Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Phát Huy Ảnh Hưởng Tích Cực Và Hạn Chế Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Đối Với Người Phụ Nữ


sống hàng ngày, ngay trong gia đình và sau đó là những việc lớn hơn ngoài xã hội. Bản thân một mình người phụ nữ cũng không thể làm được nếu không tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh; có sự hỗ trợ của những người thân trong gia đình, nhất là nam giới; sự đồng thuận ủng hộ của xã hội, cộng đồng; của các ban ngành, đoàn thể.

Những dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ cuối năm 2008 tính đến năm 2014 vẫn chưa được hồi phục khi mà Mỹ và châu Âu chưa giải quyết được vấn đề nợ công. Mặt khác, trong mấy năm trở lại đây, tình hình an ninh- chính trị của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực đang có nhiều bất ổn: Mỹ, Libya, Ai Cập, Hàn Quốc, Triều Tiên, Ukraine- Nga, Thái Lan…

Tình hình kinh tế- xã hội trên thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Mặc dù các tổ chức IMF và WB đều dự báo kinh tế Việt Nam sẽ có dấu hiệu phục hồi trong năm 2014 nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng Việt Nam đã, đang và sẽ phải trải qua những thử thách hết sức khó khăn khi trong mấy năm gần đây có khoảng hơn 55.000 doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản, tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhiều cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm, thu nhập của người dân cũng giảm xuống…

Khủng hoảng về kinh tế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị, văn hóa, tư tưởng của xã hội. Sự ảnh hưởng này làm cho một số yếu tố tiêu cực đã ăn sâu vào trong đời sống người dân trỗi dậy trong đó có một số yếu tố tiêu cực trong học thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo về người phụ nữ. Sự ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế đã làm cho người phụ nữ càng thêm khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Khi thu nhập thấp, chất lượng cuộc sống của gia đình giảm sút, tình trạng thất nghiệp của vợ và chồng gia tăng… là những nhân tố làm nảy sinh nhiều cuộc bạo lực gia đình mà người chịu thiệt thòi đó là người phụ nữ.

Cùng với việc mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế với các nước khác là quá trình tiếp xúc, giao lưu và biến đổi văn hóa giữa nước ta và nước ngoài. Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, ứng xử văn hóa ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh những yếu tố tích cực thì cũng có không ít những yếu tố tiêu cực đó là văn hóa lai căng; lối sống không có lý tưởng ở một số bộ


phận thanh thiếu niên; sự đề cao tuyệt đối đồng tiền… Tất cả những điều này cũng tác động không nhỏ đến văn hóa ứng xử của người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Nhiều người đã đánh mất đi vẻ đẹp truyền thống của mình để chạy theo đồng tiền, theo những cái đẹp cai căng…

Bên cạnh nhiều mặt tiêu cực thì tình hình kinh tế- xã hội của thế giới và Việt Nam hiện nay cũng đang mở ra những mặt tích cực tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và đặc biệt là phụ nữ Việt Nam nói riêng. Cơ chế kinh tế, cơ chế văn hóa mở đã và đang tạo điều kiện cho người phụ nữ vươn lên để khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên để làm được điều này, bên cạnh việc các cơ quan nhà nước phải có những biện pháp thiết thực thì bản thân người phụ nữ phải không ngừng nỗ lực, rèn luyện mình để tự mình vươn lên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Hiếm có một quốc gia nào có quá trình hình thành và phát triển lại giống như Việt Nam khi lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Chính vì vậy, sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam là lòng yêu nước. Để có được thành quả như ngày hôm này là sự nỗ lực, không ngừng cố gắng, là lòng dũng cảm, kiên cường bất khuất của con ngươi Việt Nam mà đóng góp không nhỏ vào thành công này đó là công lao của người phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam Anh hùng- Bất khuất- Trung hậu- Đảm đang, ở họ có sự trọn vẹn của các đức Công- Dung- Ngôn- Hạnh. Họ là nhân tố quan trọng góp phần thành công của các cuộc thắng lợi chống giặc ngoại xâm.

Hiện nay, cùng với sự bất ổn về kinh tế đã và đang kéo theo những bất ổn về chính tri, quân sự trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam luôn luôn là điểm ngắm cần phải lấy được của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong mấy năm trở lại đây, Biên Đông là điểm nóng, vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam trong những ngày tháng 5 năm 2014 đang hết sức gay go và phức tạp. Chúng ta đã và đang có những biện pháp hết sức thông minh, mềm dẻo và cũng chuẩn bị đối phó với tình thế xấu nhất là sự giao tranh. Biển Đông đã và đang đánh dấu lòng yêu nước, tinh thần kiên cường, sự hy sinh những lợi ích cá nhân của nhiều chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Trong sự hy sinh này còn có cả những hy sinh thầm lặng của biết bao nhiêu

Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 18


gia đình, biết bao nhiều người phụ nữ là mẹ, là vợ, là con của họ. Những người phụ nữ ở hậu phương của họ đang cố gắng hết sức theo tiêu chuẩn “Tứ đức”của Nho giáo để những người đàn ông của mình yên tâm với nhiệm vụ mà Tổ quốc giao cho.

Trong xã hội hiện đại khi tình hình kinh tế khủng hoảng, khan hiếm tài nguyên thiên nhiên… thì chiến tranh là điều có thể xảy ra thường xuyên đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn phải tu dưỡng, rèn luyện mình theo các đức “Công- Dung- Ngôn- Hạnh”để hoàn thiện mình, trở thành hậu phương vững chắc- điều này góp phần quan trọng trong thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ an ninh đất nước.

Như vậy, việc kế thừa những giá trị của thuyết tam tòng, tứ đức trong giai đoạn hiện nay phải mang tính cách mạng - biến đổi về chất, nhằm mục đích nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ. Việc kế thừa không chỉ dừng lại ở mặt nghiên cứu lý luận mà phải bằng hành động để tạo ra điều kiện vật chất và tinh thần để họ đủ điều kiện làm chủ cuộc sống mới trong xã hội hiện đại. Điều này được thực hiện thông qua các giải pháp cụ thể.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đẩy mạnh đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người phụ nữ Việt Nam hiện nay

C.Mác đã từng khẳng định kinh tế là yếu tố cơ bản, là nền tảng để quyết định tất cả. Hoặc cha ông ta cũng từng khẳng định: “có thực mới vực được đạo”, “có bột mới gột nên hồ” muốn nói sự quyết định của điều kiện kinh tế - xã hội đối với sự phát triển của đạo đức, của ý thức con người. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, đẩy mạnh đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ Việt Nam hiện nay là một giải pháp vô cùng quan trọng của Đảng và nhà nước nhằm thực hiện tốt sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Thực hiện giải pháp này một cách triệt để, địa vị, vai trò của người phụ nữ hiện đại mới được nâng cao cần phải:

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức cho bản thân người phụ nữ về vai trò của việc phát triển kinh tế nhằm nâng cao địa vị, vai trò của người phụ nữ.


hội và bản thân người phụ nữ cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước cần có nhiều chính sách kinh tế hợp lý, hỗ trợ vốn cho phụ nữ các vùng nông thôn, miền núi vay; tư vấn cho họ các cách làm giàu để họ có cơ hội kiếm thêm thu nhập, từ đó họ tự chủ được cuộc sống của mình. Bản thân mỗi người phụ nữ cần trang bị cho mình những kiến thức về cách làm giàu, cách tận dụng các cơ hội để phát triển chính đáng. Họ phải nhận thức được rằng suy cho cùng kinh tế là yếu tố quyết định tất cả. Khi họ tự chủ về kinh tế thì vị trí của họ trong gia đình và ngoài xã hội mới được cải thiện.

Thứ hai, phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong bối cảnh đất nước đổi mới, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, một đơn vị tiêu dùng. Trong mỗi gia đình Việt Nam, thông thường đàn ông là người đứng vai trò là chủ hộ nhưng phụ nữ mới là người lo toan, quán xuyến, chỉ đạo việc làm ăn. Vì vậy, cần phải đầu tư và phát triển kinh tế gia đình nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên nói chung, của người phụ nữ nói riêng.

Phát triển kinh tế gia đình nhằm tạo điều kiện vật chất, đảm bảo cho sự tồn tại và nâng cao chất lượng sống cho các thành viên, đáp ứng nhu cầu càng cao của xã hội. Phát triển kinh tế gia đình, nhất là là đối với các gia đình ở nông thôn, miền núi... nhằm nâng cao thu nhập, mức sống, tạo điều kiện cho những hưởng thụ văn hóa (phim ảnh, sách, báo, ti vi...), nâng cao hiểu biết và những chuẩn mực đạo đức mới, từ bỏ các phong tục tập quán lạc hậu; đồng thời tạo công ăn việc làm cho người phụ nữ.

Để công tác phát triển kinh tế gia đình đạt được kết quả cao thì Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền cần phải có những chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình một cách khoa học, cụ thể. Như: chính sách giao đất, giao rừng ở nông thôn, chính sách kinh doanh dịch vụ, kinh tế tư nhân ở thành phố; chính sách cho các gia đình vay vốn kinh doanh, dạy cách làm giàu, chế độ lương cho cán bộ công chức... Cùng với việc phát triển kinh tế hộ gia đình, chúng ta cần tổ chức tốt các dịch vụ xã hội để giảm nhẹ lao động trong gia đình cho phụ nữ tạo cho họ có nhiều thời gian hơn để tham gia vào những sinh hoạt xã hội, văn hóa tinh thần, giáo dục con cái, nâng cao tri thức, thẩm mỹ, thể lực. Tạo cho mỗi gia


đình có điều kiện vật chất tốt làm cơ sở cho việc giáo dục gia đình. Kinh tế gia đình phát triển thì đạo đức phát triển, trình độ nhận thức của từng thành viên trong gia đình được nâng lên. Từ đó, vị trí, vai trò của người phụ nữ được nâng cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Thứ ba, ưu tiên đào tạo nghề cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn. Hiện nay, nhiều tư tưởng tiêu cực của Nho giáo vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội nước ta trong đó có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Chính vì tư tưởng này nên nhiều gia đình nhất là các gia đình ở nông thôn thường đầu tư cho con trai học ở các bậc trên còn con gái thường phải nghỉ học sớm để giúp gia đình. Thực tế, hiện nay ở nhiều địa phương có tình trạng phụ nữ ở độ tuổi 16 đến 19 bỏ học khá nhiều và hơn 50% số các em gái ở vùng nông thôn phải nghỉ học vì nhà nghèo, phải tham gia lao động giúp cha mẹ để ổn định cuộc sống gia đình.

Vì không được học hành, không được đào tạo chuyên môn các ngành nghề nên lao động nữ phải làm việc trong điều kiện làm việc chưa được cải thiện, thời gian lao động kéo dài, rủi ro cao. Thậm chí, họ còn bị bóc lột sức lao động và dễ bị tổn thương. Một thực tế khác là có những lao động nữ có trình độ, tay nghề tương đương với lao động nam, song vẫn không được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng. Bởi vậy, với đội ngũ lao động nông nghiệp, thời gian rảnh rỗi của lao động nữ lớn, song họ không thể tìm kiếm được việc làm thêm. Thiếu việc làm ổn định, cộng với kiến thức pháp luật hạn chế, nhiều phụ nữ đã trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình, ngược đãi, buôn bán người. Không ít phụ nữ đã kiếm tiền bằng con đường phi pháp như cờ bạc, buôn bán ma tuý, mại dâm...

Như vậy, để giải quyết các tệ nạn xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống thì vấn đề đào tạo nghề cho phụ nữ được coi là một giải pháp vô cùng quan trọng. Trong việc thực hành chính sách xã hội đối với phụ nữ thì vấn đề đào tạo việc làm được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, đưa lên hàng đầu. Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”, vấn đề đào tạo nghề cho phụ nữ đạt được nhiều thành tựu, nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.


Bên cạnh những mặt tích cực thì vấn đề đào tạo nghề cho nữ ở nước ta còn gặp hạn chế. Đó là cơ hội được học nghề của nữ giới chưa cao, các ngành nghề họ được đào tạo đều mang tính phổ thông, truyền thống; tay nghề chưa chuyên sâu; khả năng tìm kiếm việc làm đúng với nghề được đào tạo không dễ dàng và mức lương họ được hưởng vẫn thấp hơn nhiều so với lao động bỏ ra. Điều này đã ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của họ.

Để nâng cao chất lượng của chính sách đào tạo nghề cho phụ nữ, cần phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau: 1) Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí của đào tạo nghề và học nghề cho phụ nữ đối với phát triển kinh tế - xã hội; 2) Hoàn thiện cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho phụ nữ; 3) Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho phụ nữ; 4) Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động và có những chính sách bảo vệ lao động nữ khi tham gia thị trường lao động nước ngoài;

5) Tăng cường nguồn lực và đầu tư quốc tế cho đào tạo nghề; 6) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề; 7) Tập trung dạy nghề truyền thống cho phụ nữ các vùng nông thôn để giải quyết việc làm và ưu tiên mở các lớp dạy nghề đặc trưng cho phụ nữ: nấu ăn, thêu may... để phụ nữ hoàn thiện mình hơn. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên thì chúng ta mới đạt được kết quả tốt trong công tác đào tạo nghề cho nữ giới. Có như vậy, công tác đào tạo nghề cho nữ giới của Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền mới thành công.

4.2.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Về phía xã hội

Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị và hội nhập kinh tế quốc tế... Với mục tiêu đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức phấn đấu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới theo định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong sự nghiệp đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt


chú trọng đến việc phát huy vai trò và nâng cao vị thế của người phụ nữ. Đảng xác định: Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp; theo đó, Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng...; Phát huy vai trò, tiềm ẩn to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Phấn đấu đến 2020, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể hóa những quan điểm trên thì những việc làm của xã hội để nâng cao vị trí của người phụ nữ là

Thứ nhất, cải cách thể chế để thiết lập quyền bình đẳng giới. Cải cách pháp lý sẽ tăng cường bình đẳng giới rõ nét thông qua Luật hôn nhân gia đình, Luật chống bạo hành, bạo lực, quyền về đất đai, luật lao động, luật bình đẳng giới. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương cụ thể, chính sách rõ ràng tuy nhiên nữ cán bộ công chức là lãnh đạo trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp. Hơn nữa, nữ lãnh đạo thường chỉ liên quan các lĩnh vực xã hội. Rất hiếm cán bộ công chức nữ làm lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp uỷ đảng từ Trung ương đến cơ sở chỉ chiếm khoảng 10-11%. Trong các cấp uỷ đảng, số nữ cán bộ công chức giữ vị trí trọng trách rất ít... Vì vậy, cần phải phát huy, nỗ lực tăng tỉ lệ nữ ở Hội đồng nhân dân 3 cấp và các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước phải tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ thuận lợi dành cho phụ nữ như kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, cho vay vốn... Có như vậy, mới nâng dần nhận thức, khẳng định và nâng cao vai trò của người phụ nữ hiện nay.

Thứ hai, đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia và phân bố nguồn lực công bằng hơn. Phát triển kinh tế có xu hướng nhằm tăng năng suất lao động và tạo dựng nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ


có thu nhập cao hơn, mức sống tốt hơn. Ngoài ra phải đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho phụ nữ khi thực hiện vai trò của họ trong gia đình và có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của phụ nữ. Thiết kế chính sách thị trường lao động phù hợp về sinh đẻ, sa thải, dưỡng bệnh, nghỉ bắt buộc... để tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội tham gia công việc trên thị trường, đồng thời chăm sóc gia đình. Cung cấp bảo trợ xã hội, an sinh xã hội phù hợp.

Thứ ba, thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự phân biệt giới trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói chính trị. Nhà nước nên thiết lập một môi trường để đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng đến các nguồn lực và dịch vụ công cộng cho cả nam và nữ. Tăng cường tiếng nói của phụ nữ (sử dụng sáng kiến, ý tưởng, sáng chế) trong quá trình hoạch định chính sách.

Thứ tư, các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tới tất cả đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về vai trò, vị trí quan trọng của người phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực xã hội cũng như trong gia đình, để từ đó góp phần thay đổi nhanh, mạnh hơn nữa những định kiến giới vốn đã, đang tồn tại.

Thứ năm, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu quốc tế. Điều này phù hợp với xu hướng quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Lợi ích của việc làm này là chúng ta có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề về giới, đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ.

Các chiến lược này không chỉ có thể vận dụng vào quản lý xã hội ở các

cấp vĩ mô mà còn có thể vận dụng vào hoạt động quản lý ở từng cơ sở.

Đối với bản thân người phụ nữ

Trong công cuộc nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của người phụ nữ thì hành động của chính bản thân người phụ nữ có vai trò quan trọng. Bản thân người phụ nữ phải tự biết nâng cao chính vị trí và vai trò của mình như Hồ Chí Minh đã nói: “giành quyền bình đẳng, chống sự phân biệt đối xử với phụ nữ, không phải ai làm hộ cho phụ nữ mà chính họ phải vươn lên tự giải phóng, đứng lên đấu tranh giành cho quyền lợi về mình” [101, tr.525]. Với lời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022