Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 9


người cổ đại...Đời sống Ấn Độ cổ đại được gắn kết với xã hội hiện đại, là minh chứng cho sự trường tồn và sức sống bền bỉ của những tư tưởng lớn. Hồ Anh Thái cũng từng chia sẻ: “Sáu năm trời trên đất Ấn Độ cho tôi cái may mắn lục tìm tài liệu, có những tài liệu cổ và quý hiếm. Mười mấy năm sau đó, tôi tham khảo được những tài liệu của những học giả nước Anh, nước Đức là những xứ mà ngành Ấn Độ học có thành tựu” [55]. Bằng những nỗ lực và tài năng của một Tiến sĩ văn hóa phương Đông, nghiên cứu chuyên sâu về Ấn Độ, Hồ Anh Thái đã có những lợi thế để tái hiện không gian Ấn Độ theo hành trình lịch sử, tạo nên một phông nền để xây dựng sinh động chân dung của nhà hiền triết vĩ đại là Đức Phật.

Bên cạnh không gian về miền đất Ấn, thì không gian thành thị của cuộc sống hiện đại, được Hồ Anh Thái đặc biệt quan tâm. Đó là không gian của những sự xô bồ, lố lăng, kệch cỡm, tha hóa, suy đồi đạo đức của con người. Đó là tòa nhà A1 khu tập thể Cánh Đồng Xanh (Trong sương hồng hiện ra), là không gian gắn liền với lối sống buông thả, đắm chìm trong nhục dục theo hành trình của Đông: phòng hát Karaoke, khách sạn, hay không gian bãi biển Bình Sơn với những vũ điệu của thổ dân đầy ngoạn mục (Cõi người rung chuông tận thế). Không gian Hà Nội với trận lụt lịch sử, với biết bao sự xô bồ của đủ các hạng người với sự tha hóa về nhân cách: Luật sư, ông Cốp, ông Víp, Đại Gia, Giáo sư, cô Báo, chú Thơ...(SBC là săn bắt chuột). Không gian thành thị đã góp phần đắc lực cho nhà văn trong việc vạch trần sự xấu xa, thấp hèn của những hạng người trong xã hội, hay cũng chính là sự cảnh báo về sự suy cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức của con người trước vòng danh lợi.

Các không gian trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái đều xoay quanh hai dạng: không gian thành thị và không gian Ấn Độ. Đây là hai không gian gắn liền với điều kiện sống và công tác của nhà văn, để từ đó ông tái hiện hiện thực cuộc sống đương đại với những góc khuất về con người và văn hóa Ấn Độ.


Yếu tố kì ảo đã xâm nhập vào không gian hiện thực để làm mờ nhòe giữa hai bờ thực ảo. Điều này thấy rất rõ trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi.

Nhìn tổng thể, không gian trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi có một sự dịch chuyển, mờ nhòe diễn ra từ hiện tại (không gian hiện đại) về quá khứ xa xưa (không gian cổ đại) và ngược lại dựa trên bộ ba nhân vật Tôi - nàng Savitri - Đức Phật. Cuốn tiểu thuyết bắt đầu bằng không gian ở thế giới hiện đại, đất nước Ấn Độ, cụ thể hơn là không gian của vùng thánh địa nơi Đức Phật ra đời: “Những vườn cây sa la đã bắt đầu cao lớn. Những cây bồ đề cổ thụ tỏa bóng…Những hồ nước lặng như tờ. Nắng nhạt hoàng hôn làm cho cảnh vật bình yên lại càng bình yên.Một góc khuất sau những ngọn núi của dãy Hymalaya. Nơi ẩn trú cho mọi sinh linh muốn tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn” [85, tr.20]. Dần dần, theo lời kể của nàng Savitri ở hiện tại kết hợp với bước chân của công chúa Savitri trong quá khứ, không gian lùi dần về Ấn Độ cổ đại, không gian của hoàng cung lộng lẫy, giàu có, của đền thờ thần Mangal, của lầu mùa hè - nơi triền miên lạc thú, của lễ tế sống các bà vợ cho vị vua đã băng hà… Kết thúc tác phẩm, nhà văn đưa người đọc quay lại với không gian của Kushinagar ở thời hiện đại, nơi Đức Phật đã ra đi. Đặc biệt, đó là không gian “tự dưng vàng phơ phơ ra…Vàng nhờn nhợt.Vàng như một cái kẹo nhạt.Đất trời cứ bợt dần ra chờ đến khi trời tối” [85, tr.428] gợi sự ám ảnh về cõi đời vô minh, chúng sinh mê muội, chưa giác ngộ.

Trong sự mờ nhòe ranh giới không gian thực - ảo, chúng tôi nhận thấy có những dòng dịch chuyển không gian từ xứ sở này sang xứ sở khác, từ vùng đất này sang vùng đất khác theo bước chân của Đức Phật trên con đường tìm kiếm chân lý giác ngộ. Từ hoàng cung, nơi hoàng tử sinh ra và sống đến năm hai mươi chín tuổi, không gian được dịch chuyển đến vườn Sarnath, nơi chàng gặp năm đạo sĩ khổ hạnh. Chưa dừng lại ở đó, hoàng tử đưa người đọc đến với khu rừng Uruvela, nơi sáu năm trời chàng tu khổ hạnh, nơi Đấng Giác


Ngộ xuất hiện; đến với kinh thành của quốc vương Bimbisara; kinh thành Kosambi của quốc vương Vamsa và quay trở về quê hương. Người đi “nhiều nơi trên khắp tiểu lục địa” và nơi dừng chân cuối cùng của người là thành Kusinara: “Phật chọn một rừng cây sa la để vào nghỉ. Loài cây này thường mọc thành đôi, cứ hai cây một ở cạnh nhau. Người ta gọi là cây sa la song thọ. Phật nằm xuống ở chỗ giữa hai cây sa la. Tháng tư, hoa sa la bắt đầu nở rộ khoe sắc” [85, tr.418]. Không gian mở rộng như những vòng tròn giao thoa nhau, tạo nên sự cộng hưởng cho hành trình từ thế giới cổ đại, thế giới truyền thuyết Phật thoại đến thế giới hiện đại, thế giới của niềm tin tôn giáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Tiếp tục với Cõi người rung chuông tận thế, ranh giới không gian mờ ảo cũngtrở nên mờ nhòe, đặc biệt là ở cuối tác phẩm. Có một không gian ảo, đầy quyền lực tồn tại song song, bên cạnh không gian thực, chi phối mọi suy nghĩ, hành động của nhân vật, hướng nhân vật theo con đường chính thiện. Sự xuất hiện của không gian thực ảo lẫn lộn ở đây không phải qua dòng tâm tư, hồi tưởng của chính nhân vật mà qua sự dẫn dắt của thế lực siêu nhiên thuộc về cõi tâm linh. Trên đường đi tìm lại mộ của cha mẹ, Mai Trừng đưa mọi người trở về không gian chiến trường năm xưa: “Khoảng hai giờ chiều thì gặp con suối cạn…Giữa lòng suối có rất nhiều tảng đá bị bào cho trơn nhẵn. Nổi lên giữa chúng là một cụm ba hòn đá lớn như ba trái xoài chụm đầu vào nhau…Cả một dòng suối đá khô khốc uốn mình len lỏi trong rừng” [81, tr.221]. Ở đây, quá khứ và hiện tại tương thông với nhau, trong mỗi sự vật, mỗi hình ảnh đều thấp thoáng bóng dáng của quá khứ và những con người đã nằm xuống. Cảm giác mà không gian hiện thực với không gian của cõi âm đem lại cho người đọc giống như ngồi trên một cỗ xe ngựa đang chạy băng băng qua những miền không gian để thu lấy những thước phim liên tục, sống động.

Trong SBC là săn bắt chuột, bên cạnh không gian của Hà Nội với phố phường, với trận lụt lịch sử, với cuộc sống xô bồ của các loại người, là không

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 9


gian của thế giới ngầm trong lòng đất của loài chuột, không gian chiến trận giữa chuột với người, không gian bãi tha ma với những chuyện bí hiểm, khó tin. Hồ Anh Thái đã dẫn dắt người đọc đến với cái “sa bàn chiến dịch” do chính Chuột Quang lập nên: “Cả một hệ thống hang chuột chằng chịt như địa đạo kháng chiến. Đường hầm chạy từ nhà xác bệnh viện sang khu bãi rác cũ, bây giờ là tổ hợp khách sạn. Những nhánh rẽ ra từ hầm chính tạo thành một chùm mê lộ. Những nhánh hữu chạy ra phía bờ biển. Những nhánh theo hướng bắc về biên thùy. Những nhánh theo hướng nam về phía đồng bằng châu thổ. Chồng lấn. Cắt xẻ. Xoắn bện. Thông suốt với nhau. Sa vào đấy là sa vào mê cung. Vào không biết đường ra. Ra được rồi còn mê mụ lẫn lộn. Đường hầm có chia ra tuyến tiền phương tuyến hậu phương. Khu vực lao động sản xuất. Khu vực chế biến. Khu vực kho tàng dự trữ. Trong sở chỉ huy đầu não có phòng riêng của Chuột Trùm. Xung quanh là ba lớp cảnh vệ. Có đường rút lui theo phương án một hai ba. Một hệ thống đường hầm thách thức những trận tấn công dữ dội nhất tinh nhuệ nhất” [86, tr.208]. Tái hiện địa đạo được thiết kế công phu, thông minh của loài chuột, Hồ Anh Thái đã dựng lên một không gian chiến trận cam go, kịch tính giữa chuột và người. Đặc biệt, đoạn văn miêu tả chiến trận còn đậm chất khoa học viễn tưởng khi trận đánh được tường thuật trực tiếp về Hà Nội: “Màn hình lúc này hiện rõ những chấm đỏ chi chít. Mỗi con chuột là một chấm đỏ. Vật thể sống cảm ứng với điện trường mà hiện lên màu đỏ. Cả một dòng sông đỏ tràn ra túa ra phía sau lớp bảo vệ cuối cùng. Một cuộc di tản hỗn loạn. Nhưng trong cái hỗn loạn vẫn có khuynh hướng như quây như chắn mũi tấn công để bảo vệ cho Chuột Trùm. Lúc này Chuột Trùm đã hiện ra... Không quá vội vã. Rút lui nhưng vẫn là sự rút lui có tư thế của một ông trùm” [86, tr.210]. Mặc dù mang màu sắc kì ảo rõ nét, nhưng Hồ Anh Thái khiến người đọc phải đặc biệt chú ý và nhức nhối khi thấy được “tình chuột”, tình đồng đội ở loài vật này trong bối cảnh không


gian chiến trận với con người. Đó không chỉ là tình cảm của quân với tướng mà ngay cả ở thủ lĩnh dù khi đã thất trận: “Cái hạt bắp rang bơ đã hóa thành tượng đài sừng sững che chắn cho đồng bọn và đàn em tẩu thoát. Một vị tướng oai hùng. Một sự hi sinh đầy phẩm cách. Thua trận rồi, viên tướng không để cho đàn em tiếp tục ngã xuống vì mình. Viên tướng hoàn toàn có thể thoát thân sang bên kia, nhưng sự thoát thân ấy chính là một lựa chọn kết liễu uy danh. Chuột Trùm chọn cách ở lại. Sẽ chết đứng kiểu Từ Hải giữa trận tiền” [86, tr.215]. Hay là tình cảm bịn rịn, quyến luyến của vợ chồng chuột hội ngộ ở bãi tha ma, Chuột Trùm “đề nghị được nộp mạng, thay cho hiền thê”. Dường như ở loài chuột cũng có thứ tình cảm đồng loại đặc biệt gắn kết và có những phẩm cách về danh dự, tự tôn, đối lập với những hạng người trong xã hội, trong một không gian hiện thực: một cô nhà báo sồn sồn chuyên mánh mung, một cậu nhà thơ ảo tưởng về tài năng của mình, một ông giáo sư thực dụng và dâm đãng, một ông luật sư bất hiếu, một ông Cốp leo lên quyền cao chức trọng bằng sự lươn lẹo và làm ăn mờ ám, một tay Đại Gia chuyên “ăn đất”...Điều đó cũng khiến ta đáng nghĩ lắm thay về sự thoái hóa, suy đồi đạo đức của con người trong xã hội hiện đại.

Không gian kì ảo trong tác phẩm này còn được thể hiện rõ nét trong cảnh đám ma chuột ở cuối tác phẩm: “Phó tướng ra hiệu tiễn biệt. Đồng loạt một tiếng than. Cùng một lúc. Một tiếng than đồng thanh vút lên không trung, sắc nhọn, ai oán. Một âm thanh tuyệt vọng vang rền khắp mặt sông và bờ bãi. Ngay lập tức, phó tướng ra hiệu. Mười hai con vệ sĩ cúi xuống, nhấc thi thể Chuột Trùm đặt lên vai, đi đều bước về phía mỏm dốc. Dốc đứng. Dưới kia là sông. Đám vệ sĩ dừng lại một khoảnh khắc. Rồi chúng ném xác Chuột Trùm từ trên mỏm dốc xuống. Thủy táng” [86, tr.338] .Và sau đó là sự tuẫn tiết của phó tướng, của mấy trăm binh lính. Hồ Anh Thái đã tạo dựng một không gian đám ma huyền ảo, một cuộc “tự tử tập thể” của loài chuột thấm đẫm tình yêu


thương đồng loại, không gian đỏ rực của sông Hồng trong đêm hay cũng chính là nốt lặng tiễn biệt cho tình đồng loại của loài vật : “Trên màn hình máy tính, hàng trăm hạt gạo đỏ lao xuống sông. Những hạt gạo đỗ tung tóe hoa cà hoa cải từ trên đỉnh dốc xuống. Cả một trời pháo hoa chuột tóe ra.Cả một dòng thác chuột màu đỏ trút xuống. Sông Hồng bên dưới trong đêm đen bổng đỏ rực lên. Cả một mảng sông như dòng nham thạch đỏ trôi về phía biển” [86, tr.339].

Sự mờ nhòe các miền không gian thực - ảo là một cách kết nối và mở rộng các tuyến sự kiện, từ đó mở rộng kết cấu tác phẩm. Tiểu thuyết hiện đại xem xét không gian nghệ thuật như một cấp độ của kết cấu hình tượng bởi khả năng tạo nghĩa của nó, đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú, sâu sắc.

2.1.1.2. Không gian giấc mơ

Từ quan niệm tiểu thuyết như “một giấc mơ dài” của Hồ Anh Thái, ta thấy có một loại không gian đặc biệt xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của ông: không gian giấc mơ. Giấc mơ là một trạng thái vô thức, nội dung của giấc mơ thường là những điều không có thực nhưng có mối quan hệ mật thiết với thực tại. Chúng tôi không đi sâu tìm hiểu lí luận về giấc mơ mà xem xét giấc mơ như một phương thức thể hiện cái kỳ ảo, ở khía cạnh này, cái kỳ ảo có được nhờ yếu tố hư, bí ẩn, mơ hồ của thế giới vô thức. Căn cứ vào thời gian của hiện thực trong giấc mơ, chúng tôi phân loại các dạng giấc mơ trong văn chương Hồ Anh Thái: mơ điều chưa xảy ra và mơ điều đã xảy ra hay giấc mơ do ám ảnh của quá khứ.

Mơ điều chưa xảy ra là kiểu giấc mơ tiên tri, điềm báo có tính linh ứng với những gì sẽ xảy ra trong thực tại. Người nằm mộng có khả năng dự đoán trước những điều xảy ra trong thực tại hoặc ít nhất trong giấc mộng đã hàm chứa những dự báo cho tương lai. Loại giấc mộng này được sử dụng khá


nhiều trong văn Hồ Anh Thái. Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo đan xen với truyền thuyết về nghĩa quân Tần Đắc. Chen giữa huyền thoại nghĩa quân là giấc mơ kỳ quái của bà vợ ông lão bị nghĩa quân chém giết vì đem biếu những trái cây bị coi như một câu chửi tục tằn. Liên tục mấy đêm, một thằng cháu nội hiện về khóc gào bi thiết: “Bà ơi, đầu đã rụng có còn liền lại được không”. Một đêm đứa cháu hiện về báo mộng: “bà ơi, ngày mai cháu sẽ về”. Sáng hôm sau bà già nấu một nồi xôi để bán. Những cứ tiếp thêm củi, đun mãi nồi xôi vẫn không sao chín được. Sực nhớ đến lời báo mộng tối hôm qua, bà chạy vội ra đường. Bất chợt một một cơn gió rít ngay trên đầu. Bà già ngẩng nhìn lên, thấy ở giữa cái xoáy gió một cái đầu quay tít. Một cành cây đảo xung quanh. Xoáy gió ném cái đầu và cành cây xuống đất ngay trước mặt bà già” [79, tr.184]. Lời mộng triệu đã khớp với hiện thực tạo nên sự rùng rợn ma quái, không thể lý giải được.

Giấc mơ của hoàng hậu trong truyện ngắn Đến muộn mang tính điềm báo “sắp đến ngày sinh nở ta mơ thấy một giấc mơ lạ. Một sinh vật bèo nhèo, méo mó từ bên sườn ta bay ra, kêu lên tiếng kêu của kền kền, của quạ và chim lợn, rồi nó lăn xả vào cây thì cây ngả sang màu đen tự thối rữa, tự tan chảy vào dòng dung dịch sền sệt, đỏ quạch”. Trước giấc mơ kỳ quái đó, một ẩn sĩ nổi tiếng đã được mời đến để báo mộng, lời mộng triệu đã trở thành hiện thực khi đứa con trai mấy chục năm sau lại lấy máu cha mình.

Giấc mơ của Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thể cũng là một biểu hiện của giấc mơ điềm báo “những ngày ở đây, thỉnh thoảng Mai Trừng lại mơ thấy có một bóng người đến dẫn cô đi. “Đến bên con suối cạn thì có người biến mất”, Mai Trừng cảm thấy một điều linh báo mà chưa thực sự biết đó là chuyện gì. Giấc mơ tiếp tục bám lấy cô: “Sáng hôm sau, Mai Trừng nói đêm qua cô đã trèo lên ba hòn đá như ba trái xoài…Văng vẳng tiếng nói của người dẫn lối, một giọng nam trầm ấm. Con đã tìm ra đường rồi đó, lên


đường đi con” [81, tr.231], giấc mơ báo mộng cho Mai Trừng về con đường tìm hài cốt bố mẹ. Cuối cùng, cô gái mang sứ mệnh diệt trừ cái ác đã đã ra đi nhờ sự linh ứng của giấc mơ. Điều kỳ diệu là có sự trùng khớp đến kinh ngạc giữa giấc mơ và hiện thực.

Bên cạnh không gian giấc mơ về những điều chưa xảy ra là giấc mơ về điều đã xảy ra hay giấc mơ do ám ảnh của quá khứ được tạo nên bởi những chấn động dữ dội của quá khứ. Dưới dư vang của hồi ức, quá khứ được tái tạo lại lẫn lộn thực – hư, như thể được soi qua một màn sương lung linh huyền ảo.

Trong tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng Hồ Anh Thái đã để cho nhân vật Toàn liên tục sống trong những ám ảnh về quá khứ. Những giấc mơ của Toàn hầu hết đều là sự nhói đau của hồi ức. Chiến tranh đẫm máu, những linh hồn chết thảm khốc, bố và Trang hiện về khắc khoải, nhạt nhoà trong mơ: “Toàn bất chợt cảm thấy những người chết mất xác đang lang thang ngoài cửa sổ máy bay. Họ lướt bên ngoài kia, trên những đệm mây trắng bạc. Đâu là bố Toàn, đâu là mẹ của Trang trong những linh hồn vương vất giữa trời đất? Họ cũng biến mất giữa cuộc đời mà không để lại một dấu tích, một nắm xương” [75, tr.67]. Toàn rơi vào một trạng thái mê loạn: “Toàn tháo cái dây an toàn thắt ngang bụng, đứng vụt dậy, đâm bổ đến bên cửa máy bay. Những linh hồn vất vưởng giữa trời lạnh đang muốn bay vào trong khoang ấm. Toàn cuống quýt tìm cách mở cửa” [75, tr.67]. Với Toàn giấc mơ về Trang là giấc mơ ngọt ngào, huy hoàng những cũng không giấu nổi sự xót xa về niềm khát khao không thành hiện thực. Toàn rơi vào một giấc mơ nhuốm màu cổ tích, lãng mạn và đầy hư ảo, trong đó Toàn là Chử Đồng Tử còn Trang là công chúa Tiên Dung. “Toàn nằm ngửa trên cát, bên mép nước sóng vỗ tí tách nhìn lên những con chuồn chuồn bay cao báo hiệu một ngày nắng…Sao Toàn lạc tới bãi sông này nằm bên mép nước này, trên người không manh quần áo, có khác gì chàng Chử Đồng Tử ngày xưa….Bóng lâu thuyền với mấy chục tay

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí