Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Thuyết Tam Tòng, Tứ Đức Đối


phạm trù giáo dục đạo đức của người phụ nữ được đề cập chủ yếu trong

thuyết tam tòng, tứ đức.

Thuyết tam tòng, tứ đức đưa ra những chuẩn mực đạo đức mà người phụ nữ phải nghe theo. Bên cạnh những giá trị tích cực như giáo huấn người phụ nữ hoàn thiện vẻ đẹp bề ngoài và nội dung bên trong thì thuyết này còn mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực và tựu trung lại đó là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” ăn sâu vào trong đời sống xã hội. Căn nguyên của tư tưởng này đó là Nho giáo muốn giáo dục người phụ nữ theo các tiêu chuẩn mà nó đề ra nhằm duy trì trật tự gia đình, rộng ra là trật tự xã hội để nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị.

Nho giáo có sự ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của các quốc gia Á Đông trong đó có Việt Nam. Điều đáng chú ý là khi Nho giáo vào Việt Nam nó được cải biến đi một số nội dung hay nói cách khác là được “mềm hóa” và “khúc xạ” cho phù hợp với đời sống người Việt. Chính vì vậy ở Việt Nam, tính chất tiêu cực của thuyết tam tòng đã giảm hơn nhiều so với Nho giáo Trung Quốc. Ở Việt Nam, địa vị của người phụ nữ được nâng cao hơn so với các nước Á Đông khác.

Ngày nay, lịch sử dân tộc Việt Nam đã sang trang, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng cho sự tồn tại của Nho giáo không còn nữa. Nhưng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam vẫn còn dư âm trong xã hội hiện đại. Sự ảnh hưởng đó biểu hiện trên cả hai bình diện tích cực, tiêu cực. Vấn đề đặt ra ở đây là, phải có cái nhìn khách quan, trên lập trường duy vật biện chứng, có thái độ tôn trọng lịch sử, quan điểm toàn diện khi đánh giá thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo. Trên cơ sở đó mới khai thác và phát huy được các giá trị tích cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với công cuộc xây dựng và giải phóng người phụ nữ trong xã hội hiện nay.


Chương 3

ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC

ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC TRẠNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA


Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay - 9

3.1. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI

VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.1. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người

phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay

3.1.1.1. Thuyết tam tòng, tứ đức gây ra tâm lý trọng nam khinh nữ

Thứ nhất, tâm lý trọng nam khinh nữ được thể hiện rõ thông qua thuyết tam tòng

Tư tưởng tại gia tòng phụ vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa của người Việt. Trong gia đình người Việt hiện nay, phần lớn người đàn ông đóng vai trò trụ cột và tất cả mọi thành viên khác đều phải nghe theo họ. Theo đó khi chưa đi lấy chồng, người con gái phải tuyệt đối tuân theo sự sắp đặt của cha. Trong vấn đề học hành, một số người cha không tìm hiểu sở thích, lực học của con mình mà áp đặt con chọn nghề theo ý mình. Trong hôn nhân, có người cha không tôn trọng tình yêu chân chính của con mà chạy theo vụ lợi cá nhân áp đặt con gái lấy người không yêu.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, phần lớn con gái mang họ của bố. Nếu chỉ mang họ bố thì mọi người sẽ cho đó là bình thường còn nếu chỉ mang họ mẹ thì gia đình và xã hội lại cho là bất thường, trái đạo lý. Thậm chí hành động này còn dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực cho rằng, có thể đứa trẻ đó là con của người đàn ông khác.

Dưới sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường thì những tiêu cực của tư tưởng tại gia tòng phụ lại có điều kiện ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong xã hội đã có không ít người cha không trở thành tấm gương cho con gái học tập. Có người cha sa vào tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, trai gái, bạo lực, tham ô, cửa quyền... Có người cha đánh mất nhân tính, đang tâm phạm tội hiếp dâm hoặc giết chết chính con gái đẻ của mình.


Theo báo cáo của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an Từ Liêm Hà Nội, bé gái Đặng Diễm Quỳnh, sinh năm 2002, trú tại xóm Viên 1, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội có hoàn cảnh hết sức đáng thương. Mẹ đang cải tạo ở trại giam, không những không nhận được tình thương của người bố mà còn thường xuyên bị bố ruột dùng xích, roi sắt, dây điện, thanh gỗ... đánh đập khiến người em chằng chịt vết thâm tím phải đưa đến bệnh viện chữa trị. Theo báo Dân trí, cuối năm 2011, dư luận lên án hành động của ông bố Nguyễn Văn Ngữ ở Hải Dương giáo dục con đẻ của mình bằng cách đánh đập, lột truồng và bắt ăn phân người moi từ nhà vệ sinh lên. Trường hợp ông bố Nguyễn Quốc Hào (sinh năm 1958 ở Vĩnh Phúc) đang thụ án ở trại giam Vĩnh Quang lần lượt hiếp dâm 3 con gái ruột của mình trong một thời gian dài từ khi các em còn bé là Nguyễn Thị Hoa (sinh năm 1979), cô gái thứ hai là Nguyễn Thị Hồng (sinh năm 1982), con gái thứ ba là Nguyễn Thị Lan (sinh năm 1989) là một nỗi đau không chỉ của gia đình nạn nhân mà của toàn xã hội. Đây thực sự là vết nhơ của tình phụ tử. Điều đặc biệt là mẹ của nạn nhân (cũng là vợ của bị cáo) biết hành động xấu xa, bỉ ổi của chồng mình mà khuyên các con không tố cáo. Tất cả đều phải phục tùng người cha và người chồng nhẫn tâm, bỉ ổi trong gia đình.

Đi ngược lại với truyền thống tại gia tòng phụ thì hiện nay không ít người phụ nữ hiện đại cho rằng: nam nữ bình quyền và pháp luật đã có quy định rõ ràng về quyền của cha của mẹ, quyền của con cái nên sự phục tùng giữa cha mẹ và con gái là không cần thiết. Có một số người con gái không nghe theo lời răn dạy của cha, chạy theo lối sống thực dụng, tự do thái quá, đánh mất những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ. Nhận thức của một số người theo chiều hướng này là không nên vì nó đi ngược với giá trị truyền thống và gây ra những hậu quả tiêu cực.

Tuy nhiên, trong gia đình Việt Nam ngày nay có một thực tế con gái trình độ học vấn cao hơn cha mẹ nên dẫn đến mâu thuẫn giữa nếp nghĩ truyền thống của cha mẹ với sự hiện đại của con gái, mâu thuẫn tâm sinh lý, sở thích giữa các thế hệ... Trước thực trạng này, để giữ đúng đạo làm con trước hết người con gái cần nhận thức rõ một điều là ý kiến đóng góp của cha mẹ cần được tôn trọng, họ hãy lắng nghe, sau đó mới phân tích đúng sai và đi đến sự


lựa chọn đúng đắn nhất. Họ không nên bỏ ngoài tai rất cả những đóng góp của cha mẹ. Như vậy, đạo tòng cha mẹ nhìn dưới góc độ tích cực vẫn có yếu tố cần thiết cho cuộc sống hiện đại.

Trong xã hội hiện nay có một số người cha gia trưởng nhận thức và hành động sai trái ép buộc con làm những điều xấu xa. Trong trường hợp đó, con gái không tuân theo mà phải đấu tranh với tư cách là một thành viên trong gia đình. Tinh thần đấu tranh trên cơ sở giữ đúng đạo làm con, tránh khinh rẻ, coi thường, hay to tiếng với cha mẹ - không đi ngược với những giá trị của đạo tòng phụ. Tòng ngày nay còn bao hàm cả nội dung: nếu cha vi phạm pháp luật, con gái kiên quyết không che giấu, có quyền tố cáo cha trước pháp luật. Con gái đấu tranh với những sai lầm của cha cũng là một nội dung mới của đạo tòng phụ trong thời đại mới.

Như vậy, trong gia đình hiện đại, sở thích, khả năng cá nhân của người con gái được phát huy tối đa nhưng không vì thế mà người con gái sống tự do buông thả mà phải luôn rèn luyện nhân phẩm dưới sự giáo dục của cha mẹ, nhà trường, xã hội; biết kế thừa mặt tích cực của đạo tòng trở thành người phụ nữ được gia đình và xã hội tôn vinh.

Xuất giá tòng phu trong giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ đối với phụ nữ thời chiến đã mang những nội dung mới, nổi bật đó là tấm lòng thuỷ chung chờ đợi. Có rất nhiều người phụ nữ chờ chồng một năm, hai năm, mười năm... cả cuộc đời và có thể người chồng không bao giờ trở về. Có hàng triệu, triệu người phụ nữ đã hy sinh tất cả tuổi thanh xuân, tình yêu, hạnh phúc và khát vọng của bản thân cho sự bình yên của Tổ quốc. Những người phụ nữ yếu đuối, cam chịu an phận ngày xưa nay đã trở thành những thanh niên xung phong gan dạ, anh hùng. Họ xứng đáng là con cháu của Hai Bà Trưng, của thời đại Hồ Chí Minh và khẳng định thêm tinh thần “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của người phụ nữ Việt Nam. Như vậy giai đoạn mới của lịch sử dân tộc đã thay đổi mục đích sống của người phụ nữ, đạo tam tòng không bó hẹp trong lĩnh vực gia đình, không còn mang tính chất ép buộc mà có nội dung rộng lớn hơn, cao cả hơn. Họ tự nguyện tòng chồng, tòng con vì Tổ quốc.


Hiện nay, trong xã hội Việt Nam vẫn tồn tại những ảnh hưởng mang tính tiêu cực của tư tưởng xuất giá tòng phu đối với người phụ nữ. So với người chồng, người vợ có nhiều điều thiệt thòi hơn.

Thứ nhất, Trong một số gia đình, người chồng vẫn giữ vai trò quyết định chính trong vấn đề liên quan đến con cái. Vợ chồng cùng có nghĩa vụ chăm sóc, dạy dỗ con cái ngoan ngoãn, khỏe mạnh, phát triển nhân cách nhưng khi con cái có sự phát triển lệch lạc thì không ít người lại đổ lỗi cho vợ với quan niệm: “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi con cái trưởng thành hơn thì người chồng thể hiện rõ vai trò quyết định của mình trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho con, hôn nhân của con, sự tham gia của người vợ chỉ là thứ yếu và không có ý nghĩa quyết định.

Thứ hai, người chồng là nắm giữa nguồn tài chính chủ yếu trong gia đình nên họ là người có quyền quyết định mọi chi tiêu lớn nhỏ trong gia đình. Ở nông thôn, các gia đình phần lớn là làm nông nghiệp và làm nghề truyền thống. Các yếu tố của kinh tế nông nghiệp như đất đai, bí quyết làm nghề chủ yếu là của nhà chồng nên nam giới ở nông thôn có quyền lực kinh tế hơn hẳn phụ nữ. Chính vì thế họ đã trở thành người nắm giữ nguồn tài chính trong nhà và cũng là người quyết định mọi chi tiêu lớn trong đa số các mặt của đời sống gia đình.

Thứ ba, hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm cho rằng công việc nội trợ là của phụ nữ, đàn ông không có nhiệm vụ phải làm những công việc đó. Nếu họ có làm để phục vụ bản thân họ và con cái thì họ mặc nhiên cho rằng đó là họ đang giúp vợ. Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, người chủ yếu làm các công việc nội trợ gia đình là vợ chiếm 82,5% so với người chồng là 3,5%. Phụ nữ làm việc nội trợ với thời gian gấp 2,7 lần so với nam giới, thời gian trung bình phụ nữ làm việc nội trợ gia đình ít nhất là 2,4 - 3giờ/ngày, chiếm 64,5%, trong khi đó tỷ lệ này ở người chồng là 14% với 1,7 giờ/ ngày. Tỷ lệ phụ nữ làm việc nhà ở các công việc cụ thể như sau: Nấu ăn: 80.1%; mua thực phẩm: 89.3%; giặt quần áo: 82.8%; chăm sóc con: 51.4%. Bên cạnh đó, người vợ còn đảm nhiệm việc chăm lo đến những người khác, đặc biệt là chăm sóc những người phụ thuộc trong gia đình.


Thứ tư, trong công việc sản xuất, người vợ thường đảm nhận các công việc tốn nhiều thời gian, công sức nhưng thu nhập lại ít hơn nam giới như thêu thùa, may vá, trồng trọt, chăn nuôi... Trong các công việc liên quan đến sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi thì phụ nữ tham gia nhiều gấp 2 đến 3 lần so với nam giới. Người đàn ông trong gia đình được xã hội mong đợi làm những công việc mang tính hoạch định, quản lý, điều phối, quyết định... họ gọi đó là những “công việc đại sự”, “công to việc lớn”. Việc của vợ trong gia đình được coi là những “công việc lặt vặt “.

Sự san sẻ công việc nội trợ của người nam giới có mức độ khác nhau trong các cấu trúc gia đình khác nhau. Trong những gia đình mà hai vợ chồng ở riêng thì sự giúp đỡ, chia sẻ công việc của người chồng với vợ nhiều hơn những gia đình có nhiều thế hệ sinh sống. Mặt khác sự chia sẻ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ nhận thức, sức khoẻ, tính chất công việc, người vợ mang thai hay sinh đẻ... Nhìn chung, sự chia sẻ đó của người chồng là không thường xuyên mà chỉ vào những thời điểm đặc biệt và thường là người phụ nữ phải yêu cầu.

Thứ năm, trong gia đình người phụ nữ ít được nghỉ ngơi hơn so với nam giới. Thông thường, người chồng có một đến hai tiếng nghỉ giữa trưa, còn buổi tối họ có thời gian để uống nước, xem tivi, làm việc... trong khi người vợ sử dụng thời gian nghỉ trưa để giặt giũ, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, dạy con học. Một nghiên cứu về thời gian lao động, sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ và nam giới ở nông thôn cho thấy rõ sự bất bình đẳng này: thời gian ăn uống, nghỉ ngơi của phụ nữ là 1h15’, chỉ bằng 1/5 thời gian của nam giới.

Thứ sáu, bất bình đẳng trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Người vợ chịu trách nhiệm chính trong chăm sóc bản thân trong thời kỳ thai nghén (khám thai, tiêm chủng, ăn uống và lao động), chăm sóc con cái sau khi sinh (dinh dưỡng, tiêm chủng và khám chữa bệnh). Sự chia sẻ của người chồng hạn chế, cho nên đa số người vợ phải lao động, làm việc cho đến tận ngày sinh, nhất là phụ nữ ở các vùng nông thôn. Trong vấn đề phòng tránh thai có nhiều người chồng phó thác toàn bộ biện pháp tránh thai cho vợ. Quyết định về số con trong gia đình cũng có sự bàn bạc,


thống nhất giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên trong trường hợp sinh con một bề thì vấn đề đẻ tiếp thường do người chồng quyết định.

Thứ bảy, bất bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, các cơ hội phát triển. Trong gia đình, do đa số người chồng có quan niệm rằng người vợ chỉ cần làm tốt các công việc nội trợ, chăm sóc chồng con chu đáo nên không cần thiết phải tiếp cận thông tin khoa học, các dịch vụ vui chơi giải trí, tiếp cận các loại hình nghệ thuật, các chính sách tín dụng, vay vốn...; thậm chí cả vấn đề chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ cũng nhiều khi bị lãng quên. Đôi khi, chính bản thân người phụ nữ cũng tự nguyện chấp nhận sự thiệt thòi này. Như vậy cả cơ hội phát triển lẫn nguồn lực của sự phát triển dành cho người vợ so với người chồng trong gia đình còn rất hạn chế.

Thứ tám, bất bình đẳng trong việc “đối nội”, “đối ngoại”. Trong gia đình, cả nam và nữ đều phải có trách nhiệm đối nội, đối ngoại để duy trì nền nếp cho gia đình. Tuy nhiên, dù ở công việc nào thì người vợ cũng phải gánh vác nặng hơn chồng. Cụ thể là nam giới có vai trò khá quan trọng trong gia đình của mình với tư cách là con trai thì ít có trách nhiệm trong vai trò con rể vì: “rể là khách”. Nam giới cũng không được coi là phải có trách nhiệm chính vào các công việc bên nhà vợ. Ngược lại, người phụ nữ phải có trách nhiệm của người con dâu khá nặng nề. Bên cạnh việc phải lo toan cho gia đình của riêng mình thì họ phải lo toan các công việc của gia đình nhà chồng một cách chu toàn.

Thứ chín, có nhiều người chồng còn mang nặng tính gia trưởng dẫn đến bạo lực gia đình, ghen tuông vô cớ, trói buộc vợ trong những công việc gia đình, ngăn cấm vợ mở rộng các mối quan hệ trong xã hội. Có người chồng học vấn cao giữ chức vụ lớn trong xã hội, nhưng đánh giá thấp vai trò vị trí của người vợ. Thậm chí có người còn đánh giá: việc lớn là của đàn ông, đàn bà không được phép tham gia. Trong khi đó bản chất của con người là chia sẻ và muốn được chia sẻ, phụ nữ cũng luôn có khao khát đó.

Thứ mười, có những người đàn ông bàng quan với sự nghiệp công danh học vấn của vợ. Có nhiều người không ủng hộ hay tạo điều kiện cho vợ phấn đấu trong lĩnh vực xã hội. Trong khi đó, Điều 23 Luật hôn nhân gia đình quy định: Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Vợ, chồng cùng


bàn bạc, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người.

Ngày nay, người phụ nữ đi lấy chồng phải theo chồng vẫn được xã hội đánh giá là lẽ đương nhiên trong cuộc đời. Người vợ ngày nay không phải phục tùng chồng một cách tuyệt đối, nhưng ở chừng mực nhất định, tư tưởng tôn trọng chồng vẫn được đề cao trong gia đình. Việc xây dựng mối quan hệ vợ chồng trong gia đình, sự hòa thuận, tình nghĩa, thuỷ chung vẫn là những giá trị được xã hội xem trọng. Vợ chồng không chỉ yêu thương đơn thuần, mà phải thực sự hiểu nhau, tôn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Chữ “tòng” ngày nay còn được cả vợ lẫn chồng thực hiện trên cơ sở pháp luật và bình đẳng giới. Tuy nhiên, những tình cảm đó không phải dựa trên việc đòi hỏi sự nhẫn nhục, chịu đựng một chiều từ phía người vợ theo kiểu lễ giáo Nho giáo thời phong kiến mà phải trên cơ sở tình cảm, nghĩa vụ và quyền lợi của vợ và chồng. Vấn đề này đã được ghi rõ trong điều 2 và điều 13 của Luật hôn nhân gia đình: “Xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái” và: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, săn sóc nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ, nuôi dạy con cái, lao động sản xuất, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc” [121].

Thuyết “tam tòng” đã đưa ra sự phụ thuộc của người phụ nữ vào nam giới. Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con. Chồng chết người phụ nữ không được đi bước nữa phải ở vậy toàn tâm toàn ý nuôi con trưởng thành và đặc biệt, họ phải phụ thuộc vào người con trai, quyền quyết định chủ yếu là con trai trưởng- đó là phu tử tòng tử. Người mẹ trẻ còn khát vọng hạnh phúc lứa đôi, còn đủ điều kiện để xây dựng một gia đình mới nhưng theo thuyết tam tòng thì họ phải chịu đựng, hi sinh khát vọng cá nhân để đạt được chuẩn mực tòng tử theo lễ giáo phong kiến. Chồng chết mà người phụ nữ bỏ đi lấy chồng khác thì tài sản phải để lại hết cho con cái và gia đình nhà chồng. Theo luật nhà Lê Sơ người mẹ tái giá thì mất luôn quyền làm mẹ với con chồng trước, ruộng nương, tài sản phải trả hết cho con. Những người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022