Ý Nghĩa Nhân Văn Trong Những Khúc Hát Lễ Hội Nàng Hai Của Người Tày Ở Thạch An - Cao Bằng


Nội dung của văn học dân gian là phản ánh đời sống của nhân dân. Đời sống của nhân dân ở đây chính là những vấn đề thân thiết với cuộc sống hàng ngày của họ. Điều đặc biệt là những khía cạnh ấy được lí giải theo quan điểm, biểu đạt theo kinh nghiệm sống của người lao động. Tuy nhiên, có lúc sự cắt nghĩa, lí giải của cha ông xưa còn chứa đựng yếu tố tư tưởng lạc hậu và tiêu cực. Họ quan niệm về thế giới tự nhiên, vũ trụ mang tính chất tư duy ngây thơ, nguyên thủy. Song dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận được giá trị nhân văn sâu sắc chứa đựng trong lời cầu mùa Lượn Hai.

2.3. Ý nghĩa nhân văn trong những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng

Tác phẩm văn học dân gian là sản phẩm tinh thần của cả cộng đồng, được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày cũng vậy, nó là sản phẩm tinh thần hội tụ nhiều yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, dân tộc học, văn học... của dân tộc Tày ở Cao Bằng. Qua nhiều thời điểm lịch sử, xã hội có nhiều đổi thay song lễ hội Nàng Hai vẫn tồn tại và được nhân dân Tày ở Thạch An tổ chức tương đối đều đặn. Vậy điều gì tạo nên sự hấp dẫn và sức sống lâu bền của lễ hồi này? Theo chúng tôi, chính giá trị nhân văn sâu sắc là một trong những yếu tố cơ bản nhất để lễ hội Nàng Hai trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng Tày ở Thạch An. Và càng không thể phủ nhận những khúc hát Lượn Hai đã trở thành hồn cốt của lễ hội, để từ đó những giá trị ba chữ: Chân, Thiện, Mĩ được khẳng định.

Lễ hội Nàng Hai là lễ hội của cái đẹp, đó chính là cái đẹp của khát vọng, của tâm hồn, tình cảm trong con người Tày. Có đẹp thì mới hấp dẫn và quyến rũ lòng người, mới khiến lòng họ trong sáng hơn, để tan buổi hội ra về lòng càng thấy yêu mến thiên nhiên, quí trọng thiên nhiên, càng thấu hiểu giá trị của tình người đôn hậu thắm thiết.


2.3.1. Khát vọng về một cuộc sống no đủ, yên bình, hạnh phúc

Lượn Hai là một loại hình dân ca nghi lễ sinh hoạt. Tính chất này tạo cho khúc hát cầu mùa trong lễ hội Nàng Hai vừa mang tính hiện thực mà lại vừa chứa đựng màu sắc lãng mạn. Trước hiện thực lao động còn nhiều khó khăn, người nông dân Tày vẫn chan chứa ước mơ, hi vọng.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cao Bằng thì lễ hội Nàng Hai là lễ hội của cầu mùa, cầu an, cầu phúc. Những lời cầu mong ấy của nhân dân được bộc lộ trong lời ca của khúc hát Lượn Hai. Cách nói trực tiếp này thể hiện tính cách của người Tày đó là thẳng thắn, ưa bày tỏ nhưng cách bày tỏ không phải mở toang mà là kín đáo, tế nhị qua lời Lượn. Trong ngày hội Hai, dân bản nô nức kéo nhau đến dự hội không chỉ là để góp vui với hội xuân mà quan trọng hơn là để bày tỏ tấm lòng mình. Đầu năm là thời điểm khởi sự cho một năm mới, mùa vụ mới, công việc mới và con người sao không khỏi nhen lên trong mình những ước mơ và hi vọng mới. Tấm lòng ấy của họ sẽ gửi lên Mẹ Trăng qua tiếng hát và tài năng của Nàng Hai.

Trong hơi xuân đang tràn khắp bản làng, Nàng Hai cất cao tiếng hát cầu mong trời ban cho trần gian một cuộc sống no đủ. Tiếng ca ấy cứ lặp đi lặp lại như điệp khúc của bài ca cầu mùa:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Vằn xuân vằn đây moạc Vằn xuân vằn đông vui Hạ giới cầu mùa mảu Khôi châu cầu mùa vụ Mảu nẩy hơn mảu lăng Mảu lăng hơn mảu nả.

Dịch:

Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 7


Hôm nay ngày đẹp trời Hôm nay ngày đẹp tươi


Hạ giới họ cầu mùa Khôi châu họ cầu vụ Vụ trước hơn vụ sau Vụ sau hơn vụ trước

Hay có dị bản:

Vằn xuân vằn đây moạc Vằn xuân vằn đông vui Hạ giới cầu mùa mảu Khôi châu cầu mùa vụ Càu mẩu hơn mảu cáu Càu mẩu hơn mẩu chai

Mảu nẩy Há cầu lai hơn mảu quá.

Dịch:


Hạ giới họ cầu mùa Khôi châu họ cầu vụ

Cầu mùa mới hơn mùa cũ Cầu mùa mới được mùa

Mùa này được nhiều hơn mùa trước.

Lễ hội Nàng Hai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người nông dân

Tày bởi nó có mục đích chính là cầu mùa. Cho nên, cầu mùa trở thành nội dung chủ đạo và xuyên suốt toàn bộ các khúc ca. Trong lời hát về mùa màng, các tác giả dân gian đặc biệt chú ý đến cây lúa nhiều hơn. Từ lâu, người Tày đã sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Do có mặt sớm hơn các dân tộc khác nên người Tày đã khai phá và làm chủ được những thung lũng bằng phẳng. Hạt lúa không chỉ có giá trị vật chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần đặc biệt với nhân dân. Người miền xuôi thường chẳng hay nói “Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi”. Đến miền ngược, câu nói ấy vẫn giữ nguyên ý nghĩa: “Muối khẩu, cẩu muối thứa”. Hạt thóc được nhân dân nâng niu, trân trọng, coi nó như hạt ngọc trời. Đồng bào Tày vẫn hay nói:


“Muối khẩu tồng muối ngọc Bố đảy kin, tèo dọc dọc”. (Hạt gạo như hạt ngọc

Không được ăn, chạy ngang chạy dọc)

Hạt ngọc trời ấy chắt chiu bao giọt mồ hôi của người nông dân, thế nên sao họ không quí trọng. Hơn nữa, trong thời đại mà con người chưa thể chế ngự được thiên nhiên, để có được hạt ngọc trời ấy, sự vất vả cực nhọc ấy càng nhân lên gấp bội, nên họ càng mong ước được đón nhận thành quả lao động của mình:

Ruồng khẩu thuổm gằn tẩư gằn nưa Ruồng khẩu gặn ruồng páng

Mẻ cáy lảc nắm pây

Muối khẩu gặn mác plàng Khẩu sa tlàng khẩu bố.

Dịch:


Bông lúa trùm bờ dưới bờ trên Bông lúa bằng bông báng

Mẹ gà tha không nổi Hạt lúa to bằng quả bưởi Lúa chín tự lăn về nhà.

Hạt thóc đã đi vào không biết bao nhiêu câu chuyện cổ của người Tày.

Có chuyện xưa kể lại: Xưa, trời đất còn gần nhau lắm. Người ta có thể đứng trên nóc nhà, vươn vai mà tay chạm tới trời. Tiếng nói to ở trần gian, cũng khiến Ngọc Hoàng nghe thấy, nên con người nói với nhau rất nhẹ nhàng. Thời đấy người nông dân không phải vất vả như bây giờ. Đến mùa lúa chín, lúa khác tự lăn về nhà, gọi người nông dân mở cửa, lúa tự nhảy vào bồ hoặc nhảy lên gác. Cũng thật lạ làm sao, hạt lúa thần ấy to bằng quả bưởi, mỗi hạt nấu được một nồi cơm to.


Nhà nọ, có cô con gái lười nhác, suốt ngày chỉ làm đỏm. Năm đó lúa chín, lăn về nhà, xếp hàng trước cửa gọi cô gái:

- Hãy mở cửa cho tôi vào nhà!

Lúa gọi một, hai rồi đến ba lần... nhưng cô gái không thèm trả lời vì cô còn đang bận chải tóc. Thấy lúa cứ gọi mãi, tức mình cô gái cầm lấy cái đòn (đòn xóc nhọn hai đầu) ra cửa phang tới tấp vào các hạt lúa. Các hạt lúa vỡ tung ra thành từng mảnh nhỏ, chỉ bằng hạt thóc bây giờ. Từ đó, dù chăm bón rất vất vả nhưng bông lúa chỉ to bằng đuôi con chuột, đến mùa vụ, người nông dân phải lấy liềm đi hái từng bông, phải lấy dậu đi đựng, lấy bao đi rước lúa về nhà.

Hình ảnh “Bông lúa to bằng bông bánghay có dị bản khác: “Bông lúa to bằng bông khuông”, “Bông lúa to bằng bông móc”, “Bông lúa to bằng bông lau” chỉ còn là trong cổ tích. Giấc mơ cổ tích đã qua đi, nay lại trở về trong câu hát Lượn. Bông lúa vàng óng trĩu nặng lẫn mùi thơm của thảo quả nơi núi rừng, đi vào trong lời hát dân ca, trở thành biểu tượng cho một mùa vàng bội thu. Và ta càng thấy ẩn sau lời ca cầu mùa ấy là bao nhiêu chờ đợi, hi vọng của nhân dân về mùa vụ sắp tới. Thế mới thấy, cách diễn đạt của đồng bào Tày mới thật tinh tế và càng hiểu sức nặng của nghệ thuật chứa trong mỗi lớp ngôn từ quả là không nhỏ.

Ngày xuân đi trẩy hội, đồng bào Tày còn mong ước có sức khỏe, sự an lành. Mẹ Trăng là người để đồng bào bày tỏ ước nguyện đó:

Cầu Mẻ gụm gàng hẩư thế gian Hẩư bản nưa, bản tẩư

Hẩư bản tẩư, bản nưa Ban phúc mà mường bản

Dịch:

Lạy Mẹ hãy che chở thế gian Cho làng trên xóm dưới


Cho xóm dưới làng trên

Đem an lành cho bản mường.

Với lời thỉnh cầu giản dị, chân thành, người nông dân hi vọng sức mạnh của Mẹ Trăng sẽ bảo vệ cho muôn loài trần gian.

Những khúc hát trong lễ hội Nàng Hai có nội dung khá phong phú. Mỗi một nội dung như một mảnh ghép của cuộc sống, như một lát cắt nhỏ của lịch sử cha ông xưa. Trong thời đại ngày nay, khi nhìn lại ta vẫn thấy thời đại Lượn Hai như đang còn phảng phất đâu đây. Giấc mơ của người nông dân Tày trong mỗi khúc ca cầu mùa vẫn là giấc mơ muôn thủa của con người. Điều đó làm nên giá trị vĩnh hằng của Lượn Hai.

2.3.2. Tình yêu thiên nhiên là nét nhân văn cao đẹp trong đời sống tâm hồn của người Tày Thạch An - Cao Bằng

Người Tày họ sống và gắn bó lâu đời với thiên nhiên miền núi. “Thiên nhiên đã nuôi sống họ tự ngàn xưa, thiên nhiên cũng ưu đãi về vật chất cũng như tinh thần. Họ sống giữa đại ngàn bốn mùa màu xanh đậm của lá và bốn mùa với nhiều màu sắc của hoa. Thiên nhiêm ấy gõ mãi vào cánh cửa tâm hồn vốn rất mảnh của họ và ngân nga thành tiếng thơ, tiếng ca” [20, Tr.104]. Trong nhiều ngày, Mẻ Cốc, Nàng Hai và các thiếu nữ Tày hát khúc

Lượn Hai cầu mùa. Họ say sưa hát múa giữa đất trời, dưới ánh trăng nơi núi rừng để vũ điệu mời trăng được thăng hoa, để con người và thiên nhiên hòa làm một.

Thiên nhiên được nhắc đến trong các khúc Lượn Hai rất nhiều, khi thì sông, núi, rừng, biển, lúc thì chim muông, cỏ lá.... nhưng phải khẳng định, nhiều nhất và đẹp nhất chính là hoa và trăng.

2.3.2.1. Yêu hoa là một nét đẹp tâm trong hồn người Tày vùng Thạch An - Cao Bằng


Trong những làn điệu dân ca của người Tày, ta thấy họ say sưa nói với thiên nhiên đại ngàn đến mức đắm say, đến mức những cảm xúc cứ trải dài theo triền núi trùng điệp, cứ bay cao đến muôn mây, cứ mênh mang bay theo làn gió mát và rồi vấn vương bên đóa hoa rừng. Có thể nói, giữa chốn thăm thẳm hùng vĩ ấy, hoa thật xứng đáng tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên.

Từ xưa, hoa đã đi vào ngạn ngữ, tục ngữ và trong lời ăn tiếng nói của nhân dân Tày. Người Tày vẫn hay nói: “Đây tồng bjoóc”, “Hom tồng bjoóc” hay “Phuối oóc bjoóc oóc kim” (Đẹp như hoa, Thơm như hoa, Nói ra hoa ra vàng) để khen một người xinh đẹp, giỏi giang. Hoa luôn gắn với cái đẹp. Người Tày rất yêu quí và trân trọng cái đẹp. Con người biết yêu cái đẹp thì ắt hẳn sẽ yêu hoa. Thế nên, chẳng ai lấy làm lạ khi họ dành hẳn cho hoa một vị trí rất đặc biệt trong các điệu dân ca. Không thể kể hết bao nhiêu bài hát về hoa và cũng không thể biết được còn bao nhiêu lời ca rất hay như thế này dành cho hoa được nhân dân Tày sáng tác nữa:

Bióoc rầm wạ bjoóc loỏng hom rửng Hom rửng bjoóc ngâu phông

Pin khửn khái bjoóc bưa pích cắn Pin khửn khái bjoóc nặm kíp khang Pin khửn tàng bjoóc ngịu rủng đeng Pin khửn tàng bjoóc vông rủng chỏi

Bjoóc khảo quang, bjoóc phông bươn nhỉ...

Dịch:


Hoa rầm thêm hoa loỏng thơm ngát Thơm lừng đóa hoa ngâu

Chèo lên lối hoa bưa cánh ngắn Chèo lên lối hoa mận cánh vừa Chèo lên lối đỏ rực hoa gạo


Chèo lên lối đỏ thắm hoa vông

Hoa khảo quang, hoa phón tháng hai...

Những bông hoa rừng bé nhỏ bình dị, đã bao tháng năm lặng lẽ nở bên cuộc đời người dân Tày, nay đi vào trang thơ của họ. Đó là bông hoa loỏng ngát dịu, hoa ngâu thoang thoảng, hoa bưa, hoa mận trắng ngần với cánh mỏng manh hoà trộn trong sắc rực lửa của hoa gạo, hoa vông... Tất cả hoa của bốn mùa, hoa ở mọi chốn đã về trong câu hát Lượn Hai, khiến lời thơ trở nên ngạt ngào hương thơm, rực rỡ sắc màu:

Nậu nẩy hom mủi linh đan

Bjoóc nẩy hom mủi van bióc phón Bjoóc nẩy lẻ nậu bióc vặc viền Phông bươn nhỉ khiêu đeng rủng chỏi Bjoóc nẩy màu đeng tha wằn

Bjoóc nẩy khiêu đeng màu nộc công Bjoóc nẩy khiêu lít gò pất plỏ

Bjoóc nẩy lương đáo tỏa khau phja Bjoóc nẩy rủng roang mọi tlỉ.

Dịch:


Hoa naỳ thơm ngát mùi linh đan Hoa đây thơm dịu mùi bjoóc phón Hoa này là hoa phẳc phiền

Nở tháng giêng sắc màu rực rỡ Hoa này màu mặt trời đỏ

Hoa này sặc sỡ màu lông công Hoa này màu xanh cổ vịt

Hoa này vàng rực nơi núi đồi Hoa này đỏ tươi sắc núi...

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí