Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại, Khó Khăn, Vướng Mắc

đối với các hành vi phạm tội, sau phải thay đổi hoặc bổ sung Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Có 02 vụ án do YCĐT không đầy đủ nên CQĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can không đúng với hành vi phạm tội của bị can sau đó, CQĐT phải thay đổi Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can như: Vụ án Trần Huy Vinh thay đổi từ “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” sang “Tội tham ô tài sản” (VKSND thành phố Biên Hòa), vụ án Trần Quang Hùng thay đổi từ “Tội trộm cắp tài sản” sang “Tội tham ô tài sản” (VKSND huyện Vĩnh Cửu); có 02 vụ án phải bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can như: Vụ án Trần Quốc Tuấn phạm “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” phải bổ sung Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vò Khắc Hiển về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (phòng 3 VKSND tỉnh). Đây là trường hợp ĐTV, CQĐT xác định không đúng hành vi phạm tội của các bị can hoặc người phạm tội khác. Tuy nhiên, KSV cũng không nghiên cứu để phát hiện, đề ra trong bản YCĐT. Nội dung YCĐT không đúng hướng, không yêu cầu triệt để, đầy đủ, dẫn đến sau một thời gian điều tra, phải thay đổi hoặc bổ sung Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

+ KSV không phát hiện vi phạm của CQĐT về thủ tục tố tụng; về thiếu sót trong thu thập, củng cố chứng cứ để kịp thời đề ra YCĐT yêu cầu CQĐT khắc phục dẫn đến bị Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, hủy án để điều tra lại hoặc phải đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm.

Những sai sót dạng này là bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; vi phạm quy định về mời người bào chữa theo chỉ định; vi phạm trong quá trình thu thập chứng cứ, lập biên bản; kết luận giám định mâu thuẫn với tài liệu chứng cứ khác trong vụ án… Mặc dù có sai sót nhưng KSV không phát hiện, không YCĐT một cách đầy đủ, toàn diện; không kịp thời yêu cầu khắc phục vi phạm, mâu thuẫn nên khi chuyển sang Tòa án để xét xử sơ thẩm bị Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy án để điều

tra lại hoặc phải đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm, điển hình là vụ án sau đây:

Vụ án Phạm Minh Tân nguyên cán bộ địa chính phường Tân Vạn bị Cơ quan CSĐT Công an thành phố Biên Hòa khởi tố về “Tội nhận hối lộ”. Tài liệu hồ sơ thể hiện: Tổng số tiền bà Nguyễn Thị Ánh đưa hối lộ 03 lần cho Phạm Minh Tân là 120.000.000 đồng nhưng quá trình điều tra, truy tố các cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm rò vai trò, vị trí của Tân trong việc quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của bà Ánh; Tân là cán bộ địa chính phường Tân Vạn từ tháng 06/2016 đến tháng 11/2016 nhưng không điều tra làm rò Tân có biết được diện tích đất của bà Ánh xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được đưa vào quỹ đất công từ năm 2009 không? Biết từ thời gian nào? Đối với việc giao nhận tiền lần thứ 3, số tiền

50.000.000 đồng, cả Tân và bà Ánh đều thừa nhận do Tân có nói với bà Ánh là đất của bà Ánh đã có phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuẩn bị ra sổ nên bà Ánh đã đưa 50.000.000 đồng cho Tân để cám ơn. Thực chất không hề có phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như Tân đã khai. Trong trường hợp này, Tân đã có hành vi, thủ đoạn gian dối để bà Ánh tin và đưa số tiền trên cho Tân nên có dấu hiệu của“Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999. Việc cấp sơ thẩm quy kết Phạm Minh Tân nhận hối lộ đối với khoản tiền này là không có cơ sở; quá trình điều tra chưa làm rò căn cứ xử lý hình sự hay miễn TNHS đối với bà Nguyễn Thị Ánh theo khoản 7 Điều 364 BLHS năm 2015 về“Tội đưa hối lộ”. Quá trình THQCT và KSĐT, KSV đã không phát hiện và đề ra YCĐT về những vấn đề này dẫn đến bị cấp giám đốc thẩm tuyên hủy án tuyên hủy toàn bộ bản án hình sự phúc thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai và bản án hình sự sơ thẩm của TAND thành phố Biên Hòa để điều tra lại theo quy định của pháp luật.

+ YCĐT không chú ý thu thập chứng cứ giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án về chức vụ.

Về nguyên tắc, vấn đề dân sự phải được giải quyết cùng vụ án hình sự theo Điều 28 BLTTHS năm 2003, Điều 30 BLTTHS năm 2015, trừ trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể được tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, có một số vụ án hình sự, vấn đề dân sự không thể tách ra nhưng không được CQĐT thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để giải quyết toàn diện vụ án; KSV cũng không nghiên cứu để đề ra yêu cầu thu thập hoặc đề ra YCĐT nhưng không rò ràng, cụ thể nên vấn đề dân sự không được giải quyết triệt để, dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài hoặc bị Tòa án trả hồ sơ, điển hình là vụ án sau đây:

Vụ án Nguyễn Đức Bình phạm“Tội tham ô tài sản” xảy ra tại huyện Xuân Lộc. Tài liệu hồ sơ xác định ông Trần Duy Khánh là người bán cá biển cho Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai đã nhận số tiền nhiều hơn so với số cá biển mà ông Khánh đã giao cho cơ sở là 728.000 đồng. Quá trình điều tra, KSV có văn bản YCĐT nhưng lại không yêu cầu ĐTV lấy lời khai của ông Khánh để buộc ông Khánh phải hoàn trả lại số tiền này cho Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai, dẫn đến vụ án bị Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn, vướng mắc

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan

Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 8

- Nguyên nhân từ quy mô, tính chất phức tạp của các vụ án hình sự về chức vụ

Các vụ án xâm phạm chức vụ thường là những vụ án phức tạp, tính chất, thủ đoạn phạm tội tinh vi, hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại đến tài sản của Nhà nước, của xã hội, hành vi phạm tội kéo dài trong nhiều năm. Các đối tượng phạm tội tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn, giữ những vị trí cao

trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp… những người này có trình độ, thậm chí còn có khả năng chuyên sâu trong một số lĩnh vực chuyên ngành như tài chính, kế toán, ngân hàng… nên có khả năng che dấu tội phạm; họ có quyền uy trong cơ quan, đơn vị nên có mức độ ảnh hưởng lớn đối với cán bộ dưới quyền. Mặt khác, các bị can thường có nhiều mối quan hệ trong xã hội, có trường hợp có sự bao che từ các cơ quan chức năng, trong đó có cả cơ quan bảo vệ pháp luật. Việc nắm và hiểu thấu đáo đặc điểm, tính chất của từng vụ án, của từng bị can để định hướng đề ra những YCĐT có tính cụ thể, chi tiết để đảm bảo quá trình điều tra được khách quan, toàn diện là rất khó khăn.

- Một số đơn vị kiểm sát điều tra có số lượng án về chức vụ lớn, phức tạp nhưng lực lượng KSV ít, chất lượng không đồng đều gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, phân công giải quyết của lãnh đạo đơn vị; KSV cùng lúc phải giải quyết nhiều vụ án lớn, phức tạp về chức vụ sẽ khó đảm bảo nghiên cứu kỹ, đầy đủ hồ sơ, tài liệu để ban hành YCĐT toàn diện, chi tiết, cũng như khó tham gia đầy đủ các hoạt động kiểm sát điều tra để bảo đảm thực hiện các YCĐT.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của lãnh đạo VKS, lãnh đạo đơn vị THQCT và KSĐT.

+ Một số lãnh đạo VKSND cấp huyện và đơn vị THQCT và KSĐT chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đề ra YCĐT và tổ chức thực hiện YCĐT của KSV; chưa xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch chuyên đề về YCĐT về hình sự nói chung đặc biệt là đối với các vụ án hình sự về chức vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả đề ra YCĐT dẫn đến tỷ lệ đề ra YCĐT thấp, chưa đạt chỉ tiêu của ngành Kiểm sát, chất lượng YCĐT không cao.

+ Một số lãnh đạo VKSND cấp huyện và đơn vị THQCT và KSĐT VKS tỉnh chưa chú trọng đôn đốc, kiểm tra việc đề ra YCĐT đối với các vụ

án xâm phạm về chức vụ của KSV trong đơn vị cũng như của VKS cấp dưới. Chưa chỉ đạo sát sao đối với KSV trong việc bám sát tiến độ điều tra, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để đề ra YCĐT, cũng như kiểm tra việc thực hiện, đôn đốc KSV trong việc phối hợp với ĐTV để thực hiện các YCĐT của VKS. Một số lãnh đạo VKS cấp huyện chưa thực sự quan tâm, kiểm tra đối với hoạt động ban hành YCĐT nên có một số vụ án chức vụ, KSV không đề ra YCĐT thì Lãnh đạo Viện cũng không nắm được. Đối với vụ án xâm phạm chức vụ phức tạp, lãnh đạo đơn vị cũng chưa chủ động yêu cầu KSV báo cáo, phê duyệt YCĐT trước khi KSV ký ban hành theo quy chế nghiệp vụ.

+ Nhiều lãnh đạo đơn vị chưa chú trọng tổng hợp những YCĐT có chất lượng cao để phổ biến cho các KSV khác nghiên cứu, học hỏi, nêu gương để khuyến khích, động viện; chưa tổng hợp những YCĐT chất lượng thấp, gây ra những hệ lụy xấu cho việc giải quyết vụ án để ban hành thông báo rút kinh nghiệm kịp thời, khắc phục hạn chế, thiếu sót.

+ Một số lãnh đạo VKS chưa quan tâm đến việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về kiến thức, kỹ năng đề ra YCĐT cho KSV để nâng cao năng lực, trình độ cho KSV.

+ Việc bố trí, phân công KSV giải quyết án hình sự trong một số vụ án còn chưa phù hợp với năng lực, trình độ; chưa phân công đủ số lượng KSV, KTV hoặc phân công KSV không đủ năng lực, trình độ để giải quyết đối với những vụ án lớn, phức tạp hoặc phân công KSV không đủ khả năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá hồ sơ, tài liệu, tổng hợp nội dung để đề ra YCĐT đảm bảo chất lượng, thậm chí có trường hợp đề ra YCĐT không đúng hướng gây khó khăn cho hoạt động điều tra.

- Nguyên nhân từ năng lực, trình độ, trách nhiệm của KSV.

+ Năng lực, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ của một số KSV còn hạn chế, không đồng đều. Nhiều KSV chưa chủ động nghiên cứu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu

thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới với đòi hỏi ngày càng cao, trách nhiệm, quyền hạn ngày càng lớn hơn, cũng như các yêu cầu đối với các thao tác nghiệp vụ ngày càng nhiều hơn, chặt chẽ, cụ thể hơn.

+ Nhiều KSV chưa nắm chắc cấu thành, các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm, các vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự về chức vụ, các quy định tố tụng hình sự nên đề ra YCĐT không đảm bảo chất lượng; không đúng hướng, toàn diện, triệt để; không sát với các tình tiết của vụ án hoặc không khả thi, bất hợp lý nên đã gây khó khăn cho hoạt động điều tra.

+ Nhiều KSV chưa nhận thức được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đề ra YCĐT; ý thức trách nhiệm đối với công việc chưa cao. KSV chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu do CQĐT cung cấp để đề ra YCĐT, chưa bám sát tiến độ điều tra để chủ động phối hợp, đôn đốc ĐTV thực hiện; chưa thực hiện tốt chủ trương gắn công tố với hoạt động điều tra, phối hợp, “lăn lộn” với ĐTV để giải quyết án, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra nhằm đảm bảo thực hiện YCĐT hoặc khi có khó khăn, vướng mắc mà ĐTV và KSV không giải quyết được nhưng không kịp thời báo cáo lãnh đạo hai đơn vị để bàn biện pháp giải quyết. Nhiều KSV chưa thực hiện đầy đủ các thao tác nghiệp vụ tố tụng theo quy định mới của BLTTHS năm 2015 như có mặt để kiểm sát các hoạt động khám xét, hỏi cung, lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra… hoặc trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra; những thao tác nghiệp vụ này hết sức quan trọng để một mặt KSV kiểm sát, đảm bảo các hoạt động điều tra đúng pháp luật, mặt khác, giúp KSV hiểu, nắm chắc và nhanh nội dung vụ án nhằm đề ra các YCĐT đầy đủ, kịp thời. Nhiều KSV chưa thực hiện đầy đủ quy định tại Khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015 để yêu cầu ĐTV gửi đầy đủ, đúng thời hạn các biên bản, tài liệu thu thập được để đóng dấu bút lục, sao lưu tài liệu, lấy đó làm cơ sở nghiên cứu, kiểm sát điều tra chặt chẽ kết quả điều tra, kết quả thực hiện YCĐT của KSV.

Một số KSV có tư tưởng “đợi án, đợi kết quả điều tra”, sau khi VKS phê chuẩn lệnh, quyết định của CQĐT thì KSV cất hồ sơ kiểm sát vụ án vào tủ, đến khi kết thúc điều tra, CQĐT chuyển hồ sơ kết thúc mới tiếp tục nghiên cứu. Do đó, việc thu thập tài liệu chứng cứ, thực hiện các hoạt động tố tụng trong quá trình điều tra KSV không nắm được đầy đủ để phát hiện còn thiếu hay có mâu thuẫn để yêu cầu ĐTV, CQĐT thực hiện, khắc phục. Đến khi phát hiện thì phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, có trường hợp không thể khắc phục được.

2.3. Thực trạng thực hiện yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ tại tỉnh Đồng Nai

2.3.1. Những kết quả đạt được

Kết quả nghiên cứu 31 hồ sơ kiểm sát án hình sự về chức vụ và 50 YCĐT do KSV Viện kiểm sát 02 cấp tỉnh Đồng Nai ban hành từ năm 2016 đến năm 2020 cho thấy, có 40/50 YCĐT do KSV ban hành kịp thời, có căn cứ, bám sát hồ sơ vụ án và tiến độ điều tra (như đã phân tích tại tiểu mục 2.2.1 nêu trên) được ĐTV, CQĐT thực hiện cơ bản đầy đủ và nghiêm túc (chiếm tỉ lệ 80%) góp phần vào việc điều tra, giải quyết các vụ án hình sự về chức vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được nhanh chóng, khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Các đơn vị thực hiện tốt các nội dung YCĐT của VKS là Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai, Cơ quan CSĐT Công an huyện Long Thành, huyện Vĩnh Cửu v.v...

2.3.2. Một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc.

Trong số 40 YCĐT do KSV đề ra có nội dung phù hợp, có căn cứ, đúng pháp luật thì có 04 YCĐT (chiếm tỉ lệ 10%), ĐTV không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nội dung YCĐT của KSV. Một số vụ án điển hình:

Vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại xã Lộ 25, huyện Thông Nhất, KSV ban hành YCĐT có nội dung yêu cầu ĐTV thu thập quy chế hoạt động, quyết định thành lập Ban giám sát cộng đồng; làm rò vai trò, trách nhiệm của Ban giám sát cộng đồng trong việc thi công các hạng mục

của 05 công trình trích từ nguồn tiền thưởng nông thôn mới của xã Lộ 25… nhưng ĐTV không thực hiện dẫn đến các đối tượng liên quan trọng vụ án có thời gian đối phó, tạo dựng hồ sơ, tài liệu giả, gây khó khăn cho hoạt động điều tra làm rò nội dung vụ án và CQĐT đã phải ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án do không có đủ chứng cứ xác định các đối tượng liên quan đã thực hiện hành vi phạm tội;

Vụ Lương Văn Thảo nguyên cán bộ hình sự Công an phường Long Bình, thành phố Biên Hòa bị khởi tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. KSV đã ban hành YCĐT số 204/YCĐT-VKS ngày 30/09/2016, yêu cầu ĐTV đối chất làm rò mâu thuẫn trong lời khai giữa bị can Thảo với bị hại Lê Thị Sơn để xác định rò thời gian Thảo mời bà Sơn lên làm việc, thời gian Thảo nhận tiền của bà Sơn... Tuy nhiên, ĐTV đã không thực hiện việc đối chất giữa bị hại và bị can để làm rò mâu thuẫn, không làm việc với nhân chứng để xác định lại nội dung mà bị can và bị hại đã khai, dẫn đến VKSND thành phố Biên Hòa phải ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung 02 lần để làm rò những nội dung trên.

Có 10/50 YCĐT (chiếm tỉ lệ 20%) của KSV có nội dung chung chung, không cụ thể, không kịp thời hoặc nội dung YCĐT không đầy đủ, bất hợp lý và không liên quan đến vụ án... (như đã phân tích tại tiểu mục 2.2.2 nêu trên) làm cho ĐTV, CQĐT khó thực hiện hoặc không thực hiện được làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả điều tra, giải quyết các vụ án hình sự về chức vụ.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn, vướng mắc

- Nguyên nhân khách quan

+ Nguyên nhân từ quy mô, tính chất phức tạp của các vụ án hình sự về chức vụ. Các đối tượng phạm tội đa số là những người có chức vụ, quyền hạn, giữ vị trí cao trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu và có mối quan hệ rộng... sẵn sàng dùng

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí