cầm bông hoa súng. Tay cầm một tràng hạt.Tay cầm bình nước thiêng. Một bàn tay ngửa ra hướng lên trời trong tư thế bảo hộ…Chuyện nàng từ trên thiên đường xuống với trần gian là cả một trường thiên tiểu thuyết gắn liền với sự bành trướng của một quốc gia, lòng ân hận của một ẩn sĩ, tầm lòng trong sạch của một dũng sĩ…Để phục sinh sáu vạn con trai của vua Sakar nhất thiết phải cầu xin nữ thần Ganga từ trên trời đưa nước xuống. Tro của sáu vạn gã trai đó gặp nước thiêng sẽ cho chúng trở lại làm người. Điều đó giải thích vì sao người đời hay thả tro cốt hỏa tang xuống sông Hằng (với khát vọng hồi sinh và phục thiện). Truyền thuyết về nữ thần sông Hằng giải thích một tập quán văn hóa lâu đời của người Ấn, cho thấy vai trò linh thiêng của sông Hằng trong tiềm thức con người.
Hệ thống nhân vật thần linh trong tín ngưỡng dân gian không những tập trung ở mảng tiểu thuyết mà còn ở rất nhiều truyện ngắn, đặc biệt là ở tác phẩm “đã điểm trúng huyệt tính cách ấn Độ” - Tiếng thở dài qua rừng kim tước của Hồ Anh Thái. Trên mảnh đất Ấn Độ giàu có về tôn giáo này, thế giới thần thánh đã song hành tồn tại với con người, trở thành niềm tin thiêng liêng và điểm tựa tinh thần vững chắc. Con người hướng về thế giới thần linh như một lực lượng anh minh, sáng suốt, công bằng và thấu hiểu chứ không đơn thuần chỉ là cứu cánh trước những bi kịch, khó khăn của thực tại.
Trong tác phẩm Tiếng thở dài qua rừng kim tước thần linh là sự chứng giám cho tình yêu của con người. Nàng Nilam xinh đẹp đã bắt Ravi phải thề trước thần tình yêu Kama và thần lửa Agni rằng sẽ không bao giờ mò tới khu vực đèn đỏ. Làm như vậy mà vẫn phải giữ trinh tiết cho người mình yêu là một việc quá đỗi khó khăn, nhưng Ravi đã thề.Thần Kama chứng giám cho tình yêu của anh.Thần Agni sẽ nổi lửa hoả thiêu Ravi nếu anh không giữ được lời thề”. Trong suy nghĩ của Nilam và Ravi, thần linh là lực lượng tối cao, luôn hiện hữu và theo sát những hành vi ý nghĩ của con người. Thần linh
cũng là kẻ công bằng phán xử, trừng phạt những điều gian dối và tội lỗi.Thề trước thần linh cũng có nghĩa con người đang tự thanh lọc và hướng tới sự thánh thiện.
Nhân vật Ananda một điển hình tính cách Ấn Độ trong tác phẩm Người đứng một chân “không thể về làng vì đã trót quả quyết với các già làng, thậm chí đã hăng lên mà thề có thần Lửa Agni rằng nếu không xin được cho làng một triệu rupi thì xem như anh đã gửi mình cho thần lửa ở bãi hoả táng ngoài bờ sông” [84, tr.185].
Trước thần linh thiêng liêng và đầy quyền uy, con người phải lấy cả tính mạng đảm bảo cho lời thề của mình. Vi phạm lời thề cũng có nghĩa là xúc phạm và chịu sự trừng phạt của thần thánh. Người Ấn là vậy, nhiều khi chỉ vì một giá trị tinh thần, một lời thề trước thần linh, con người sẵn sàng chịu đựng hi sinh đánh đổi cả tính mạng để thực hiện bằng được như chàng trai Ananda trong tác phẩm. Sự quyến rũ của tình yêu, sự cám dỗ của vật chất, sự đe doạ của kền kền và kiến không lay chuyển nổi Ananda bởi dưới chân anh là sức mạnh của một lực lượng thần bí, vô hình nhưng bất diệt.
Gã mục đồng trong nỗi tủi nhục, ê chề vì cuộc ái ân không thành với công chúa đã tuyệt vọng: “đến trước một ngôi đền thờ thần Kali cầu nguyện nữ thần hãy đưa gã đi” (Thi nhân). Trong hoàn cảnh “cùng đường tuyệt lộ” thần linh bao giờ cũng là điểm tựa, là chốn bao dung mà con người dám bộc lộ tất cả, kể cả cái chết. Nhưng cũng giống như truyện cổ tích, thần linh là quà tặng của những người khốn khổ: “Thần Kali chưa cho gã chết. Sáng ra gã vẫn thấy mình nằm trên chạc cây chênh vênh. Không hề giật mình, không hề rơi xuống. Thế mà trong giấc mơ gã đã bay lượn, đã nhào lộn, đã chói mắt trước vầng hào quang của nữ thần thi ca và học vấn, gã đã vọt lên cao trong cơn xuất thần thành thơ. Gã trèo xuống cảm tạ thần Kali. Từ nay gã là Kalidasa. Kalidasa là “kẻ nô lệ của thần Kali” [84, tr.248].
Có thể bạn quan tâm!
- Tiền Đề Xuất Hiện Yếu Tố Kì Ảo Trong Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái
- Tiền Đề Chủ Quan: Quan Niệm Văn Học Của Hồ Anh Thái
- Yếu Tố Kì Ảo Trong Hệ Thống Hình Tượng Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái
- Yếu Tố Kì Ảo Trong Hệ Thống Biểu Tượng
- Yếu Tố Kì Ảo Trong Hệ Thống Không – Thời Gian
- Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 9
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Việc xây dựng các nhân vật thần trong tín ngưỡng dân gian với nhiều yếu tố kì ảo, Hồ Anh Thái muốn khắc họa văn hóa tâm linh của người Ấn, sự tôn thờ, sự hữu hạn của con người trước thần thánh.Điều đó không chỉ nói lên nỗi sợ hãi mà còn ấp ủ khát vọng hướng về cõi thánh thiêng cao quý của con người.
2.1.1.2. Nhân vật sáng tạo của tác giả
Nằm trong mạch chảy chung của văn học Việt Nam sau năm 1975, và ảnh hưởng từ quan niệm “vạn vật hữu linh” thuần phác của dân gian, quan niệm phi nhị nguyên - phổ biến ở đa số các nước phương Đông tiền công nghiệp, Hồ Anh Thái đã sáng tạo khá nhiều những nhân vật siêu thực - kiểu nhân vật đậm chất kì ảo, tồn tại ở các dạng như hồn ma, tiền kiếp, hậu kiếp... Xây dựng kiểu nhân vật siêu thực, Hồ Anh Thái không chỉ dẫn dắt người đọc tới những điều bí ẩn của thế giới này mà còn mở rộng hơn biên độ phản ánh hiện thực đầy phức tạp.
Sự cởi trói quan niệm văn chương đã mở đường cho việc trở lại một cách ồ ạt của các thể loại truyện với rất nhiều nhân vật siêu thực. Tuyển tập Đêm bướm ma do tác giả Ngô Tự Lập và Lưu Minh Sơn biên soạn là sự hội tụ của nhiều khuôn mặt mới mẻ: Đêm bướm ma, Vu lan (Võ Thị Hảo), Bến trần gian (Lưu Minh Sơn), Thợ may (Phạm Hải Vân)…Truyện có các nhân vật siêu thực xuất hiện nhiều đến mức nhà văn Lưu Minh Sơn có cảm giác rằng: ở Việt Nam bất kỳ một nhà văn nào cũng phải có trong hành trang của mình vài câu chuyện ma. Trong chuyên luận Những đườngbay của mê lộ tác giả Ngô Tự Lập đã đi tìm sự khác biệt của hai khái niệm: chuyện ma và truyện ma. Chuyện ma mục đích là làm cho người nghe tin vào sự xuất hiện của ma hay ít ra là vào một hiện tượng bí ẩn, khó giải thích, còn mục đích của truyện ma là đem đến một cảm xúc nghệ thuật nào đó và nỗi sợ chỉ còn là phương tiện, được sử dụng như là một không gian thậm chí là một cái cớ để đạt mục đích đó. Truyện ma của các nhà văn đương đại không nhằm làm cho người ta sợ
mà mượn cái sợ để thể hiện những vấn đề thuộc bản chất của hiện thực hoặc đời sống tâm linh. Bến trần gian là nỗi đau, sự cô đơn của những linh hồn chết, là niềm khát vọng thiết tha được trở về hoà nhập. Cái giá của chiến tranh không chỉ đè nặng lên những con người đang sống mà làm đau cả những linh hồn chết. Nhờ yếu tố ma quái, truyện ngắn Lưu Minh Sơn đặt ra được những vấn đề ở tận cùng chiều sâu của hiện thực.
Trong Cõi người rung chuông tận thế , nhân vật siêu thực là hồn ma của cha mẹ Mai Trừng hiện lên thông qua sự linh ứng của giấc mơ khiến Mai Trừng tìm về mộ. Trong một trạng thái kỳ diệu như bị ma ám, Mai Trừng nhận ra mộ từng người. Trong khoảnh khắc đó chỉ có thể xác là của nàng còn linh hồn đã gửi về một cõi xa xăm, để tìm đến sự giao hoà với một thế giới của những người đã khuất: “Con lạy cha con lạy mẹ, cha mẹ hãy giải thoát cho con khỏi sứ mệnh đi trừng phạt cái ác. Hai mươi sáu năm con phải đi trừng phạt như vậy là quá dài rồi” [81, tr.294]. Không có sự hiện hữu của cha mẹ Mai Trừng mà dường như chỉ có linh hồn váng vất trong cây cỏ, trả lời cho ước nguyện của Mai Trừng: “Gió thổi xào xạc. Từng lớp cỏ bị đè rạp như có người đang bước qua bước lại trên đó và suy nghĩ lung lắm.Có tiếng rì rào như bàn bạc như khuyên nhủ” [81, tr.294]. Cuộc đối thoại giữa hai cõi âm dương, giữa hai lực lượng hữu hình và vô hình diễn ra khá lâu: “Mai Trừng cúi gục đầu rất lâu. Cô đang lắng nghe lời căn dặn của bậc phụ mẫu ở cõi vĩnh hằng. Hai luồng gió trầm ấm và thanh thanh cứ nối tiếp nhau tràn qua” [81, tr.295]. Với cuộc kỳ ngộ này, Mai Trừng được giải thoát khỏi sứ mệnh oan nghiệt là đi trừng trị cái ác.
Trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, nhân vật Luật sư từ ngày bé đã có một sở thích quái đản là “mê đám ma”, mỗi lần có con vật nuôi nào bị chết (con dế, con cá, con chó thủy tinh, lũ búp bê...) là lại thích làm đám tang cho chúng: “Nó thích cái nỉ non thống thiết của kèn đám ma. Cũng như sau này
sang thời đổi mới, chú mê tiếng nhạc chầu văn lên đồng, một thứ nhạc rốc kích động, lôi kéo người ta lung lay lúc lắc co giật theo. Và thích sự ma mị. Thằng bé không vương vấn gì với con dế đã nằm dưới đất. Nó mê đám ma” [86, tr.236]. Những lần đó, hồn ma của chú bộ đội “quân phục màu xanh, mũ bọc xung quanh bằng một tấm lưới” lại hiện lên và chơi cùng cậu bé: “Cháu làm đám ma à. Vâng cháu làm đám ma. Ừ thì cháu cứ làm đám ma đi. Lần nào chú ấy cũng giúp nó. Lần thì đào mộ. Lần thì hạ huyệt. Lần thì đắp mộ. Lần thì cắm hương. Lần thì chỉ đứng nhìn nó làm toàn bộ quy trình” [86, tr.237]. Tạo dựng hình tượng hồn ma chú bộ đội, Hồ Anh Thái đã khắc họa cuộc sống đầy ma mị, khó hiểu trong cuộc sốngcủa gia đình ông Vip này, điều đó đã càng làm tăng sự tò mò của người đọc về một nhân vật Luật sư lập dị. Cũng trong tiểu thuyết này, để góp phần mô tả sự thoái hóa đạo đức của một lớp trí thức trong xã hội hiện đại, Hồ Anh Thái đã sáng tạo ra một hình ảnh hồn ma người đàn bà trong căn nhà lá giữa cánh đồng, khi vị Giáo sư đi giảng bài cho một trường cao đẳng ở tỉnh cách Hà Nội hơn sáu chục cây số: “Thoáng nhìn thấy một bóng đàn bà trong túp nhà lá, ông đi qua vườn chuối vào cái sân đất. Người đàn bà niềm nở ra đón. Ô bác, bác vào xơi nước. Hỏi thăm mấy câu. Chồng con đâu. Chồng em mất sắp sang cát rồi. Thằng cu nhà em đi bắt cua ngoài đồng. Hai câu đủ làm ông không màu mè mà ôm ngay lấy góa phụ đang lúng liếng đưa đẩy. Cũng chẳng kịp lên giường. Cứ như thế mà lăn ra nền nhà. Đại tiểu thích lăn ra đồng cho tự nhiên thì chuyện này cũng lăn ra đất cho tự nhiên” [86, tr.280]. Hồ Anh Thái đã thẳng tay vạch trần sự tha hóa nhân cách bản chất dâm dê của vị giáo sư: “Lên xe rồi, ông mới bảo vùng này đàn bà ngon thế mà gái góa bỏ không cũng phí (…). Xã hội tưởng cánh giáo sư không bao giờ được nói năng như vậy, nhưng thực tế là giáo sư vẫn thường chẳng e ngại phát ngôn như vậy”[86, tr.281].
Nếu như những tiếng chuyện trò, đàn hát, tiếng khóc dữ dội từ dưới tầng sâu của rừng đại ngàn vẫn thường ám ảnh tâm trí Kiên (Thân phận tình yêu – Bảo Ninh), ông Hàm trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường đêm đêm vẫn thường nằm mơ thấy vợ về chất vấn mình, bà cháu Duy trong Côi cút giữa mảnh đời của Ma Văn Kháng nhận ra được hồn người ông hiển linh sau khi bó hương cháy rừng rực ở mộ ông hay nhân vật Toàn trong Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái cũng “tận mắt chứng kiến” cuộc tranh cãi giữa hồn ma của người cha và hồn ma của kẻ đã bị Toàn trừng trị thì nhân vật Navin trong Người Ấn luôn bị day dứt bởi hình ảnh người mẹ quá cố đáng thương. Không khai thác đối thoại mà thể hiện những mối giao lưu âm thầm giữa hai mẹ con, cái chết đau đớn, oan khuất của người mẹ trở thành nỗi ám ảnh day dứt cho người con. Mang bộ hài cốt của mẹ bên mình, anh luôn có cảm tưởng người mẹ còn đó, theo dõi từng hành động, suy nghĩ của anh. Chính vì vậy trong một lần quan hệ với Kitty, anh đã “thét lên một tiếng như bị phát giác. Một tay kéo vội cái chăn phủ lên người Kitty, tay kia giật vội tấm vải trải giường quấn quanh người mình” [77, tr.245], rồi đến trước ba lô “đựng hài cốt mẹ dùng chiếc khăn lớn phủ trùm lên đó, như kéo một tấm màn ngăn cách khoảng không gian chật hẹp với giường ngủ” [77, tr.245]. Hành động của người con thể hiện rõ nét mặc cảm tội lỗi. Sự giao lưu thầm kín ấy bộc lộ một nét đặc biệt trong tính cách Ấn Độ: coi trọng giá trị huyết thống, gia đình nhiều khi đến ích kỷ, mặt khác thể hiện bề sâu tâm linh trong con người họ.
Nhân vật siêu thực trong sáng tác của Hồ Anh Thái không chỉ tồn tại dưới dạng hồn ma, mà còn là ở những nhân vật mang trong mình hai kiếp người khác nhau. Nhân vật Savitri trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi là một sáng tạo có tính quyết định cho một đề tài khó viết: Đức Phật. Ở nhân vật Savitri, đầy rẫy yếu tố kì ảo, là chìa khóa mở cánh cửa lịch sử một cách thần tình, phù hợp với thuyết luân hồi của Phật giáo.
Savitri hiện tại – hướng dẫn viên du lịch, Savitri tiền kiếp – công chúa, là một gạch nối hợp lý giữa quá khứ và hện tại. Savitri với tình yêu lớn, suốt đời theo đuổi si mê hoàng tử Siddhattha, là biểu tượng của đam mê dục lạc, nhưng cuối đời vẫn không chịu quy y như những nhân vật phản diện khác, chứng tỏ một chúng sinh vẫn muôn đời tồn tại cùng với Phật. Sự khao khát sống đời thường ở nàng công chúa luân hồi vẫn đậm nét khả ái bên sự cảnh tỉnh của chân lý Phật. Giọng điệu vừa quyền uy, (cách xưng hô “ta – ngươi”) vừa trữ tình, nữ tính của Savitri đã giúp câu chuyện mang đậm chất huyền thoại mà không xa cách, đời thường mà không dung tục. Savitri đã trở thành nhân vật có vai trò đắc lực trong việc giúp nhà văn tái hiện những tình tiết, chi tiết liên quan đến hành trạng và hoàn cảnh lịch sử hình thành Đức Phật và Đạo học của người. Qua đó, tác giả cũng tôn vinh đúng mức vai trò của người kể chuyện qua Savitri (như Vyasa từng kể sử thi Mahabharata cho Ganesha ghi lại). Xây nhựng những nhân vật siêu thực, có yếu tố ma quái, Hồ Anh Thái đem đến cho cái kỳ ảo một phương thức biểu hiện mới, làm cho sự hiện diện của cái kì ảo trở nên lung linh và giầu màu sắc.
Nhân vật có khả năng kì lạ là nhân vật mang trong mình những tố chất đặc biệt tự thân mà những người bình thường không thể có. Với Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã xây dựng nên nhân vật Mai Trừng – cô gái kì lạ mang sứ mệnh diệt trừ cái ác. Mai Trừng là một cô gái bình thường nhưng mang những khả năng phi thường. Từ cô toả ra một xung lực thần bí, vô hình khiến cho những ai muốn làm hại hay gần gũi với Mai Trừng đều bị trừng phạt bằng sự đau đớn hoặc cái chết. Kiểu nhân vật này không nhiều trong tác phẩm Hồ Anh Thái.
Sinh ra với nỗi đau mất cả cha lẫn mẹ trong chiến tranh, Mai Trừng lớn lên mang theo lời nguyền của mẹ trước khi mất, muốn cô tên là Nguyễn Thị Mai Trừng để “mai này cháu lớn, cháu sẽ đi trừng hát những kẻ ác” [81, tr.188].
Lời nguyền ứng vào Mai Trừng, cô đã sở hữu một công năng đặc biệt, bất cứ kẻ nào có ý định gây hại cô đều bị trừng phạt: từ một đứa bạn cùng lớp ngày bé, một ông cán bộ tổ chức ngành điện góa vợ, ông Giám đốc công ty Hồng Hoang đến Cốc, Bóp, Phũ...
Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế mang sức mạnh của lực lượng siêu phàm. Cũng như trong cổ tích, số phận trao cho Mai Trừng phép lạ để thực hiện sứ mệnh diệt trừ cái ác. Trước Mai Trừng, cái ác bắt buộc phải đền tội theo kiểu “gậy ông đập lưng ông”. Thằng Cốc định giở trò làm hại Mai Trừng phải lãnh lấy cái chết thảm khốc. Cái ác đã bị trừng phạt bằng chính hành động tự thân. Người đàn bà (vợ tay Giám đốc) muốn ám hại Mai Trừng vì ghen tuông, thị từ từ dí con dao lại gần mặt cô gái. Bất ngờ “con dao đập xuống nền gạch hoa đánh choang một cái. Mụ đàn bà nấc lên, ngã vật ra tay trái ôm lấy cái tay phải đã cứng đờ như khúc củi. Hoá ra con dao vẫn cắm chặt trong lòng bàn tay co quắp như đã thành đá” [81, tr.35]. Chỉ khi Mai Trừng được cởi trói thì người đàn bà mới thôi quằn quại. Mai Trừng - “Cô gái ấy chính là do trời đất sinh ra để đi trừng phạt cõi người đầy tội lỗi” [81, tr.36]. Giả sử , Mai Trừng là nhân vật kì ảo của thế giới cổ tích, câu chuyện sẽ diễn biến theo một kết cấu mang tính định thức với kết thúc có hậu. Cái thiện sẽ chiến thắng, cái ác hoàn toàn bị tiêu diệt. Tư duy nghệ thuật Hồ Anh Thái không tuân theo lối mòn quen thuộc của cổ tích. Ông cho rằng: “Con người dù sao vẫn có thể cảm hoá và cải biến được bằng con đường giáo dục”. Đúng như sự khẳng định của Nguyễn Đăng Điệp: “Tác phẩm này nêu lên một vấn đề triết học mà Hồ Anh Thái đã dày công suy ngẫm tìm cách thể hiện: cái ác phải bị trừng phạt. Nhưng ở đây, Hồ Anh Thái đã lý giải số phận con người bằng cái nhìn Phật giáo: kẻ gây ra cái ác không bị đẩy đến đường cùng. Họ vẫn có cơ hội giác ngộ nếu trong họ vẫn còn sót lại chút thiên lương trong trẻo” [81, tr.367]. Mai Trừng giống như một “thiên sứ”, một kiểu nhân vật