Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 1


Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Nhà trường, khoa Ngữ văn và các thầy cô giáo đã giảng dạy em trong suốt khoá học.

TS. Nguyễn Hằng Phương đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành luận văn của mình.

Bác Hoàng Văn Toòng, bác Hoàng Văn Bạn và nhân dân xã Hoà Bình đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình đi điền dã sưu tầm và dịch tư liệu.

Các thầy cô trong Hội đồng chấm Luận văn đã đọc và chỉ bảo giúp em tiếp tục hoàn thiện hơn luận văn của mình.


MỤC LỤC


Trang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Trang phụ bìa 1

Lời cảm ơn 2

Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 1

Mục lục 3

MỞ ĐẦU 4

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11

1.1. Khái quát về huyện Đồng Hỷ 11

1.2. Người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 15

1.3. Khái lược về sli, lượn 24

Chương 2. SLI, LƯỢN CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN 32

2.1. Những nội dung cơ bản của sli, lượn ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 32

2.1.1. Tiếng hát ca ngợi con người 32

2.1.2. Tiếng hát tâm tình của đôi lứa 37

2.1.3. Bức tranh nông thôn miền núi 43

2.2. Một số yếu tố nghệ thuật của sli, lượn ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 52

2.2.1. Ngôn ngữ 52

2.2.2. Kết cấu 59

2.2.3. Diễn xướng sli, lượn 63

Chương 3. LỄ HỘI OÓC PÒ VỚI SLI, LƯỢN CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN 70

3.1. Các nghi thức và yếu tố tâm linh trong lễ hội Oóc Pò 70

3.2. Mối quan hệ giữa lễ hội Oóc Pò với các làn điệu sli, lượn 83

3.3. Bảo tồn, phát huy những giá trị của lễ hội Oóc Pò và các làn điệu sli lượn 93

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 116

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài.

1.1. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc, mỗi địa phương có những nét độc đáo riêng về văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất. Những nét riêng, nét độc đáo ấy tạo nên một vườn hoa muôn màu sắc, tạo nên sự thống nhất trong tính đa dạng của nền văn hoá Việt Nam. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc đang là mục tiêu chung của toàn Đảng và nhân dân ta. Sưu tầm, nghiên cứu những sáng tác văn học dân gian đang được lưu truyền ở các địa phương cũng nằm trong mục tiêu đó.

Làn điệu sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ

- Thái Nguyên phản ánh đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Nùng Phàn Slình ở nơi đây. Những lời ca dân gian ấy mang giá trị văn học to lớn nhưng chưa được nghiên cứu rộng rãi và sâu sắc. Đã có một số công trình nghiên cứu nhưng mới chỉ tiếp cận ở khía cạnh văn hoá. Các ban ngành đã bước đầu quan tâm nhưng chưa hệ thống, bộ phận ngữ văn chưa nghiên cứu cụ thể.

1.2. Bản thân là một giáo viên Ngữ văn, đang theo học cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam, quá trình giảng dạy và học tập đã giúp người viết nhận thức được những giá trị văn hoá, văn học dân gian có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đời sống tinh thần của người dân. Việc nghiên cứu văn học dân gian nói chung, làn điệu sli, lượn và lễ hội Oóc Pò của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên nói riêng sẽ giúp cho người viết tích luỹ kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi tình cảm thẩm mĩ và rèn luyện nhân cách. Từ đó giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp về lòng yêu thương con người, tình yêu quê hương đất nước, khơi dậy ở mỗi học sinh ý thức về việc giữ gìn phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.


1.3. Là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đồng Hỷ – Thái Nguyên, ngay từ khi còn học phổ thông, tôi đã được tiếp xúc, giao lưu và có mối quan hệ gần gũi với cộng đồng dân tộc Nùng ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ. Từng tham dự các lễ hội, được nghe những làn điệu sli, lượn của đồng bào nơi đây, tôi sớm có tình cảm, sự đam mê văn hoá của họ. Đặc biệt trong đợt thực tế tìm hiểu, sưu tầm các làn điệu sli, lượn, và lễ hội Oóc Pò, lòng nhiệt tình, sự say mê của những người dân nơi đây đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài này.

Đồng Hỷ là một vùng đất giàu truyền thống văn hoá với sự đa dạng của các dân tộc anh em cùng chung sống. Trước sự vận động và phát triển của xã hội, những yếu tố của cuộc sống hiện đại tác động mạnh đến đời sống của mỗi người dân. Thực tế: “Thanh niên bây giờ không mấy quan tâm đến văn hoá của dân tộc mình, số người thuộc, biết hát những làn điệu sli, lượn ngày càng ít đi…” (Lời của Ông Toòng ở xóm Tân Đô xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ), cho thấy sự cần thiết trong việc bảo tồn nét văn hoá của dân tộc Nùng. Thực hiện đề tài này, tôi mong sẽ góp phần bảo tồn gìn giữ những giá trị văn hoá quý báu đang có nguy cơ bị mất đi đó.

Qua việc nghiên cứu làn điệu sli, lượn và lễ hội Oóc Pò của người Nùng ở Hoà Bình - Đồng Hỷ – Thái Nguyên, tôi mong sẽ đóng góp một phần vào việc gìn giữ những giá trị văn học dân gian của địa phương, cũng là góp phần vào việc gìn giữ những giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc.

Chính vì những lẽ trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Sli, lượn và lễ hội Oóc Pò của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên”, với mong muốn đóng góp một phần vào việc nghiên cứu Văn học dân gian hiện nay.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Không phải đến tận bây giờ sli, lượn (những làn diệu dân ca) và những lễ hội văn hoá của người Nùng mới được quan tâm. Từ lâu những nội dung này


đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Họ đã có công sưu tầm, giới thiệu, dịch thuật và tìm hiểu những khía cạnh của vốn văn hoá cổ này.

Người đầu tiên phải kể đến là tác giả Vi Hồng với cuốn “Sli, lượn, dân ca trữ tình tày Nùng” [ 25 ].Nội dung của tác phẩm này đã nghiên cứu về đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Tày, Nùng qua các làn điệu dân ca sli, lượn của họ. Những nét đẹp của con người, những nét văn hoá độc đáo trong đời sống lao động đã được tác giả phản ánh rõ trong tác phẩm. Tác phẩm cũng đã giới thiệu một số bài sli, bài lượn của dân tộc Tày, Nùng.

Cũng trong tác phẩm của Vi Hồng, trong bài “Nội dung của Lượn” [04], tác giả đã phân tích những giá trị nội dung phong phú của lượn “một loại hình dân ca chủ yếu của dân tộc Tày - và một phần của Nùng”. Lượn là những bài ca ca ngợi con người, ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi cuộc sống và sức lao động cũng như sự sáng tạo của họ. Đặc biệt, tác giả cũng nhận thấy sự vận động thay đổi của lượn:

“Cuộc sống mới ngày nay có bao nhiêu sự thay đổi lớn, lượn cũng một lần nữa thay màu, đổi sắc để thích hợp hơn với thời đại mới” [04;191]

Ngoài ra, nghiên cứu về các làn điệu dân ca của các dân tộc Tày Nùng, nhà văn Vi Hồng còn một số bài viết như: “Vài ý nghĩ nhỏ bước đầu về thơ ca dân tộc Tày, Nùng” [04;109], “Thì thầm dân ca nghi lễ” [26]

Bài viết: “Giá trị vốn cổ văn học dân tộc thơ ca - Tục ngữ Tày - Nùng” của tác giả Lạc Dương in trong cuốn “Bước đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc” - Sở Văn Hoá Thông Tin Việt Bắc phát hành, có đoạn viết: “Vốn cổ thơ ca, tục ngữ Tày - Nùng có nhiều nét đặc sắc phản ánh nhiều mặt xa xưa của đồng bào Tày – Nùng như kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, xã hội…mà giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị phê phán hiện thực tới nay vẫn còn phát huy tác dụng thời sự thiết thực.” [04; 38]


Cuốn “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn [11] đã giới thiệu khái quát xã hội, con người và văn hoá ba dân tộc Tày, Nùng, Thái.

Những thành tựu trên đã phản ánh những đóng góp lớn cho lịch sử nghiên cứu văn hoá, văn học dân gian của các dân tộc Tày, Nùng. Song những nghiên cứu trên đều trải dài trên một phạm vi rộng, do vậy chưa làm rõ được sắc thái phong phú, đa dạng của văn hóa Nùng ở một địa phương cụ thể. Làn điệu sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ rất phong phú và đa dạng, thường gắn với các lễ hội trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của dân tộc Nùng: Đám cưới, ma chay, mừng nhà mới, mừng thọ…Trong lễ hội Oóc Pò, lời sli, lượn là những lời ca, ca ngợi mùa xuân,

ca ngợi tình yêu, lời giao duyên, tỏ tình của những chàng trai, cô gái Nùng.

Nghiên cứu về các lễ hội, về sli, lượn của người Nùng ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ, đã thu hút một số nhà nghiên cứu:

- “Múa xiên tâng và tang ca trong đám ma của dân tộc Nùng” - Th.s Nguyễn Thị Ngân. (Cán bộ Bảo tàng văn hoá các dân tộcViệt Nam)

- Phóng sự: “ Đám cưới Nùng và câu chuyện về chiếc túi nải”

- “Nghi lễ và âm nhạc trong hôn nhân của người Nùng Phàn Slình ở Tân Đô – Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên” – Ngô Thị Việt Anh (Giảng viên trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương)

Các công trình nghiên này chủ yếu tìm hiểu về các khía cạnh phong tục, tập quán, nghi lễ dân gian, chưa quan tâm đến phần lời của các làn điệu sli, lượn.

Mặc dù chưa nghiên cứu cụ thể, hệ thống về sli, lượn của người Nùng nhưng những công trình nghiên cứu trên là những gợi ý đáng quý để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.


3. Mục đích nghiên cứu.

Tìm hiểu về làn điệu sli, lượn và lễ hội Oóc Pò của người Nùng ở Hoà Bình - Đồng Hỷ – Thái Nguyên nhằm:

* Chỉ ra cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật trong lời sli, lượn của dân tộc Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, góp phần khẳng định giá trị của chúng trong đời sống văn hoá tinh thần của người Nùng nói chung trong đó có người Nùng Phàn Slình ở Hoà BÌnh - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.

* Nghiên cứu lễ hội Oóc Pò trong mối quan hệ với sli, lượn nhằm phát hiện ra mối quan hệ biện chứng, sâu sắc giữa văn học dân gian với đời sống văn hoá tinh thần của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

* Góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

4. Đối tượng nghiên cứu

* Đối tượng chính là lời sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình

- Đồng Hỷ – Thái Nguyên

* Đối tượng quan tâm nữa là lễ hội Oóc Pò và những nét văn hoá của người Nùng Phàn Slình .

* Ngoài ra trong điều kiện có thể chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm lời sli, lượn và những đặc điểm văn hoá của người Nùng ở nơi khác để so sánh đối chiếu.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

* Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.

* Sưu tầm, khảo sát, thống kê, phân tích lí giải lời sli, lượn và lễ hội Oóc Pò của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ từ các góc độ nhìn nhận.

* Tìm hiểu lễ hội Oóc Pò và mối quan hệ của nó với làn điệu sli, lượn. Từ đó hiểu về đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào dân tộc Nùng ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.

* Bước đầu nêu một số suy nghĩ về bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá của làn điệu sli, lượn và Lễ hội cầu mùa trong đời sống đương đại.


6. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi tư liệu nghiên cứu:

- Văn bản của chính tác giả sưu tầm từ các nghệ nhân qua điền dã.

- Những tư liệu ở các vùng khác để so sánh đối chiếu.

- Mạng Intenet.

* Phạm vi vấn đề nghiên cứu:

Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi tìm hiểu một số đặc điểm nội dung, thi pháp tiêu biểu và mối quan hệ giữa làn điệu sli, lượn với lễ hội Oóc Pò (Lễ hội cầu mùa) của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ

– Thái nguyên.

7. Phương pháp nghiên cứu

Trên bình diện phương pháp luận, chúng tôi tiếp cận chủ yếu theo quan điểm ngữ văn học, dựa vào những thành tố ngôn từ của lời sli, lượn trong lễ hội Oóc Pò để phân tích. Tuy nhiên sli, lượn là một loại hình dân ca cho nên khi tìm hiểu phải đặt nó trong môi trường diễn xướng, đời sống văn hoá của dân tộc Nùng. Do vậy tiếp cận nghiên cứu theo quan điểm văn hoá học là cần thiết, song cần phải nghiên cứu theo quan điểm tiếp cận liên ngành, xem xét đối tượng từ nhiều góc độ, ngành khoa học khác nhau.

Trên bình diện phương pháp cụ thể, chúng tôi sử dụng: Phương pháp điền dã văn học, phương pháp hệ thống, phương pháp khảo sát thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp.

8. Đóng góp của đề tài

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về các làn điệu sli, lượn và lễ hội Oóc Pò ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Sưu tầm, nghiên cứu lời sli, lượn và lễ hội Oóc Pò của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ – Thái Nguyên, người viết sẽ góp phần bảo tồn những giá trị đặc sắc của văn học dân gian đang có nguy cơ bị mai một trước


sự thay đổi của xã hội hiện đại, góp phần nâng cao tình yêu quê hương, ý thức giữ gìn vốn văn hoá dân gian của quê hương.

9. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Khái quát về người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

Chương 2. Sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Chương 3. Lễ hội Oóc Pò với sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ – Thái Nguyên


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1.1. Khái quát về huyện Đồng Hỷ

1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

* Vị trí địa lý: Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, có diện tích tự nhiên 46.177 ha, trải dài từ 21 độ 32 phút đến 21 độ 51 phút vĩ Bắc, giữa 105 độ 46 phút đến 106 độ 04 phút kinh Đông. Huyện Đồng Hỷ giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ở phía Bắc, huyện Võ Nhai ở phía Đông Bắc; giáp huyện Phú Lương ở phía Tây; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình ở phía Nam và giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang về phía Đông.

* Điều kiện tự nhiên:

Đất đai: Địa hình huyện Đồng Hỷ có độ dốc thoai thoải từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc huyện thuộc dãy núi đá vôi Bắc Sơn hùng vĩ. Các xã Văn Lăng, Tân Long, Hoà Bình, Quang Sơn và kéo dài xuống phía Nam huyện có những khối núi đá vôi đồ sộ, có đỉnh cao tới 600 mét. Các xã phía Bắc và Đông Bắc của huyện thuộc vùng núi cao, độ cao trung bình là 120 mét so với mặt nước biển. Tiếp dãy núi đá lớn là vùng đồi núi thấp nhiều đồi hình bát úp, độ cao từ 50 đến 60 mét, có khả năng phát triển cây công nghiệp (mía, lạc, chè…). Các xã nằm phía hạ lưu sông Cầu có độ cao trung bình 20 mét so với mặt nước biển với những cánh đồng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển lúa nước và cây thực phẩm (rau xanh, đậu…).

Khí hậu: Đồng Hỷ nằm ở vùng Bắc chí tuyến, trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa. Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm


sau. Nhiệt độ trung bình là 22 độ C. Số giờ nắng trong năm là 1.628 giờ. Mỗi năm ở Đồng Hỷ trung bình có khoảng 21 – 22 đợt gió mùa Đông Bắc tràn qua.

Sông ngòi: Mật độ sông, suối của Đồng Hỷ bình quân là 0,2 km/km2, tất cả đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc, Đông Bắc và đều chảy vào sông Cầu. Sông Cầu chảy theo hướng Bắc – Nam là biên giới phía Tây của huyện với độ dài 47 km, là nguồn cung cấp nước chính, có tiềm năng khai thác vận tải thuỷ. Theo đánh giá của các nhà địa chất, mạch nước ngầm của Đồng Hỷ có trữ lượng lớn, đủ cung cấp nước sinh hoạt cho năm, bảy trăm ngàn dân.

Giao thông: Về giao thông, tổng chiều dài đường bộ của huyện là 729,8 km, trong đó có quốc lộ 1B qua địa bàn huyện dài 15,5 km, đường liên tỉnh dài 27 km, đường liên huyện dài 57,5 km, đường liên xã 171 km, đường liên xóm 404 km. Mật độ giao thông toàn huyện bình quân đạt 13,4 km/km2, ô tô vận tải cỡ lớn có thể đến được trung tâm tất cả các xã trong huyện, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hoá kinh tế trong huyện ngày càng phát triển.

1.1.2. Đặc điểm lịch sử của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Huyện Đồng Hỷ được thành lập năm 1469. Đời Hồng Đức năm thứ 21 gồm 9 tổng, 33 xã. Từ ngày thành lập đến nay, địa giới hành chính của huyện đã nhiều lần thay đổi. Tính từ năm 1960 đến 1985, huyện lị chuyển đến 5 lần. Ban đầu địa điểm của huyện ở Xuân Quang xã Gia Sàng, năm 1962 dịch lên Xuân Thịnh (Gia Sàng), năm 1965 chuyển vào Xà Cạt (xã Quyết Thắng) sau đó chuyển ra làng Thịnh (xã Quyết Thắng). Từ tháng 7 năm 1985 đến nay, huyện lị lại chuyển sang thị trấn Chùa Hang cách thành phố Thái Nguyên 3 km về phía Đông Bắc.

Trước đây, huyện Đồng Hỷ nằm trên tả ngạn sông Công và dọc hai bên bờ sông Cầu, đến tháng 4 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 108/HĐBT điều chỉnh địa giới một số huyện, thành, thị


trong Tỉnh Bắc Thái, huyện Đồng Hỷ chuyển sang nằm trọn trên tả ngạn sông Cầu.

Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 17 xã và 3 thị trấn, trong đó có hai xã thuộc xã vùng cao là Tân long và Văn Lăng, 2 xã vùng đặc biệt khó khăn là Hợp Tiến và Cây Thị, 4 xã và 1 thị trấn thuộc vùng I (trung du) là thị trấn Chùa Hang, các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Huống Thượng, 12 xã, 1 thị trấn còn lại thuộc vùng II (miền núi).

1.1.3. Khái quát về kinh tế – văn hoá xã hội của huyện Đồng Hỷ

Trước kia Đồng Hỷ không phải là huyện giàu có, nhưng nền kinh tế đa dạng, có tiềm năng về rừng, khoáng sản, có khả năng tự cấp, tự túc lương thực đến những nhu cầu thiết yếu của đời sống trong một xã hội nông nghiệp. Sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân các dân tộc Đồng Hỷ từng bước xây dựng đời sống mới. Đặc biệt sau khi thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986), bộ mặt kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ đã có nhiều chuyển biến sâu sắc, đời sống nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt. Nguồn sống chính của nhân dân huyện Đồng Hỷ là cây công nghiệp, một số xã có nghề trồng rừng, trông cây công nghiệp (chè, mía…). Các nghề thủ công (mộc, rèn) rải rác hầu khắp các xã trong huyện: nghề nấu đường ở Minh Lập, nung vôi ở Hoá Trung, Đồng Bẩm…, đặc biệt các ngành khai thác đá, sản xuất xi măng ở Núi Voi, Quang Sơn, Cao Ngạn, khai thác quặng sắt ở Trại Cau. Hiện nay sản xuất công nghiệp đang trở thành một mũi phát triển mạnh của huyện Đồng Hỷ.

Từ một huyện nông nghiệp lạc hậu, mang nặng tính tự cung tự cấp, đến năm 2009 Đồng Hỷ đã xây dựng được nền kinh tế với cơ cấu hợp lí. Tổng sản phẩm sản xuất trên địa bàn huyện (theo giá cố định 1994) ước đạt 704 tỷ đồng, tăng 10,71% so với cùng kỳ. Trong đó sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản trên địa bàn tiếp tục có hướng phát triển, giá trị sản xuất công

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí