Thực Tiễn Áp Dụng Quy Định Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Về Quyền Của Người Bị Buộc Tội Trong Giai Đoạn Khởi Tố, Điều Tra Từ Thực Tiễn Tỉnh Bình

trách nhiệm phải tôn trọng và đảm bảo các quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Làm sáng tỏ ý nghĩa của việc quy định quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Theo đó, việc quy định chế định quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Mặt khác, việc quy định về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự góp phần xác định sự thật của vụ án.

Làm sáng tỏ cơ sở quy định quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Theo đó, việc quy định về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự xuất phát từ chuẩn mực pháp lý quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo quyền con người, quyền công dân được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự với một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự.

Cuối cùng, luận văn đã phân tích quy định của BLTTHS năm 2015 về quyền người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra. Trong đó làm sáng tỏ các nhóm quyền của người bị buộc tội đó là: nhóm các quyền cơ bản chung của người bị buộc tội được ghi nhận và đảm bảo giống như các chủ thể tham gia tố tụng khác như quyền được tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người, quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân; nhóm các quyền tố tụng chung của người bị buộc tội mà các tư cách người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đều có. Những quyền tố tụng này được BLTTHS quy định chung cho cả người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can trong các giai đoạn tố tụng; nhóm các quyền đặc thù của người bị buộc tội với tư cách người bị tạm giữ hoặc bị can mới có phù hợp với địa vị tố tụng và giai đoạn tố tụng mà họ tham gia; nhóm các quyền tố tụng đặc thù của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ,

ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

Tổng quan về Bình Dương


Hình 2 1 Bản đồ hành chánh tỉnh Bình Dương Nguồn 1

Hình 2 1: Bản đồ hành chánh tỉnh Bình Dương

Nguồn:https://www.binhduong.gov.vn/gioi-thieu/ban-do(truy cập 1, 2020)

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo thông tin thống kê mới nhất, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam bộ); dân số 2.426.561, mật độ dân số là 900,58 người/ km2 (Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã

Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (46 xã, 41 phường, 04 thị trấn).

Thuở ban đầu thời mở đất phương Nam, Bình Dương là tên một tổng thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Đến năm 1808, khi huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được nâng lên một trong bốn huyện của phủ này. Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thiết lập nhưng không phải trùng với địa bàn của huyện Bình Dương xưa kia. Đến năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, nhưng cũng không phải hoàn toàn là địa phận của tỉnh Bình Dương trước năm 1975. Như vậy, trong lịch sử, Bình Dương là tên gọi của những đơn vị hành chính theo những cấp độ khác nhau (tổng, huyện, tỉnh) với những địa bàn lãnh thổ khác nhau. Vốn gắn liền với Gia Định, Đồng Nai xưa, tức là miền Đông Nam Bộ ngày nay, cư dân Bình Dương là một bộ phận cư dân miền Đông Nam bộ, nhưng đồng thời Bình Dương là vùng đất được bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, có những điều kiện sinh thái đặt biệt nên cư dân Bình Dương có những đặc điểm riêng từ lịch sử hình thành đến kỹ năng nghề nghiệp. Vùng đất Bình Dương từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao thương và hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nước..

Kể từ năm 1997, với chủ trương đổi mới, chính sách thông thoáng, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bình Dương đã thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhà máy mọc lên khắp nơi, Kinh tế - xã hội của Bình Dương bước đầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rò nét, đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước. (Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương, 2018)

2.1.Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật tố tụng hình sự về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra từ thực tiễn tỉnh Bình Dương

2.1.1 Những kết quả đạt được

Quá trình áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2015 đã góp phần tích cực vào việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; nêu cao trách

nhiệm, tính chủ động của cơ quan và của người có thẩm quyền; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Hoạt động bào chữa, giám định và các hoạt động bổ trợ tư pháp khác cũng có nhiều chuyển biến tích cực. BLTTHS đã giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Việt Nam.Việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được tiến hành thận trọng, khắc phục một bước quan trọng việc lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giam không cần thiết, tỷ lệ bắt, tạm giữ chuyển khởi tố hình sự đạt tỷ lệ cao; việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng được chú trọng; bảo đảm quyền có người bào chữa của những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa tham gia tố tụng; các luật sư tham gia bào chữa cơ bản tuân thủ đúng quy định của pháp. Những năm gần đây, tình hình tội phạm tại tỉnh Bình Dương diễn biến khá phức tạp. Tội phạm về trật tự xã hội có xu hướng giảm nhưng nhiều vụ có tính chất, mức độ nghiêm trọng, một số vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm về kinh tế chủ yếu là các tội trộm cắp tài sản, đặc biệt những năm gần đây tại Bình Dương tội trộm cắp tài sản xảy ra nhiều, bên cạnh án hình sự. Đặc biệt là tội phạm ma túy diễn biến hết sức phức tạp. Theo báo cáo tổng kết công tác hàng năm của VKS nhân dân tỉnh Bình Dương

Bảng 2 1: Số lượng người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trên địa bàn thành tỉnh Bình Dương từ năm 2014 đến năm 2018

Năm

Người bị bắt

Người bị tạm giữ

Bị can

Bị cáo

2014

14,782

14,734

17,592

17,397

2015

14,593

14,558

17,370

17,173

2016

13,952

13,894

16,932

16,852

2017

13,286

13,238

16,873

16,694

2018

12,870

12,732

16,420

16,235

Tổng số

69,483

69,156

85,187

84,351

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của VKS nhân dân tỉnh Bình Dương)

Qua số liệu thống kê cho thấy, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tại tỉnh Bình Dương đang có chiều hướng giảm theo từng năm

Nếu như 2014 số người bị bắt là 14,782 người thì 2015 là 14,693 người, năm 2016 là 13,952 người, năm 2017 là 13,286 nguời và năm 2018 là 12,870 người. Như vậy sau 5 năm số lượng người bị bắt giảm 2,922 người tương ứng tỉ lệ giảm là 19,8 %

Theo thống kê thì số ngươi bị tạm giữ cũng giảm theo hang năm. Nếu như 2014 số người bị tạm giữ là 14,734 người thì 2015 là 11,4558 người, năm 2016 là 13,894 người, năm 2017 là 13,238 nguời và năm 2018 là 11,832 người. Như vậy sau 5 năm số lượng người bị bắt giảm 2,902 người tương ứng với tỉ lệ giảm 19,7 %

Tương tự, số người bị khởi tố về hình sự cũng có chiều hướng giảm theo mỗi năm. Nếu như năm 2014 là 17,592 người bị khởi tố thì năm 2015 là 17,370 bị can, năm 2016 là 16,932 bị can, năm 2017 là 16,387 bị can và năm 2018 là 15,482 bị can. Như vậy sau 5 năm số lượng bị can giảm 2,110 bị can với tỉ lệ giảm là 12%

Số bị cáo bị đem ra xét xử cũng có chiều hướng giảm qua từng năm. Cụ thể năm 2014 là 17,397 bị cáo, năm 2015 là 17,173 bị cáo, năm 2016 là 16,852 bị cáo, năm 2017 là 16,283 bị cáo và năm 2018 là 15,376 bị cáo. Sau 5 năm số bị cáo giảm là 2,021 bị cáo chiếm tỉ lệ giảm tương ứng là 11,6%

Thông qua số liệu thống kê của VKS nhân dân tỉnh Bình Dương cho thấy số người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo giảm dần qua từng năm. Đây là tính hiệu tích cực và đáng mừng vì chứng tỏ rằng công cuộc đấu tranh phòng chóng tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng diễn ra có hiệu quả,

Ngoài ra, về cơ bản các công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Theo những số liệu thống kê nêu trên, có thể nói các cơ quan tiên hành tố tụng đã phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý theo Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước.

Qua các số liệu thống kê cũng cho thấy công tác điều tra, xét hỏi, khởi tố vụ án trong các năm trên địa bàn tỉnh Bình Dương khá tốt. Đặc biệt năm 2018 số vụ

kháng cáo và kháng nghị đã giảm khá rò so với các năm khác. Điều này chứng minh công tác điều tra, khởi tố diễn ra khá tốt.Cụ thể số vụ kháng cáo năm 2018 là 79 vụ giảm 158 vụ, tương đương 33% so với năm 2016. Số vụ kháng nghi là 14 vụ so với 31 vụ, tương đương 45% so với 2016.

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời gian qua các cơ quan có thẩm quyền đã đảm bảo thực hiện tốt các quyền của người bị buộc tội. Đối với các quyền mang tính phổ quát chung của người bị buộc tội giống như các công dân khác như quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền sử dụng tiếng nói chữ viết của dân tộc mình … đã được đảm bảo thực hiện tốt trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Các hành vi của cơ quan có thẩm quyền vi phạm pháp luật xâm phạm quyền cơ bản chung của người bị buộc tội trên địa bàn của tỉnh Bình Dương thời gian qua đã được hạn chế và khắc phục ở mức tối đa. Việc ra các quyết định tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra không có căn cứ, trái pháp luật xâm phạm các quyền cơ bản của người bị buộc tội đã dần được khắc phục.

Đối với các quyền tố tụng của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở tỉnh Bình Dương đảm bảo thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ án, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo, giải thích các quyền và nghĩa vụ; được biết lý do mình bị bắt, tạm giữ, tạm giam; được nhận các quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật… Đặc biệt cơ quan có thẩm quyền đã đảm bảo tốt quyền bào chữa cho người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố và điều tra. Cơ quan có thẩm quyền đã tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa tham gia vụ án; đảm bảo tốt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội. Các vụ án có sự tham gia của người bào chữa và chất lượng bào chữa không ngừng được nâng lên. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua.

2.1.2.Những hạn chế, bất cậptrong việc áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án tại tỉnh Bình Dương và nguyên nhân

- Hạn chế, thiếu sót chung trong việc đảm bảo quyền của người bị buộc tội trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời gian qua.

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc nhất định ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Trong các năm qua số lượng tố giác, tin báo về tội phạm phát sinh nhiều nhưng tỷ lệ giải quyết trong một số thời điểm chưa đạt yêu cầu (chỉ tiêu 90%). Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019 tỷ lệ giải quyết nguồn tin về tội phạm của CQĐT công an tỉnh Bình Dương mới chỉ đạt 79%. Một số trường hợp CQĐT có thẩm quyền chậm trễ trong việc giao các quyết định tố tụng người tham gia tố tụng nói chung và người bị buộc tội nói riêng dẫn đến VKS phải ban hành các kiến nghị, yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm. Một số đơn vị (Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng) chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn khởi tố, điều tra, chưa đảm bảo đầy đủ các quyền của người bị buộc tội dẫn đến một số vụ án bị Tòa án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc Tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lạivì có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

- Trong quá trình tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự CQĐT ở một số địa phương trên địa bàn của tỉnh Bình Dương đã thực hiện chưa đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật. Theo báo cáo của VKS nhân dân tỉnh Bình Dương trong thời gian qua những vi phạm, thiếu sót còn tồn tại trong giai đoạn khởi tố, điều tra của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh như: Không có hồ sơ bệnh án; hồ sơ cấp cứu tai nạn của bị hại nạn nhân vì vậy không phát hiện mâu thuẫn giữa kết luận giám định thương tích với quá trình điều trị thương tích dẫn đến việc ra các quyết định tố tụng liên quan không đảm bảo tính chính xác ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, dẫn đến oan

sai trong tố tụng hình sự; khi tiến hành khám nghiệm hiện trượng một số CQĐT không ghi nhận đầy đủ và toàn diện dấu vết hiện trường, phương tiện, dấu vết trên thân thể các đối tượng liên quan để đánh giá chứng cứ phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật; Việc khám nghiệm đối với các vụ án tai nạn giao thông còn sơ sài, không xác định điểm đụng; điểm va chạm, hướng lưu thông phương tiện, chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; Việc tiến hành định giá tài sản trong vụ án hình sự có lúc chưa kịp thời gây ảnh hưởng đến thời hạn ra các quyết định tố tụng trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự... Trong thời gian qua nhiều vụ án Cơ quan điều do thực hiện không đúng quy định của BLTTHS đẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, chứng cứ thu thập được không đảm bảo giá trị chứng minh. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng (trong đó có người bị buộc tội).

- Về quyền được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị buộc tội còn tình trạng sơ sài, qua loa, mang tính hình thức.Theo quy định của BLTTHS năm 2015 các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích cho người bị buộc tội. Trong thực tiễn các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện tốt quyền này. Điều này thể hiện trong các biên bản tiến hành các hoạt động tố tụng có sự tham gia của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can đều xác định nội dung về việc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã giải thích cho những người bị buộc tội nghe về các quyền, nghĩa vụ khi tham gia vào các hoạt động tố tụng và ở cuối các biên bản tố tụng người bị bắt, bị tạm giữ, bị can đều ký tên xác nhận. Thực tiễn cho thấy cho thấy một số trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo và giải thích các quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội còn chưa đầy đủ và mang tính hình thức, trong khi người bị buộc tội có trình độ hiểu biết, nhận thức pháp luật còn hạn chế, họ không hiểu hết các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình tham gia tố tụng dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng.

- Việc đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội còn một số hạn chế như cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện đúng quy định về đăng ký bào chữa, gây khó khăn cho người bào chữa thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật. Một

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí