Yếu Tố Kì Ảo Trong Hệ Thống Không – Thời Gian


Tân rơi vào trạng thái bắt đầu hôn mê và bắt đầu tỉnh lại. Cảnh vật trước và sau màn sương hồng được bố trí phân lớp, phân màn tương ứng với mỗi giai đoạn của Tân ở quá khứ hay hiện tại. Màn sương hồng đã chỉ ra quá khứ không chỉ là những giá trị tinh thần thiêng liêng, đẹp đẽ của một thời đại anh hùng, của những con người mang trong mình những lý tưởng tốt đẹp, dám xả thân vì đất nước, mà còn có cả những toan tính, những sai lầm, những thói tật của cuộc sống thường nhật đáng phê phán và lên án...Tất cả được phủ lên bằng một màn sương lung linh, mờ ảo. Đã đến lúc cần xuyên qua màn sương hồng để định giá lại tất cả, để nhận thức lại đầy đủ sự thật.

Có thể thấy rất rõ biểu tượng lưỡng phân trong SBC là săn bắt chuột ở hình tượng Chuột. Chuột trong tác phẩm không có sự nhất quán. Chuột cũng như người, là một thế giới ngầm giữa con người, cũng giết chóc, dằn mặt, phân chia quyền lực, lãnh thổ. Một thế giới ghê gớm đến mức làm người ta có cảm giác bất an thường trực. Một thế giới của tội ác. Nhà cứ xây lên lại bị phá đổ. Hai cô gái hóa điên. Một cô suốt ngày gặm nhấm cắn chắt. Một cô hễ mở mồm ra là chin chít, sợ mèo đến tái xanh tái xám. Nhất là đoạn đặc tả đôi cá La Hán trong cơn cuồng hứng vật đẻ và phối giống rồi bị giết chết sau đó có thể khiến ta rùng mình vì ghê rợn. Thủ pháp tượng trưng đã tạo được hiệu ứng mạnh, làm mờ nhòe ranh giới giữa người và vật, làm cho thế giới chuột trở nên sống động như thế giới người. Nhưng như người, chuột cũng có một khuôn mặt khác, yêu thương, hy sinh, khảng khái. Nút thắt bất ngờ của trận chiến đầy kịch tính giữa người và chuột lại là cuộc đối thoại yêu đương trong lồng sắt giữa chuột chồng, chuột vợ - cuộc đối thoại báo trước một kết cục bi tráng, thoáng chút khôi hài sầu muộn.Với nút thắt ấy, người kể chuyện tài hoa đã đổi hướng câu chuyện một cách ngoạn mục. Đàn chuột tuẫn tiết tập thể theo thủ lĩnh, làm “cả một mảng sông như dòng nham thạch đỏ trôi về phía biển”, là một cảnh tượng kỳ lạ, ám ảnh. Con vật đáng sợ bỗng trở thành đáng


nể. Lúc này, chuột đã trở thành biểu tượng của lòng trung, trinh thấm đẫm chữ tình, thứ mà ngay ở con người đã dần bị mai một.

2.1.2.3. Các cặp biểu tượng đối lập

Bên cạnh những biểu tượng vay mượn từ truyện cổ dân gian và những biểu tượng có tính lưỡng phân, sự xuất hiện của các cặp biểu tượng đối lập trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc biểu hiện kết cấu bề sâu của tác phẩm.

Nhìn chung, cặp biểu tượng xuất hiện xuyên suốt cả bốn cuốn tiểu thuyết là cặp biểu tượng về giá trị: cái Thiện và cái Ác, cái Đẹp và cái Xấu, cái Cao cả và cái Thấp hèn. Cặp biểu tượng này thể hiện ở hình tượng các tuyến nhân vật đối lập nhau. Đại diện cho vẻ đẹp của con người là Toàn, Trang, Hiệp, Mỵ của “Người và xe chạy dưới ánh trăng” - những con người luôn làm chủ bản thân, vượt lên hoàn cảnh để sống có ích với niềm lạc quan, tin tưởng; là Đô, Yến, Trinh - những con người nhân hậu, vị tha, luôn khao khát hạnh phúc, dám đấu tranh cho hạnh phúc; là Đông với lòng chân thành sám hối, phục thiện; là công chúa Savitri, Juhi, Yasa - những con người bản lĩnh, ham sống, giàu tình yêu thương. Đối lập với họ là những kẻ sa ngã về nhân cách, độc ác, ích kỉ như Khuynh, Diệu, hám lợi như bà Si, ông Tựu; tha hóa về lối sống như Cốc, Bóp, Phũ, Yên Thanh, nham hiểm và thâm độc như tế sư. Hai tuyến nhân vật được đặt trong thế đối lập, đấu tranh không khoan nhượng và chiến thắng cuối cùng luôn thuộc về cái Thiện, cái Đẹp, cái Cao cả.

Trong SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái đã dựng lên rất nhiều bức chân dung biếm họa, là những biểu tượng cho cái Xấu, cái Thấp hèn trong xã hội hiện đại, ô tạp. Từ một cô Báo bản năng nông nổi phù phiếm, “gặp ai cũng rủ lên giường làm thơ”, một Đại gia lần đầu gặp “gái nào cũng giằn ra ngay” không cầm lòng được, cho đến một ông Giáo sư “hễ có nữ sinh nào đến nhà là đều kết thúc trên chiếc giường hướng dẫn luận văn”. Bản năng tính dục của


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

cô Báo có cái vẻ hồn nhiên hoang dại của một con cái không hề bị xã hội người ràng buộc. Còn Đại gia, phất lên một cái là tìm cách thỏa mãn dục vọng của mình theo kiểu đại gia, cất công lập kế hoạch tỉ mỉ thu xếp êm xuôi mấy cô bồ nhí sống cùng khu nhà với mình mà chẳng ai biết ai. Đại gia mua tình bằng tiền và trả rất hào phóng. Khí chất giang hồ kết hợp với khí chất con buôn. Trong các cô bồ nhí của Đại gia có một cô rất đặc biệt - từ cô thôn nữ lành hiền, hồn nhiên đi nhặt nhạnh kim tiêm tránh họa cho dân làng đã hồn nhiên trở thành gái bao của Đại gia vì cảm cái ơn ông cho mình ăn học, làm “hoa hậu kim tiêm” và có căn hộ thành phố. Có một ông Cốp thời trai trẻ, thông minh, hoạt bát, hát hay, múa giỏi, cương quyết, có ý chí, say sưa với rừng, dũng cảm bảo vệ rừng - một tấm gương điển hình tiên tiến. Có một ông Cốp leo lên bậc thang danh vọng từ một cán bộ Đoàn, khéo léo gạt bỏ đối thủ bằng thủ đoạn khôn ngoan: “chiến thắng bao giờ cũng thuộc về người biết giữ mồm giữ miệng, không để lộ mình bằng câu nói bằng văn bản” [86, tr.130]. Thấp thoáng đằng sau cuộc đấu đá ấy là những thế lực có thể nhân danh “bảo vệ uy tín cán bộ”, bảo vệ “đoàn kết nội bộ” để giấu nhẹm đi các đơn thư tố cáo. Không cần điều tra tiền đâu ra mà ông Cốp có được dinh thự ở quê trị giá cả nửa triệu đô la, tiền đâu ông cho con gái lớn đi du học nước ngoài. Không cần biết những khuất lấp đằng sau dự án làm đường, chia lô đất. Có một ông Cốp liên minh với Đại gia làm dự án, một ông Cốp nhập nhằng công tư, theo lời thầy bói gợi ý địa phương xây lại chùa trên nền phế tích, một ông thư ký của Cốp lạnh lùng vô cảm trước những người dân quê đội đơn quỳ xin công lý. Bên cạnh ông Cốp là hình ảnh một anh chàng Luật sư rất thích đám ma, thích từ bé, thích đến nỗi xử trảm tất cả đám đồ chơi búp bê để làm đám ma thổi kèn mồm. Nếu chỉ thế, chắc cũng chẳng có gì để nói, thiếu gì người có những thói tật kỳ quặc nào đó.Nhưng đó lại làm nên nét riêng của một bức biếm họa, một kẻ đê tiện, thèm tiền đến bệnh hoạn và đạo đức giả đến mức


Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 8

lợm giọng.Lừa mẹ lấy nhà. Chà đạp mẹ già đến chết rồi bày đặt vẽ chân dung mẹ, làm thơ nhớ mẹ. Đám ma mẹ cũng như những đám ma đồ chơi ngày bé, cũng như đam mê xe, sở thích đếm tiền chỉ để thỏa mãn một thứ dục vọng bệnh hoạn. Lối chơi chữ vui nhộn trong làng Luật mà người kể chuyện làm như tình cờ nói thêm để tổng kết về anh chàng, khi hễ ai trót thề thốt mình là người chân chính thì sẽ bị giễu: “chân chính à. Nhưng mà Chính thọt chân. Chân chính đấy” [86, tr.152].

Còn những bức biếm họa khác nữa. Nhà thơ Lửa, một biếm họa trong nghề văn, đố kỵ với bạn viết, lại còn có tật táy máy tắt mắt. Một anh Thư ký thích làm rào giậu, coi mình là cái hàng rào của sếp, sẵn lòng gạt phắt các thư từ khiếu nại đề xuất của công dân. Những bức biếm họa cái to cái bé, cái phác họa vài nét cái hoàn chỉnh chi tiết, mở ra một thế giới người xấu xa nhưng mang vẻ thanh cao đẹp đẽ.

Dựng lên các hạng người là biểu tượng của cái Xấu, cái Thấp hèn trong xã hội, Hồ Anh Thái cũng không quên thể hiện niềm tin vào cái Thiện, sự chiến thắng của cái Cao cả trong biểu tượng tình yêu giữa Chàng và Nàng. Nàng ba mươi tám tuổi chưa mảnh tình vắt vai. Vì quá thông minh, quá nhạy cảm. Hay đơn giản vì thiếu may mắn, chưa gặp được người trong mộng. Nàng chỉ gặp giai “mới ngoài năm mươi đã toát ra mùi già”, hoặc giai trẻ thì vô duyên, vô ý vô tứ. Cho đến khi Chàng hiệp sĩ xuất hiện, đưa Nàng thoát khỏi trận lụt kinh hoàng, cứu Nàng khỏi bàn thua trông thấy ở hội nghị đối tác. Chàng bốn mươi tuổi, kinh nghiệm, lịch lãm, không muốn bị ràng buộc. Hay cũng như Nàng, chưa gặp được người để Chàng sẵn sàng đánh đổi tự do. Chàng chỉ gặp những cô chiu chiu chát chít sành điệu, xài hàng hiệu, yêu thời trang hơn văn hóa tinh thần, gảnh gót tiểu thư đài các mà rỗng tuếch nhạt nhẽo. Cho đến khi gặp Nàng, tinh tế, hiểu biết, say đắm. Và bão tố ập đến, Chàng gặp tai bay vạ gió. Vì tình yêu với Chàng, mà Nàng đã dốc hết tâm sức bắt sống Chuột


Trùm, giải thoát cho Chàng và những nhân vật khác thoát khỏi trạng thái mất trọng lượng. Hình ảnh Chàng bế Nàng trên bãi cát sông Hồng - dường như Chàng vẫn đang mất trọng lượng, sợ bị bay lên nên cần Nàng neo giữ, là hình ảnh đẹp về tình yêu, về sức mạnh của tình yêu, giúp con người vượt lên trên những xấu xa, thấp hèn. Sự đối lập giữa biểu tượng tình yêu giữa Chàng – Nàng với những hạng người xấu xa, và kết quả cuối cùng đã khẳng định sự chiến thắng tuyệt đối của tình người, của tình yêu, của cái Cao cả.

Trong Cõi người rung chuông tận thế, chỉ có một cặp biểu tượng đối lập được xây dựng nhưng nó đã kết nối được các tuyến truyện, tuyến sự kiện và thể hiện trọn vẹn tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Đó là cặp biểu tượng giấc mơ và máu của Mai Trừng. Giấc mơ thuộc về thế giới tâm linh, khi đời sống thực của cô rơi vào bế tắc bởi gánh nặng của lời nguyền. Định mệnh trói buộc Mai Trừng khiến cô nghi hoặc chính sức mạnh của mình và muốn thoát khỏi nó. Tuy nhiên, cô không thể thực hiện được mong muốn của mình nếu không có những giấc mơ. Giấc mơ kết nối hai thế giới, hai cõi tâm thức, hai miền không gian và thời gian, đưa nhân vật trở lại quá khứ. Giấc mơ của Mai Trừng xuất hiện năm lần với những hình ảnh và nội dung giống nhau: “(…) đi qua một con đường lớn và dài. Rồi rẽ ngoặt vào một lối nhỏ đi trong rừng.Lướt qua những bụi cây cành cây gai góc bùng nhùng. Bay trên một cánh rừng đã dày rậm xanh lá, dù thảng hoặc vẫn chen lẫn những thân cây bị cháy thiêu trơ trụi. Đến bên một con suối cạn…trèo lên ba hòn đá như ba trái xoài. Sau đó, cô đi men theo bên tả của con suối cạn, ngược lên phía thượng nguồn. Đến bên một gốc cây rêu phủ xanh rì thì rẽ trái đi về phía vách đá. Tới đây thì gặp dấu tích của một lán tranh đổ nát” [81, tr.215]. Trong khi đó, chi tiết Mai Trừng bị chảy máu vì vết dao của Yên Thanh ở cuối tác phẩm lại trở thành biểu tượng cho sự sống hiện hữu. Máu trong mẫu gốc văn hóa dân gian có ý nghĩa là sự hòa giải, ở đây có ý nghĩa là sự hóa giải, khép lại cánh cửa


quá khứ, mở ra tương lai với những khao khát, những đau đớn, hạnh phúc đời thường. Lời nguyền chấm dứt. Mai Trừng kết thúc cuộc đời của một Nữ Thần, bắt đầu cuộc đời của một con người. Có lẽ chi tiết Mai Trừng bị chảy máu cũng mang ý nghĩa về sự giác ngộ: cái Ác có thể tồn tại giữa cuộc đời hay không không phụ thuộc vào một thế lực siêu nhiên nào đó, nó là trách nhiệm của tất cả mọi con người đang sống trong cõi nhân gian.

Trong hành trình kể chuyện cuộc đời Đức Phật, Savitri đưa người đọc đến với cặp biểu tượng cung điện (nơi hoàng tử Siddhattha sống lúc còn trẻ) và cây bồ đề hay còn gọi là Cây Giác Ngộ (nơi Siddhattha trở thành Đức Phật). Nếu cung điện là nơi che khuất tầm mắt của hoàng tử về mọi sự việc đang diễn ra ở kiếp người, là nơi hoàng tử sống cuộc đời của một con người bình thường, chưa giác ngộ thì cây bồ đề lại là nơi hoàng tử tìm thấy chân lý, giác ngộ thành Phật. Nếu cung điện là sự giàu sang, đầy cám dỗ, mê muội thì cây bồ đề là sự khổ hạnh, thoát tục. Hai biểu tượng xuất hiện ở hai giai đoạn khác nhau của cuộc đời Đức Phật đã khái quát sự vận động của hình tượng, mở ra những tuyến sự kiện đa dạng.

Như vậy, hệ thống biểu tượng đậm màu sắc kì ảo trong các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái vừa tạo ra ý nghĩa cho thế giới nghệ thuật của tác phẩm vừa mở rộng kết cấu cả ở bề rộng lẫn chiều sâu. Các biểu tượng kì ảo thực sự là những điểm sáng quy tụ và liên kết các lớp hình tượng khác nhau, những bình diện nội dung tư tưởng khác nhau, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

2.2. Yếu tố kì ảo trong hệ thống không – thời gian

Không gian, thời gian là những phạm trù mang tính triết học, quy định hình thức tồn tại của vật chất. Không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học không chỉ là môi trường sống của nhân vật, là chứng nhân cho sự vận động, diễn tiến của sự kiện mà còn tồn tại với tư cách như hình tượng


nghệ thuật. Trong tiểu thuyết hiện đại, không gian, thời gian xuất hiện trong những mối liên hệ đa chiều, đa cực, không nguyên phiến, không một chiều quá khứ - hiện tại - tương lai. Các nhà văn hiện đại thường kết hợp và chuyển đổi các cấp độ yếu tố không gian, thời gian theo những phương thức linh hoạt để tạo ra độ căng, chùng phù hợp với sự vận động của sự kiện cũng như tâm lý, tính cách nhân vật. Không gian, thời gian tự nó tạo ra những tầng ý nghĩa. Khi đó, không gian, thời gian trở thành hình tượng nghệ thuật.Do bản chất kí hiệu, bản chất tượng trưng của nghệ thuật ngôn từ, các tọa độ không gian, thời gian của thực thể văn học thường không được cụ thể hóa, thường bị ngắt quãng và mang tính lịch sử. Nghệ thuật ngôn từ xa xưa rất tuân thủ kiểu sắp đặt thời gian với các mốc lịch sử (trong thần thoại, sử thi). Khi tiểu thuyết ra đời, việc tổ chức không gian và thời gian của nhà văn đã khước từ tính chất biên niên. Sự ôm trùm thời gian và không gian được nới rộng bao nhiêu tùy ý. Đến thế kỉ XX, việc tổ chức không - thời gian trong tác phẩm văn học đã đi theo nhiều hướng khác nhau. Khảo sát tiểu thuyết Hồ Anh Thái, chúng tôi thấy không gian, thời gian mang màu sắc rõ nét của những tiểu thuyết hiện đại. Đặc biệt, nó cũng in đậm yếu tố kì ảo trong tác phẩm, làm nên sức hấp dẫn, khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn.

2.2.1. Yếu tố kì ảo trong hệ thống không gian

Không gian nghệ thuật là một trong những phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng – thẩm mỹ, là một “sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [68, tr.89]. Không gian trong tác phẩm xuất phát từ cuộc sống nhưng không hoàn toàn đồng nhất với hình ảnh cuộc sống bởi nó thông qua sự thụ cảm và sáng tạo của nhà văn. Qua đó, nhà văn xác lập mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình ở trong đó.


2.1.1.1. Không gian thực - ảo lẫn lộn

Trước hết, có thể thấy không gian trong sáng tác của Hồ Anh Thái hoàn toàn là những không gian hiện thực với những địa danh cụ thể. Trong một lần trả lời phỏng vấn phóng viên Tạp chí Văn hóa Phật giáo, khi được hỏi về lý do chuyển từ đề tài quen thuộc là viết về “lớp thanh niên, sinh viên sau chiến tranh, ngang ngổ, bướng bỉnh, không chịu theo khuôn phép...” trong thời kỳ đầu sang viết về đề tài Ấn Độ, Hồ Anh Thái đã trả lời: “Có lẽ là do nhân duyên. Tôi được đào tạo cơ bản về ngoại giao, làm ngoại giao, rồi đi bộ đội nghĩa vụ. Rời quân ngũ trở về với ngành ngoại giao, tôi chọn Ấn Độ chứ không phải là những khu vực khác” [66]. Chính cơ duyên với miền đất Ấn, đã khiến trong những sáng tác của Hồ Anh Thái có một kiểu không gian xuyên suốt, chính là không gian Ấn Độ. Kiểu không gian Ấn Độ, văn hóa Ấn Độ xuất hiện từ những truyện ngắn đầu tay của ông: Người đứng một chân, Người Ấn...Và đậm đặc trong Tiếng thở dà qua rừng kim tước (12 truyện ngắn và 2 bản ghi chép), tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi và tập tiểu luận Namaska! Xin chào Ấn Độ...

Trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi, miền không gian Ấn Độ trải theo cuộc đời Đức Phật trong: từ thánh địa Lumbini – nơi Phật ra đời, kinh thành Kapilavastu – nơi hoàng tử Siddhattha sống đến năm hai mươi chín tuổi, những nơi Phật đi qua để khất thực, tu hành hay giảng đạo pháp: Kinh đô Rajagaha, cánh rừng Uruvela nơi sáu năm trời Người tu khổ hạnh, Boddhgaya nơi Phật giác ngộ dưới gốc cây Bồ Đề, đến không gian của kinh thành Kusinara nơi Người tịch diệt...Qua những kiểu không gian xác định được thể hiện trong tác phẩm, người đọc đã có dịp du hành qua những miền đất Ấn, có thêm những kiến thức về văn hóa Ấn Độ cổ đại với những tục lệ dị biệt: tục đẻ đứng nhuốm màu sắc dị đoan, tục thiêu xác người, lệ cưới hỏi mang ý nghĩa tôn giáo, tục tế ngựa nhằm thôn tính đất đai trắng trợn và độc ác của

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí