Sử Dụng Các Yếu Tố Ngôn Ngữ Giàu Khả Năng Gợi Tả Sự Kỳ Ảo

Trước Nguyễn Bình Phương, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp... đã chú ý xây dựng những chi tiết giấc mộng để thể hiện quan niệm nghệ thuật về linh cảm của con người. Ví dụ như cơn ác mộng kinh khủng của ông Hàm trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường: Cái chết đầy oan khuất, tức tưởi của bà Son còn ám ảnh như một sự chất vấn lương tâm đối với người đang sống. Sắc thái của những giấc mộng khác nhau, khi hiện hình rò nét tới từng chi tiết cụ thể, có khi chỉ là giấc mơ mông lung huyền bí. Nguyễn Bình Phương đã tiếp nối và khám phá “bí mật tâm lý” từ những giấc mơ. Con người ta rơi vào những cơn mộng mị ma quái khi tâm hồn bị ám ảnh, dằn vặt về khổ đau, mất mát, tội lỗi, sống trong trạng thái bất an, lo sợ.

Những giấc mộng, thần giao cách cảm, điềm báo linh ứng còn đang tiếp tục được khoa học nghiên cứu. Nhưng chắc chắn rằng, văn học nghệ thuật từ xưa tới nay và mai sau sẽ vẫn sử dụng mô típ những giấc mộng - dự báo, không nhằm tuyên truyền mê tín dị đoan, mà nhằm khái quát cuộc sống từ nhiều góc độ và góp phần điều chỉnh căn bệnh chủ quan duy ý chí của con người. Bởi: “Hẳn những người viết ý thức được rằng nghệ thuật sẽ đi vào lòng người giàu sức ám ảnh hơn nếu chỉ cái mơ hồ của nghệ thuật mới có thể diễn tả cái mơ hồ của đời sống một cách độc đáo nhất” [30;52].

* Môtip linh cảm

Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Ngôn ngữ học Việt Nam): “Linh cảm là cảm thấy bằng linh tính”. Con người có một khả năng kỳ lạ mà khó lý giải đó là linh cảm – khả năng nhận biết bằng trực giác, cảm giác, bằng sự mẫn cảm, một “giác quan thứ sáu” đặc biệt để dự báo, tiên đoán. Các nhà văn là những người rất nhạy cảm nên họ thường truyền dẫn cho nhân vật của mình những khả năng đặc biệt ấy để tạo nên sức hấp dẫn cho hình tượng. Linh cảm là một dạng biểu hiện của đời sống tâm linh, là năng lực kỳ lạ giúp con người có khả năng nhận biết, thấu hiểu, tiên tri, dự cảm trước được sự kiện hay thần giao

cách cảm với người âm... Đó là những khả năng siêu phàm kỳ lạ mà khoa học ngày nay chưa giải thích được triệt để.

Hai chữ “tâm linh” không còn xa lạ với chúng ta nhưng bí ẩn mà nó tạo ra có sức hút với con người ở mọi thời đại. Mỗi giai đoạn lịch sử, người ta có cách lý giải khác nhau về vấn đề này song tựu trung lại đó vẫn là một vùng "thiêng" và "lạ" đòi hỏi sự nghiên cứu chính xác, khoa học. Ở nước ta gần đây, người ta nói nhiều tới vấn đề ngoại cảm, tâm linh khi tìm mộ liệt sĩ hoặc tìm người mất tích, thất lạc từ lâu.

Hòa trong dòng chảy của đời sống đương đại, văn xuôi sau 1975 cũng đề cập nhiều tới vấn đề này ở những phương diện khác nhau. Mỗi nhà văn đi vào khai thác những khía cạnh riêng bí ẩn của “tâm linh”, không vì mục đích đáp ứng sự hiếu kỳ của người đọc mà họ muốn hướng tới sự khám phá ngày càng sâu sắc về con người. “Đó là những gì thuộc về một còi miền sâu thẳm, hư ảo, chập chờn, vượt khỏi khả năng kiểm soát của ý thức nhưng cơ bản vẫn gắn với thế giới tinh thần của con người, là khả năng bí ấn của con người mà khoa học duy lý chưa thể giải thích” (43;40).

Là "người trôi dạt trong thời đại”, Nguyễn Bình Phương có cảm nhận sâu sắc về thế giới tinh thần, con người và khám phá nó ở bề sâu "linh cảm". Linh cảm là một đặc điểm không thể thiếu trong đời sống tinh thần nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chi phối và quyết định hành động và số phận của nhiều nhân vật.

Trong Những đứa trẻ chết già, ở phần “Vô thanh” (III) một nhân vật tên là Chí trước hôm chiến đấu thì đột ngột thay đổi thái độ, giả vờ ốm, không muốn ra trận. Chí đã biện minh: “Tao linh cảm có điều không lành sẽ đến với mình. Tao mơ thấy cây si...” [3;93] (cây si nơi đầu làng của ông là biểu tượng của sự chết chóc, nơi có nhiều bóng ma rình rập) và sau đó Chí đã bị tử thương.

Một nhân vật khác là Bào mù luôn nghe rò và cảm nhận được bước chân của người lạ, tiếng xe trâu và tiếng của con thú lạ. Bên cạnh đó còn có linh cảm đặc biệt của con người ở hai thế giới, hai dòng thời gian khác nhau. Ông Trình từng răn đe Hải: “Không cẩn thận, người đàn bà đó sẽ bị chết vì cậu mất” [3;149] và quả thật sau đó ít hôm người đàn bà tên Lanh đó bị chính chồng mình là Quý cụt xiên nhầm. Hải cũng từng linh cảm có điều không lành sẽ xảy ra với gia đình mình và ông Trình. Mọi người đều có những trực giác dự cảm bất an về sự việc sẽ xảy ra trong khoảng thời gian sắp tới, một phần là do sự phức tạp của cuộc sống, một phần do cảm quan, sự nhạy bén của giác quan con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Trong tiểu thuyết Người đi vắng, hầu hết các nhân vật đều luôn sống trong linh cảm: Khi cụ Điển vừa bước ra cửa thì thấy một con chim sẻ sa thẳng xuống trước mặt, con chim giãy giụa mấy cái rồi nằm im. Linh tính không sai về thảm kịch sẽ xảy ra với cháu dâu - Hoàn, vợ Thắng - bởi cụ là người từng trải và đầy kinh nghiệm, biết hiện tượng “chim sa cá nhảy” là điềm báo xấu sẽ đến.

Thắng cũng linh cảm được chuyện chẳng lành đối với Hoàn ngay khi Hoàn đang ngon giấc: “Đột nhiên Thắng nghĩ có thể Hoàn sẽ không bao giờ dậy nữa và anh vội vã đặt tay lên má vợ” [4;59]. Trong khoảnh khắc, Thắng đã linh cảm thấy một điều không hay sẽ xảy ra với vợ. Và hôm sau khi chuông điện thoại đổ dồn thì “tim Thắng co thắt” khi nhận tin báo Hoàn bị tai nạn, điều anh đã linh cảm từ đêm trước. Hay tự nhiên “Kỷ linh cảm rằng sau lần giỗ mẹ có cái gì đó đang đến với gia đình mình, một sự chuyển dịch, một sự vận động kín đáo nhưng lại chứa uy lực không cưỡng lại nổi” [4;86]. Linh cảm của Kỷ đã đúng khi ngôi nhà chưa được hoàn thiện thì cụ Điển bỏ nhà đi đâu mất, Sơn - em trai anh - chết trong tư thế rất đau đớn và nhục nhã, em dâu của anh là Hoàn thì hôn mê bất tỉnh.

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 11

Đặc biệt các nhân vật còn có sự “thần giao cách cảm”. Khi nhà Thắng ở dưới quê đào móng xây nhà, thấy có một hiện tượng lạ xảy ra: hố móng đã đào sâu gần 2 mét lại trở về y nguyên hình dáng ban đầu cùng với hàng loạt các sự kiện kỳ lạ khác. Từ xưa tới nay, việc xây nhà của nhân dân ta đòi hỏi hết sức cẩn thận và chu đáo. Người ta cho rằng nếu phạm phải sai lầm về ngày giờ, tuổi tác... sẽ gây nên những hậu quả khôn lường. Một trong những cái phạm lớn nhất của phong thuỷ là phạm Thái Tuế, phạm vào ông vua canh giữ vùng đất nào thì gia đình ấy phải chịu tai họa, có khi mất mạng. Ngôi nhà chuẩn bị được xây của Thẳng ở quê đã phạm phải sai lầm lớn nhất đó. Trước khi Thái Tuế hiện hình thành khúc thịt hồng lấp kín hố móng, cả bốn anh em Thắng đều thất thần hoảng loạn: “Đột nhiên Kỷ thấy bứt rứt khó chịu, cảm giác đất dướ chân mình đang lục xục cựa quậy...” “Thắng đang rà soát lại đống tài liệu tự nhiên nhảy dựng lên như chạm phải thỏi sắt nung đỏ. Theo bản năng, anh vươn qua cửa sổ nhìn sang bên Linh Nham thấy bầu trời phía đó co thắt lại trong màu chì lỏng rồi từ từ mở bung ra như chiếc dù... Cảm giác về một cái gì đang xảy ra cứ luẩn quẩn trong Thắng, nhưng Thắng cố dằn nó xuống”, “Yến chưa kịp đón chiếc cốc đột nhiên Sơn buông tay làm nó rơi vì tan tành dưới nền nhà. Hai anh em đứng sững lại nhìn nhau. Cả hai đều choáng váng như vừa bị điện giật. Sơn thấy nền nhà dưới chân mình vòng xuống, ruột gan hắn dồn lên ngực. Chân tay Yến tê dại nặng nề, nơi Yến đang đứng có cái gì vừa chuyển động, nó trườn rất nhanh rồi đứng yên. Sự việc diễn ra trong vài giây đồng hồ cho đến khi Sơn bám được vào mép chiếc ghế đẩu. Anh làm sao thế? Yến run rẩy hỏi mặt như đổ chàm. Sơn nhắm mắt lắc đầu quầy quậy: tao không biết, không biết. Sơn rít lên cắn chặt răng lấy đà lao vút ra ngoài”. Những người trong gia đình Thắng ở bốn khung cảnh không gian khác nhau, nhưng trong một khoảnh khắc, họ đều cảm nhận có một điều gì thật đặc biệt, linh tính báo điều xấu sẽ xảy ra.

Hiền trong Thoạt kỳ thủy là cô gái xinh đẹp từ bé. Trước vẻ đẹp mặn mà khác lạ của con gái mình, bố mẹ Hiền đã linh cảm về số phận đáng thương, đau khổ của cô. Khi Hiền vừa lớn, cũng là lúc bố mẹ cô lần lượt qua đời, Hiền lấy phải một người chồng điên, cô không được hưởng hạnh phúc. Cô gái trẻ đó sớm bị tước đoạt nhu cầu sinh lý tự nhiên và góa chồng khi chưa một lần được nếm trọn dư vị của hạnh phúc, luôn sống trong ám ảnh, khát khao thèm muốn...

Nhân vật của Nguyễn Bình Phương hầu hết đều có linh cảm, linh cảm xảy ra với cả người bình thường hoặc người mắc bệnh hoảng loạn tinh thần. Cả nhân vật công chức, trí thức cũng bị mắc bệnh, khủng hoảng, tàn khuyết tinh thần. Linh cảm xảy ra khi họ rơi vào trạng thái bị ám ảnh, trạng thái bất an. Linh cảm thường đến trong những giấc mơ, trong trạng thái nửa say nửa tỉnh, nửa hư nửa thực, khi ranh giới giữa hiện thực và ảo giác bị xoá nhoà.

Linh cảm luôn song hành trong cuộc đời nhân vật. Có thể do môi trường sống đầy những rủi ro, phức tạp, họ không thể thoát ra khỏi bầu không khí ngột ngạt và căng thẳng cho nên luôn sống trong lo âu, sợ hãi và nhiều linh cảm. Biểu hiện của linh cảm khi rò rệt, khi mơ hồ. Linh cảm nếu mơ hồ thì đó chỉ là những nét tâm lý thoáng qua ẩn hiện. Linh cảm rò bao nhiêu thì hậu quả của nó càng đậm nét, khốc liệt bấy nhiêu. Linh cảm không phải sự duy tâm hoặc là hệ quả của đời sống nội tâm phức tạp mà nó mang tính tất yếu xã hội. Sống giữa bộn bề lo toan, cuộc sống đầy bất trắc, luôn cảnh giác đề phòng, luôn lo âu sợ hãi, con người dễ dự cảm điều bất an.

Những linh cảm đó chưa đủ lớn và đủ sức để biến mỗi người trở thành ngoại cảm, tiên tri nhưng đó thực sự là năng lực kỳ diệu của con người. Nguyễn Bình Phương đã nhận thấy đằng sau vẻ ngoài có khi xộc xệch, bất cần, méo mó, dị dạng, vô cảm, thế giới tâm hồn của con người lại cực kỳ nhạy cảm. Môtip linh cảm chính là một phương tiện nhà văn dùng để biểu hiện sự phong phú của nội tâm con người.

Trong thực tế, có những dự cảm xấu không xảy ra, song cũng có những linh cảm xấu không thể tránh được. Lúc đó, người ta thường vin vào số phận. Ngòi bút Nguyễn Bình Phương đã khai thác và bộc lộ cả những "phần tối" đó trong tâm linh mỗi người.

Linh cảm là phương thức hữu hiệu để nhà văn vén bức màn huyền bí của cuộc sống. Xuất phát từ cảm quan nhạy bén với “phần khuất” của hiện thực, từ trái tim nhân hậu và đa cảm, nhà văn luôn thấp thỏm, lo âu cho sinh mạng con người. Tác giả đi vào con đường “linh cảm” để phát hiện và cảm thông cho những tâm hồn cô đơn, những ham muốn đáng thương hay những khát vọng không thành. Nhà văn không phải là kẻ đồng loã với “bóng tối” trong tâm linh mà là người đến để xoa dịu nỗi đau cho những tâm hồn bị tổn thương sâu sắc. Bên cạnh đó, Nguyễn Bình Phương cũng lên tiếng cảnh tỉnh con người về cuộc sống vốn có những cạm bẫy và bất hạnh khôn lường. Bởi vậy, con người chúng ta phải nhạy cảm với sự thật và mọi biến cố để phòng hoặc đối diện với chính nó và vượt qua nó. Nguyễn Bình Phương đã góp phần đổi mới phương thức phản ánh hiện thực qua việc sử dụng môtip linh cảm. Tuy nhiên, những biểu hiện của đời sống tâm linh con người vẫn còn mở ra nhiều khoảng trời mới, cần tiếp tục khám phá.

3.3. Sử dụng các yếu tố ngôn ngữ giàu khả năng gợi tả sự kỳ ảo

Ngôn ngữ tiểu thuyết đương đại không chỉ là ngôn ngữ tả chân hay ngôn ngữ bay bổng mà theo Baktin: “Những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau được đưa vào tiểu thuyết và ở đó chúng được tổ chức thành một hệ thống nghệ thuật hoàn chỉnh” [37;128].

Cũng như nhiều cây bút đương đại khác, Nguyễn Bình Phương đã nỗ lực tìm tòi, đổi mới ngôn ngữ. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, có người cho rằng: “... ma và con người, quỉ thần và con người biệt lập hoặc hội nhập vào nhau trong một thứ ánh sáng hoặc bóng tối với những liều lượng khó đoán định của phù thủy ngôn ngữ” [30;21]. Đúng vậy, bản thân ngôn

ngữ không mang chất kì ảo nhưng bàn tay sáng tạo của tác giả đã chọn lựa, nhào nặn, tinh luyện, chưng cất chúng để tạo nên “bầu khí quyển” kỳ ảo trong tác phẩm. Thế giới nghệ thuật kỳ ảo đã được Nguyễn Bình Phương tạo dựng thành công nhờ những “pháp thuật” từ ngữ đắc dụng của nhà văn.

3.3.1. Sử dụng phó từ mang tính chất đột biến

Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương sử dụng khá cao các phó từ như: bỗng chốc, bỗng nhiên, tự nhiên, tự dưng, bỗng, đột nhiên... chỉ tính chất bất thường, đột biến của sự vật, hiện tượng. Đằng sau đó là những động từ mà khi chúng kết hợp với nhau tạo ra không khí kỳ ảo, ma quái cho câu chuyện và gây bất ngờ với người đọc.

Đó có thể là hiện tượng kỳ bí, lạ lùng của thiên nhiên: “Cánh rừng làng Phan bỗng chốc xao động”; “bầu trời đột ngột nứt toác ra”. Không gian như tan ra hòa vào hư vô mênh mông “Căn phòng bỗng nhiên dãn ra, các bức tường biến mất, chỉ còn lại bốn phía mênh mông vô tận không đường chân trời” hay không gian được đẩy lên cao tạo chiều sâu thăm thẳm “Trần nhà

bỗng dâng cao, nhòa đi, đẩy những bông hoa tan ra khỏi tầm mắt và mây xuất hiện. Mây vẩy cá trắng muốt dán kín nửa bầu trời trên đầu, một nửa ở ngang mắt thì xa thăm thẳm trong màu xanh nhạt”.

Thiên nhiên biến ảo, trở nên kỳ bí, hoang đường: “Trăng to bằng cái đấu, sáng trắng ngày càng cao lên, khi tới giữa đỉnh thì đột nhiên bầu trời mang một vẻ uy nghiêm huyền bí”.

Có khi phó từ đứng ở đầu câu gây cảm giác bất ngờ cao độ cho người đọc: “Thốt nhiên lũ chim đồng thanh ré lên rồi bị xé làm hai” [6;288] và “Bỗng trời đất rung ầm ầm, quả đồi chao bên nọ, chao bên kia”.

Hoặc thuật lại hàng loạt các biến cố lạ lùng xảy ra ở làng Phan trong

Những đứa trẻ chết già:

“Cùng với bí mật quyến rũ đến ghê người, làng tự dưng bị lâm vào một tình trạng chưa từng xảy ra bao giờ. Đó là sự mất tiếng. Cứ về đêm, mọi âm thanh của người và vật biến mất” [3;57].

“Ngày 21, sông Linh Nham cạnh sạch. Ao nhà bà Liêm tự dưng đầy ắp nước, trong ao có con cá trê đỏ to bằng bụng chân, mắt mù, đuôi dài như chiếc khăn phu la” [3;86].

“Giờ Ngọ cùng ngày, trời trở lạnh dữ dội, cá ở sông Linh Nham chết nhiều vô kể. Có hai cây cổ thụ trong làng tự dưng đổ ập xuống cùng một lúc và tan ra thành bụi” [3;267].

“Giờ Thân, vết chân thú in ở mặt đá trong ngôi miếu nhà cô Nguyệt tự

dưng ứa máu đầm đìa” [3;267].

“Đêm, đột nhiên dân làng nghe nhà bà giáo vọng ra tiếng của hai người đàn ông chạc tuổi nhau nói chuyện” [3;269].

Và sự xuất hiện biến hóa đột ngột của tự nhiên ở ngôi miếu trong lời kể của lão Việt trong Người đi vắng: “Hôm qua đứa cháu ở quê điện ra bảo ở góc trái đền tự nhiên trồi lên một hòn đá nhẵn có cả mắt, mũi, mồm, miệng” [4;221].

Nguyễn Bình Phương sử dụng các phó từ chỉ sự đột biến ở mức độ cao và có chủ ý. Các sự việc, hiện tượng, sự kiện diễn ra sau các phó từ chỉ sự đột biến đều bí ẩn, lạ lùng ghê sợ, chúng trở thành những “điềm dữ” với nhân vật.

Trong cảm quan hiện thực của tác giả: cuộc sống đầy những biến hóa bất ngờ, những hiểm nguy luôn rình rập con người. Con người thật bé nhỏ, mong manh trước dòng đời bất trắc. Từ ngữ là phương tiện chuyển tải cái nhìn của nhà văn về hiện thực.

3.3.2. Sử dụng cụm từ giàu tính vò đoán

Nguyễn Bình Phương sử dụng các cụm từ mang tính vò đoán như: hình như, lại đồn rằng, tuồng như... có tác dụng làm “nhòe hóa” sự việc. Những

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí