tỉnh Đồng Nai hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, trong đó đối với chỉ tiêu công tác THQCT, KSĐT án hình sự năm 2017 của VKSND tỉnh “KSV phải kiểm sát chặt chẽ 100% vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Kiểm sát viên phải đề ra YCĐT, có lịch trình kiểm sát điều tra đối với từng vụ án...”; kế hoạch công tác năm 2020 của VKSND tỉnh Đồng Nai đề ra“các đơn vị cần đề ra các biện pháp tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp cụ thể:...nắm chắc và kiểm sát chặt chẽ tiến độ lập hồ sơ vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, tăng cường yêu cầu điều tra...”. Trên cơ sở các văn bản Chỉ thị của ngành Kiểm sát và Kế hoạch công tác hằng năm của Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai, các phòng nghiệp vụ hình sự VKS tỉnh và các VKS cấp huyện đã xây dựng chương trình công tác và kế hoạch công tác hằng năm của đơn vị mình nhằm nâng cao chất lượng THQCT, kiểm sát khởi tố, điều tra, truy tố, trong đó có nội dung trọng tâm về YCĐT. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của KSV của VKSND 02 cấp trong việc đề ra yêu cầu điều tra khi THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự về chức vụ.
Lãnh đạo một số đơn vị VKSND tỉnh Đồng Nai đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả đề ra YCĐT; thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các KSV bám sát quá trình điều tra để ban hành YCĐT bổ sung (phòng 3, VKS Biên Hòa); đối với những vụ án phức tạp thì bản YCĐT phải gửi đến cả lãnh đạo CQĐT để có chỉ đạo ĐTV thực hiện (VKSND huyện Long Thành, Vĩnh Cửu, Biên Hòa)… Những chỉ đạo trên đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng giải quyết án hình sự về chức vụ tại các đơn vị.
- Về công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nâng cao chất lượng bản YCĐT.
Trong 05 năm (2016-2020), Lãnh đạo VKSND 02 cấp tỉnh Đồng Nai đã quan tâm cử 46 KSV (04 KSV trung cấp, 42 KSV sơ cấp) tham dự học lớp
Bồi dưỡng kỹ năng THQCT và KSĐT, kiểm sát xét xử các vụ án đối với tội phạm về tham nhũng, chức vụ trong đó có nội dung về đề ra yêu cầu điều tra do VKSND tối cao tổ chức tại Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, VKSND tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 04 lớp tập huấn cho toàn thể KSV, Kiểm tra viên, Chuyên viên nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát Đồng Nai gồm: 02 lớp tập huấn tập huấn chuyên sâu BLHS năm 2015 giới thiệu những nội dung, quy định mới liên quan đến nhóm tội phạm xâm phạm chức vụ; giới thiệu những quy định mới của BLTTHS năm 2015 về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VKSND đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của KSV trong THQCT và KSĐT các vụ án hình sự (tháng 09/2017, tháng 04/2018); 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về THQCT và KSĐT, Kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án tham nhũng, chức vụ trong đó có nội dung liên quan đến kỹ năng đề ra yêu cầu điều tra của KSV (tháng 09/2019) và 01 lớp bồi dưỡng chuyên sâu về công tác kiểm sát án hình sự trong đó có giới thiệu Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ- VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao (tháng 09/2020); tổ chức cho đội ngũ KSV, Kiểm tra viên và chuyên viên công tác trong lĩnh vực hình sự của VKSND hai cấp tham dự 04 Hội nghị trực tuyến do VKSND tối cao tổ chức gồm: Hội nghị nâng cao chất lượng THQCT và KSĐT các vụ án hình sự hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong đó có nội dung về đề ra yêu cầu điều tra (tháng 08/2017); Hội nghị tập huấn công tác THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm về tham nhũng, chức vụ trong đó có kinh nghiệm đề ra yêu cầu điều tra của KSV do Vụ 5 VKSND tối cao và một số VKS địa phương tổ chức (tháng 09/2018); Hội nghị chuyên đề về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bản yêu cầu điều tra khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (tháng
06/2019) và Hội nghị tấp huấn công tác THQCT, KSĐT, Kiểm sát xét xử các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế liên quan đến chức vụ (tháng 11/2020). Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của KSV VKSND hai cấp tỉnh Đồng Nai về nâng cao trách nhiệm THQCT trong việc ban hành YCĐT trong giai đoạn điều tra đối với các vụ án hình sự về chức vụ.
- Về công tác kiểm tra của VKSND tỉnh đối với VKS cấp huyện trong việc đề ra yêu cầu điều tra
Công tác kiểm tra của VKSND tỉnh đối với VKSND cấp huyện về việc đề ra yêu cầu điều tra ngày càng được chú trọng. Từ năm 2016-2020, VKSND tỉnh Đồng Nai đã tiến hành 55 cuộc kiểm tra đối với 11 VKS cấp huyện trong lĩnh vực giải quyết án hình sự về chức vụ, trong đó có nội dung kiểm tra về việc đề ra yêu cầu điều tra; đánh giá số lượng, chất lượng đề ra yêu cầu điều tra của KSV. Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều KSV của các đơn vị đã làm tốt việc đề ra yêu cầu điều tra đảm bảo kịp thời, có chất lượng như VKS huyện Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Long Thành...
2.2.2. Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc
- Về hình thức YCĐT của KSV
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Yêu Cầu Điều Tra Với Kiểm Sát Điều Tra Của Kiểm Sát Viên Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự Về Chức Vụ
- Các Kết Quả Đạt Được Về Yêu Cầu Điều Tra Của Kiểm Sát Viên Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự Về Chức Vụ Tại Tỉnh Đồng Nai
- Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 6
- Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại, Khó Khăn, Vướng Mắc
- Những Khó Khăn, Hạn Chế, Vướng Mắc Trong Thi Hành Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Về Yêu Cầu Điều Tra Của Kiểm Sát Viên Trong Giai Đoạn
- Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 10
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Một số KSV ban hành YCĐT chưa đúng mẫu (mẫu số 20 ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 hiện nay là mẫu số 83 Ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao) cụ thể:
Có 03 YCĐT do KSV ban hành ghi thiếu căn cứ Điều 112 BLTTHS năm 2003, Điều 165 BLTTHS năm 2015 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra VAHS như: vụ án Trần Văn Bảy phạm “Tội tham ô tài sản”; vụ án Trần Huy Vinh phạm “Tội tham ô tài sản” (phòng 2 VKS tỉnh); vụ án Đặng Trần Thùy Dung phạm “Tội tham ô tài sản” (phòng 3 VKS tỉnh). Có bản YCĐT, KSV lại căn cứ thêm điều luật (Điều 113 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSĐT)
như vụ án Lương Văn Thảo phạm “Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” của VKSND thành phố Biên Hòa.
Có 02 YCĐT, KSV không ghi căn cứ quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can như vụ án Phạm Đức Bình phạm “Tội tham ô tài sản” (VKSND huyện Xuân Lộc); vụ án Đặng Trần Thùy Dung phạm “Tội tham ô tài sản” (phòng 3 VKSND tỉnh) hoặc có vụ án, KSV ghi căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự nhưng lại ghi không đúng tội danh đã khởi tố như vụ Vương Thái Hùng phạm tội “Tội tham ô tài sản” (VKSND huyện Long Thành), CQĐT khởi tố vụ án về “Tội tham ô tài sản” nhưng KSV lại ghi là tội “Tội Cố ý gây thương tích”.
Có 03 YCĐT khi ban hành không đóng dấu của VKSND như: vụ án Trần Văn Bảy phạm “Tội tham ô tài sản”, vụ án Trần Huy Vinh phạm “Tội tham ô tài sản” (Phòng 2 VKS tỉnh); vụ án Đinh Sỹ Sáng phạm “Tội nhận hối lộ” (VKSND huyện Vĩnh Cửu).
Về nội dung yêu cầu điều tra
Một số yêu cầu điều tra của KSV khi THQCT và KSĐT vụ án về chức vụ chưa chính xác về mặt câu từ, văn phong, chính tả, cụ thể: Vụ án Hồ Vĩnh An phạm “Tội tham ô tài sản” xảy ra tại huyện Xuân Lộc, bản YCĐT số 149/YC-VKS ngày 23/08/2018, KSV có ghi: “xét thấy cần xác minh làm rò thông tin về tội phạm để quyết định xử lý đúng pháp luật” là không chính xác bởi vì, vụ án đã rò thông tin về tội phạm, người phạm tội và đã được CQĐT Công an huyện Xuân Lộc ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can vào ngày 21/8/2018; vụ án“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Nai, bản YCĐT số 75/YC-VKS-P1 ngày 10/6/2019, KSV ghi “để có căn cứ xác định chính xác hành vi của bị can” là không đúng vì, tại thời điểm này CQĐT Công an tỉnh Đồng Nai mới chỉ ra quyết định khởi tố vụ án (ngày 24/09/2018) nhưng chưa ra quyết định khởi tố bị can.
Trong những năm qua, chất lượng điều tra, truy tố các vụ án hình sự về chức vụ đã được nâng lên, nhưng vẫn còn có những hạn chế như: Trong tổng số 36 vụ án hình sự về chức vụ VKSND đã thụ lý có 05 vụ phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung chiếm tỉ lệ 13,8% và trong tổng số 35 vụ Tòa án thụ lý xét xử có 02 vụ phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung chiếm tỉ lệ 5,71%. Thậm chí có vụ án bị TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh hủy để điều tra, xét xử lại...
Qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết và hồ sơ kiểm sát án hình sự về chức vụ của VKSND hai cấp tỉnh Đồng Nai cho thấy, có 10 vụ/21 bị can, KSV do không ban hành bản YCĐT dẫn đến sai sót, vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án trong đó có 03 vụ/04 bị can bị Tòa án ra quyết định trả hồ sơ để điểu tra bổ sung; 10 vụ/13 bị can KSV có đề ra 10 YCĐT nhưng nội dung, chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể:
+ Những sai sót do KSV không ban hành YCĐT, chậm ban hành YCĐT.
Trong tổng số 31 vụ án hình sự về chức vụ có YCĐT thì KSV chậm ban hành YCĐT là 09 vụ, chiếm tỉ lệ 29%; trong đó, có 06 vụ ban hành bản YCĐT chậm 1 tháng; 01 vụ ban hành bản YCĐT chậm 2 tháng và 02 bản YCĐT chậm 3 tháng. Sự chậm trễ của KSV trong việc ban hành bản YCĐT làm cho việc thu thập chứng cứ, tài liệu của ĐTV đối với một số vụ án không kịp thời, dẫn đến khó khăn trong điều tra, thu thập chứng cứ, thu hồi tài sản tham nhũng và làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án.
Điển hình là vụ án Trần Huy Vinh nguyên nhân viên thu hồi công nợ của Công ty TNHH Vinamen có hành vi thu tiền hàng của 10 khách hàng với tổng số tiền trên 727 triệu đồng nhưng chỉ giao nộp về công ty khoảng 200 triệu đồng. Còn lại trên 500 triệu đồng, Vinh đã chiếm đoạt và tiêu xài cá nhân. Ngày 03/02/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Trần Huy Vinh về tội “Tham ô tài sản”. Đến ngày 23/03/2020 (khoảng hơn 01 tháng sau), KSV mới đề ra YCĐT đề nghị CQĐT tiến hành phong tỏa tài khoản của Vinh mở tại Ngân hàng Sacombank
để thu hồi tiền bị can chiếm đoạt trả lại cho công ty. Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được quyết định khởi tố bị can, Vinh đã đưa thẻ ngân hàng cho vợ là Lê Thị Cúc rút hết số tiền 150 triệu đồng có trong tài khoản. Do vậy, việc KSV yêu cầu CQĐT thực hiện lệnh phong tỏa tài khoản để thu hồi tài sản mà bị can Vinh đã chiếm đoạt là chậm chễ và không khả thi.
Số vụ án hình sự về chức vụ KSV không đề ra YCĐT chủ yếu ở một số loại tội như: Nhận hối lộ 04 vụ/07 bị can; Tham ô tài sản 03 vụ/03 bị can; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 01 vụ/01 bị can... do KSV tin tưởng vào hồ sơ và kết quả điều tra do ĐTV thu thập nên đã không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để phát hiện và đánh giá hết các tình tiết, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án còn mâu thuẫn, sai sót kịp thời ban hành YCĐT để ĐTV bổ sung, khắc phục. Việc không ban hành YCĐT trong một số vụ án đã dẫn đến có trường hợp Tòa án phải ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung hoặc có nguy cơ bỏ lọt hành vi phạm tội, điển hình là vụ án sau đây:
Vụ án Lê Diễm Phương phạm “Tội tham ô tài sản” xảy ra tại Trường THCS – THPT Tây Sơn, huyện Định Quán đã bị TAND huyện Định Quán ra quyết định trả hồ sơ cho VKSND huyện Định Quán để điều tra bổ sung làm rò số tiền mà bị can Hoàng Quảng nguyên Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở - trung học phổ thông Tây Sơn do thiếu trách nhiệm gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước là 280.715.000 đồng chứ không phải là số tiền 300.840.000 đồng như cáo trạng đã truy tố; làm rò việc Lê Diễm Phương sau khi chiếm đoạt số tiền 20.125.000 đồng đã cho bà Lê Thị Bích Hồng
10.000.000 đồng nhưng CQĐT chưa lấy lời khai của bà Hồng để xác định vai trò, trách nhiệm của bà Hồng đối với số tiền 20.125.000 đồng mà Phương đã chiếm đoạt; giữa lời khai của bị can Hoàng Quảng và lời khai của thủ quỹ Trần Thị Thu Hương có nhiều mâu thuẫn cụ thể: Bị can Quảng khai không chỉ đạo cho Hương giao toàn bộ số tiền hỗ trợ cho Phương để phát cho học sinh, còn Hương thì khai trước khi Hương giao các khoản tiền hỗ trợ cho
Phương để Phương phát cho học sinh thì Hương đều gọi điện xin ý kiến và được sự đồng ý của Quảng. Tuy nhiên, quá trình điều tra, truy tố, ĐTV và KSV chưa cho Quảng và Hương đối chất để làm rò mâu thuẫn. Do đó, vụ án đã bị TAND huyện Định Quán ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Quá trình điều tra bổ sung đã làm rò việc Phương cho bà Lê Thị Bích Hồng là hàng xóm số tiền 10.000.000 đồng vì do thấy hoàn cảnh của bà Hồng khó khăn không có tiền điều trị bệnh và lo cho con ăn học. Bà Hồng hoàn toàn không biết nguồn gốc số tiền bị can Phương cho là do phạm tội mà có; kết quả đối chất giữa bị can Quảng và Hương không có cơ sở xác định bị can Quảng đã chỉ đạo Hương giao khoản tiền hỗ trợ cho Phương. Đồng thời kết quả điều tra bổ sung cũng đã xác định số tiền gây thất thoát mà bị can Hoàng Quảng phải chịu trách nhiệm là 280.715.000 đồng. Do vậy, VKSND huyện Định Quán đã phải ban hành cáo trạng mới (số 113/CT-VKSĐQ ngày 17/10/2018) thay thế cáo trạng cũ (số 54/CTVKSĐQ ngày 29/6/2018).
Qua đó cho thấy, việc chủ quan không nghiên cứu kỹ các tình tiết của vụ án, không ban hành hoặc chậm ban hành YCĐT của KSV sẽ dẫn đến kết quả truy tố, xét xử không chính xác hoặc có nguy cơ bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án.
+ YCĐT của KSV đối với một số vụ án về chức vụ còn có nội dung sơ sài, chung chung, không cụ thể; yêu cầu những vấn đề CQĐT đương nhiên phải thực hiện, đã thực hiện hoặc những vấn đề không liên quan đến vụ án.
Một số YCĐT của KSV còn nêu chung chung, yêu cầu những vấn đề mà CQĐT đương nhiên phải thực hiện như:“yêu cầu ĐTV tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật”, “Phải điều tra, xác minh nhân thân của bị can”. Với nội dung “yêu cầu ĐTV tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật”, ĐTV cho rằng các hoạt động điều tra đều phải tuân theo quy định của pháp luật, nếu không tuân theo quy định của pháp luật là vi phạm thủ tục tố tụng và không được công nhận đó là chứng cứ. Yêu cầu “Phải điều tra, xác
minh nhân thân của bị can”, CQĐT đương nhiên phải thực hiện, bởi muốn khởi tố được bị can, CQĐT phải xác định lý lịch bị can thì mới ban hành quyết định khởi tố bị can. Một số YCĐT có nội dung không cần thiết như: yêu cầu chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản cho bị can; thống kê vật chứng; sắp xếp hồ sơ vụ án cho khoa học; khám nghiệm hiện trường, khám xét cho chu đáo, điển hình là các vụ án sau đây:
Vụ án Trần Xuân Toán phạm “Tội tham ô tài sản” và “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại huyện Định Quán, vụ án Phạm Dục phạm “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại huyện Cẩm Mỹ. Trong quá trình THQCT và KSĐT, KSV đều đề ra YCĐT có nội dung: “tiến hành trích lục tiền án, tiền sự của bị can”; “lập lý lịch bị can, danh chỉ bản của bị can theo đúng quy định của pháp luật”. Đây là những thao tác nghiệp vụ CQĐT đương nhiên phải thực hiện mà không cần phụ thuộc vào YCĐT của KSV.
Một số YCĐT của KSV đề ra những vấn đề mà CQĐT đã thực hiện rồi hoặc có nội dung KSV đề ra yêu cầu điều tra bất hợp lý, không liên quan đến nội dung vụ án. Điển hình là vụ án Đinh Sỹ Sáng – nhân viên Đội đo đạc Trung tâm kỹ thuật địa chính – nhà đất tỉnh Đồng Nai phạm“Tội nhận hối lộ” bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Cửu bắt quả tang ngày 26/09/2017, bản YCĐT ngày 02/10/2017 của KSV có yêu cầu: “Tiến hành thu giữ vật chứng”, tuy nhiên vật chứng của vụ án là số tiền nhận hối lộ 15.000.000 đồng đã bị thu giữ khi bị bắt quả tang hoặc yêu cầu “thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm do bị can thực hiện có liên quan đến chuyên ngành khác thì tiến hành trưng cầu giám định để có chứng cứ khách quan trong việc kết tội bị can”. Đây là nội dung YCĐT bất hợp lý và không liên quan đến nội dung vụ án.
+ YCĐT của KSV đối với vụ án về chức vụ có nội dung không đầy đủ, không kịp thời dẫn đến khởi tố vụ án, bị can không đúng, không đủ tội danh