Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 12

cụm từ vò đoán xuất hiện trong cảm nhận, cảm giác và đôi khi là do “giác quan thứ sáu” của nhân vật về sự kỳ bí của hiện thực và con người:

“Hình như đất dưới chân lão rung rinh, chao đảo” [6;78]. Đó chính là một linh cảm dự báo điềm chẳng lành sẽ xảy ra.

Một màn sương ma quái rùng rợn được gợi ra: “Hình như có những âm thanh lạ vọng ra từ bãi tha ma, tiếng rì rầm hổn hển lúc dâng lên hạ xuống...” [6;94]. Cụm từ “hình như” mang tính vò đoán nhưng thực tế lại để khẳng định hiện tượng có ma xuất hiện, gây cảm giác nửa tin nửa ngờ, vừa thực vừa ảo.

Hay là sự nghi ngờ về nguồn gốc của tấm vải áo lạ kỳ của Minh:

“Có một ai đó đã mang nó đến, phải, một ai đó, vô danh, bí ẩn. Không

thể biết rò về người mang đến nhưng có thể hình dung ra bàn tay cầm mảnh vải ấy, nó chẳng hề có bất cứ một mẩu chai nào, chẳng cả ám khói thuốc và không vết sẹo, dù là nhỏ ở các ngón tay thô dầy. Người mang mảnh vải đến

có thể có một cái tên rất đẹp” [7;140].

Miêu tả được cụ thể cảm giác của cỏ cây “Đêm nay không mây, từ ngọn cỏ đến thân cây đến các gân lá tuồng như đang chìm trong cơn run rẩy thiêng liêng” [4;98].

Những cụm từ có ý nghĩa tình thái, thường đứng ở đầu câu (hoặc đầu vế câu) khuyết chủ ngữ giàu tính vò đoán tạo cho sự việc, hiện tượng ở ranh giới giữa thực và ảo. Đó là sự mờ hóa về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật:

“Lại đồn rằng Ngài về lúc nửa đêm cất tiếng sang sảng đọc sấm” [4;110] – thần thánh xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Câu chuyện về số phận, bi kịch của một đôi lứa được hé mở:

“Người ta đồn Tuyết mất tích mình biết Tuyết trôi đi” [4;128]. Câu văn được lặp lại ba lần trong câu chuyện của một tử thi trên chiếc băng ca để minh chứng cho một mối tình, một vụ án mà mãi mãi không bao giờ tìm ra đáp án.

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 12

Nhà văn thường xuyên sử dụng các từ ngữ mang tính vò đoán để làm tăng tính kỳ ảo của sự kiện. Đó cũng chính là dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong kỹ thuật viết của tác giả: kết hợp nhuần nhuyễn, tự nhiên hai yếu tố thực - ảo. Tác giả biến cái ảo trở thành một phần hiện thực và tạo cho người đọc cảm giác tin vào hiện thực huyền ảo ấy.

3.3.3. Sử dụng những ký hiệu ngôn ngữ lạ

Bên cạnh thủ pháp “tẩy trắng” thời gian, Nguyễn Bình Phương còn sử dụng thủ pháp “tẩy trắng” ngôn ngữ: đó là tạo mảng trắng trong đối thoại của nhân vật, hình thức nhại ngôn ngữ, những câu văn, đoạn văn bị tẩy trắng về mặt ngữ nghĩa...

Một trong những thủ pháp “tẩy trắng” ngôn ngữ là cách thức tạo ra những kí hiệu ngôn ngữ lạ.

Khảo sát tiểu thuyếtNgồi, ta thấy có sự xuất hiện lặp đi lặp lại của âm thanh “cốc” trong 18 chương trên tổng số 49 chương. Âm thanh này thường xuất hiện ở cuối chương. Duy chỉ ở chương thứ 34, nó được xen trong đoạn văn. Đó là những âm thanh có nhịp điệu khác nhau, độ dài ngắn cũng khác nhau; có khi chỉ là một chữ song cũng có khi dài đến 117 chữ. “cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc” [7;157]. Những đoạn âm thanh này vang lên chủ yếu giữa cảnh đời thực với những thăng trầm, thường nhật của các sự kiện nơi công sở, khu dân cư, trong một gia đình... Có lúc nó được cất lên từ cảnh mơ mộng, hư ảo, huyễn hoặc.

Tiếng “cốc, cốc” ấy có phải là tiếng gò cửa không? Hoàn toàn không phải. Đó là tiếng gò mò phát ra từ ngôi nhà hàng xóm của Khẩn, ai đó đang

gò mò tụng kinh. Những âm thanh “cốc, cốc” kéo dài xen vào cuộc đời của Khẩn, góp phần thể hiện cuộc sống đang diễn ra theo chiều hướng suy sụp. Tiếng mò cứ bền bỉ ngân lên sau mỗi biến cố xảy ra như muốn cứu rỗi tâm hồn. Tiếng mò cất lên khi nhân vật Quân mất tích, khi Thuý tìm đến với Nghĩa, với Khẩn, tiếng mò sau đám tang bà nội Nhung... Những câu văn là chuỗi âm thanh “cốc cốc” vang lên như tiếng vọng từ tiềm thức để cứu rỗi “tính bản thiện” của con người. Tiếng gò mò xoáy sâu vào tâm trí nhân vật để mỗi nhân vật tự soi lại giá trị, ý nghĩa của mình trong cuộc đời này.

Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già có sự xuất hiện của những tiếng “lọc cọc lọc cọc” trong các phần Vô thanh với hình thức biểu hiện khác nhau, mỗi chỗ có nhịp điệu riêng. “Lọc cọc” là tiếng kêu phát ra từ chiếc xe trâu từ vô định và cũng chính là nhịp điệu rời rã của cuộc sống. Trong cảm nhận của nhà văn, nhiều khi cuộc sống không diễn ra theo một dòng chảy êm đềm mà đứt đoạn, rời rạc. Thiên chức của nhà văn là người kết nối những âm điệu đứt đoạn, rời rạc, kết nối những mảnh vỡ tâm hồn để tạo nên sự hòa điệu trong cuộc sống.

Xuất hiện trong Người đi vắng là âm thanh vang vọng, day dứt của tiếng mọt, khi rào rào nghiến ngấu, khi đều đều dàn trải... Âm thanh cất lên từ hiện tại, vọng về từ ký ức hay dự cảm tương lai của nhân vật. Mỗi lần tiếng mọt rền rĩ cất lên là báo hiệu một sự kiện xấu đang diễn ra hoặc sắp xảy ra. Phải chăng đó là tín hiệu về sự tha hoá của nhân cách, về nguy cơ suy sụp tinh thần hoặc những bất trắc của cuộc sống, những điều đó nếu biết lắng nghe người ta sẽ linh cảm được.

Trong tiểu thuyết Ngồi, có sự xuất hiện của một cái tên lạ bắt đầu từ trích đoạn sau:

“... cúi xuống nhặt một xác chim đã cứng lên ngắm nghía (...). Những đám mây dày đặc vẫn lớp lớp bay tới bao kín lấy đỉnh cột đồng... thả xác con chim xuống, nhặt hòn đá to bằng chính đầu mình dùng hết sức bình sinh giáng

mạnh vào cây cột đồng (...). Một con trâu thũng thẵng đi tới, khi cách cây cột đồng chừng hơn chục bước chân thì dừng lại giương đôi mắt lồi đen bóng nhìn... (...). Con trâu ngúc ngoắc đầu phát ra những âm thanh ọ ẹ khó hiểu... dỏng tai cố gắng phán đoán. Nước đỏ rực lừ đừ miết về Nam với tinh thần không thể ngăn cản... ngó xuống, giật mình khi thấy những khuôn mặt mờ ảo nhưng hung hãn đang lao đi, dừng lại, lao đi tuân theo mệnh lệnh đều đặn khô cứng phát ra từ hình chiếu lộn ngược của cây cột đồng. Một cảm giác chờn chợn nổi dậy và lan toả khắp cơ thể...

Giao Chỉ.

Bằng sự nhẫn nại ghê gớm, ... hạ mình xuống, chân trái ...n gập lại ngả ngang bằng với mặt đất, chân phải ...ẩn co lên ép vào bụng, tay trái ...hẩn bẻ vuông góc, bàn tay ngửa, các ngón mở ra như những cánh hoa đang tàn, bàn tay phải của Khẩn với các ngón gân guốc như bộ rễ già nua bọc kín lấy đầu gối chân phải.” [7;10]

Trong trích đoạn trên, tác giả dùng dấu ba chấm (...) để thay cho tên của nhân vật và “gợi ra ý nghĩa về cuộc đời, cuộc đời ngắn ngủi chỉ chiếm một phần nhỏ trong quãng chiều dài thời gian vô tận” [32]. Đây là một đặc điểm mới lạ của Nguyễn Bình Phương khi nhà văn dùng để thay tên cho nhân vật. Rồi tên nhân vật hiện dần ra qua các chữ cái nhưng lại theo một qui luật ngược là hiện dần từ ký tự cuối của một cái tên đến ký tự đầu. Rồi sau một hành trình “xuất hiện”, “nhập thế”, “tĩnh toạ” thì cái tên Khẩn lại trở về với dáng hình ban đầu của mình ẩn hiện trong dấu ba chấm (...).

Mỗi khi ngồi vào máy vi tính, Khẩn đã nhận thấy, việc xoá một cái tên, kể cả tên của chính mình dễ như trở bàn tay; khi xuất hiện thì từ từ còn biến mất thì nhanh chóng. Cũng tương tự là sự biến mất của một nhân vật và một cái tên trong đoạn văn sau:

“Mặt hồ chới với vài ba tia nắng muộn. Trươn... vẫn múa may quay cuồng chửi bới cãi cọ với đối thủ. Bất ngờ Trươ... lao ra cửa, tao bới lên này,

ối a này này. Trư... làm động tác xúc đất từ chỗ nọ đổ sang chỗ kia. Nhìn này ối a thằng kia. Tr... lại chạy nhao lên giường ngồi bó gối sợ sệt nhìn ra cửa sau đó T... đột ngột thăng vút lên, bắt hai chân vào nhau rồi rơi tự do. Chiếc giường rung bật lên như bị cả bầu trời sập xuống. Ta đi đây. Tiếng nói phẫn nộ, thảng thốt. Khẩn và Liên giật mình chạy vào đã thấy ... ngồi khoanh chân bằng tròn, hai tay thu vào lòng, đầu cúi gằm nhìn sâu xuống mắt cá chân mình.” [7;277].

Những cái tên xuất hiện trong những dẫn chứng trên nói lên sự gia công từ ngữ của nhà văn để thể hiện suy ngẫm về cuộc đời. Mỗi cái tên là đại diện cho một con người, một số phận. Nhưng không phải ai cũng để lại ý nghĩa, dấu ấn cho đời mà thực chất giữa hàng ngàn con người thì sự tồn tại của mỗi người chỉ như một dấu chấm vô cùng nhỏ bé và có khi vô nghĩa. Con người ta có thể biến mất hoặc thay đổi không ngờ trước, đó là điều thường nhật mà mỗi chúng ta phải chấp nhận. Với sự biến mất của những cái tên, Nguyễn Bình Phương đã cho ta một quan niệm phủ nhận sự thống trị vĩnh viễn của mỗi con người trong còi đời. Tất cả tạo nên ý nghĩa về sự hiện hữu của con người, giới hạn con người, chỗ đứng của con người trong cuộc đời.

Trong vòng mấy thập niên trở lại đây, càng về những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI này, yếu tố kỳ ảo càng gia tăng trong văn học. Bởi bên cạnh sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhân loại cần đến một “hình thái thẩm mĩ kỳ ảo siêu nhiên”, một loại hình văn học của trí tưởng tượng để tìm lại trạng thái cân bằng cho đời sống tâm lý, để đi sâu vào khai thác và chiếm lĩnh đời sống tâm linh đầy bí ẩn của con người. Nhà văn dùng yếu tố kỳ ảo như một phương tiện để chuyển tải nội dung phong phú của cuộc sống, sự đa dạng nhiều chiều của hiện thực, thế giới tinh thần phong phú của con người. Nguyễn Bình Phương đã đưa văn mình hòa nhập vào dòng chảy chung đó và nhà văn đã tạo được một sắc diện riêng bằng các phương thức tạo dựng yếu tố kỳ ảo hiệu quả, sáng tạo, hấp dẫn.

KẾT LUẬN


1. Sau thời kỳ đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam đã đạt được sự cách tân về nhiều phương diện: cái nhìn hiện thực, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật...; và nổi bật trong đó là thủ pháp lạ hoá bằng những yếu tố kỳ ảo, huyền thoại. Tăng cường yếu tố kỳ ảo trong sáng tác là một hướng thể nghiệm, tìm tòi đổi mới của tiểu thuyết thời kỳ này. Các nhà văn sử dụng yếu tố kỳ ảo làm phương thức khám phá chiều sâu hiện thực, lí giải bí ẩn của đời sống và thế giới tâm hồn con người. Lợi thế đặc biệt của cái kỳ ảo đã được phát huy để nhà văn có điều kiện thâm nhập vào những vấn đề nhạy cảm của cuộc sống và thế giới tinh thần của con người như: tín ngưỡng, tôn giáo, tình dục... Tuỳ theo sở trường và cảm nhận riêng, mỗi nhà văn lại tìm đến những cách thức phản ánh cuộc sống khác nhau, những phương thức “lạ hoá” khác nhau.

Bên cạnh đó, trong cuộc hành trình “hội nhập” của đất nước, do ảnh hưởng của tư duy văn học hiện đại của thế giới, trực tiếp là ảnh hưởng của khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong văn học hậu hiện đại phương Tây. Các nhà văn càng có nhu cầu đổi mới tư duy và kĩ thuật tiểu thuyết. Yếu tố kỳ ảo trong văn học đã trở thành thủ pháp hữu hiệu giúp nhà văn khám phá hiện thực đời sống xã hội và con người ở những chiều kích mới. Nguyễn Bình Phương cũng đã góp phần đem lại cho văn xuôi đương đại một diện mạo mới.

2. Yếu tố kỳ ảo trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện tập trung ở các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ. Về yếu tố kỳ ảo trong không gian, chúng tôi nhận thấy rằng, nhà văn chú ý tạo dựng kiểu không gian mang màu sấc âm giới với vô vàn lời của người âm cất lên; không gian của núi rừng hoang vu huyền bí và không gian chập chờn trong còi vô thức. Đồng hiện cùng không gian kỳ ảo là dòng chảy của thời gian biến ảo với sự hư ảo của thời gian, thời gian trong còi vô thức. Thế giới nhân vật kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là những

nhân vật người điên, nhân vật biến hình, nhân vật chuyển kiếp hư ảo và ma quái. Bằng bút pháp kỳ ảo, tác giả đã thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người: con người cô đơn, con người chứa nhiều bí ẩn cần khám phá.

Ở phương thức xây dựng yếu tố kỳ ảo, Nguyễn Bình Phương chú ý xây dựng kết cấu lồng ghép cốt truyện, góp phần tạo dựng không khí kỳ ảo trong tác phẩm. Nhà văn cũng đã xây dựng hệ thống những hình ảnh nghệ thuật và môtip trần thuật mang ý nghĩa biểu tượng. Các môtip linh cảm, môtip giấc mơ cho thấy những khả năng kỳ lạ ở con người và mơ ước của con người về cuộc sống.

Về ngôn ngữ, Nguyễn Bình Phương sử dụng hiệu quả phó từ mang tính chất đột biến, những cụm từ giàu tính vò đoán góp phần “nhoè hoá” nhân vật và huyền thoại hoá những sự vật, hiện tượng thường nhật. Phương thức ngôn ngữ kỳ ảo đặc biệt của Nguyễn Bình Phương là cách thức tạo “mảng trắng” ngôn ngữ trong đoạn văn. Đó là những mảng ký hiệu âm thanh rời rạc hay triền miên không có giá trị ngữ nghĩa. Sự xuất hiện, mất đi một cách kỳ lạ của những ký hiệu ngôn ngữ cũng góp phần miêu tả sự kỳ ảo nhân vật.

3. Yếu tố kỳ ảo góp phần quan trọng tạo nên sự đổi mới trong tư duy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương so với tiểu thuyết sử thi thời kỳ chiến tranh Cách mạng. Mượn yếu tố kỳ ảo, nhà văn đã nói lên nhiều sự thật về cuộc sống và con người. Đó là những con người với nỗi cô đơn, lạc lòng, lạc lòng ngay trong gia đình mình, thôn xóm mình, sống trong sự hờ hững của đồng loại và lạc lòng với chính bản thân mình - một căn bệnh tinh thần khó trách của con người thời hiện đại, hậu quả của quá trình “thương mại hoá”, “số hoá” các mối quan hệ trong cuộc sống. Nguyễn Bình Phương cũng mạnh dạn chỉ ra những tham vọng về sự giàu sang, danh vọng của con người đã huỷ diệt chính mình, làm mất cái sơ tâm nguyên thuỷ trong sáng. Thật đáng sợ khi con người đang tan rã ngay trong đời sống cộng đồng, con người tự đánh mất mình, chỉ

còn là những cá thể mong manh dẫn tới bị điên, bị vật hoá, dị hoá; con người bị suy tàn trí nhớ và chỉ còn là những cá thể vô nghĩa, trống rỗng.

Qua phương thức kỳ ảo, Nguyễn Bình Phương cũng đặt ra những vấn đề nhức nhối trong xã hội: con người đang tự đầu độc chính môi trường sống của mình, đang tự huỷ hoại mình bằng bạo lực mông muội (hành vi, hành động giống như thời kỳ bán sơ khai), bằng những ham muốn vô độ và sự vô cảm. Hậu quả dẫn đến là con người hoá điên, con người hoá vật. Từ đó giúp chúng ta nhận thức rằng đâu phải xã hội văn minh hơn thì con người đều hoàn thiện, tốt đẹp. Còn bao nhiêu điều nhức nhối, bao hành vi cần điều chỉnh, bao căn bệnh cần chữa trị và những môi trường sống cần tiếp tục được cải thiện. Cần phải khắc phục để chống lại căn bệnh “nhiễm trùng” xã hội. Bởi nếu không khắc phục, xã hội của chúng ta sẽ rơi vào bi kịch của “Những đứa trẻ chết già”, trở lại thời “Thoạt kỳ thuỷ” hoặc chỉ còn là những “Trí nhớ suy tàn”. Xuất phát từ cảm quan nhạy bén với mặt trái của hiện thực, từ trái tim nhân hậu và đa cảm, nhà văn “mang bản mặt thiên bẩm của nỗi buồn ấy” luôn thấp thỏm, lo âu cho sinh mạng của con người. Đằng sau những yếu tố kỳ ảo, những bộ mặt kì dị trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương là tiếng nói nhân văn đầy trách nhiệm với cộng đồng.

Thế giới địa phủ, núi rừng hoang vu, lạnh lẽo, kiểu nhân vật người điên, bóng ma, người biến dạng phản ánh "cái nhìn bi kịch" của Nguyễn Bình Phương, cái nhìn nhạy cảm với phần khuất tối, bất trắc của cuộc đời. "Cái nhìn bi kịch" vén bức màn ảo tưởng cuộc đời, cho thấy con người phải đương đầu với biết bao thế lực bạo tàn, hắc ám; đương đầu với định mệnh, với sự tàn ác của kẻ khác; đương đầu với nhược điểm của chính mình. Kết thúc "bi kịch" luôn là đau thương (điên, mất tích, chết thê thảm, sống cô đơn...) nhưng người ta nhận thấy chính những đau thương đó đã chiếu sáng đường đi cho con người và cuộc đời; và nhờ đó, còi nhân sinh được bình ổn và sáng đẹp hơn.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí