Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 8

Kim cũng là một nhân vật thực - ảo trong tác phẩm này. Kim là người tình trong những giấc mơ của Khẩn. Trong cuộc trao đổi của chúng tôi với Nguyễn Bình Phương, nhà văn đã nói khi viết về mối tình của Kim với Khẩn, tác giả bị ám ảnh bởi cuốn tiểu thuyếtNgười đẹp say ngủ của một nhà văn Nhật Bản. Đó là câu chuyện về một thế giới mộng ảo nhưng cũng đầy day dứt, về một mối tình buồn nhất thế gian của một ông già đã ngoài 70 tuổi với một cô gái trẻ. Ý kiến này của tác giả làm rò hơn tính “thật - ảo” của nhân vật Kim.

Có lẽ từ ám ảnh đó, mười lần Kim xuất hiện trong những giấc mơ của Khẩn đều “ảo hoá”. Có khi Kim thanh thoát chỉ như một cái bóng mờ ảo, có khi “Kim về” như biểu hiện của yêu ma. Khi thì Kim hiện về trong khói sương bảng lảng Hồ Núi Cốc và hàng bạch đàn đầy ma quái trong vẻ đẹp lạ kỳ, bí ẩn: “Kim khép các ngón tay lại, bông hoa lặn sâu vào lòng tay Kim. Khi bông hoa trong lòng tay Kim đã biến mất hẳn thì ở cổ, bả vai, ngực Kim lại nở rộ biến thân thể Kim thành một cây hoa thông minh, kiêu kỳ trong ánh nắng rực rỡ” [7;38].

Và ở Chương 17, khi Khẩn cùng gia đình Nhung ra thăm mộ bà ngoại Nhung ngoài nghĩa địa, tình cờ Khẩn thấy: “bức ảnh người con gái gắn trên mộ giống hệt như Kim. Khẩn ngồi xổm ngắm nhìn chiếc bia gắn hình cô gái, lòng dạ bần thần hoang hoải. Kim đang nhìn Khẩn, nét mặt xa lạ nghiêm khắc, ánh mắt loàng nhoàng nửa thực nửa hư xoáy vào trí óc Khẩn và đột nhiên tiếng khóc cất lên, èo ẽo thê thảm làm không gian im ắng của nghĩa trang đầu chiều bị phá vì, bị đẩy đi xa hơn, vượt kên trên, sang bên kia thế giới” [7;86].

Có thể Kim đã từng là người yêu của Khẩn. Nhưng nếu như vậy có nghĩa là Kim đã mất từ lâu? Vậy tại sao Khẩn lại không biết? Kim là ai? Bóng ma hay người yêu lý tưởng của Khẩn? Dù ở dạng nào, Kim vẫn là một vẻ đẹp thiêng liêng quý báu mà Khẩn suốt đời mải miết đi tìm. “Đó cũng là ý nghĩa

của cuộc sống, ý nghĩa của tình yêu mà mỗi người chúng ta khao khát kiếm tìm và lưu giữ, nhưng nó cũng mỏng manh và hư ảo vô cùng” [32].

Dạng nhân vật mất tích, hư ảo này cũng xuất hiện với mật độ khá đậm đặc trong những tiểu thuyết cùng thời: Nhân vật bà mẹ trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Thị Ngọc Tư, nhân vật Thụy trong Chinatown của Thuận được nhắc tới rất nhhiều lần trong từng giấc mơ của nhân vật khác. Nhân vật T trong T mất tích của Thuận cũng thấp thoáng, mơ hồ.

Trong tiểu thuyết đương đại, hiện tượng nhân vật biến hình, hư ảo xuất hiện khá phổ biến và tạo ra khoảng trống cho câu chuyện. Mặc dù mất tích hay không hiện diện, nhân vật hư ảo vẫn in bóng xuống từng trang tiểu thuyết chi phối các nhân vật khác, tham dự vào thế giới nhân vật của tác phẩm.

Có người nói Nguyễn Bình Phương bị ảnh hưởng trực tiếp về kiểu nhân vật biến dạng của Kafka. Nhưng Nguyễn Bình Phương cho biết nhà văn rất chủ động khi xây dựng kiểu nhân vật biến dạng của mình.

Việc xuất hiện của nhân vật hư ảo không phải hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Với khát vọng làm mới tiểu thuyết, các nhà văn cùng thời với Nguyễn Bình Phương đã tạo ra một hệ thống các nhân vật mới khác với mô hình nhân vật trước đó. Nhân vật biến hình, mờ ảo cho ta cảm giác về con người trong thế giới tồn tại chỉ trong những khoảnh khắc mong manh, khác với quan niệm về khả năng thống trị vĩnh viễn của con người trong còi đời. Sử dụng yếu tố kỳ lạ, các nhà văn nhằm giải phóng tối đa sức tưởng tượng về hình tượng nhân vật cũng như bày tỏ quan niệm nhân sinh mới trong hoàn cảnh của cuộc sống có nhiều thay đổi.

Nguyễn Bình Phương đã nhận thức sâu sắc nguy cơ tha hoá trong bản thân mỗi con người thời hiện đại. Qua nhân vật biến hình, mất tích, nhà văn đã chỉ ra những căn bệnh của con người thời hiện nay: bệnh thờ ơ, vô trách nhiệm, bệnh ham muốn vô độ, nỗi cô đơn... Đó cũng là hình thức nhà văn gián tiếp thức tỉnh con người khỏi sa ngã trước bờ vực của sự tha hoá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Cũng cần nhận thấy khi Nguyễn Bình Phương tạo ra lớp nhân vật mất tích một cách kỳ lạ, nhà văn đã làm tăng màn sương kỳ ảo trong tác phẩm khiến độc giả khó tiếp nhận hiện thực và đôi khi bị cuốn theo vòng luẩn quẩn của nhân vật, không xác định được rò chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

2.3. Nhân vật chuyển kiếp

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 8

Kết quả nghiên cứu khoa học về con người cho biết chết là chấm dứt hoạt động sống. Nguyễn Bình Phương sống giữa thời đại khoa học, hiểu rò quy luật tự nhiên sinh tồn của loài người; song với mong muốn có những thể nghiệm mới trong sáng tác để gửi gắm quan niệm riêng về nhân sinh. Nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật chuyển kiếp (những nhân vật mang bóng dáng của tiền kiếp hay hậu thân của một thế giới vô thực). Cái kỳ ảo thể hiện dưới dạng nhân vật chuyển kiếp chỉ là một phương tiện nghệ thuật được nhà văn sử dụng nhằm truyền tải nội dung, tư tưởng của mình đến bạn đọc, là một công cụ giúp nhà văn đi vào khám phá cuộc sống đa diện, đa chiều. Mỗi một nhân vật thể hiện một cách nhìn về thế giới, về cuộc đời và con người.

Nhân vật “ông” trong Những đứa trẻ chết già xuất hiện trong mạch truyện ở phần Vô thanh có rất nhiều điểm kỳ ảo. “Ông” đi vào hiện tại với cỗ xe trâu đi không mục đích trong còi hư vô, còn ký ức là những mảng chắp nối gán ghép về không gian xa xăm của một ngôi làng nào đó. Nhân vật “ông” có thể là một tiền kiếp hay hậu thân của nhân vật Hải trong tác phẩm vì cuộc đời, số phận của nhân vật “ông” nếu tinh giản đến sơ lược sẽ trùng khít với cuộc đời Hải – cháu của cụ Trường: mẹ mất sớm, chỉ còn cha, có một cô em gái, cũng phiêu lưu. Ngôi làng trong quá khứ của “ông” với những chi tiết sự kiện lạ lùng có những nét tương đồng với làng Phan của Hải, cũng có rất nhiều điều kỳ lạ, đầy ắp các hiện tượng ly kỳ khó lý giải. Nhân vật Hải hiện ra với hình dáng, tính cách, hành động, số phận mang đậm sắc màu của hiện thực. Còn nhân vật “ông” xuất hiện trong một không gian ảo, trong còi hư vô. Cuộc đời của nhân vật ông gắn liền với ngôi làng Phan xa xưa kỳ ảo, hoang đường

vừa thể hiện tính chất sơ khai vừa có ý nghĩa dự báo về con người. Tất cả quá khứ hay tương lai, tiền thân hay hậu thân của con người đều chứa đựng vô vàn điều kỳ lạ. Nhân vật “ông” có thể là tiền kiếp của Hải song cũng có thể là hậu thân của Hải.

Hoàn trong Người đi vắng lại hoá vào tiền kiếp của mình là một bé gái để sống với những kỷ niệm của quá khứ, của tuổi thơ:

“ Hoàn hỏi khuôn mặt đứa con gái:

- Mày là tao ngày xưa phải không?

- Vâng ạ! Khuôn mặt đứa con gái hơi nhòe đi vì câu trả lời của chính nó

– Chị là em đấy ạ.” [4;157].

Cứ thế, Hoàn tiếp tục hành trình trôi về tiền kiếp của mình. Cô trở thành một con bé cô đơn tuyệt vọng, xung quanh không có một ai: “hai bàn tay nó huơ sát mặt nước như người mù tìm đường... Hoàn nhận ra mình không có mụ đỡ... con bé ấy từ khi sinh ra đã cô đơn. Giờ nó ngồi kia, vẫn một mình chịu đựng nhẫn nại. Nước từ từ chảy, êm ru, trơn tuột, vô cùng tận” [4;232].

Tác giả đã để nhân vật tự cất lên câu hỏi về chính thân phận của mình và câu trả lời là tiếng nói của một khuôn mặt đứa con gái tự nhận là kiếp trước của Hoàn. Đứa con gái tiền kiếp của Hoàn từ lúc sinh ra đã là người cô đơn cho nên kiếp sau cúa nó là Hoàn cũng phải gánh chịu số phận như vậy.

Nhân vật Khẩn trong Ngồi một lần lên Yên Tử lờ mờ tìm thấy kiếp trước của mình mang bóng dáng một nhà sư. Trong nội tâm anh diễn ra sự giằng xé giữa sự tồn tại ở còi trần hay siêu thoát đến một miền thanh tịnh.

Qua hệ thống các nhân vật chuyển kiếp, Nguyễn Bình Phương đã hướng người đọc tới một vấn đề của cuộc sống hôm nay với những phức tạp bủa vây: công việc, gia đình và các mối quan hệ làm con người ta không khỏi có lúc trở nên chán chường, mệt mỏi. Họ tìm mọi cách giải thoát để tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Tiền kiếp hay hậu thân của nhân vật chính là con đường để mỗi nhân vật của Nguyễn Bình Phương đi tìm ý nghĩa của sự

tồn tại trên còi đời. Trên cuộc kiếm tìm đó, nhân vật chuyển kiếp của Nguyễn Bình Phương mang nỗi hoài nghi về sự tồn tại của bản thân mình, tìm cách lý giải xa hơn về thực tại. Hiệu quả của việc xây dựng kiểu nhân vật này của tác giả là để con người tự khám phá bản thân mình; họ vừa nhận biết được nỗi cô đơn, vừa khát khao giải thoát, vừa biết chấp nhận những rủi ro của số phận. Đó là biểu hiện một bước tiến của quá trình khám phá “con người trong con người” trong văn học qua ngòi bút Nguyễn Bình Phương.

2.4. Nhân vật ma quái

Ma là “bóng người chết hiện về” [38;721]. Có ma hay không? Đó chính là sản phẩm của sự tưởng tượng. Hiện tượng ma trơi: “là những đốm sánh lập loè ban đêm ở bãi tha ma, do hợp chất của phosphor từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí” [33;722]. Nhưng "ma" vẫn nằm trong tâm thức nhiều người. Dân gian cho rằng có một còi âm tồn tại song song với còi dương. Còi âm là thế giới của những bóng ma, hồn ma còn còi dương là thế giới của người trần đang sống. Có quan niệm dân gian thì có văn học phản ánh quan niệm đó.

Trong văn học, những câu chuyện về hồn ma, bóng quỉ đã tồn tại từ xưa. Truyện "ma" vẫn càng nhiều lên. Mỗi thời, truyện ma lại có những cách thể hiện khác nhau. Trong Truyền kỳ mạn lục, ma thường hiện về vào những khoảng thời gian nhất định để thực hiện những ước muốn còn dang dở khi sống. Ma hoá thân thành những cô gái xinh đẹp về dương gian để tận hưởng tình yêu, báo ân, báo oán... Sau khi hoàn thành mục đích của mình, ma tự biến mất.

Trong Xác Ngọc Lam, Khoa thi cuối cùng..., Nguyễn Tuân cũng rất thành công khi xây dựng một thế giới nhân vật ma. “Ma” cũng thực hiện những chức năng rò rệt: ma báo ân, báo oán, “ma yêu”, ma đội lốt người để cứu giúp dương gian, ma trả thù đời trước, báo ứng vào đời sau. Người đọc tiếp nhận hình bóng ma quỉ trong tâm thế vừa tò mò vừa sợ hãi.

Tiếp nối các nhà văn lớp trước, Nguyễn Bình Phương viết nhiều về ma trong các tác phẩm Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Ngồi. Nhà văn đã sử dụng bút pháp kỳ ảo để sáng tạo nên một thế giới nhân vật ma đầy ám ảnh.

Trong Những đứa trẻ chết già, những bóng ma hiện về làm người ta ghê sợ. Ở đám cỏ bãi tha ma vào ban đêm có bóng một người con gái chập chờn, khi là người, khi thoát xác thành ma rắn: “cô gái này trắng mờ như sương khói, chẳng nhìn rò mặt mũi gì cả” [3;169]. Hàng đêm, cô gái ấy đã làm tình với Quang. Kiền nhiều lần theo dòi Quang và phát hiện ra sự kỳ lạ này. Cho đến một đêm khi Kiền ra bãi tha ma, anh cũng bắt gặp cô gái ấy và muốn làm tình với cô, nhưng sau đó anh đã kêu lên hoảng hốt bởi dưới thân anh không còn là hình ảnh một cô gái xinh đẹp mà là một con rắn vừa lột da mềm nhũn. Sau đó đám cỏ ấy cứ úa vàng và run rẩy cất lên những tiếng yếu ớt. Hiện tượng này có phần giống với những câu chuyện cổ tích về người đội lốt những con vật xấu xí như Sọ Dừa; Lấy vợ Cóc (Người Việt); Rùa vàng (Người Tày); Chàng Bâu, Cu Vách - ốc sên (Người Mường)... nhưng chất li kỳ, rùng rợn có phần tăng lên.

Có khi ma là những bóng người dị dạng chuyển động chậm chạp: “Những người đó mặc quần áo trắng toát, kẻ nào có đầu thì mắt xanh lè, kẻ còn tai thì dài thòng thượt. Chính lão Vòng kêu ầm lên khi đang đái, lão bị một bàn tay nhớt nhát xua khắp mặt. Còn mụ Quản bao giờ cũng khẳng định là hễ đêm xuống lại thấy có hai con ma một đực một cái ôm nhau khóc rỉ ri bên chái nhà mụ” [6;210]. Nơi ma hiện về trước đây chính là bãi chiến địa nên đêm đêm các oan hồn biến thành ma kêu oan, đòi trả lại đầu. Ngoài ra trong tác phẩm còn nhiều dạng ma khác, ma trở về quẩn quanh bên con người trong giấc ngủ, ma dạo chơi, ma bày tỏ tâm sự về nỗi đau ai oán...

Rồi có khi giữa ban ngày, một con ma hiện hình trong bóng một đứa trẻ trắng toát ngồi ở ghềnh đá: “Không có mặt. Cái bóng thằng bé không có mặt. Ở đó chỉ là một cái hốc tối được viền bằng mớ tóc bám đầy rong rêu” [3;243].

Ông Trình rùng mình khi gặp ma: “Vòm lá phát ra chuỗi cười lanh lảnh, một bóng trắng toát là là đậu xuống trước mặt ông. Chưa kịp định thần, ông Trình đã chẳng thấy bóng trắng đó đâu nữa. Chợt ông rú lên quay phắt lại. Có hai bàn tay trắng gầy, ngón quặp xuống đang vươn về phía ông. Lùi mãi nhưng lùi đến đâu ông Trình vẫn bị hai bàn tay đó vươn đến. Ông nhìn rò những ngón trắng run rẩy run rẩy và một chuỗi cười điên dại của đàn bà. Ma ”[3;272]. Sau đó, ông còn nhìn thấy một túm người ở bãi tha ma đang rì rầm nói chuyện và có con ma là một đứa bé râu dài chấm ngực cầm điếu cày chạy qua. Trong cuốn tiểu thuyết này, ma có khi chỉ là những chấm, những ký hiệu hình hài mờ nhạt cũng có khi rò dáng hình cụ thể. Ma đi về cả hai nơi âm giới và trần thế. Số lượng ma cũng hết sức đông đảo, không chỉ là một bóng ma mà còn là một túm, một đàn, một đoàn người; rất nhiều lần ma xuất hiện trong đám đông. Ma là đàn bà, là trẻ con, là đàn ông, là cặp vợ chồng, là những người dân bị chết oan... Một thế giới ma đầy đủ như thế giới người nơi dương giới.

Trong Người đi vắng, “ma” xuất hiện bốn lần dưới dạng vật mờ ảo. Người ta nhận ra “ma” qua bóng dáng một người đàn bà quái dị bên một cái xác của một người đàn ông bí ẩn: “Đó là bóng người đàn bà gầy guộc không có mặt, chỉ một khoảng trống tối tăm được khuôn lại bởi mái tóc dài xám nhưng rối loạn... Trên tấm phản trong nhà một hình người sáng cạnh lập lờ nằm dài, hai chân duỗi thẳng, tay phải co lại, tay trái duỗi thẳng xuống mép phản. Đó là người đàn ông tầm thước, không mặc quần áo, dương vật mềm đổ lật sang bên ” [4;94] hoặc qua tiếng bước chân lướt nhẹ: “Hình như có những âm thanh lạ vọng ra từ bãi tha ma, tiếng rì rầm hổn hển lúc dâng lên hạ xuống khi ùa đến gần rồi lùi xa chợp chờn mê hoặc... Đom đóm tự nhiên dạt ra, tán loạn, hốt hoảng. Bước chân rào rào đạp qua lá khô, tiến lại phía Kỷ nhưng không hề thấy người... Một vật mờ lướt giữa những vệt sáng tách ra từ bóng hàng xoan, nó lướt nhẹ, nhấp nhô nhưng vọng lên tiếng rào rào của lá[4;94].

Dấu vết của ma để lại là “ống quần láng đen một người đàn bà bị mùn tơ tướp có dính đất sét vàng” [4;95]. Lão Huỳnh đã hai lần nhìn thấy ma cũng là hình một cô gái ngực phẳng lì trông phát sợ. Ma cất lên tiếng nói trong những bức thư của Chung, những bức thư không rò địa chỉ người gửi.

Ma không chỉ hiện hình về dưới lốt vỏ con người mà còn tồn tại dưới nhiều dạng khác. Ma len lỏi, đan xen vào cuộc sống thường nhật của các nhân vật gây cho họ cảm giác run sợ. Ma trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có tâm tư, tình cảm, ước vọng. Ma cũng như từng số phận con người. Ma không chỉ xuất hiện trong một chốc, một lát, một khoảng thời gian nhất định mà nó hiện hình ở mọi nơi, mọi chỗ, ở đâu có người, ở đó có ma. Nhà văn viết về ma với một thái độ trung hoà, không xen bình luận cảm thán, tạo “khoảng trống” rộng rãi cho sự giải mã và tiếp nhận của độc giả.

Ma là "những linh hồn thức” dưới ngòi bút Nguyễn Bình Phương. Những kiểu nhân vật ma trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương góp phần hoàn thiện bức chân dung tinh thần của nhân vật giúp nhà văn thể hiện sự quan tâm đến số phận con người. Bởi "ma" cũng chính là sự nối tiếp của nhân vật ở một còi khác. Xây dựng nhân vật ma để có thêm những góc nhìn khác về con người. Nhận xét sau đây của Phùng Văn Khai về Nguyễn Bình Phương góp phần hiểu rò tâm ý của nhà văn khi viết về "ma": “Có những lúc viết văn là viết cho những linh hồn, những linh hồn không riêng là những linh hồn ở nơi cực lạc, viên mãn, đang háo hức với những vị trí tốt đẹp của mình, mà là những linh hồn bơ vơ, lạc lòng, vong thân, vong quốc, băn khoăn, oan khuất đang trú ngụ dật dờ nơi bờ cây, ngọn cỏ, sỏi đá, cát bụi, cống rãnh, rừng thiêng, nước độc...” [31;34].

Từ những bóng ma dật dờ trong trang sách, hiện lên mỗi lúc một rò chân dung nhà văn Nguyễn Bình Phương – một tấm lòng cảm thông sâu sắc với những con người bất hạnh. Và đúng như Phùng Văn Khai đã nhận xét: “Nền tảng của sự cảm thương ấy ở đâu nếu không xuất phát từ trái tim chân thành và đau đớn của người viết” [31;36].

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí