Các Kết Quả Đạt Được Về Yêu Cầu Điều Tra Của Kiểm Sát Viên Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự Về Chức Vụ Tại Tỉnh Đồng Nai

cầu VKSND các cấp “Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án, phải nắm chắc tiến độ điều tra vụ án, chủ động đề ra yêu cầu điều tra chính xác để hỗ trợ Điều tra viên thu thập chứng cứ làm rò vụ án”.

Khoản 1 Điều 47 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ- VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao quy định “Kiểm sát viên phải kịp thời trao đổi với Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công điều tra vụ án về những nội dung điều tra ngay từ khi nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự và trong quá trình điều tra. Trường hợp thấy có những vấn đề cần điều tra mà Điều tra viên chưa thực hiện thì Kiểm sát viên phải đề ra yêu cầu điều tra; Yêu cầu điều tra có thể được thực hiện nhiều lần, bằng lời nói trong trường hợp kiểm sát trực tiếp hoạt động điều tra hoặc bằng văn bản. Yêu cầu điều tra phải nêu rò ràng, cụ thể những vấn đề cần điều tra, chứng cứ, tài liệu cần thu thập. Văn bản yêu cầu điều tra được đưa vào hồ sơ vụ án, lưu hồ sơ kiểm sát”.

Ngoài ra, tại các Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát hàng năm (từ năm 2016 đến năm 2020) đều chỉ đạo toàn ngành kiểm sát thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn được giao trong đó có nội dung yêu cầu VKS các cấp tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra trong việc đề ra yêu cầu điều tra như Chỉ thị số 01/CT-VKSNDTC ngày 25/12/2015 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2016 đã chỉ rò: “VKSND các cấp thực hiện tốt các biện pháp tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra; thực thi đầy đủ, hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định để chống oan sai, chống bỏ lọt tôi phạm ngay từ giai đoạn đầu của tố tụng hình sự và đảm bảo hoạt động điều tra tuân thủ đúng quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm các quy định của ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham những trong quá trình giải quyết các vụ án tham nhũng; chủ

động áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng”; “tăng cường yêu cầu kiểm tra xác minh, yêu cầu điều tra”; Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác kiểm sát năm 2020 đã khẳng định: “Chủ động phối hợp ngay từ đầu với CQĐT và các đơn vị liên quan để yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra đúng và kịp thời”; “Kiểm sát viên phải năm chắc, thực hiện đầy đủ các biện pháp nghiệp vụ, thể hiện vai trò công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; Viện kiểm sát các cấp phải thể hiện vai trò, trách nhiệm trong công tác phát hiện, điều tra, xử lý có hiệu quả các tội phạm về tham nhũng, chức vụ”.

Như vậy có thể thấy rằng, trong những năm vừa qua Lãnh đạo ngành kiểm sát luôn quan tâm đến việc tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra trong đó có hoạt động đề ra yêu cầu điều tra của KSV. Việc đề ra yêu cầu điều tra vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của KSV khi được phân công THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung và án hình sự về chức vụ nói riêng. Nếu KSV làm tốt được điều này thì chính nó đã góp phần rất lớn vào việc truy tố, xét xử của VKS đảm bảo có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm và để xảy ra oan, sai đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và yêu cầu cải cách tư pháp.

Kết luận chương 1

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về yêu cầu điều tra của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ, luận văn đã tập trung phân tích, làm rò khái niệm khái niệm, đặc điểm, vai trò, mục đích và ý nghĩa của yêu cầu điều tra; về thẩm quyền, phạm vi, cơ sở đề ra yêu cầu điều tra; về hình thức, nội dung của yêu cầu điều tra cũng như các quy định của pháp luật và của ngành kiểm sát nhân dân về yêu cầu điều tra của KSV… Qua đó khẳng định, đề ra yêu cầu điều tra là một quyền năng pháp lý được trao cho KSV khi thực hiện nhiệm vụ THQCT, KSĐT trong giai đoạn điều tra vụ án về chức vụ nói riêng. Đây không chỉ là quyền hạn mà còn là trách nhiệm của KSV được phân công. Yêu cầu điều tra là hoạt động tố tụng hình sự quan trọng, định hướng cho hoạt động điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ của ĐTV được tiến hành một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ nhanh chóng và kịp thời để làm rò tội phạm, người phạm tội và những vấn đề phải chứng minh trong vụ án về chức vụ hoặc yêu cầu về mặt thủ tục tố tụng góp phần đảm bảo cho việc điều tra, truy tố đúng quy định của pháp luật, chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm. Kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về yêu cầu điều tra của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ là cơ sở để đánh giá thực trạng đề ra yêu cầu điều tra và thực hiện yêu cầu điều tra của KSV tại Chương 2.

