều phương diện khác nhau, nhưng ở đây ta chỉ xét hiệu quả của nó trong việc biểu thị không gian nghệ thuật.

Có thể tìm được những câu trong tác phẩm mang các từ đối lập sau:

- Thị thành người tấp nập ngược xuôi

- Rộng ngàn dặm ngược xuôi khôn kể

- Cõi trên nơi cư trú ngựa ngược xuôi

- Gió nổi xô biển sóng ngược xuôi

- Người vào ra san sát vui chơi

- Chợ vui người ra vào buôn bán

- Các văn nhân vào ra như kiến

- Vui trọn khắp bốn trấn gần xa

- Ong bướm lượn gần xa chấp chới

- Xã dưới trên cùng đến dự vào

- Ruộng nương cùng hạng thổ dưới trên

- Mênh mông nước sóng cả dưới trên

- Nhặng, muỗi, mối, dưới trên vô kể

- Ông bà cùng to nhỏ giường ngân

- Có ruộng, có ao sen sau trước

- Trẻ già hội bến nước hồ sen

[6: 165-234]

Các từ đối lập như: “dưới trên, gần xa, ra vào, vào ra, to nhỏ, ngược xuôi, sau trước...” tạo ra sự hài hòa, cân xứng giữa các vế, đồng thời cũng để chỉ ra các đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng, khi đối lập với các sự vật, hiện tượng khác. Nó có tác dụng miêu tả tâm trạng của nhân vật, nhấn mạnh cái ý được nói ra, tăng cường tính biểu cảm của lời nói hay suy nghĩ của nhân vật.

Tác giả truyện thơ đã sử dụng các cặp từ đối lập như một thủ pháp tu từ để thể hiện tính biểu cảm sinh động của lời nói trong phương thức diễn xướng. Từ lâu nó được sử dụng như một thủ pháp, tạo ra những hình ảnh


tương phản giữa các đặc điểm, hiện tượng, từ mọi góc độ trong thực tế khách quan. Trong tác phẩm khác, các cặp từ đối lập cũng được sử dụng:

- Xin khắp cả dưới trên mọi bản

- Các quan ngồi hai bề trên dưới

- Truyền tất cả dưới trên các xã

- Hoặc ma ở xa xôi gần gũi

- Khói yên hà xa gần lai láng

- Đường cái người xuôi ngược gốc đa

- Tất cả ngược xuôi cùng trẩy

- Người đến đầy sau trước đã đông”

- Hay gia tài nhỏ to nhà cửa

[1: 28-85]

Đôi khi sử dụng các cặp từ đối lập, để nhấn mạnh nhiều cung bậc sắc thái thái khác nhau khi thì buồn bã, khi thì tươi vui…thể hiện được tâm trạng, tính cách của nhân vật trong tác phẩm.

- Thôi chớ đi trên dưới gần xa

- Đi dạo xuân mường dưới trên

- Cách âm dương hai ngã khuất người

- Để âm dương cách xa khuất mặt

- Ai cách biệt âm dương chẳng tiếc?

- Âm dương còn nhớ lời đã hẹn

[5: 257-700]

Qua một số biện pháp tu từ trên đây, ta thấy cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật của người xưa đã đạt tới đỉnh cao, biểu hiện ở việc sử dụng các các cặp từ đối lập, sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, sử dụng lặp từ, các từ láy và các điệp từ, điệp ngữ (tất nhiên còn nhiều khía cạnh khác mà luận văn chưa có điều kiện được đề cập tới vì thời gian có hạn). Các phương tiện tu từ được sử dụng với hiệu quả cao, thể hiện được mọi sự vật, hiện tượng trong không gian


nghệ thuật. Nhờ đó lời thơ trở nên sinh động, biểu cảm, nhân vật có những tính cách khác biệt không thể lẫn lộn với nhau. Đó chính là tài năng độc đáo của tác giả dân gian, giúp cho người tiếp nhận cảm thụ sâu sắc hơn các tác phẩm truyện thơ Tày.

2.3. Các công thức thể hiện không gian nghệ thuật

2.3.1. Sáng tạo từ công thức dân ca Tày với các hình ảnh truyền thống

Xuất phát từ truyền thống, truyện thơ Tày kế thừa và phát triển từ nhiều nguồn dân gian khác nhau. Đáng chú ý là việc sử dụng ca dao dân ca. Điều này đúng như nhận định của tác giả Lê Trường Phát trong luận án “Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số”: “Truyện thơ được nhân dân các dân tộc yêu thích đến say mê, được nâng niu, trân trọng như một thứ của cải vô giá là do nhiều lẽ. Trong đó, có một lẽ rất căn bản: truyện thơ khai thác triệt để sức mạnh miêu tả của ngôn ngữ dân tộc đã được tinh luyện và đúc kết trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ, đặc biệt là ca dao”[34: 187].

Các hình ảnh truyền thống trong ca dao dân ca rất nhiều (cây cầu, cái đèo, trời cao, gốc đa, bến nước, vườn hoa, nhà, mặt trời...). Tác giả truyện thơ đã biết vận dụng ngôn ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của các câu thơ, tạo giá trị thẩm mĩ sâu sắc. Trong ca dao dân ca Tày, ta cũng bắt gặp những hình ảnh của ca dao:

Chín đèo mười dốc xông pha

Thương nhau không ngại đường xa là thường”

[4: bài số 295]

“Muộn màng về chợ chiều nay

Bàn tay em vẫy chẳng quay mặt trời Vượt đèo nắng đã về nơi

Dặm xa em chọn nhà người không quen ”

[4: bài số 1]

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí