e. Đề xuất ưu tiên đầu tư trong lưu vực
Nâng cao năng lực quản lý và khai thác nguồn nước trong lưu vực sông. Đầu tư xây dựng công trình phục vụ đa mục tiêu: hồ chứa, đập dâng...
phục vụ sản xuất, nước sinh hoạt, hệ thống cảnh báo nguy cơ sạt lở, lũ quét.
Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước; Trồng rừng tăng độ che phủ đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đề nghị xem xét xây dựng hệ thống công trình trên toàn lưu vực để thuận lợi trong việc thu hút các dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn đông thời huy động sự tham gia, đóng góp của các tỉnh có hiệu quả hơn.
1.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, tiếp cận nguồn nước ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân.
Xã Tân Lập là một xã nghèo của huyện Chơ Đồn, giao thông đi lại rất khó khăn, nền kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp, trong đó chủ yếu là nông nghiệp. Để có thu nhập cao từ nông nghiệp đòi hỏi người nông dân phải tiếp cận tốt được với nguồn nước.
Hai là, làm thế nào giúp cho các hộ nông dân miền núi tăng khả năng tiếp cận nguồn nước.
Đây là một vấn đề quan trọng đối với miền núi hiện nay. Với nền thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, nhưng dù có nguồn tài nguyên nước dồi dào, khả năng được tiếp cận nguồn nước của người nông dân lại chưa được nhiều. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập, nhằm tìm ra các nguyên nhân nhiều vùng chưa được tiếp cận nguồn nước, làm giảm thu nhập của các hộ, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước, giúp tăng năng suất, tăng thu nhập của người nông dân nói chung và người nông dân xã Tân Lập nói riêng.
1.2.2. Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. chủ nghĩa duy vật biện chứng cho chúng ta cái nhìn sự vật hiện tượng trong mối quan hệ và sự vận động của chúng. Trong đề tài đó là mối quan hệ giữa tiếp cận và sử dụng nguồn nước đến thu nhập và năng suất lúa của hộ.
1.2.3.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
1.2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố chính thức. Các thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo của các cơ quan chuyên môn như: Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, phòng kinh tế
- hạ tầng, trạm thuỷ nông, sở NN & PTNT, trên mạng Internet, các văn bản....
b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là những thông tin chưa công bố, được thu thập lần đầu, trong nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn, các thông tin sơ cấp có ý nghĩa rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu.
+ Xác định điểm điều tra
Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, căn cứ vào đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành lựa chọn điểm điều tra là xã Tân Lập - huyện Chợ Đồn.
+ Xác định mẫu điều tra
Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa bàn, tôi sẽ tiến hành điều tra ngẫu nhiên 140 hộ, trong đó mỗi vùng 70 hộ, bằng phiếu điều tra xây dựng trước.
1.2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
a. Đối với thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.
b. Đối với thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.
1.2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp phân tổ
Phương pháp phân tổ nhằm mục đích chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm hộ theo một chỉ tiêu định trước. Trong đề tài, chỉ tiêu dùng để phân tổ là khả năng tiếp cận nguồn nước của các hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể là phần trăm diện tích được cung cấp nước một cách chủ động.
Nhóm một: từ 65% - 100% diện tích đất nông nghiệp được chủ động nước (điều kiện thuỷ lợi thuận lợi)
Nhóm hai: Từ 50% - 64% diện tích đất nông nghiệp được chủ động nước (điều kiện thuỷ lợi trung bình)
Nhóm ba: Từ 30% - 49% diện tích đất nông nghiệp được chủ động nước (điều kiện thuỷ lợi khó khăn
Nhóm bốn: Từ 0% - 29% diện tích đất nông nghiệp được chủ động nước (điều kiện thuỷ lợi vô cùng khó khăn).
b. Phương pháp hồi quy
Việc phân nhóm như vậy dựa trên nguyên tắc %diện tích chủ động nước, ví dụ nhóm thuận lợi nhất trong việc tiếp cận nguồn nước có diện tích đất tiếp cận được với nguồn nước chiếm 65% - 100%.
Để phân tích ảnh hưởng của nguồn nước đến sản xuất nông nghiệp và thu nhập của hộ, tôi sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng, cụ thể là sử dụng hàm sản xuất cobb – Douglas (CD).
Hàm CD có dạng:
Y AX b1 X b2...X bneD1eD2...eDm
1 2 n
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc. Trong mô hình Y năng suất lúa của hộ và thu nhập từ nông nghiệp của hộ.
Xi: là các biến độc lập định lượng ( i 1, n )
Dj : là các biến độc lập thuộc tính ( j 1, m )
Chỉ tiêu hiệu suất biên một đơn vị của biến độc lập
(1)Đối với biến định lượng:
(2)Đối với biến thuộc tính:
_
Y
_
Y
bi
X
Y
eD j
Ý nghĩa: đầu tư thêm 1 đơn vị yếu tố i sẽ mang lại thêm bao nhiêu đơn vị yếu tố Y
Hàm sản xuất CD được giải bằng phương pháp logarit hoá hai vế và giải trên phầm mềm EXCEL.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tôi sử dụng hàm CD nghiên cứu các vấn đề sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới năng suất lúa của hộ (cây trồng chính của hộ gia đình trên địa bàn huyện)
c. Phương pháp đồ thị
Để phản ánh sự biến động của thu nhập, năng suất cây trồng theo khả năng sử dụng nguồn nước tôi dùng đồ thị để phản ánh.
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng tiếp cận nguồn nước của hộ
Khả năng tiếp cận nguồn nước của được định lượng bằng phần trăm diện tích đất trồng cây hàng năm được chủ động nước (Sn):
DT chủ động nước | |||
Sn | = | ––––––––––––––––––––––––– | x 100 |
Tổng diện tích đất NN của hộ |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn - 2
- Vai Trò Của Nước Và Khả Năng Tiếp Cận Nguồn Nước Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp
- Tình Hình Phát Triển Của Hệ Thống Thuỷ Lợi Ở Tỉnh Bắc Kạn
- Tổng Diện Tích Đất Tự Nhiên Xã Tân Lập Năm 2007
- Đánh Giá Những Tác Động Của Điều Kiện Tự Nhiên – Kinh Tế - Xã Hội Phát Triển Nông Nghiệp Và Hạ Tầng Thuỷ Lợi Của Địa Phương
- Tình Hình Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Của Hộ
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Sn được tính cho khả năng chủ động nước 2 vụ (Sn2) và chủ động nước 1 vụ (Sn1)
1.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và chi phí của hộ
(1) Tổng giá thị sản xuất của hộ : GO (Gross output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.
GO = ∑(qi x pi) (i = 1:n)
Trong đó : qi khối lượng sản phẩm phẩm i Pi : giá của sản phẩm i
(2) Chi phí mua ngoài (IC): là toàn bộ những chi phí sản xuất mà hộ phải thuê, mua ngoài
IC = ∑ Ci (i = 1:n)
Ci: Chi phí mua ngoài, thuê ngoài thứ i
(3) Thu nhập biên (GM): GM (Gross Margin) là phần thu nhập của hộ còn lại sau khi đã trừ đi những chi phí thuê, mua ngoài.
GM = GO - IC
(4) Thu nhập bằng tiên (Tm): Tm = tổng số tiền thu được của hộ (bán sản phẩm, lương, trợ cấp,...)
1.2.4.3. Một số chỉ tiêu bình quân
- Tổng giá trị sản xuất bình quân đầu người (GO/ người)
- Thu nhập biên bình quân đầu người (GM/người)
- Thu nhập bằng tiền bình quân đầu người (Tm/người)
Chương II
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI XÃ TÂN LẬP, CHỢ ĐỒN, BẮC KẠN
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu xã Tân Lập, Chợ Đồn, Bắc Kạn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Tân Lập
2.1.1.1. Vị trí Địa lý
Huyện Chợ Đồn là huyện vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã Bắc Kạn 45km theo đường tỉnh lộ 257, trải từ 105o26’ đến 105o42’ kinh độ đông, và từ 21o57’ đến 22o26’ vĩ độ bắc. Phía Bắc giáp huyện Ba Bể, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Bạch Thông, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Xã Tân Lập nằm ở phía Bắc, cách trung tâm của huyện Chợ Đồn 20km tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 31,16 Km2. Phía Bắc giáp xã Nam Cường, phía Nam giáp xã Phương Viên, phía Nam giáp xã Bằng Phúc huyện Ba Bể, phía Tây giáp xã Quảng Bạch và Đồng Lạc.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình huyện Chợ Đồn và xã Tân Lập
Có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, với 2 dạng địa hình phổ biến:
- Địa hình núi đá vôi: Kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng, địa hình chia cắt phức tạp bởi những dãy đá vôi có độ cao trên 1000m xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 20 - 30 độ, đây là đầu nguồn của các con suối chảy về hồ Ba Bể.
- Địa hình núi đất: Gồm thị trấn Bằng Lũng và các xã phía Nam với độ cao phổ biến từ 400m đến 600m, độ dốc bình quân 20 - 25 độ. Địa hình chi cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dầy đặc.
Tân Lập là một xã vùng cao nên địa hình khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi chiếm trên 80% tổng diện tích đất tự nhiên, được phân bố trên toàn xã,
xen kẽ giữa các dãy núi là các đồi thấp, những cánh đồng nhỏ hẹp và các ruộng bậc thang nằm ở độ cao từ 200 - 300m so với mực nước biển.
Nhìn chung đất đai xã Tân Lập không màu mỡ, hàm lượng mùn thấp, độ chua trung bình, đất ruộng có tầng canh tác mỏng nên cần có biện pháp cải tạo phù hợp. Đất rừng có tầng đất mặt trung bình phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp.
Từ địa đặc điểm địa hình như vậy cho thấy, Tân Lập sẽ phân chia thành nhiều vùng theo cấp độ tiếp cận nguồn nước khác nhau.
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết của xã Tân Lập - huyện Chợ Đồn
Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm 23,2 độC, các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6,7 và tháng 8, các tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5 độC, tổng tích nhiệt cả năm bình quân đạt từ 6.800 đến 7.000độC. Ngoài ra khí hậu xã Tân Lập huyện Chợ Đồn còn có sương mù, sương muối, hiện tượng mưa đá co xảy ra nhưng không thường xuyên. Lượng mưa bình quân 1.115mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%, lượng bốc hơi trung bình năm là 830mm. Chế độ gió chủ yếu là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam.
Huyện Tân lập có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa đông bắc.
Bảng 2.1: Tình lượng mưa, độ ẩm của huyện năm năm 2007
Tháng | ||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
Lượng mưa (mm) | 1,2 | 13,5 | 8,5 | 51,4 | 212,6 | 193,4 | 403,5 | 275,3 | 73,3 | 10,0 | 54,0 | 3,2 |
Độ ẩm (%) | 77,0 | 85,0 | 82,0 | 79,0 | 81,0 | 84,0 | 88,0 | 89,0 | 83,0 | 83,0 | 81,0 | 79,0 |
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Chợ Đồn)
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.420 mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm từ 85 - 90% lượng mưa hàng năm, tập trung vào tháng 7,8 và 9 nên thường gây ra lũ quét ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của xã.
Mùa đông có gió mùa đông bắc làm nhiệt độ hạ thấp, tác động xấu đến cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ con người. Vào thời kỳ giao mùa có gió mùa đông bắc thường gây ra mưa đá, giông lốc làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Với đặc điểm khí hậu như vậy, xã Tân Lập huyện Chợ Đồn có thuận lợi về nước để phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn trong việc phòng chống thiên tai và những ảnh hưởng của thiên nhiên tác động đến phát triển nông nghiệp. Do lượng mưa phân bố không đều nên vào mùa mưa hiện tượng sói mòn, rửa trôi diễn ra rất mạnh mẽ, ngược lại vào mùa khô lại thiếu nước phục vụ cho sản xuất. Do hiện tượng thời tiết này mà khu bờ sông trung tâm xã Tân Lập chịu ảnh hưởng mạnh của hiện tượng sói mòn, rửa trôi vào mùa mưa.
2.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn của xã
Mạng lưới sông ngòi của của tỉnh Bắc Kạn tượng đối phong phú, phần lớn các sông là nhánh thượng nguồn hệ thống sông Gâm có đặc điểm chung là ngắn, dốc và thuỷ triều thất thường.
Xã Tân Lập có 14,77 ha mặt nước sông suối, cùng hệ thống ao lớn nhỏ. Mặc dù có nguồn nước dồi dào nhưng do địa hình dốc nên việc tưới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những khu ruộng cao và ruộng bậc thang.
Sông chảy qua trung tâm xã Tân Lập có những đặc điểm cơ bản giống như sông và suối nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như: Độ dốc lưu vực lớn,