Chương 2

THỰC TIỄN THI HÀNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ YÊU CẦU ĐIỀU TRA CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CHỨC VỤ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Các kết quả đạt được về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ tại tỉnh Đồng Nai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Số liệu án hình sự về kinh tế chức vụ đã khởi tố, điều tra từ năm 2016 đến năm 2020

Theo số liệu báo cáo tổng kết của VKSND tỉnh Đồng Nai, từ ngày 01/12/2015 đến 30/11/2020, Cơ quan tiến hành tố tụng 02 cấp tỉnh Đồng Nai đã khởi tố, điều tra 41 vụ/61 bị can về tội phạm chức vụ, cụ thể: Năm 2016 khởi tố 05 vụ/10 bị can, năm 2017 khởi tố 06 vụ/11 bị can (tăng 20% về số vụ, 10% về số bị can so với cùng kỳ năm 2016), năm 2018 khởi tố 09 vụ/18 bị can (tăng 50% về số vụ, 63,6% về số bị can so với cùng kỳ năm 2017), năm 2019 khởi tố 11 vụ/09 bị can (tăng 11,1% về số vụ, giảm 50% về số bị can so với cùng kỳ năm 2018) và năm 2020 khởi tố 10 vụ/13 bị can (giảm 9% về số vụ, tăng 44,4% về số bị can so với cùng kỳ năm 2019).

Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 5

Tội phạm xảy ra chủ yếu là: Tội tham ô tài sản 20 vụ/27 bị can (chiếm 48,7% số vụ án mới khởi tố và tăng 26,6% so với cùng kỳ từ năm 2011-2015). Điển hình là vụ án Vũ Hoàng Đang nguyên nhân viên quản lý hóa đơn kiêm chấm xóa nợ của Điện lực Biên Hòa. Từ tháng 9/2014 đến tháng 10/2015, Vũ Hoàng Đang đã có hành vi cấu kết với Hồ Thanh Trúc nguyên nhân viên của ngân hàng An Bình thực hiện hành vi thu tiền điện của khách hàng nhưng giữ lại một phần để chiếm đoạt, sau đó che dấu hành vi bằng cách sử dụng ủy nhiệm chi chấm xóa nợ cho khách hàng nộp tiền mặt mà Trúc và Đang chiếm đoạt, lấy ủy nhiệm chi của khách hàng sau chấm xóa nợ cho khách hàng trước. Bằng thủ đoạn này Trúc và Đang đã tham ô chiếm đoạt của Điện lực

Biên Hòa số tiền 9.755.423.447 đồng. Vụ án đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can Vũ Hoàng Đang cùng 05 đồng phạm về các tội “Tham ô tài sản” và tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” để điều tra, xử lý.

Tội nhận hối lộ 08 vụ/17 bị can (chiếm 19,5 số vụ án mới khởi tố và tăng 33,3% so với cùng kỳ từ năm 2011-2015). Điển hình là vụ án Lê Văn Thái nguyên cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Môi trường Công an thành phố Biên Hoà. Ngày 08/12/2017, trong lúc tuần tra, Thái phát hiện 02 xe bồn hút hầm cầu biển số 54Y-9579 và 54X-4876 do anh Đỗ Văn Huy làm chủ đang xả chất thải trái quy định tại khu vực trồng cao su của Lữ Đoàn pháo binh 75 thuộc phường Tân Phong, thành phố Biên Hoà. Quá trình làm việc với anh Đỗ Văn Huy, Thái đã có hành vi đòi anh Huy đưa tiền hối lộ để bỏ qua lỗi vi phạm cho anh Huy. Đến 18 giờ 30 phút, ngày 11/12/2017, tại quán hải sản Hào Phát, số 78/4, đường Trương Định, khu phố 2, phường Tân Mai, thành phố Biên Hoà, Lê Văn Thái đang nhận hối lộ 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng) của anh Đỗ Văn Huy thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 06 vụ/07 bị can (chiếm tỉ lệ 14,6%, tăng 20% so với cùng kỳ từ năm 2011-2015); Tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản 05 vụ/08 bị can (chiếm tỉ lệ 12,2%, tăng 25% so với cùng kỳ từ năm 2011-2015)...

- Số liệu, kết quả đề ra YCĐT của KSV

Trong số 41 vụ/61 bị can về chức vụ đã khởi tố, điều tra, có 31 vụ/40 bị can, KSV có đề ra YCĐT đạt tỉ lệ 75,6%. Trong đó, số vụ KSV ban hành 01 YCĐT là 31 vụ chiếm tỉ lệ 75,6%; 12 vụ có 2 YCĐT, chiếm tỉ lệ 38,7% và 07 vụ có 3 YCĐT chiếm tỉ lệ 22,6 %. Tổng số YCĐT mà KSV đã ban hành là 50 YCĐT. Các đơn vị ban hành nhiều yêu cầu điều tra trong một vụ án hình sự như: Phòng 3 VKS tỉnh có 04 vụ/14 vụ có 03 yêu cầu điều tra, chiếm tỉ lệ

28,6%; VKSND thành phố Biên Hòa có 02vụ/03 vụ có 03 yêu cầu điều tra, chiếm tỉ lệ 66,7%.

Số án KSV không ban hành YCĐT là 10 vụ/21 bị can chiếm tỉ lệ 24,4%. Trong đó, một số VKSND cấp huyện có tỉ lệ ban hành yêu cầu điều tra thấp như: VKSND huyện Thống Nhất 01 vụ/04 vụ có yêu cầu điều tra chiếm tỉ lệ 25%; VKSND huyện Định Quán 02 vụ/04 vụ có yêu cầu điều tra chiếm tỉ lệ 50%... Những con số trên cho thấy, tỉ lệ ban hành yêu cầu điều tra của một số VKSND cấp huyện chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Ngành kiểm sát. Thậm chí có đơn vị cấp huyện như VKSND huyện Nhơn Trạch thụ lý 02 vụ án về Tội nhận hối lộ nhưng không ban hành yêu cầu điều tra nào.

Qua nghiên cứu 50 YCĐT/31 vụ án hình sự về chức vụ được KSV ban hành, có 40 YCĐT được KSV Viện kiểm sát 02 cấp tỉnh Đồng Nai ban hành đúng, kịp thời và có căn cứ (chiếm tỉ lệ 80%) giúp cho hoạt động điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ của ĐTV được tiến hành một cách khách quan, toàn diện, nhanh chóng và kịp thời để làm rò tội phạm, người phạm tội và những vấn đề phải chứng minh trong vụ án về chức vụ hoặc yêu cầu về mặt thủ tục tố tụng góp phần đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về chức vụ có căn cứ, đúng ngoài, đúng tội và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội và không làm oan, sai. Còn lại, 10 YCĐT do KSV ban hành có nội dung chung chung, không cụ thể, không sát với hồ sơ và tiến độ điều tra hoặc yêu cầu những vấn đề CQĐT đương nhiên phải thực hiện, đã thực hiện hoặc những vấn đề không liên quan đến vụ án (chiếm tỉ lệ 20%), làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra, giải quyết vụ án hình sự về chức vụ.

- Số liệu án hình sự về chức vụ bị Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra lại có liên quan đến YCĐT của KSV.

Từ năm 2016 đến năm 2020, có 03 vụ án hình sự về chức vụ bị VKS ra Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; 04 vụ bị Tòa án nhân dân ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; 02 vụ bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm

tuyên hủy án để điều tra lại có liên quan đến việc đề ra YCĐT của KSV không kịp thời, đầy đủ, bỏ lọt tội phạm hoặc sót các tỉnh tiết, chứng cứ quan trọng khác của vụ án. Điển hình là vụ án Phạm Minh Tân phạm tội “Nhận hối lộ” bị Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên hủy án tuyên hủy toàn bộ bản án hình sự phúc thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai và bản án hình sự sơ thẩm của TAND thành phố Biên Hòa để điều tra lại theo quy định của pháp luật vì lý do bỏ lọt hành vi phạm tội“lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của bị can Phạm Minh Tân và hành vi “đưa hối lộ” của bà Nguyễn Thị Ánh...

* Đánh giá, nhận xét chung

Trong 05 năm qua (từ năm 2016 đến năm 2020), KSV Viện kiểm sát 02 cấp tỉnh Đồng Nai trong quá trình thực hiện nhiệm vụ THQCT và KSĐT các vụ án hình sự về chức vụ đã tích cực và chủ động bám sát hồ sơ vụ án để đề các YCĐT nhìn chung đều đảm bảo kịp thời, chính xác và có căn cứ ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình điều tra, góp phần làm cho hoạt động điều tra thu thập tài liệu chứng cứ của ĐTV được khách quan, toàn diện và đúng pháp luật. Do vậy, hầu hết các vụ án hình sự về chức vụ đều được điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Mặc dù vậy, vẫn còn một số YCĐT của KSV ban hành chưa kịp thời, nội dung còn chung chung, không cụ thể hoặc không có căn cứ làm ảnh hưởng đến tiến độ, điều tra giải quyết vụ án, thậm chí có một số vụ án hình sự về chức vụ phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, hoặc bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm tuyên hủy án để điều tra lại làm kéo dài thời hạn tố tụng không cần thiết.

2.2. Thực trạng đề ra yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ tại tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Những kết quả đạt được

- Về số liệu

Trong 05 năm qua, ngành Kiểm sát tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cố gắng trong việc đề ra YCĐT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ THQCT và KSĐT các vụ án hình sự về chức vụ với tỉ lệ đề ra YCĐT năm sau cao hơn năm trước, cụ thể:

Từ năm 2016 đến năm 2020, KSV Viện kiểm sát 02 cấp đã ban hành 50 yêu cầu điều tra/41 vụ án hình sự về chức vụ đã khởi tố, đạt tỉ lệ 121,9%. Trong đó: Năm 2016, VKS 02 cấp đã ban hành 05 yêu cầu điều tra/05 vụ, đạt tỉ lệ 100% trên tổng số vụ án khởi tố; năm 2017 ban hành 05 yêu cầu điều tra

/06 vụ, đạt tỷ lệ 83,3% trên tổng số vụ án khởi tố; Năm 2018 ban hành 08 YCĐT/09 vụ đạt tỉ lệ 88,9% trên tổng số vụ án khởi tố; năm 2019 ban hành 16 yêu cầu điều tra 11 vụ đạt tỉ lệ 145,5% trên tổng số án khởi tố và năm 2020 ban hành 16 bản yêu cầu điều tra /10 vụ đạt tỉ lệ 160% trên tổng số án khởi tố. Nhiều đơn vị có 100% số vụ án hình sự về chức vụ đều ban hành bản yêu cầu điều tra như: Phòng 3 VKS tỉnh, VKSND thành phố Biên Hòa, VKSND huyện Vĩnh Cửu, VKSND huyện Long Thành.

- Về hình thức và nội dung của yêu cầu điều tra

Các yêu cầu điều tra về cơ bản đều được ban hành theo đúng biểu mẫu của Ngành (mẫu số 20 trong danh mục biểu mẫu tố tụng hình sự Ban hành kèm theo Quyết định số 07/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao và mẫu số 83 trong danh mục biểu mẫu tố tụng hình sự Ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao). Theo đó, các KSV đã chú trọng thực hiện các quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản theo quy định của Bộ Nội vụ và của ngành Kiểm sát. Hầu hết các yêu cầu điều tra đảm bảo chính xác về mặt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022