Nguyễn Bỉnh Khiêm, di tích đền thờ được thành phố đầu tư tôn tạo, sửa sang cầu, đường vào di tích. Năm 1991, nhân kỷ niệm 500 năm ngày sinh danh nhân được tổ chức ở Vĩnh Bảo và văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, khu di tích lại được sửa chữa bổ sung. Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận đền thờ Trình Quốc Công là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Liên tiếp từ đó đến nay, thành phố tiếp tục đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mở rộng khu du lịch, dựng tượng đá, lập quảng trường, xây hồ bán nguyệt, làm đường nhựa, vườn cau, vườn cây kim... quy mô của ngôi đền tương xứng với một danh nhân văn hóa – một cây đại thụ - một vì sao Khuê thế kỷ XVI.
Vào năm Minh mạng thứ 14 (1833) quan Doanh điền sứ là Nguyễn Công Trứ đi khai khẩn ở vùng đất giáp Hải Dương – Thái Bình. Một hôm, ông thấy cần thiết phải có một con sông chạy qua làng Trung Am và như vậy đền thờ Trạng sẽ bị phá. Mặc dù, dân làng đã cầu xin nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn quyết định cho da phu phá đền để nhường chỗ cho đào sông. Nhưng khi mới bắt đầu dọn dẹp bàn thờ, thì dưới bát hương có một tấm bia bằng đá phủ vải điều, có mấy câu sau:
Minh Mạng, thập tứ Thằng Trứ phá đền – Phá đền thì phải làm đền
Nào ai đụng đến Doanh điền nhà bay.
Đọc xong mấy câu thơ trên, Nguyễn Công Trứ phải dừng công việc, không dám nghĩ đến việc phá Đền để đào sông nữa.[10, tr.59]
Sau khởi nghĩa Yên Bái thất bại, thực dân Pháp dùng máy bay triệt hạ Cổ Am và vùng phụ cận, thì trong dân gian đã xuất hiện “ Sấm Trạng” nói về việc trên và cả việc đền thờ Trạng bị đổ. Khi nhân dân trong làng ra sửa sang lại, thì thấy có một tấm bia nhỏ chưa ai trông thấy bao giờ xuất hiện ở chân tường đổ. Trên tấm bia có khắc ba hàng chữ Hán, viết theo lối triện:
Canh niên tàn phá Tuất, Hợi phục sinh Nhị ngũ dư bình
Theo như câu nói trên thì có lẽ Trạng đã biết trước được rằng đến năm “canh” ( là canh Ngọ - 1930) thì Cổ Am và đền thờ sẽ bị phá. Tuy nhiên năm nay bị phá nhưng đến năm Tuất, Hợi, nghĩa là bốn, năm năm sau nữa thì lại được tu bổ, cho nên Trạng mới nói “Tuất, Hợi phục sinh”. Còn câu “nhị ngũ dư bình”, nhị ngũ là hai năm, mà hai năm là mười, hay hai mươi năm nữa thì mới tu sửa lại hay chăng (đây cũng mới chỉ là lời tiên đoán).
Hiện nay toàn bộ quần thể đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được quy hoạch trên một diện tích rộng 5,7 ha, thuộc làng Trung Am quê ông. Tất cả các hạng mục kiến trúc được sắp xếp hợp lý, khoa học, cảnh quan hài hoà khiến cho nhưng ai đến đây đều có cảm tưởng như đang đến thăm một danh lam nào đó. Năm 1991, di tích này đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia.
Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện nay gồm có nhiều hạng mục công trình: Đền Thờ Chính, Bạch Vân Am, Quán Trung Tân, Chùa Song Mai, phần mộ cụ Nguyễn Văn Định, Tháp bút Kình Thiên, tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà trưng bày hiện vật, hồ Bán Nguyệt, nhà thờ song thân phụ mẫu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài ra còn có một số khu di tích liên quan ở Hà Nội, Thái Bình, Nam Bộ...
Có thể bạn quan tâm!
- Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 2
- Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 3
- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Trong Tâm Thức Của Người Dân Việt Nam
- Các Hạng Mục Công Trình Khác Trong Khu Di Tích
- Công Tác Duy Trì, Bảo Tồn Di Tích Và Lễ Hội Đền Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Đây Là Khu Di Tích Và Lễ Hội Có Từ Lâu Đời, “Ăn Sâu Tiềm Thức” Của Nhân Dân
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
2.1.2. Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
2.1.2.1. Nhà thờ chính
Đền Trung Am nay còn được gọi là đền thờ chính. Ngôi đền được xây dựng trên nền đất của Am Bạch Vân xưa là nơi ở cuối đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đền được xây dựng vào năm 1927, đến năm 1985 nhân
dịp kỷ niệm 400 năm ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì được tu bổ thêm. Ngôi đền gồm có 3 gian là nơi đặt tượng và bài bị của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng ông được làm bằng gỗ, trông thế ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng đạo thơ cho các học trò.
Người tạc tượng danh nhân là nghệ nhân Hoàng Sầm (Bảo Hà – Đồng Minh) hoàn thành vào dịp kỷ niệm 500 năm ngày sinh Trạng (1991) (Trước đó, trong đền chỉ có bài vị và bức tranh dân gian “An Nam Lý Học” vẽ Nguyễn Bỉnh Khiêm ngồi viết). Ở chính giữa đền là bức hoành phi đại tự : An Nam Lý Học rất có giá trị lịch sử, “An Nam Lý Học” được trích từ câu: “An Nam Lý Học hữu Trình truyền”. (có nghĩa là: Am hiểu về Lý Học thì ở Việt Nam có Trình tuyền hầu – tước vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm) của tiến sĩ Chu Sán, sứ giả nhà Thanh đề tặng người. Đặc biệt có một số câu đối của hậu thế ca ngợi tài đức và phẩm cách của Người:
Trình Quốc đại danh Nam dữ Bắc Trung Am thắng địa thụ nhi từ
(Nghĩa là: Danh tiếng Trình Quốc Công vang dội cả Nam – Bắc Cảnh đẹp Trung Am nổi tiếng, nhà giảng học thành đền thờ)
Xung quanh ngôi đền thờ Trạng có nhiều huyền thoại về sự linh ứng còn truyền tụng trong dân gian.
Phía trước đền là hồ Thái Nhâm, trên khoảng đất giữa hồ có cầu bắc qua còn tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu nhà Lê (1736) ghi lại việc làm đền thờ Trạng và tên những người đã đóng góp xây dựng đền. Trải qua một thời gian dài những dòng chữ trên bia đá đã mờ đi và khó đọc.
2.1.2.2. Bạch Vân Am
Sau 8 năm tôn phụ nhà Mạc , đến khi dâng sớ xin chém 18 lộng thần không được vua Mạc chấp nhận, Nguyễn Bỉnh Khiêm xin cáo quan về quê.
Đó là năm Quảng Hòa (thứ hai) 1542 đời Mạc Hiến Tông, khi ấy ông 52 tuổi. Treo mũ về ông dựng Am Bạch Vân ở phía Đông làng Trung Am và lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
Bạch Vân Am là nơi lánh việc triều đình để làm nghề dạy học, đem đạo sáng tỏa khắp cho đời, giúp vua trị nước, yên dân để mọi người được hưởng hạnh phúc lâu đời.
Theo giáo sư Bùi Văn Nguyên thì Bạch Vân Am được xây theo kiểu tứ trụ, trốn cột cái, thượng đấu hạ oai theo dạng bái đường ở Văn Miếu. Nguyên liệu bằng gỗ xoan, mít và một ít lá ổi, mái lợp tranh lá dừa, phủ liếp nứa chống lốc. Ngoài hai chái đông tây, am còn có 3 gian giữa khá rộng dùng làm phòng dạy học. Phía trong gian giữa, kê một sập gụ chân quỳ, mùa hè để trần, mùa đông trải chiếu cạp điều, cải chữ “thọ”. Trên sập có bút mực son để phê bài, chấm quyển. Còn có hai gối xếp cỡ lớn, cỡ vừa cho quan Trạng ngồi dựa khi giảng bài, hoặc nghe khóa sinh bình văn, xướng văn... Phía ngoài, trước sập thầy ngồi, có hai tràng kỷ bằng tre, ôm lấy một bàn tròn ở giữa (cũng bằng gụ) ở trên có điếu bát, ấm trà, chén, cốc... Phần còn lại của gian giữa và 2 bên đều kê bộ phản (thấp xuống một bậc) để khóa sinh luân phiên nhau ngồi, hoặc có lúc nằm chống một tay mà viết, hoặc ngồi xếp bằng tròn và bình, xướng văn.
Qua bài Tự thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta có thể hiểu được vị trí, cảnh đẹp của Am Bạch Vân:
Bạch Vân Am bạng Bạch Vân hương Cận tiếp giang lâu đối tịch dương Tọa thượng tiếu đàm xuân cánh hảo Môn trung ngâm vịnh bút sinh hương Sổ bôi minh nguyệt lưu hoa ảnh
Dịch thơ:
Bán chẩm thanh phong nha trúc lương Sơn thủy diệc tòng nhân trí nhạo
Giá bán ý vị thục năng tường
Am Vân bên cạnh làng Mây
Lầu sông soi bóng trời tây ban chiều Nói cười xuân hứng thêm cao,
Câu thơ ngọn bút ngạt ngào bay hương Trăng lòng hoa, rọi chén vàng
Hây hay gió trúc bên giường thoảng qua Trí nhân non nước mặn mà
Trong vui nhường ấy lòng ta ai tường
(Nguyễn Văn Bách dịch) [13, tr.33]
Tại sao lại có tên Bạch Vân Am thì theo như thuyết Ngũ hành ứng với Bát quái thì màu trắng (bạch) thuộc quẻ tốn, quẻ của gió, nhờ có gió thổi sạch bụi thì đổi mới trắng, mới sáng ra. Ngụ ý tâm hồn ông, cả đời ông trong trắng cao cả, không viết bẩn nhơ, không có hành động gì sai trái. Bạch Vân Am cũng là tên có sẵn. Ở Trung Quốc có một chi phái gọi là Bạch Vân động trong dòng Thiền Tông, người tu thiền có dựng Am gọi là Bạch Vân am. Ở Việt Nam, đời Trần, sư Pháp Loa tu ở chùa Hun, núi Kỳ Lân ( nay gọi là Côn Sơn
– Chí Linh – Hải Dương) có dựng Bạch Vân Am bên suối để đọc sách, đọc kinh. Về sau Huyền Quang cũng ở đó và sau là quan Tư đồ Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi khi ở ẩn cũng về đó.
Tại sao ông lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ? Từ “ Cư sĩ” là ngôn ngữ nhà Phật, xuất hiện lần đầu tiên trong văn chương Phật giáo trong Kinh Duy Mật. “Cư sĩ” trong kinh Duy Mật chỉ người có trí tuệ lớn, tuy không xuất gia nhưng hành đạo Bồ Tát để cứu nhân độ thế. Khi tự xưng là “Cư sĩ”, ông
muốn nhận mình là một Phật tử tại gia, một người tuy không đi tu, không ở chùa, nhưng chấp nhận và sống theo nền nếp của lý tưởng Phật giáo, vũ trụ quan Phật giáo, nhân sinh quan Phật giáo.
Am Bạch Vân đã trở thành nơi đào tạo nhân tài của đất nước lúc đó. Chính từ Bạch Vân Am này, ông đã đào tạo, rèn luyện hàng loạt nhân tài cho đất nước với những tên tuổi còn mãi với sử sách: Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Quyện, Đình Thời Trung, Lương Hữu Khánh... Cũng nơi đây những tác phẩm nổi tiếng của ông cũng ra đời như: Bạch Vân Am thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập ...
Từ mái Am Bạch Vân của một vùng quê dân dã, ông đã từng tiếp kiến các sứ giả của các thế lực phong kiến bấy giờ như Mạc, Trịnh, Nguyễn. Ở đây, với tầm nhìn chiến lược, với tư tưởng nhân văn, mong muốn hòa bình, ông đã đưa ra những dự báo, những kiến giải chính xác cho các thế lực chính trị lợi hại nhất lúc bấy giờ, những vấn đề quan trọng sống còn nhất. Đặc biệt với nhà Mạc, khi ông lâm bệnh, vua Mạc đã cử quan khâm sai về vấn an và hỏi về quốc sự. Ông trả lời rằng:
Tha nhật quốc hữu sự cố
Cao Bằng tuy thiểu, khả duyên sổ thế.
(Nghĩa là: Sau này, nếu quốc gia có sự, thì đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng cũng thêm được mấy đời) [10, tr.52]
Quả nhiên khi thất thế (1952) nhà Mạc chiếm cứ Cao Bằng và tồn tại được vài đời, cả thảy hơn 70 năm. Vì vậy, giới phu sĩ và dân chúng gọi ông là nhà tiên tri, là “Người tinh thông lý học, thấu triệt họa phúc, biết rõ dĩ vãng và tương lai, cả trăm đời sau chưa chắc đã có ai hơn được” (Tiến sĩ Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân – Phả ký)
Am Bạch Vân xưa đã không còn nữa, Am Bạch Vân nay đã được dựng lại trên nền đất cũ. Am gồm có 3 gian nhà bằng gỗ lợp mái cói, trước cửa Am
Bạch Vân là một quần thể tượng tái hiện lại một cách sinh động khung cảnh khi Nguyễn Bỉnh Khiêm mở lớp dạy học, đã có rất nhiều người đến xin học cụ (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm). Những em nhỏ, cha mẹ học sinh cũng đến xin cho con mình học, còn có một số bức tượng là các học trò khi đã đỗ đạt cũng trở về vấn an thầy cũng như một số vị quan đại diện cho các triều đại phong kiến lúc bấy giờ đến hỏi ý kiến cụ.
2.1.2.3. Nhà thờ song thân phụ mẫu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Cùng với sự đóng góp của du khách thập phương gần xa, ngày càng có
nhiều công trình được xây dựng trên khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong đó phải kể đến đền thờ song thân phụ mẫu của ông. Đền thờ được khánh thành vào năm 2011.
Từ xưa đến nay các học giả nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn đánh giá cao vai trò của bà Nhữ Thị Thục thân mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm người có ảnh hưởng đến phẩm cách, tài năng trí tuệ của ông đến nay dân gian vẫn còn lưu truyền niều giai thoại về tài năng đức độ, chí hướng của bà Nhữ Thị Thục. Bà là người học rộng, thông minh, giỏi thơ văn, am tường cả lý số và thiên văn là con gái của quan thượng thư Nhữ Văn Lan. Nếu người phụ nữ xưa chỉ mong lấy chồng “sao lấy được chồng bõ công tô điểm má hồng răng đen” thì bà lại mang một ý chí khác thường. Tuy bà sống vào thời đại của nhà Lê đang rất hưng thịnh nhưng lại dự báo rằng 40 năm sau nhà Lê sẽ suy vọng. Mong muốn của bà là sinh ra được minh quân. Bởi vậy mà ngót sau 20 năm kén chồng bài đã kết duyên cùng với cha của Trạng vì thấy ông là người thầy giáo hay chữ có tướng sinh ra quý tử mới lấy. Sau khi sinh Trạng bà đã thấy con mình có tướng mạo khôi ngô khác thường và đã hết lòng dạy dỗ con với mong muốn sau này con sẽ trở thành nhân tài giúp dân, giúp nước. Mong muốn Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này lớn lên sẽ làm vua. Còn cha của Trạng thì lại có tư tưởng trung với vua Lê. Do đó mà hai người bất đồng quan điểm
trong cách dạy con. Nhiều lần bất đồng như thế, bà đã bỏ về quê ngoại. Mộ phần của bà được an táng ở khu Mảng Nghè xã Kiến Thiết huyện Tiên Lãng bên mộ phần ông ngoại Trạng, quan Thượng Thư Nguyễn Văn Lan.
Công trình này hoàn thành vào dịp kỷ niệm 520 năm ngày sinh của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và được đầu tư với kinh phí khoảng 45 tỷ đồng, tất cả đều được làm bằng gỗ lim. Đền có kiến trúc theo kiểu chữ đinh với 5 gian tiền đường và 2 gian hậu cung.
2.1.2.4. Phần mộ cụ Nguyễn Văn Định
Cụ Nguyễn Văn Định là người thân sinh ra Nguyễn Bỉnh Khiêm, hiệu là Cù Xuyên tiên sinh, được vua Mạc phong là Thái Bảo quận công, tước Nghiêm. Cụ là một hàn nho, làm nghề dạy học và có theo học ở nhà thái học.
Khi mất, mộ phần của cụ được an táng tại quê nhà, ngay giữa cánh đồng làng Trung Am (phía sau khu di tích bây giờ). Ngôi mộ gần đây đã được xây lại với quy mô vừa phải và trang nghiêm.
Tương truyền, ngôi mộ của Cụ được chính quan Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn đất và đặt mộ phần. Đó là một vuông đất vượng khí, linh thiêng. Giai thoại vùng quê Trạng kể lại rằng: Quan Thượng Tứ - tổng đốc Hải Dương, cũng là người có tiếng về lý học và phong thủy. Một lần về thăm quê Trạng, sau khi viếng đền, quan Thượng ra xem mộ phần thân sinh Trạng. Biết quan Trạng là bậc thầy thiên hạ về lý số nhưng khi xem địa thế, hình cây, thế đất, quan Thượng cho rằng: có lẽ quan trạng nhầm, sao lại đặt ngôi mộ ở nơi có nguy cơ sụt lở như vậy, nên có ý muốn đặt lại ngôi mộ - ngầm sửa lỗi giúp người xưa. Được dân làng đồng ý, tuần phu tiến hành đào mộ. Khi đến gần hộp quách, thấy có một tấm đá đặt ngay trên đó, lật lên xem thì ra là một tấm bia có dòng chữ:
Bát thập niên tiên khí chung vu tả Bát thập niên hậu khí nhập ư trung