chèo, cờ xí sặc sỡ, rờm rợp mặt sông. Đã thấp thoáng gương mặt nàng Tiên Dung nhưng quen quá đỗi như thể thấy lại một cố nhân” [75, tr.68].Và cứ thế giấc mơ tái hiện cuộc gặp gỡ kỳ diệu trong một không gian cổ tích.
Với tiểu thuyếtTrong sương hồng hiện ra. Hồ Anh Thái đã để nhân vật trôi dạt về quá khứ từ 1987 trở về 1967 nhờ trạng thái hôn mê do bị điện giật. Hiện thực kì ảo của giấc mơ được xây dựng bởi hiện thực thuộc mấy chục năm về trước khi mà cậu bé Tân chưa ra đời. Sự đảo ngược thời gian đã cho Tân chứng kiến một mảng quá khứ vừa đẹp đẽ hào hùng nhưng cũng vừa đáng phải xem lại. Bằng bút pháp huyền ảo, Hồ Anh Thái “dường như bày tỏ khao khát của thế hệ hậu chiến được nhìn xuyên qua màn sương của huyền thoại anh hùng và quyền uy bao phủ lên thế hệ chiến tranh, không phải nhằm bóc trần mà để xem xét nguồn cội của họ một cách rõ ràng, để tìm kiếm một người cha đồng thời là một người anh bình đẳnWayne Karlin đã phát hiện rằng: “Sự lưỡng phân đó giữa tính trong sáng và vị tha giản dị của quá khứ và cả sự suy đồi kín đáo của nó xuyên suốt cuốn tiểu thuyết qua những hình ảnh sống động và gây bàng hoàng” [10, tr.186]. Lựa chọn một lối đi độc đáo thấm đẫm màu sắc kì ảo, Hồ Anh Thái đã thể hiện một cái nhìn đối với quá khứ thông qua cậu bé Tân - đại diện của lớp người mới sau chiến tranh. Ám ảnh của quá khứ đã tạo nên những giấc mơ kỳ lạ trong đó hiện thực của những “điều đã xảy ra” hoà quyện với tính chất phi thực do bản thân hình thức giấc mơ cấu thành.
Tìm về đời sống văn học sau 1975, ta thấy rất nhiều tác phẩm chìm trong những giấc mơ dài. Ăn màydĩ vãng (Chu Lai),Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh) là những giấc mơ triền miên do chấn thương quá khứ dội về. Với Nguyễn Huy Thiệp và các tác giả khác giấc mơ là biểu tượng của sự giải thoát vươn lên, là một thế giới trong tưởng tượng mà ở thế giới ấy mọi việc kì ảo đều có thể xảy ra”. Và là một nốt nhạc trong bản đàn đa thanh ấy, Hồ Anh
Thái cũng đã tạo ra khá nhiều giấc mơ trong các sáng tác của mình, không gian giấc mơ được biểu hiện dưới những dạng thức phong phú. Tác giả đã ảo hoá hiện thực, gia tăng những điều bí ẩn cho thế giới này thông qua những trạng thái vô thức, mông mị.
2.2.2. Yếu tố kì ảo trong hệ thống thời gian
Đối với thể loại tiểu thuyết, thời gian có một ý nghĩa đặc biệt. Bakhtin khi phân biệt tiểu thuyết với tất cả các thể loại khác đã lấy thời gian làm hai đặc trưng cơ bản:
“2, Một biến đổi tận gốc những bố trí về thời gian của những hình tượng văn học trong tiểu thuyết.
3, Một khu vực mới về xây dựng hình tượng văn học trong tiểu thuyết, trong đó còn kể đến khu vực tiếp xúc tối đa với cái hiện tại (cái đương đại) trong sự chưa kết thúc” [5, tr.74].
Nghiên cứu sự đổi mới của tiểu thuyết hiện đại phương Tây, Đặng Anh Đào khẳng định “Không có kết cấu thể loại nào mà hình thức kể chuyện của nó cho phép nhấn mạnh, mô phỏng tính chất quá trình của thời gian hơn là tiểu thuyết”, “đặc trưng thời gian của thể loại (tiểu thuyết) là khả năng hiện đại hóa những sự kiện và nhất là sự cảm nhận các hiện tượng như trong hiện tại” [14, tr.84]. Sự kết hợp và chuyển đổi các cấp độ yếu tố thời gian trong tiểu thuyết hiện đại có ảnh hưởng lớn đến kết cấu, trở thành một nhân tố cấu trúc của tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, thời gian đã mang những đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại, và đã góp phần làm rõ nét yếu tố kì ảo bao trùm rất nhiều sáng tác của ông.
2.2.2.1. Thời gian hiện thực
Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào trong cuốn “Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại” có đề cập tới kiểu kết cấu dựa trên yếu tố thời gian và kiểu kết cấu dựa trên dòng tâm tư của tiểu thuyết hiện đại cũng như
mối liên hệ giữa hai kiểu kết cấu này. Kiểu thứ nhất được triển khai theo hai hướng: xoáy vào dòng chảy của thời gian và tăng thêm cảm giác về thời gian hiện tại. Sự phá vỡ trật tự tuyến tính thông thường của thời gian sự kiện khiến quá khứ, hiện tại và tương lai “xuất hiện cùng một lúc, không bị ngăn cách, liên tục như một dòng chảy, đó là hiện tượng thời gian đồng hiện” hoặc “thời gian chồng chéo lên nhau”. Kiểu thứ hai khai thác những dòng suy nghĩ, hồi ức, thậm chí những ám ảnh bên trong của nhân vật đối với những sự kiện xảy ra trong quá khứ và ở hiện tại. Xuất phát của chúng vẫn là từ một điểm của hiện tại, nên chẳng những tương lai chỉ là một thứ cảm giác của hiện tại, mà cả quá khứ…cũng sống dậy từ một nguyên cớ của hiện tại và những cảm giác sống động, tươi mới của hiện tại”[14, tr.90].Đây được coi là những hình thức thủ pháp và kĩ thuật mới mẻ làm nên diện mạo tiểu thuyết hiện đại thế giới.
Để làm nên thời gian phi tuyến tính, đầy chất ảo trong các sáng tác của Hồ Anh Thái, ta thấy thời gian trong tiểu thuyết đều của ông có xuất phát điểm là thời gian thực tại với những mốc thời gian khá chính xác.Điều đó đã làm tăng thêm tính chân thực cho câu chuyện nhưng đồng thời cũng gợi sự hồ nghi, khó hiểu. Thời gian trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi là thời gian của hiện tại và của mốc lịch sử 26 thế kỷ trước. SBC là săn bắt chuột mở đầu bằng một trận lụt lịch sử cách đây mấy năm của Hà Nội: “Khó ai quên cái trận lụt biến các đường phố thành sông giữa lòng Hà Nội”. Trận lụt đó đã khiến ta liên tưởng tới trận lụt năm 2008, vừa chính xác lại khá mơ hồ, gợi những tò mò về sự phát triển của câu chuyện từ mốc thời gian này. Thời gian mở đầu câu chuyện trong Trong sương rồng hiện ra lại chính xác và tỉ mỉ: “Vào lúc ba giờ mười sáu phút, tại dãy nhà A1,khu tập thể Cánh Đồng Xanh”, để kể về một biến cố: tòa nhà bị sụt vỡ một bên, và Tân bị điện giật. Dường như cái cớ này tưởng như là rất thật, nhưng cũng chính là để Tân có thể trôi về quá khứ, cách thời điểm hiện tại hai mươi năm với không gian của thủ đô Hà Nội thời chiến.
Thời gian có vẻ như càng chính xác, tỉ mỉ dường như lại càng khiến độc giả cảm thấy mơ hồ, đoán biết ẩn chứa nhiều điều bất ngờ, khó hiểu. Đặc biệt, thời gian buổi đêm xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết của nhà văn, đã làm tăng thêm tính kì ảo cho câu chuyện.
2.2.2.2. Thời gian phi tuyến tính
Hiện tại hóa câu chuyện, làm cho ngay cả quá khứ cũng hiện lên qua cảm giác của hiện tại sẽ kéo theo kết quả là thời gian phi tuyến tính. Quá khứ và hiện tại được miêu tả song song trên tương quan so sánh, hoặc không theo một trục tuyến tính. Đó cũng là điều mà tiểu thuyết cổ điển hiếm thấy. Trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, nhà văn thường lựa chọn quá khứ hay một thời khắc nhất định của quá khứ làm cảm hứng, nhưng từ một nguyên cớ của hiện tại mà qụan trọng hơn là những cảm giác sống động, tươi mới của hiện tại. Hệ quả của nó là tạo ra sự phân lớp trong kết cấu, dòng trôi trên trục thời gian giữa quá khứ và hiện tại của nhân vật hiện lên liền mạch, không bị gián đoạn. Mối liên thông về thời gian, sự xuất hiện của thời gian đồng hiện gắn bó chặt chẽ với dòng ý thức, hồi tưởng của nhân vật. Nói cách khác, trong kết cấu xuất hiện mối tương quan giữa thế giới tinh thần của nhân vật và sự trôi chảy của thời gian sự kiện.
Thời gian trong Cõi người rung chuông tận thế đi theo hồi ức của nhân vật Đông. Hồi ức của nhân vật là thứ kính vạn hoa soi chiếu một hiện thực bề bộn, vỡ vụn. Nhân vật “tôi” đi tìm “thời gian đã mất” của mình sau nhiều năm sống cô hồn, không hoài bão, không lý tưởng, không định hướng. Đó là hành trình Tôi tự tìm về với bản thể, nối thời gian quá khứ và hiện tại với một bối cảnh không gian rộng lớn, phức tạp. Cùng với sự mờ nhòe của không gian thực - ảo là thời gian phi tuyến tính, trượt theo dòng suy nghĩ và những ký ức của Đông. Chính sự xáo trộn về trật tự thời gian cùng với sự mờ nhòe của không gian đã kích thích sự chăm chú, nhận thức của độc giả về một xã hội
phức tạp, đầy biến động, với những vấn đề nhức nhối cả đời sống đương đại và cả những bước chuyển biến tinh vi trong tâm hồn, nhận thức của nhân vật. Trật tự thời gian trong SBC là săn bắt chuột đã bị đảo lộn hoàn toàn. Mỗi chương là một câu chuyện nhỏ, không có sự liên kết chặt chẽ về mặt thời gian. Câu chuyện được bắt đầu bằng một trận lụt, kết thúc bằng một trận hạn hán. Mỗi chương đều gắn với một thời điểm khác nhau, thậm chí là không có thời điểm rõ ràng. Tất cả đã khiến cho mạch truyện tưởng như rời rạc, mỗi chương là một phóng sự ngắn về các kiểu người, kiểu việc, nhưng lại có một sự kết nối ăn ý, để cùng làm toát lên câu chuyện về cuộc chiến giữa người – chuột và sự chiến thắng của con người. Qua đó, khiến ta không khỏi nhức nhối về những loại người xấu xa trong xã hội, đồng thời cảm động trước tình yêu của Chàng – Nàng, điểm sáng duy nhất trong tác phẩm về tình người.
Thời gian phi tuyến tính xuất hiện trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi được thể hiện khá rõ qua việc sử dụng kết hợp luân phiên, xen kẽ yếu tố tiền kiếp - hậu thân của nhân vật Savitri để kết cấu tác phẩm. Một nàng Savitri của thời hiện đại, được tôn là Nữ thần Đồng trinh, sau khi giải nghệ trở thành hướng dẫn viên du lịch, đồng thời là người kể chuyện dân gian (hậu kiếp). Nàng Savitri hiện tại đã đưa Đức Phật đến với nhân vật Tôi, đến với người đọc qua những câu chuyện về Ấn Độ cổ đại, văn hóa - con người và cả những giai thoại về sự ra đời của Đức Phật giàu tính minh triết và có giá trị văn hóa lịch sử. Qua hiện tại, quá khứ được hồi sinh. Một cô công chúa Ấn Độ cổ đại bị truy nã, phải chạy trốn qua nhiều vương quốc trên khắp tiểu lục địa hơn bốn mươi năm cùng với tình yêu suốt đời dành cho vị hoàng tử sau này là Đức Phật (tiền kiếp). Tình yêu ấy đã trở thành sự đam mê, sự khao khát bền bỉ. Một nàng Savitri phân thân thành hai con người, Savitri này là hậu thân của Savitri kia, cả hai đều là những chặng ngẫu nhiên của một dòng sống miên viễn và mạnh mẽ không ngừng chảy. Ngay từ câu đầu tiên của chương
Savitri đầu tiên “Ta cũng có mặt trong lễ kén vợ của hoàng tử Siddhattha”, cái hố thẳm thời gian 25, 26 thế kỉ ngăn cách giữa lúc Savitri kể và lúc câu chuyện thực sự xảy ra đã bị san lấp. Tác giả đã kết nối các miền không gian, các chiều thời gian bằng thủ pháp đồng hiện, kéo tuột người đọc vào một thực tại không tưởng của thế giới nghệ thuật nơi hai nàng Savitri chỉ là một. Từ Savitri, các nhân vật khác lần lượt hiện ra, dẫn người đọc tới tâm điểm của cuốn tiểu thuyết, đó là Đức Phật. Đức Phật hiển thị trong tiểu thuyết này như một nhân vật tiểu thuyết, nơi quy tụ các mắt xích, các đầu mối, nơi gặp gỡ của không gian và thời gian.
Sự xáo trộn thời gian trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi được thể hiện qua sự phân bố các chương về nhân vật cùa nhà văn. Nhân vật Tôi và Savitri hướng dẫn viên du lịch - cựu Nữ thần Đồng trinh hướng mạch truyện phát triển trên trục thời gian hiện tại, còn Đức Phật và công chúa Savitri lại hướng mạch truyện quay trở về quá khứ. Sự thay đổi luân phiên, xen kẽ các đối tượng - nhân vật chính ở các chương kéo theo sự xáo trộn, xen kẽ của thời gian sự kiện. Khảo sát sự phân bố mức độ xáo trộn thời gian giữa hiện tại và quá khứ trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy cách tổ chức kết cấu đặc biệt của nhà văn.
Tên chương | Thời gian sự kiện | Thứ tự xáo trộn | |
Một | Tôi | Hiện tại | |
Hai | Đức Phật | Quá khứ | 1 (Hiện tạiQuá khứ) |
Ba | Savitri | Quá khứ | |
Bốn | Đức Phật | Quá khứ | |
Năm | Savitri | Quá khứ | |
Sáu | Đức Phật | Quá khứ | |
Bảy | Savitri | Quá khứ | |
Tám | Đức Phật | Quá khứ |
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu Tố Kì Ảo Trong Hệ Thống Biểu Tượng
- Yếu Tố Kì Ảo Trong Hệ Thống Không – Thời Gian
- Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 9
- Yếu Tố Kì Ảo Trong Phương Thức Tự Sự Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái
- Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 12
- Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 13
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Tôi | Hiện tại | 2 (Quá khứ Hiện tại) | |
Mười | Savitri | Quá khứ | 3 (Hiện tạiQuá khứ) |
Mười một | Đức Phật | Quá khứ | |
Mười hai | Tôi | Hiện tại | 4 (Quá khứ Hiện tại) |
Mười ba | Savitri | Quá khứ | 5 (Hiện tạiQuá khứ) |
Mười bốn | Đức Phật | Quá khứ | |
Mười lăm | Savitri | Quá khứ | |
Mười sáu | Tôi | Hiện tại | 6 (Quá khứ Hiện tại) |
Mười bảy | Đức Phật | Quá khứ | 7 (Hiện tạiQuá khứ) |
Mười tám | Savitri | Quá khứ | |
Mười chín | Đức Phật | Quá khứ | |
Hai mươi | Savitri | Quá khứ | |
Hai mốt | Đức Phật | Quá khứ | |
Hai hai | Đức Phật | Quá khứ | |
Hai ba | Savitri | Quá khứ | |
Hai tư | Đức Phật | Quá khứ | |
Hai lăm | Savitri | Quá khứ | |
Hai sáu | Đức Phật | Quá khứ | |
Hai bảy | Đức Phật | Quá khứ | |
Hai tám | Savitri | Quá khứ | |
Hai chín | Tôi | Hiện tại | 8 (Quá khứ Hiện tại) |
Qua bảng thống kê trên, có thể nhận thấy nhà văn bố trí 8 lần xáo trộn về thời gian giữa quá khứ và hiện tại, trong đó 4 lần thời gian từ hiện tại dịch chuyển về quá khứ và 4 lần thời gian quá khứ quay trở về hiện tại. Tuy nhiên, độ dài thời gian chiều từ hiện tại trở về quá khứ lớn hơn rất nhiều so với chiều ngược lại.Sự xáo trộn ở đây không phải xét từ mạch truyện (bởi định hướng
của người kể chuyện Savitri cũng như tâm điểm quy tụ các đầu mối, các tuyến truyện luôn là Đức Phật) mà xét ở thời gian sự kiện trong mối liên hệ với ngôi kể. Do đó, sự xáo trộn thời gian trong tác phẩm này mang tính ẩn dụ sâu sắc, tái hiện song song hai cuộc hành trình ở hai thời điểm: cuộc hành trình tìm kiếm chân lý và giác ngộ của Đức Phật trong quá khứ và cuộc hành trình tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật và giác ngộ chân lý của nhân vật Tôi ở hiện tại.
Có thể thấy, hiện thực trong các cuốn tiểu thuyết của Hồ Anh Thái bao giờ cũng là một không gian bao quát, mở rộng đến vô cùng, vô tận và gắn với nó là mạch thời gian xuyên suốt theo chiều dài các nhân vật có cả ngày xưa, ngày hôm qua và hôm nay. Do vậy, cái nền hiện thực được phản ánh trong tác phẩm của Hồ Anh Thái bao giờ cũng soi chiếu từ những góc cạnh đa chiều, nhiều hướng, nhân vật được sống trong những chuyến phiêu lưu kì lạ, ngẫu nhiên, được thể nghiệm cuộc sống và định giá nó cũng như định giá lại chính bản thân mình. Xem xét nhân vật trong tổ chức không gian - thời gian mang đến cho người đọc những khám phá thú vị về vai trò của nhân vật trong kết cấu tác phẩm cũng như quy luật vận động của tâm lý, tính cách nhân vật.
Như vậy, trong chương 2, chúng tôi đã tìm hiểu những biểu hiện của yếu tố kì ảo trong hệ thống hình tượng tiểu thuyết Hồ Anh Thái ở các cấp độ: nhân vật, biểu tượng, không gian, thời gian. Sử dụng yếu tố kì ảo như một thủ pháp xây dựng hình tượng, Hồ Anh Thái đã mở rộng chiều kích của hiện thực phản ánh, giúp người đọc nhận thức được hiện thực đa chiều, ngổn ngang, với đủ các loại người trong xã hội. Yếu tố kì ảo không làm cho tính hiện thực của tác phẩm mờ đi, trái lại nó đã làm tăng biên độ phản ánh hiện thực. Đồng thời, nó cũng thể hiện những ước mơ, khát vọng của nhà văn, hướng độc giả tới cái thiện, cái tốt đẹp.