Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 6

câu từ, văn phong, chính tả và việc ký văn bản đúng thẩm quyền. Trong đó, có 40/50 YCĐT do KSV đề ra nhìn chung đều đảm bảo có căn cứ, sát với nội dung vụ án (chiếm tỉ lệ 80%) được ĐTV, CQĐT thực hiện đầy đủ và nghiêm túc đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án, cụ thể:

+ Có 18 yêu cầu điều tra có nội dung toàn diện, đầy đủ, triệt để giúp cho việc điều tra đúng hướng, phục vụ tốt hoạt động truy tố, xét xử.

Trong quá trình THQCT và KSĐT vụ án về chức vụ nhiều KSV đã nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ ban đầu do CQĐT cung cấp; bám sát quá trình điều tra, kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra cụ thể, sát với nội dung vụ án án, nội dung yêu cầu điều tra toàn diện, đầy đủ, chính xác, định hướng tốt cho hoạt động điều tra của ĐTV, giúp CQĐT tiến hành điều tra đúng hướng, sau đó Tòa án xét xử có đầy đủ tài liệu chứng cứ kết tội bị cáo và áp dụng hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội. Điển hình như: (1) Vụ án Vũ Hoàng Đang cùng đồng phạm phạm “Tội tham ô tài sản”, “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Điện Lực thành phố Biên Hòa; (2) vụ Vò Thanh Tùng cùng đồng phạm phạm“Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại phòng Nội vụ thành phố Biên Hòa do Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố điều tra; (3) Vụ Đặng Thị Hòa cùng đồng phạm phạm “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra Hội liên hiệp Phụ nữ xã Suối Tre, thành phố Long Khánh, vụ Đỗ Thị Hạnh Đào phạm tội “Tham ô tài sản” xảy ra tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu…

+ Có 05 YCĐT, KSV đã yêu cầu CQĐT củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố vụ án, bị can về tội phạm chức vụ nhưng chưa được CQĐT khởi tố nên đã không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội về chức vụ.

Trong quá trình THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra các vụ án về chức vụ, nhiều KSV đã nắm chắc hồ sơ, bám sát hoạt động điều tra của ĐTV, nghiên cứu kỹ tài liệu, chứng cứ, kịp thời phát hiện những hành vi phạm tội,

đối tượng phạm tội chưa được CQĐT xác minh, làm rò để khởi tố. Từ đó, KSV đã chủ động báo cáo lãnh đạo đơn vị, đề ra YCĐT yêu cầu CQĐT thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố vụ án, bị can. Do đó, đã không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, thể hiện rò vai trò, trách nhiệm công tố trong giai đoạn điều tra của KSV, điển hình là vụ án sau đây:

Vụ án Phạm Đức Bình phạm “Tội tham ô tài sản” xảy ra Cơ sở điều trị ma túy tỉnh Đồng Nai. Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, KSV đã đề ra YCĐT số 33/YCĐT-VKSXL ngày 02/05/2019 để yêu cầu CQĐT làm rò Đinh Thị Soa – nguyên Kế toán kiêm Tổ trưởng Tổ quản trị đời sống của Cơ sở điều trị ma túy tỉnh Đồng Nai có hay không có hành vi thông đồng với Phạm Đức Bình phụ trách tổ nuôi ăn trong việc kê khống nâng giá các hàng hóa để chiếm đoạt khoản tiền chênh lệch của Cơ sở điều trị ma túy. Qúa trình điều tra xác định Đinh Thị Soa có hành vi đồng phạm với Phạm Đức Bình tham ô chiếm đoạt số tiền chênh lệch mà các đối tượng đã nâng khống là 9.685.000 đồng nên Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuân Lộc đã ra quyết định KTBC để xử lý đối với Đinh Thị Soa về tội Tham ô tài sản với vai trò là đồng phạm.

+ Có 03 YCĐT của KSV dẫn đến thay đổi quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đúng với bản chất của vụ án, hành vi phạm tội của bị can.

Một số vụ án, sau khi CQĐT khởi tố, chuyển hồ sơ, tài liệu đến VKS, KSV đã nghiên cứu hồ sơ, phát hiện ra việc khởi tố vụ án, bị can không chính xác, không đúng với hành vi phạm tội của bị can nên đã đề ra yêu cầu CQĐT thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ để thay đổi quyết định khởi tố vụ án, bị can và đã được CQĐT chấp nhận, sau đó đã ban hành quyết định thay đổi. Điều đó cho thấy, bản YCĐT của KSV đã định hướng tốt cho CQĐT, giúp cho việc điều tra đúng người, đúng tội, điển hình là vụ án sau đây:

Vụ án Lê Quốc Khởi nguyên Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ phạm “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

đoạt tài sản”. Ban đầu Cơ quan CSĐT Công an huyện Cẩm Mỹ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can đối với Lê Quốc khởi về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 BLHS năm 1999 để tiến hành điều tra. Quá trình THQCT và KSĐT, KSV nhận thấy Lê Quốc Khởi không phải là thành viên của Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã Xuân Bảo nhưng đã lạm dụng chức vụ Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã Xuân Bảo được giao nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch liên quan đến việc tuyển quân trên địa bàn xã, cùng lực lượng quân sự xã lập danh sách những người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự (từ18 tuổi đến 27 tuổi) và Khởi đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình ba lần chiếm đoạt số tiền 9.000.000 đồng của ông Trần Văn Thịnh và ông Nguyễn Văn Hiền để đưa các anh Trần Đức Phương và Nguyễn Thành Đặng (con trai của ông Thịnh và ông Hiền) vào danh sách miễn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trái quy định. KSV đã kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện ra văn bản YCĐT yêu cầu thay đổi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Quốc Khởi từ “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sang “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. CQĐT đã thống nhất thay đổi tội danh đối với bị can Lê Quốc Khởi theo nội dung YCĐT của KSV. Ngày 15/01/2018, Lê Quốc Khởi đã bị TAND huyện Cẩm Mỹ xử phạt 02 năm tù về “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

+ Có 06 YCĐT của KSV đã yêu cầu làm rò những tình tiết còn mâu thuẫn trong vụ án hình sự về chức vụ.

Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 6

Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, KSV đã phát hiện kịp thời có sự mâu thuẫn giữa lời khai của các bị can, người tham gia tố tụng; mâu thuẫn giữa lời khai của bị can và những người tham gia tố tụng với các tài liệu, chứng cứ khách quan thu thập được; mâu thuẫn giữa các chứng cứ với kết luận giám định… chưa được CQĐT phát hiện, giải quyết, nên đã kịp thời đề ra YCĐT yêu cầu CQĐT làm rò các mâu thuẫn đó; trực tiếp kiểm sát việc đối chất, hỏi cung, lấy lời khai, yêu cầu giám định lại…

Qua đó, đã giải quyết được các mâu thuẫn, giúp cho việc giải quyết vụ án được chính xác, đúng bản chất, không để xảy ra việc trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng như không để bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, điển hình là vụ án sau đây:

Vụ án Lê Văn Thái phạm “Tội nhận hối lộ” xảy ra tại Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường Công an thành phố Biên Hòa. Nội dung vụ án, ngày 08/12/2017, trong lúc tuần tra, Thái phát hiện 02 xe bồn hút hầm cầu biển số 54Y-9579 và 54X-4876 do anh Đỗ Văn Huy làm chủ đang xả chất thải trái quy định tại khu vực trồng cao su của Lữ Đoàn pháo binh 75 thuộc phường Tân Phong, thành phố Biên Hoà. Quá trình làm việc với anh Đỗ Văn Huy, Thái đã có hành vi đòi anh Huy đưa tiền hối lộ để bỏ qua lỗi vi phạm cho anh Huy. Đến 18 giờ 30 phút, ngày 11/12/2017, tại quán hải sản Hào Phát, số 78/4, đường Trương Định, khu phố 2, phường Tân Mai, thành phố Biên Hoà, Lê Văn Thái đang nhận hối lộ số tiền 50.000.000 đồng của anh Đỗ Văn Huy thì bị tổ công tác phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang. Quá trình điều tra, anh Đỗ Văn Huy và Lê Văn Thái khai Đỗ Nhật Tường là Đội phó Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường Công an thành phố Biên Hòa là người yêu cầu anh Huy đưa 100 triệu đồng để bỏ qua lỗi vi phạm cho anh Huy. Tuy nhiên, Đỗ Nhật Tường lại không thừa nhận hành vi trên. KSV đã có văn bản YCĐT yêu cầu CQĐT thu thập các tài liệu chứng cứ đồng thời yêu cầu cho Thái và Huy đối chất với Tường để làm rò mâu thuẫn. Kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ nào khác để chứng minh lời khai của anh Đỗ Văn Huy và Lê Văn Thái. Do đó, không đủ chứng cứ để chứng minh Đỗ Nhật Tường là người tham gia vụ án với vai trò đồng phạm.

+ Có 05 YCĐT đã được KSV yêu cầu làm rò những tình tiết chưa được CQĐT làm rò, những tình tiết mới phát sinh trong vụ án về chức vụ

Quá trình điều tra vụ án về chức vụ, do chưa làm hết trách nhiệm, do tâm lý chủ quan và kinh nghiệm còn hạn chế nên ĐTV chưa xác minh, điều tra hết các tình tiết của vụ án hoặc quá trình điều tra phát sinh những tình tiết mới nhưng chưa được CQĐT làm rò. Qua nghiên cứu hồ sơ, KSV đã kịp thời phát hiện, đề ra các nội dung YCĐT đảm bảo cho việc điều tra vụ án về chức vụ được nhanh chóng và làm rò hành vi phạm tội của bị can. Điển hình là vụ án sau đây:

Vụ án Trần Xuân Toán, phạm“Tội tham ô tài sản” và “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Nội dung vụ án, Trần Xuân Toán là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn xã Gia Canh, huyện Định Quán được Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Định Quán ký “Hợp đồng ủy nhiệm” thu tiền lãi và tiền gửi tiết kiệm hàng tháng của các Tổ viên để nộp vào Ngân hàng. Nghiên cứu hồ sơ vụ án, KSV đã có văn bản YCĐT yêu cầu CQĐT lấy lời khai những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gồm các ông Nguyễn Hữu Danh, Hồ Phước Lê và Vò Thanh Liêm đồng thời cho những người này đối chất với Toán để xác định cụ thể số tiền gốc và lãi trong tổng số tiền 18.500.000 đồng mà các ông Danh, Lê và Liêm nộp cho Toán. Kết quả điều tra đã xác định đây là số tiền mà những người này đã nộp cho Toán để trả tiền gốc vay cho ngân hàng nhưng Toán đã không nộp mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân.

+ Có 04 YCĐT vụ án về chức vụ đã giúp ĐTV hoàn thiện các thủ tục tố tụng đúng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Thực tiễn cho thấy, ĐTV là những người được đào tạo chuyên ngành về nghiệp vụ điều tra, xu hướng điều tra thường thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ để buộc tội. Trong quá trình điều tra, nhiều ĐTV không nghiên cứu triệt để các quy định tố tụng hình sự để thực hiện, có tư tưởng chủ quan trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng, dẫn đến những vi phạm, sai sót như: Chưa nêu rò xuất xứ, quy trình thu giữ tài liệu, vật chứng; không mời người bào

chữa theo quy định của pháp luật; thiếu biên bản thu giữ và trả vật chứng; biên bản tài liệu viết sai ngày, tháng, năm hoặc có sự mâu thuẫn về thời gian giữa các tài liệu điều tra; chưa giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can, nhân chứng, bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan… Trong quá trình kiểm sát hồ sơ, nhiều KSV đã kịp thời phát hiện các vi phạm, sai sót đề ra yêu cầu CQĐT khắc phục, điển hình là vụ án sau đây:

Vò Thanh Tùng cùng đồng phạm cùng đồng phạm, phạm “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Phòng Nội vụ thành phố Biên Hòa. Bản YCĐT số 15/KSĐT ngày 11/12/2017, KSV đã yêu cầu CQĐT ra thông báo về việc bắt tạm giam bị can Vò Thanh Tùng cho gia đình bị can, chính quyền địa phương nơi bị can cư trú và cơ quan nơi bị can làm việc biết; yêu cầu bị can Nguyễn Thị Hồng Ngọc phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú, ra thông báo bằng văn bản và giao cho chính quyền địa phương nơi bị can Ngọc cư trú để quản lý, theo dòi bị can Ngọc theo quy định của pháp luật; ra thông báo cho Uỷ ban kiểm tra Thành ủy Biên Hòa biết về việc đã khởi tố bị can đối với đảng viên Nguyễn Thị Hồng Ngọc theo quy định của Điều lệ Đảng…

+ Có 06 YCĐT của KSV đã chọn điểm cơ bản, then chốt, có tính đột phá định hướng đúng cho hoạt động điều tra để khởi tố vụ án, bị can theo đúng tội phạm về chức vụ, từ đó đã giải quyết được một số những vụ án về chức vụ có những tình tiết phức tạp, vụ án trọng điểm để điều tra, truy tố, xét xử, được dư luận xã hội đồng tình và đánh giá cao; chú trọng yêu cầu thu hồi tài sản để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và của công dân.

Việc chọn điểm cơ bản, then chốt, có tính đột phá là yếu tố rất quan trọng khi THQCT và KSĐT đối với các vụ án về chức vụ. Thông thường các vụ án này ban đầu chỉ có các kết luận, tài liệu về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; kết luận nêu nhiều vi phạm, nhưng từ vi phạm để chuyển sang tội phạm

là vấn đề rất khó khăn nên cần nghiên cứu, phân tích các tài liệu ban đầu thu thập được một cách tổng thể, chọn điểm đột phá để đề ra YCĐT, mở án, không làm dàn trải, thiếu tập trung, không có điểm dừng, làm rò đến đâu xử lý đến đó, không kéo dài, xử lý dứt điểm. Đồng thời KSV đã chú trọng yêu cầu xác minh tài sản, tài khoản để kê biên phong tỏa nhằm thu hồi tài sản cho Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, điển hình là vụ án sau đây:

Vụ án Trần Thị Thu Sương nguyên Kế toán Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, thành phố Long Khánh phạm “Tội tham ô tài sản”. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sợ vụ án, KSV đã đề ra YCĐT yêu cầu ĐTV tập trung điều tra làm rò khoản tiền mà Sương đã lập hồ sơ chi lương khống của hai giáo viên Trần Thị Thanh Nga và Phạm Thị Thảo nghỉ chế độ thai sản đã được Bảo hiểm xã hội thành phố Long Khánh chi trả từ tháng 01/2016 đến tháng 10/2016 để chiếm đoạt tiền từ ngân sách Nhà nước, đồng thời yêu cầu CQĐT có biện pháp thu hồi số tiền do Sương đã chiếm đoạt cho Ngân sách nhà nước. Kết quả điều tra đã làm rò được số tiền mà Sương đã chiếm đoạt từ việc lập hồ sơ thanh quyết toán chi lương khống của hai giáo viên nghỉ thai sản với số tiền 49.289.500 đồng, quá trình tham gia lấy lời khai, KSV đã động viên bị can tự nguyện nộp lại số tiền trên thu hồi cho ngân sách Nhà nước. Vụ án đã được điều tra, truy tố, xét xử trong một thời gian ngắn, được Lãnh đạo Tỉnh ủy, thành ủy đánh giá cao và dư luận xã hội đồng tình.

+ Kiểm sát viên nắm chắc cấu thành tội phạm, đặc trưng của từng tội phạm về chức vụ cụ thể để đề ra YCĐT phù hợp hoặc yêu cầu điều tra làm rò các vấn đề liên quan trong vụ án.

Nhiều KSV đã nghiên cứu kỹ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và đề ra YCĐT phù hợp với đặc điểm của từng loại tội phạm về chức vụ như: đối với các “Tội tham ô tài sản”, “Tội nhận hối lộ”, “Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”... KSV đã chú trọng yêu cầu ĐTV thu thập các

tài liệu chứng cứ như: Quyết định bổ nhiệm chức vụ, quyết định phân công nhiệm vụ, Quy chế làm việc hoặc bảng phân công nhiệm vụ để xác định chức vụ, nhiệm vụ quyền hạn mà bị can được giao... Điển hình là các vụ án sau: Trần Xuân Toán phạm “Tội tham ô tài sản”; Lê Văn Thái phạm tội “Tội nhận hối lộ”; Vò Thanh Tùng phạm “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”... Đối với các “Tội lợi dung chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ”, “Tội giả mạo trong công tác”, KSV đã đề ra YCĐT yêu cầu ĐTV làm rò động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác của bị can khi thực hiện hành vi phạm tội điển hình là vụ Mai Trọng Thanh phạm“Tội giả mạo trong công tác”; vụ Trần Quốc Tuấn phạm “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”...; KSV đề ra YCĐT thu hồi tài sản do phạm tội mà có như vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện Tân Phú; Vụ Trần Quang Hùng phạm “Tội tham ô tài sản” xảy ra tại huyện Vĩnh Cửu; vụ Lê Quốc Khởi phạm “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại huyện Cẩm Mỹ... Qua đó, đã giúp cho việc giải quyết vụ án được toàn diện, triệt để.

- Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành

Thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020, các Chỉ thị về công tác kiểm sát hàng năm của ngành kiểm sát (2016-2020) đặc biệt là Chỉ thị 06/CT-VKSTC của Viện trưởng VKSND tối cao “về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm” và Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 27/4/2020 của Viện trưởng Viện KSND tối cao “về tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm”, Lãnh đạo VKSND hai cấp tỉnh Đồng Nai đề ra trong kế hoạch công tác kiểm sát hàng năm (2016-2020) để lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành kiểm sát

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí