Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 9

điểm yếu ở nửa kia của mình. Thế là họ rơi vào trạng thái hụt hẫng, chống chếnh, nhất là khi không tìm được sự hoà hợp, không tìm được tiếng nói chung họ rơi vào trạng thái cô đơn. Dẫu vậy họ vẫn cố chịu đựng để duy trì tổ ấm vốn đã nguội lạnh từ lâu của mình. Đó chính là nét nhân văn đáng quý trong phẩm chất của người phụ nữ: nhân vật Lê (Na ơi), nhân vật nữ ở (Đêm ngâu vào). Chỉ đến khi nửa kia của mình phản bội khi dấu họ đi tìm niềm vui ở những người phụ nữ khác ngoài gia đình thì họ lại độ lượng tha thứ rồi giải phóng cho người chồng bội bạc để nhận lấy những thiệt thòi về mình. Có những người phụ nữ đi hết cuộc đời mà vẫn chưa bao giờ có hạnh phúc được làm vợ làm mẹ (Trái táo nham nhở). Người phụ nữ ấy đã phải sống bên cạnh người đàn ông không yêu mình đến hai mươi năm. Hai mươi năm ấy chị không khỏi có những lúc thấy lòng trống trải, hụt hẫng, cô đơn vì không nắm được anh ấy, không biết anh đang nghĩ gì. Đến khi chị nhận ra được con người thật của anh thì tất cả quá muộn. Qua những nỗi cô đơn âm thầm của người phụ nữ, Đoàn Lê không chỉ gửi gắm sự đồng cảm sẻ chia như chính nỗi cô đơn của bản thân mà như muốn gửi đến chúng ta những lời nhắn nhủ về tình yêu hôn nhân. Hãy biết sống vì người khác và yêu thương thành thực. Hãy nắm lấy cơ hội tình yêu - hạnh phúc khi nó đến để không phải sống trong trạng thái cô đơn đến hết cuộc đời.

Thể hiện trạng thái cô đơn của các nhân vật, Đoàn Lê đã sử dụng thủ phâp độc thoại nội tâm với nhiều dạng thể hiện độc đáo như tự bạch, độc thoại với người vắng mặt (Giường đôi xóm Chùa, Ngôi nhà gỗ, Trái táo nham nhở), dạng viết nhật ký (Dấu hỏi gửi thượng đế), dạng đan xen giữa ý thức và tiềm thức khơi sâu vào nỗi đau có tính dồn nén (Một ngày xứ em). Đôi khi bằng sự đối lập giữa hai mảng quá khứ và hiện tại, hồi ức và tưởng tượng, có khi được thể hiện bằng thời gian đồng hiện, bằng các mạch phát triển của thời gian tâm trạng (Đêm ngâu vào, Tình Guột, Trái táo nham nhở). Bằng những thủ pháp này Đoàn Lê có điều kiện đi sâu khai thác và khám phá đến cùng cõi cô đơn của con người cũng như số phận tinh thần của con người trong những cảnh huống cụ thể. Mỗi mảnh đời là một tâm trạng, là hoài vọng, là hạnh phúc, khổ đau, là ước mơ vỡ mộng, là khắc khoải lo âu…tức là những mảnh ghép của số phận con người. Ngoài những cách thể hiện trên, Đoàn Lê còn sử dụng nhiều khoảng không gian đậm nhạt dồn nén, mở rộng khác nhau để tô đậm trạng thái cô đơn. Nhân vật “tôi” (Trái táo nham nhở) đã tự mình đối diện với mình trong không gian cá

nhân với những dằn vặt cào xé để nhận ra tất cả tình trạng bi kịch của mình cũng như con người thật của kẻ mà chị hết lòng yêu thương. Nhân vật “tôi” (Giường đôi xóm Chùa) lại sử dụng không gian chiếc giường để độc thoại nội tâm trong nỗi cô đơn vô tận.

Tóm lại bằng những thủ pháp riêng, Đoàn Lê đã thể hiện con người cô đơn với những tâm trạng khác nhau, những bi kịch ngầm diễn ra trong tâm hồn vốn muôn màu đa dạng của con người. Đi vào thể hiện nhân vật cô đơn, Đoàn Lê giúp người đọc hiện đại hiểu mình hơn, hiểu rõ những tình cảm sâu kín thuộc về con người, hiểu cả những ẩn ức kìm nén trong nội tâm con người, phần mà trước nay con người vẫn dấu kín.

2.2. Nhân vật thức tỉnh, tự ý thức.

Đây là kiểu nhân vật điển hình của văn học hiện thực. Nhân vật “thức tỉnh” hay “tự ý thức” là kiểu nhân vật tự nhận thấy bản thân mình cần hướng tới sự hoàn thiện về nhân cách, hướng tới cái thiện, cái đẹp để chế ngự cái ác, cái xấu. Kiểu nhân vật này còn được gọi là nhân vật tư tưởng, bộc lộ sự quan tâm của nhà văn về lối sống đạo đức của con người. Chỉ có tự nhận thức con người mới phát hiện ra chính mình. Con người thức tỉnh, tự ý thức là con người được nhìn từ bên trong, là con người trầm tư nghiền ngẫm, tự nhận diện chính mình. Đây là kiểu nhân vật có năng lực phản tỉnh, tự ý thức về mình. Con người thức tỉnh tự ý thức bộc lộ chiều sâu mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Nó gắn liền với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị cá nhân. Trong văn học con người tự nhận thức chỉ xuất hiện một khi cái tôi cá thể được quan tâm đúng mức. Sự vận động phát triển của văn học là từ chỗ miêu tả quá trình nhận thức của nhân vật đến chỗ miêu tả quá trình tự nhận thức. Nhân vật từ chỗ nhận thức thế giới xung quanh, đánh giá phán xét người khác đến chỗ tự khám phá phân tích, tự quan sát nội tâm mình.

Nhân vật thức tỉnh, tự ý thức ở mỗi giai đoạn văn học được hiểu theo những cách khác nhau. Giai đoạn văn học trước 1975 do chịu nhiều chi phối của văn học kháng chiến, thường hướng tới cái Ta cộng đồng cho nên kiểu nhân vật này mặc dù thể hiện được những tính cách điển hình nhưng vẫn tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội. Sự thức tỉnh lương tri của Chí Phèo (trong Chí Phèo của Nam Cao) là nhờ tình thương và bằng tình thương. Đó là sự trở về của tính người sau bao năm làm quỷ dữ. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm điên say, Chí lại

được sống cảm giác con người, nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống, nhớ lại ước mơ của một thời lương thiện. Cũng trong giây phút thức tỉnh, tự ý thức, hắn nhận ra tất cả hoàn cảnh bi kịch của mình: hắn già rồi mà vẫn còn cô độc, rồi hắn ước được làm hòa với mọi người, được mọi người nhận lại vào xã hội bằng phẳng của những người lương thiện. Như vậy quá trình thức tỉnh của Chí gắn với khát khao hướng thiện, gắn với khát vọng được làm người lương thiện như bao người bình thường khác. Quá trình thức tỉnh đó chẳng đáng trân trọng lắm sao? Cùng với Chí Phèo, Nam Cao xây dựng hàng loạt truyện (Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn…) có chủ đề thức tỉnh, tự ý thức. Nhân vật của Nam cao là con người luôn dằn vặt với chính mình về sự hèn hạ của nhân cách, về phần “con” trong con người. Nhiều truyện của Nam Cao cho thấy ranh giới giữa thiện và ác, giữa con và người chỉ là “Sợi tóc” mong manh.

Văn học hiện đại sau 1975, vấn đề thức tỉnh tự ý thức trở thành một cảm hứng mới và vô cùng hấp dẫn với các nhà văn. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu hầu hết là những bi kịch tự ý thức với những con người luôn luôn tự làm khổ chính mình. Người họa sỹ trong truyện ngắn “Bức tranh” luôn đeo đẳng sự ăn năn , sám hối về lỗi lầm của mình với người lính ngày trước. Suốt cả câu chuyện là tâm trạng day dứt, dằn vặt của nhân vật họa sỹ bất chợt nhận ra bộ mặt thật của mình và tự phán xét mình. Quá trình đó diễn ra phức tạp, nhân vật cùng một lúc được đặt vào nhiều vị trí: vừa là phạm nhân vừa là nhân chứng, quan tòa lẫn luật sư, vừa kết tội lại có lúc lẩn trốn, tự bào chữa. Người họa sỹ luôn mang hai bộ mặt: một bộ mặt hàng ngày của một họa sỹ nổi danh tài hoa, khuôn mặt được người họa sỹ quen biết “nâng niu như sờ đụng một vật quý”. Ẩn kín bên trong bộ mặt thường ngày đó là một bộ mặt khác, lồ lộ hiện ra khi anh họa sỹ ngồi trước gương nhìn ngắm mình, một bộ mặt “vừa được lộ ra khỏi cái mặt nạ hàng ngày đang phản chiếu trong tấm gương”. Cuối cùng anh họa sỹ tự nhận ra chính mình “trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt- kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”. Quá trình thức tỉnh tự ý thức đó khiến nhân vật sống Thiện hơn. Con người thức tỉnh tự ý thức cũng được thể hiện sâu sắc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là những vòng quay cuộc đời có tình yêu, hạnh phúc, đau khổ, tội lỗi, có bi kịch của dục vọng thấp hèn, có phẩm giá lương tâm. Với tất cả sự khách quan giá lạnh, Nguyễn Huy Thiệp đẩy nhân vật xuống đáy sâu vực thẳm, dồn ép con người vào ranh

giới mong manh giữa thiện-ác, vươn trượt rồi lại vực con người dậy, trả lại cho họ chất người vừa đẹp đẽ vừa phàm tục (Muối của rừng, Giọt máu)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Ngoài những đặc điểm trên, nhân vật thức tỉnh tự ý thức trong sáng tác của Đoàn Lê còn có một đặc điểm nổi bật khác là quá trình thức tỉnh tâm hồn ý thức của nhân vật thường gắn với cuộc truy vấn lương tâm của nhân vật. Trong tác phẩm Lão già tâm thần, nhà văn đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của lão Khảm - Tổng công trình sư cầu Bội. Đó là quá trình tự vấn lương tâm, quá trình thức tỉnh lươnng tri của lão trước những sai lầm mà lão đã mắc phải. Chỉ vì lời hứa hẹn được cất nhắc thăng tiến của ngài Bí thư Tỉnh ủy mà lão nỡ nhắm mắt bỏ qua tuổi thọ của cây cầu cùng biết bao sinh mạng của những con người ngày đêm qua lại cây cầu ấy, lão còn bỏ lỡ cả tình yêu hạnh phúc riêng, phụ bạc một người con gái suốt đời yêu lão để theo đuổi chút công danh phù phiếm đó. Và khi cây cầu hoàn thiện cũng là lúc lương tâm lão lên tiếng mắng nhiếc, chửi rủa thúc giục lão ra đầu thú. Lão đã phải sống dật dờ như một cái bóng suốt 10 năm. Mười năm tự vấn lương tâm, mười năm ám ảnh để đi đến một quyết định khó khăn - quyết định đầu thú. Quyết định này cũng có nghĩa là lão chấm dứt cuộc sống tự do về thân thể nhưng là một cuộc giải tỏa về tinh thần, trút bỏ "khối u nhọt" đè nặng lên tâm hồn lão suốt bao năm qua. Nhưng thật là đau đớn, xót xa, ngay cả quyết định muốn được làm người lương thiện, muốn được sống là mình của lão cũng bị người ta tước đoạt nốt. Bởi thế đúng lúc cần phải hùng hồn nói lên tất cả những điều đeo đẳng, bám diết lão về cây cầu, nói về những nung nấu khổ sở của mình khi bị người ta sai khiến trong quá trình xây dựng cây cầu thì lão lại yếu ớt run rẩy đến thảm hại rồi lão đổ vật trước sự hào nhoáng và uy quyền của đám người đó. Vừa tỉnh lại lão lại nhận thêm một cú sốc còn choáng váng hơn. Chính con người dùng quyền lực mua chuộc lương tâm của lão, sai khiến lão làm bậy giờ lại dùng chính căn bệnh tâm thần vốn không thuộc về lão để phản bác lại bản tường trình, tự thú mà lão đã nung nấu suốt hơn mười năm qua. Rốt cục lão Khảm lại trở thành kẻ tâm thần, một người mắc bệnh hoang tưởng để nhận sự cảm thông thương hại từ phía đoàn thanh tra. Một lần nữa lão lại bị đánh gục, lão trở nên nhỏ nhoi vô nghĩa trước sức mạnh của uy quyền. Lão đã bỏ cuộc đúng lúc cần phải kiên định. Lão đã xây một cây cầu trong tội lỗi, lão đã sám hối rồi phản bội sự thật ngay trong sự sám hối đó. Chỉ đến khi cây cầu

thực sự sụp đổ, lão mới được minh oan. Quá trình thức tỉnh tự ý thức này khiến tâm hồn lão trở lên thanh sạch, xứng đáng là CON NGƯỜI.

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 9

Cũng viết về kiểu nhân vật thức tỉnh, tự ý thức, Đoàn Lê còn đề cập trong một truyện ngắn đầy ám ảnh khác- truyện Trái táo nham nhở. Cốt truyện Trái táo nham nhở là quá trình nhân vật “tôi” tự vấn lương tâm trước những câu hỏi về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc mà bản thân phải đánh đổi bằng cả cuộc đời. Sai lầm lớn nhất cuộc đời chị là đã yêu bằng tất cả tấm lòng chân thành cùng sự hy sinh âm thầm tận tụy một người đàn ông không dành cho chị. Cũng vì yêu mù quáng nên chị không hề nhận ra con người thực của anh, và cũng không hề nhận ra mình chưa bao giờ được yêu theo đúng nghĩa của nó. Bởi thế chị đã điên cuồng hy sinh cho anh ta, chị sẵn sàng đánh đổi cả tháng trời không ngủ để kiếm tiền cho anh đi thực tế mong khuây khỏa những bức bối trong nghề nghiệp của anh ta mà không hề biết bản chất của những chuyến đi ấy. Chị đâu biết đó là những lần anh ta phản bội chị đi tìm kiếm bất cứ người đàn bà “dịu hiền” nào. Và rồi việc gì phải đến đã đến như một quy luật tất yếu, chị đã phải nhận một thực tế phũ phàng - một cuộc chia tay vĩnh viễn sau hơn hai mươi năm tận tụy phụng sự yêu thương, chăm sóc một người đàn ông không dành cho chị. Lúc ấy chị mới tỉnh ngộ để bình tĩnh xét đoán mọi chuyện. Chị đã bao lần tự vấn lương tâm để bào chữa cho những sai lầm của mình, chị đã đặt ra hàng loạt câu hỏi, rồi lại tự tìm cách trả lời: “hay anh ta bị khủng hoảng tinh thần? bị hoang tưởng? bị tâm thần? Lá thư kia chẳng qua anh ta tự bày đặt, hoang tưởng, nhưng nếu anh ta không tâm thần, nếu đó là sự thật tàn nhẫn?…” Hàng loạt câu hỏi khiến đầu chị như muốn nổ tung. Chị chán trách hận rồi lại quay sang bào chữa cho anh ta và chấp nhận một sự thật rằng sẽ chẳng bao giờ anh ta và chị còn sum họp nữa. Đó cũng là lần đầu tiên chị nghiêm khắc xét lại anh từ chân tơ kẽ tóc “Anh tưởng mình ghê gớm lắm sao? Thiên tài ư? Cao quý ư? Không tôi đã trả giá quá đắt bằng cả cuộc đời mình cho một kẻ tầm thường nhất trong vô vàn những kẻ tầm thường, một thứ giẻ rách!”. Vậy mà chị đã yêu anh bằng tất cả những năm tháng tuổi xuân, đã hy sinh cho anh bằng tất cả sự tận tụy của mình. Sau khi trách anh chị lại quay lại tự trách mình “không biết anh đánh cắp cuộc đời tôi hay tôi đánh cắp cuộc đời anh? Nhân danh tình yêu, tôi đã giam chặt anh chiếm hữu anh thành tài sản riêng, tước đoạt của anh tất cả niềm vui sống hồn nhiên nhất”. Quá trình tự vấn này khiến nhân vật của Đoàn Lê thật nhân ái thánh

thiện. Ngay cả khi bị phản bội tàn nhẫn đau đớn, chị vẫn đứng về phía anh để bào chữa cho anh, truy vấn lương tâm mình, nhận lấy những mất mát thiệt thòi về mình. Sau những cuộc truy vấn lương tâm, nhân vật của Đoàn Lê luôn đạt đến sự thánh thiện trong tâm hồn, hoàn thiện về nhân cách tức là đạt đến chân giá trị của cái ĐẸP và cái THIỆN.

2.3 Nhân vật ảo.

Văn học Việt Nam hiện đại từ sau đổi mới 1986 xuất hiện một xu hướng mới- xu hướng “hiện thực huyền ảo”. Ở đó yếu tố kỳ ảo được đưa vào văn học khá dày đặc trở thành một dòng riêng với những tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, Lưu Minh Sơn, Phạm Hải Vân, Hòa Vang, Võ Thị Hảo…Trong đó Đoàn Lê cũng được biết đến như một hiện tượng.

Triết gia Ấn Độ hiện đại Vivekanađa từng nói: “Thế giới này nhỏ bé lắm, cho nên người ta phải thêm vào đó một chút tưởng tượng”. Quả thật phải thêm vào đó một chút tưởng tượng bay bổng thì cái thế giới chật hẹp ấy mới mở rộng ra đến khôn cùng, nếu không thì nó cứ mãi còn chật hẹp, thô sơ như một quan niệm cũng rất chật hẹp thô sơ về chủ nghĩa hiện thực. Thủ pháp huyền ảo đã mở ra khả năng mới mẻ trong việc khám phá và thể hiện con người. Hệ thống nhân vật ảo có vẻ không thật, hoang đường nhưng không đối lập với hiện thực mà bổ sung cho thế giới nhân vật trong cuộc đời thực, khắc họa đậm nét hơn cho con người thời đại. Bởi thế trong những truyện ngắn có yếu tố kỳ ảo của Đoàn Lê, cái thực vẫn là trụ cột, vẫn là điểm tựa cho cái ảo. Hiện thực đôi lúc chỉ bị xóa mờ chứ không bị chối bỏ. Yếu tố kỳ ảo trong những trường hợp ấy chỉ có tác dụng làm lạ hóa hiện thực, thay đổi một góc nhìn hiện thực, chưa phải là yếu tố làm xoay chuyển và quyết định hiện thực nghệ thuật (Nhân Bản, Chờ nhật thực, Lên Ruồi, Nghĩa địa xóm Chùa). Trong những truyện ngắn này, Đoàn Lê xây dựng nhiều kiểu nhân vật: nhân vật tưởng tượng, nhân vật dị hình, nhân vật hóa thân…Dù được sáng tạo ở chất liệu nào thì kiểu nhân vật ảo cũng góp phần giúp nhà văn mở rộng khả năng phản ánh cuộc sống, giúp bạn đọc chiếm lĩnh ý nghĩa tác phẩm một cách trọn vẹn nhất.

Thông qua kiểu nhân vật này, nhà văn muốn mở rộng diện khám phá cả trên bề mặt lẫn tầng chìm của cuộc sống hiện đại. Nhân vật ảo có lúc là cả một thế giới hồn ma của cõi âm “Nghĩa địa xóm Chùa”. Câu chuyện được bắt nguồn từ việc nhầm lẫn xác một vị tướng với một ông thợ điện bậc ba đã về hưu. Từ sự

nhầm lẫn đó, Đoàn Lê đã tái hiện cả một thế giới cõi âm sinh động như muôn mặt của cuộc sống cõi người. Ở đó những người chết, những hồn ma vẫn sống trong thế giới riêng song song với thế giới của người sống, họ vẫn nhìn nghe ngóng và phê phán chuyện của người sống y hệt như khi còn sinh thời. Họ cũng giỏi hóng chuyện, hiều kỳ trước những sự việc lạ. Cuộc sống của cõi ma nơi nghĩa địa giống hệt cuộc sống của cõi người nơi trần thế, vẫn là chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới”, chuyện hối lộ, đút lót... Thông thường con ma mới đến sẽ bị làm tình làm tội vài đêm đầu, họ bị lục tra lý lịch, ra mắt thổ thần, thổ địa, số của nả mang theo phải biếu các chức sắc, khao đãi lân bang hàng xóm. Nghĩa là ngay cả khi đã chết con người ta vẫn không thoát khỏi cảnh phân thứ bậc, đẳng cấp. Ở khu lăng mộ ấy, đứng đầu gồm có ba ông: ông Quản trị hành chính, ông Cán bộ tổ chức, ông Cán bộ hộ khẩu. Đi theo họ là cả đàn, cả đống ma lặng lẽ bám sát thành một khối đông nghịt, óng ánh phát sáng. Họ đều lầm tưởng ma mới là một thiếu tướng thật nên ngay cả ông Quản lý hành chính thường ngày hống hách là thế mà nay cũng dở giọng uốn éo, khúm núm, hạ giọng tha thiết mời ma mới lên gặp mặt. Sự thật ma mới là một tay thợ điện bậc ba mới về hưu khi đi lĩnh tiền ở quỹ tiết kiệm đã bị chen ngã đến chết rồi bị đưa vào nhà xác bệnh viện Việt Xô, cạnh xác ông thiếu tướng. Vì sự tắc trách vô tình của thân nhân vị tướng khi phó thác việc nhập quan cho người coi nhà xác nên mới gây ra sự nhầm lẫn đáng tiếc ấy. Đáng ra anh ta phải trực tiếp làm cái việc hiếu nghĩa cho cha theo đúng phong tục cổ truyền, tự tay chăm sóc hình hài ruột thịt thì anh lại giao phó cho một kẻ tối mắt vì tiền. Cũng vì anh quên đưa cái khoản “lót tay tiêu cực phí” cho gã nhà xác nên gã đã cố tình gây ra vụ tráo đổi xác đầy tính bi hài này. Và câu chuyện nhầm lẫn hết sức phi lí ấy chẳng biết sẽ đi đến đâu nếu anh con trai người thợ điện không đi lùng sục khắp các đám tang quanh vùng để tìm cha. Khi biết cha mình bị người ta nhầm là thiếu tướng và cử hành tang lễ rất long trọng, anh đã kiên quyết đòi cha về và không cho kẻ nào đụng đến linh cữu của cha để lấy lại quan tài kính và các thứ phụ trang của thiếu tướng. Vì vậy ông “thiếu tướng rởm” mới được đưa đến chôn ở khu nghĩa địa này và gây sự hiếu kỳ cho tất thảy đám ma trong khu nghĩa địa.

Câu chuyện cứ đan xen thực- ảo, cõi người- cõi ma lẫn lộn. Cõi người chính là hiện thực nực cười chua chát của việc nhầm lẫn thân nhân vị tướng. Một người quyền cao chức trọng là thế, một vị quan chức nhà nước tai to mặt

lớn được trọng vọng như vậy mà thực chất khi chết lại hết sức cô đơn, cô độc. Ông ta đã bị lãng quên ngay từ giây phút nằm lại nơi nhà xác lạnh lẽo. Đến nghĩa cử cuối cùng là được người thân chăm chút hình hài cho sạch sẽ, thơm tho trước khi sang thế giới bên kia ông cũng không được hưởng. Về nghi thức, tang lễ của ông được tổ chức cực kỳ long trọng, linh đình, có cả một ban bệ đến vài chục người lo tổ chức đám tang, có cả một vị trung tướng lên đọc điếu văn bằng giọng nghẹn ngào đến rơi nước mắt, có hàng đoàn người quân phục uy nghiêm đến viếng, có lính uy nghi bồng súng, chung quanh đèn nến tựa sao sa, cờ quạt buông rủ. Đăc biệt ông thiếu tướng có một gia quyến đuề huề: hai bà vợ và một lũ con cháu vài chục người khăn xô mũ mấn trắng lóa sắp hàng một dãy bên quan tài. Nghiã là đây là một đám tang cấp nhà nước cực kỳ to tát. Nhưng dường như cả thân quyến lẫn bạn bè thân bằng cố hữu đều quá chú trọng đến hình thức lễ nghi với nhau mà không một ai thực tâm để ý đến người quá cố. Bởi vậy từ khâu măc quần áo cho ông thiếu tướng đến khâu chuyển linh cữu đến hội trường, rồi viếng thăm không một ai nhìn đến dung nhan người quá cố lấy một lần. Và vì vậy không một ai thắc mắc về sự thay đổi dung nhan người quá cố, không một ai biết sự nhầm lẫn đã xảy ra. Ai cũng cố tỏ ra thương tiếc thành thực, hai bà vợ và đám con cái “đang mải nhìn vào nỗi đau trong lòng, hay mải giữ lễ với ông cả bà lớn đến viếng nên chưa một lần liếc mắt đến tôi? Hay tôi không phải tôi nữa?”. Cứ lũ lượt những đoàn người sang trọng với những bộ mặt buồn bã diễu hành, những cặp mắt âu sầu lơ đãng lướt qua linh cữu tưởng chừng bất tận mà tịnh không một ai nhận ra sự nhầm lẫn nực cười ấy. Người chết nằm trong quan tài chắc hẳn thấy tuyệt vọng, bất mãn, chua chát, đau đớn và cô đơn lắm khi ở giữa đám đông, khi mình là chủ nhân của buổi lễ mà không một ai thực tâm để ý đến mình. “Họ chỉ bận lo kê cho chắc, đặt hoa cho đẹp, hương đốt cho đượm, tịnh không ai nghi ngờ chút gì”. Đến nỗi người bị nhầm lẫn thấy ngán ngẩm, bất bình thay cho ông thiếu tướng: “Ông thiếu tướng kia ơi, nếu ông hóa ra cái xác vô thừa nhận cũng đừng tiếc rẻ oán trách tôi. Ở đây không ai cần ông, không ai thực sự tha thiết đến ông. Không phải tôi tranh mất vinh hạnh mà chính thực tôi gánh chịu nỗi bất hạnh cho ông đó”. Thái độ của người đóng vai nhầm lẫn cũng chính là thái độ của nhà văn trước những vấn đề của hiện thực xã hội đương thời. Hiện thực này phải chăng cũng là sản phẩm của nền kinh tế mở khi mà tình người ngày một ít đi. Người ta thích quan tâm đến vẻ

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí