Hình Ảnh Con Rồng Hiện Lên Qua Điểm Nhìn Của Các Nhân Vật

Nghê. Một con Nghê khổng lồ, xám xịt vì đã chết” [3;310]. Con Nghê chính là biểu tượng cho lòng tham vô đáy và niềm tin mê muội của con người. Con Nghê lúc đầu là niềm tin mang lại sự giàu sang, của cải, vật chất cho mọi người nhưng kết thúc lại đem đến sự thất bại thảm hại của con người trước bí mật ngàn đời của tự nhiên. Đó là cái giá phải trả quá đắt cho những ai tham lam, cho sự ganh ghét tranh giành quyền lực, cho sự u mê tăm tối trong nhận thức... Hình ảnh con Nghê vừa thực vừa ảo trong từng chi tiết, hoạt động góp phần mang đến cho người đọc sự ngạc nhiên, nghẹt thở theo dòi tiến trình câu chuyện tới giây phút cuối cùng. Đây cũng là một thủ pháp xây dựng yếu tố kỳ ảo gây ấn tượng đặc biệt trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.

* Con Rồng

Theo từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới, Rồng được coi là biểu tượng của quỷ dữ, của cái xấu, cái ác và bên cạnh đó nó cũng là biểu tượng mang tính đôi chiều, nó còn là biểu tượng của thần thánh, là sức mạnh của sự sống và sự hiển lộ. Theo quan niệm của dân gian ta từ xưa tới nay, hình rồng được trạm trổ trong cung vua, chiếc áo khoác của vua là “long bào”, tượng trưng cho quyền lực và sự bất tử. Hình ảnh con rồng được hiện diện trong tiểu thuyết “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương bốn lần trong bốn điểm nhìn của các đối tượng khác nhau.

Bảng 3.1. Hình ảnh con rồng hiện lên qua điểm nhìn của các nhân vật


Điểm nhìn

Hình dáng con rồng

Tâm thế của chủ thể


Ông Khánh

- Gốc tùng co lại, duỗi ra biến thành con rồng nâu đỏ rập rờn uốn lượn trong bầu trời mênh mông vô tận.

- Con rồng xuất hiện từ xa, nó rập

rờn uốn lượn tiến thẳng về phía

Ông Khánh run run mân mê gốc cây với cảm giác khó tả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 10



trước: đôi mắt tròn lồi, hai cánh mũi phập phồng, những chiếc râu vểnh ra hai bên, toàn bộ bườm của con rồng dựng lên gai góc uy nghi trong sắc vàng ngả sáng hung.

- Con rồng tự do trong khoảng vũ trụ vô biên vắng ngắt... nó vẫn nhào lộn, tuồng như lâu lắm rồi nó mới

được tự do đến thế.



Bà Khánh

Nhìn cây tùng cựa quậy hệt một con vật đang vùng vẫy cố mang

ông Khánh đi.

Sợ hãi: Bà kêu lên mà không phát ra âm thanh

nào.

Thắng

Anh vừa thấy một cơ thể chuyển động trong những đám mây, nó cuồn cuộn rập rờn và dài, rất dài.

Bất ngờ

Lão Bính

Một vệt vàng thoắt lướt qua bầu trời trước mặt lão Bính khiến lão rùng mình.

Nó đang rập rờn lượn trong những đám mây giữa bầu trời sà xuống tái ngắt.

Con vật khổng lồ lướt qua bầu trời

với hơi thở phì phò, nặng nề.

Lão Bính ôm mặt ngã lăn ra đất, chân tay co quắp lại. Miệng lão sùi bọt trắng ở hai bên khóe.


Con rồng được đặc tả chi tiết từng bộ phận, dáng hình, hơi thở và cả trạng thái và lặp đi lặp lại là hình ảnh con rồng rập rờn bay lượn trong vũ trụ, bầu trời bao la. Đó là biểu hiện của ý nghĩa biểu tượng phương Đông theo biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo nhất. Kinh Dịch nói rằng

“máu nó màu đỏ và vàng, là những màu nguyên thủy của Trời và Đất. Sáu vạch của quẻ Càn theo truyền thống là thể hiện giai đoạn của sự hiển lộ, không hành động, đến con rồng bay lượn, quay trở về với bản nguyên” [20;780].

Hình ảnh con rồng hiện lên qua những điểm nhìn, không gian, thời điểm khác nhau và là biểu tượng đa nghĩa. Với mỗi người nó mang đến một ý nghĩa riêng, ông Khánh hân hoan trong niềm giao cảm, bà Khánh sợ hãi, Thắng pha chút ngạc nhiên rồi trở lại tâm thế bình thường, lão Bính vừa sợ hãi vừa khao khát. Hình ảnh con rồng bay lượn trong không trung thể hiện ước vọng của mọi người được tự do. Con người muốn tìm đến một không gian rộng lớn, trong sạch để tự do tung hoành và bỏ lại sau lưng tất cả dư vị đắng cay của cuộc đời.

* Cánh bướm

Xuất hiện trong tiểu thuyết Ngồi là hình ảnh lặp đi lặp lại của con bướm, người đầu tiên và cũng là người thường xuyên nhất nhìn thấy sự hiện diện của nó là nhân vật Khẩn. Lần đầu tiên con bướm hiện diện trong tư thế ẩn hiện chập chờn “Cái mẩu trắng thò ra một góc hình tam giác, hơi cong lên không biết vì bị người bẻ hay vì gió làm. Khẩn cố gắng bình tĩnh cúi xuống định kéo tờ giấy ra nhưng nó vụt lẩn mất như một con vật” [7;36]. Lần thứ hai, nó hiện rò cả hình dáng và sắc màu “Khẩn khẽ khàng mở khóa cửa sắt và nhìn thấy một con bướm trắng tuyền nằm thoi thóp” [7;38].

Theo Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới thì Nhật Bản quan niệm bướm là những vong linh phiêu lãng, chúng báo hiệu có người tới thăm hoặc có người thân thuộc chết. Bướm có ý nghĩa tượng trưng cho sự hồi sinh và Phân tâm học cũng nhìn thấy biểu tượng của sự tái sinh ở con bướm. Truyện ngụ ngôn của người Baluba là Luabua ở xứ Kasai “con bướm đi từ sống đến chết theo chu trình của con bướm: thời thơ ấu nó là một con sâu nhỏ, khi trưởng thành là một con sâu lớn, khi già là một con nhộng, mồ của nó là cái

kén, mà từ đấy, linh hồn của nó bay ra dưới dạng một con bướm. Sự đẻ trứng của con bướm là biểu hiện của sự hóa kiếp” [16;113].

Vì vậy sự xuất hiện đột ngột của con bướm trong nhà Thúy với những chi tiết kỳ lạ khiến Thúy, Khẩn đều có cảm giác có một hơi thở rất nhẹ, thấy một khuôn mặt hốc hác thấp thoáng in bóng trong đó, những cảm giác là lạ... Đó chính là hồn ma của Quân – chồng Thúy hiện về. Anh đã quay trở về thăm nhà dưới lớp vỏ bề ngoài là hình dạng con bướm. Con bướm ấy đã mách bảo cho Thúy sự sống còn của chồng mình và như oán trách thái độ, trách nhiệm thờ ơ vô tâm của một người vợ thiếu chung thủy và sự tha hóa xuống cấp về đạo đức lối sống. Thúy sợ hãi, run rẩy “Thúy quay phắt lại đưa mắt theo tay Khẩn, mặt trắng bợt. Trên góc nhà con bướm vẫn chụm hai cánh vào nhau, đôi râu nhỏ bé mảnh mai của nó chĩa ra hai phía, phần đầu cong xoắn vào giống như tay của những dây leo” [7;175] rồi “Thúy trân trối nhìn con bướm thoi thóp nằm nghiêng trên sàn nhà, thở không ra hơi... Tiếng kêu của Thúy thất thanh, phẫn nộ và Khẩn cảm tưởng có ai đó đã trở về, đứng trong phòng này chen giữa mình với Thúy” [7;176].

Nếu quan sát kĩ những lần xuất hiện của bướm ta thấy ẩn nấp đâu đó bóng dáng, khuôn mặt, cử chỉ, âm thanh của một linh hồn “Cái thân khía những đường vòng màu vàng nhạt của con bướm run lên nhưng chỉ run lên thế mà không hề có ý định quẫy đảo, cất cánh” [7;177]. Hồn ma của Quân đã hiện về giữa còi trần nhưng sau đó tủi cực nhận ra sự có mặt của mình trên còi đời này là vô nghĩa, con bướm chấp nhận tìm về đúng chỗ của nó ở một thế giới hư vô. Nó chỉ run lên đau đớn rồi thất vọng và không còn ý định tìm nơi trú ngụ chốn dương gian bởi nhận thấy một xã hội loài người dường như đang thay đổi, đang dần đi đến sự tha hóa về nhân tính. Cánh bướm hay linh hồn người chết đã trở về, tuy mong manh nhưng cũng đủ gợi bao điều suy nghĩ về cách ứng xử, quên nhớ trên còi đời này.

3.2.2. Môtip trần thuật

Môtip là “thành tố bền vững, vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học; môtip có thể được phân xuất ra từ trong một hoặc một số tác phẩm văn học, của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó” [16;204].

Nguyễn Bình Phương đã sử dụng khá nhiều môtip văn học. Đó là môtip giấc mơ, môtip linh cảm để góp phần tạo nên gam màu kỳ ảo trong tiểu thuyết của mình.

* Môtip giấc mơ

Văn học ở mọi thời đại người ta đều mượn giấc mơ để thể hiện quan niệm nhân sinh, nhân thế. Tâm lý con người càng phát triển thì giấc mơ càng nhiều dạng, phức tạp, bởi “Giấc mơ là biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm khảm... Chiêm mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí ẩn của chính mình” [20;17). Trình độ nghệ thuật văn chương càng nâng cao thì thủ pháp “giấc mơ” càng biến ảo linh hoạt. Nhiều nhà văn thành công ở mảng này như Kafka, Ionesco rồi Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh... Nguyễn Bình Phương đóng góp vào sự thành công qua miêu tả giấc mơ của người điên, giấc mơ của nhân vật kỳ ảo. Thế giới tinh thần của con người vốn bí mật và phức tạp. Ngoài phần ý thức con người còn có vô thức, tiềm thức và tâm linh. “Giấc mơ thường được coi là sự tái hiện suy nghĩ của con người dưới dạng không tự giác, giấc mơ còn là điềm báo trước tương lai” [30;49].

Trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương thì giấc mơ với những điềm báo, dự báo, thần giao cách cảm xuất hiện thường xuyên. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương luôn sống trong những giấc mơ biến ảo chập chờn. Giấc mơ của Tính, của Hiền trong Thoạt kỳ thủy hiện lên với đầy đủ nền cảnh, âm thanh và cả xúc cảm, hành động.

Bảng3.2. Hình ảnh những giấc mơ của Tính, Hiền trong “Thoạt kỳ thủy”


Chủ

thể

Không gian, bối cảnh

Hành động, âm thanh

Tính chất


Tính

- Tự dưng núi Hột đến, lững thững choán hết tất cả. Nặng, khó thở.

Người điên cười u ú, răng nhe ra.

Bố cười, huơ chai rượu đòi nhốt Tính vào trong.

Tính sợ, thét lên.


Có hệ thống, lôgic

- Sông Cái biến thành cái

lưỡi, liếm khắp mặt ông Điện.

Ông Điện xọc dao vào

cổ lợn. Lợn kêu hóa thành ông Khoa.


Biến hoá

- Máu lênh láng tràn từ núi

xuống dìm ngập đất.

Thằng bé cười ằng ặc

Đá vỡ, nổ to như sấm.

Ám ảnh máu

- Con đường sâu hun hút.

Một con dao chọc tiết lơ lửng giữa trời.

Có tiếng gào rất to.


Sự hủy diệt


Hiền

- Mặc áo mới đi tìm rau vừng, thấy một con trâu

mặt người.

Sợ, thét lên

Sự bí hiểm của con

người

- Trong sương thấp thoáng một cái tai cưỡi trên lưng

trâu thong thả đi.

Hiền sợ, chạy về. Vấp ngã.

Thơ mộng

- Một ông râu rậm rơi từ đâu xuống... Người cởi trần, đóng khố. Ông ta

nhìn Hiền, cười.

Hiền chạy tìm nghe tiếng nói buồn rầu, yếu ớt: Tôi khổ lắm.


Khát khao dục vọng

Những giấc mơ ma mị lặp đi lặp lại trong tiểu thuyết “Thoạt kỳ thủy”

gợi cho ta thấy số phận bé nhỏ, đơn độc và xót xa của con người. Qua những

giấc mơ bị biến dạng chúng ta thấu hiểu những tâm sự, trăn trở, ám ảnh của nhân vật. Con người bên trong con người được phơi bày một cách chân thực, cụ thể qua những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ.

Tiểu thuyết Ngồi của nhà văn cũng tạo dư âm về cái kỳ ảo qua môtip giấc mơ. Trong giấc mơ, Khẩn lạc vào một không gian hoàn toàn xa lạ, thấy: “một người đàn bà quần áo nhàu nát, chân đất, tóc xòa, khuôn mặt lờ mờ lạnh ngắt với cái miệng hé ra vì ngậm một chiếc đũa nằm ngang... Chiếc đũa ngậm ngang miệng bà già hơi cựa quậy khiến Khẩn tập trung ánh mắt vào đó rồi nhận ra mặt bà già vàng ệch như xát nghệ. Một xác chết” [7;67]. Hình ảnh đó là trường hợp bà nội Nhung mất lúc 3 giờ sáng trong tư thế giống như trong giấc mơ của Khẩn.

Sau đó Khẩn lại nằm mơ thấy bà ấy hiện về “Bà già vẫn lởn vởn trong bóng tối hỏi có nhận ra bà không, Khẩn bảo bà chết rồi cơ mà, bà già lắc đầu cái miệng móm mém cắn chặt chiếc đũa, chiếc đũa sáng lên như một bóng điện nê ông nhỏ bé xinh xắn soi tỏ khuôn mặt nhầu nát nghễnh ngãng của bà, người sống với người chết cũng như người ngồi xem vô tuyến với người đang ở trong vô tuyến” [7;70].

Khi Quân mất tích, mọi người vẫn giấu bố mẹ Quân về việc mất tích của anh. Họ nói dối rằng anh đi công tác nhưng đêm đêm bố mẹ anh lại nằm mơ thấy Quân mình mảy đầy máu và đi lang thang ở rìa sông. Phải chăng giữa những người ruột thịt họ có một sợi dây tinh thần gắn nối, có mối thần giao cách cảm lạ kỳ?

Trong Người đi vắng, ông Điều nằm mơ đi vào khu rừng có cây Đắng Cay, thấy một con đường mờ ảo thấp thoáng đi thẳng xuống lòng đất và rút cục ông đã đi đi mãi mà không ai biết ông đã đi đâu. Rồi, Sơn trước hôm chết đã nằm mơ “hắn đi vào một vườn mía bầu... Ở mỗi đốt mía có một chiếc mầm, một con mắt méo mó dị dạng ẩn chứa sự nguy hiểm... đột nhiên toàn

thân hắn sáng rực lên như tiếng thét trong đêm tối và một chân hắn bỗng rời ra” [4;250].

Sơn chết rồi, Kỷ nằm ngủ và mơ thấy Sơn về trong bộ dạng mặt mũi sưng vều, bầm dập, Sơn về đứng khóc ngoài sân:

“ – Em đi đây – Giọng Sơn rầu rĩ, hơi méo – Họ đang chờ ngoài kia.

- Thế mình tao ở lại à? Kỷ thở hắt ra.

- Chả thấy cái dàn Com-pắc đâu cả. Họ giấu kỹ quá. Em lạy anh em đi đây.

Sơn quỳ sập xuống vái Kỷ ba vái rồi phất áo đi vùn vụt ra ngò” [4;366]. Hồn Sơn đã về để báo mộng cho anh mình biết mình đã chết và vẫn tức tưởi, ấm ức vì cái chết oan ức của mình.

Hay trong Thoạt kỳ thuỷ, bà Liên bảo mấy hôm nay toàn mơ thấy máu và bà dự cảm sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra. Dân gian ta vẫn truyền nhau mơ thấy máu là điềm rất độc, sẽ có điều xấu xảy ra với người thân trong gia đình mình. Điều này thường được nhiều người thừa nhận coi như một phần của đời sống tâm linh. Biểu hiện “điềm xấu” sau giấc mơ của bà Liên là tai hoạ xảy ra với gia đình bà, Tính con trai bà đã gây họa rồi tự sát.

Cụ Trường trong Những đứa trẻ chết già có một giấc mơ định mệnh, gặp một người bác và được bác giao cho một sứ mệnh thiêng liêng của cả dòng họ. Đó là phải biết hi sinh, phải giả vờ hấp để che giấu thiên hạ, phải lấy vợ là người cùng họ, không được có con, phải trông giữ quả đồi có kho báu và không cho ai dặt chân lên quả đồi đó... Một định mệnh khủng khiếp đã phá hủy cả một gia đình, một dòng họ để kết thúc giống như giấc mơ của cụ: cụ mơ thấy mình được gặp ông tổ của dòng họ nhưng đã không thể lý giải được chữ “khởi thủy thiên hạ” mà cụ tổ đưa ra, dù biết dòng họ nào đọc được chữ đó thì trị vì thiên hạ. Giấc mơ đã báo trước dòng họ cụ không có phúc để thờ hai chữ đó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022