Phản Ánh Thiên Nhiên, Cảnh Vật Tươi Đẹp, Tràn Đầy Sức Sống

đến mọi người. Một lời tâm sự hết sức thành thật từ một trái tim chân thành, vừa như thủ thỉ tâm tình vừa như khuyên dặn của một con người ý thức cao về nghệ thuật.

Như trên đã nói, Xuân Diệu thực sự coi lao động nghệ thuật là một nghề, thành công và thất bại là không thể tránh khỏi. Đồng thời người nghệ sĩ cũng chịu không ít khổ đau buồn thương từ mọi phía đời sống thường nhật dội đến.

Lấy hình ảnh người lệ ngọc làm biểu tượng của người nghệ sĩ, ta thấy cuộc đời người lệ ngọc là những lần sinh ngọc kế tiếp nhau. Mỗi lần sinh ngọc đều có sự chuyển hóa chứa đựng một ý nghĩa ẩn dụ khác nhau gián tiếp bộc bách quan niệm của Xuân Diệu về nghệ thuật.

Hình ảnh đầu tiên là sự chuyển hóa từ người không khóc thành người – lệ - ngọc. Đây là sự chuyển hóa tất yếu của đôi mắt xanh sâu đã chứng kiến bao cảnh đời. Người nghệ sĩ cũng vậy, luôn có một nhãn quan khác thường “ Người thi sĩ đi cảm thông đã hầu hết cảnh trời”.

Sau năm năm tình yêu đến, “bởi tình yêu chàng thêm cảm thông với vạn vật”. Vậy là tình yêu đã nâng đỡ cho chàng, chàng trở thành một nghệ sĩ toàn vẹn, “ mắt chàng cũng dường bằng thơ phú của thi sĩ”. Nhưng vì nhu cầu cuộc sống, vì miếng cơm manh áo đeo đẳng bám riết, khiến cho bao ước mơ cao xa tan biến. Người ta buộc phải làm những gì trái với hoài bão thuở ban đầu của mình; “ hồn thanh cao của chàng đẹp như vũ trụ mà phải sa vào cái cảnh đem hồn đi rao”. Ngọc dần mất sắc, không trong suốt, đẹp như xưa.

Người lệ ngọc càng ngày càng rơi vào cảnh túng quẫn. Chàng đau khổ bước qua lời nguyền: “ Nhất quyết chừa cái nghề bán ngọc, cái sự không phải của người làm! Thế mà một ngày túng quá chàng đã nảy ra cái ý rụng rời: chàng nghĩ đến những viên ngọc của mình. Chàng bán ngọc đây. Chàng bán mình đấy! Chàng sẽ tệ hơn người con gái bán thân, chàng sẽ phái bán chính cái hồn chàng đó. Càng ngày chàng càng trụy lạc dần. Đôi mắt xanh giờ đây dù sâu hoắm, màu xanh có bóng mây qua chỉ vì những lần gắng gượng vặn

hồn mình để sinh ra ngọc. Vậy là đầu óc chàng chỉ xoay quanh những kế để khóc được, chỉ gợi những chuyện trăm thảm nghìn sầu, xót thương ly biệt…Tìm mọi cách kích thích nội tâm, chàng đã thành một cái máy”.

Từ cách sinh ngọc của người lệ ngọc, ta liên tưởng đến cuộc đời của người nghệ sĩ. Người viết văn không có con đường nào khác là phải lao động cật lực, phải biết tự yêu cầu cao đối với công việc của chính mình và phải thực sự có tài, hơn thế nữa phải tự mình nghiêm khắc với mình. Nếu không sẽ thất bại, thậm chí thui chột mầm văn chương. Đòi hỏi nhà văn phải có tài là một qui luật khách quan của xã hội , nhờ có tài, người nghệ sĩ mới đem được điều cảm xúc của mình hòa vào chất liệu của đời sống, của mọi vấn đề mới tạo được tác phẩm có giá trị lớn.

Đồng thời, công việc viết văn không đơn giản, phải rất công phu, vì phải đối đầu với những thói thường của đời người và của bản thân nghề nghiệp. Trong cuộc đời lao động nghệ thuật, nếu chỉ muốn có danh lợi, thì sẽ đánh mất sự hồn nhiên trong sáng của nghề nghiệp. Viết văn cũng vậy phải xuất phát từ bản chất nghệ thuật, đến với nó bằng thái độ tự nguyện, vì nhu cầu của tâm hồn, vì sự thúc đẩy bên trong chứ không thể gò ép, khiên cưỡng “ Nước mắt ngọc đối với chàng đã thành một cái nghề. Gian nhà ở, bữa cơm; lệ ngọc. Trang giấy viết, bức tranh treo; lệ ngọc. Gương lược của người yêu, đôi giày, áo mới cùng ở lệ ngọc cả. Cho đến cuộc chơi thuyền - bữa rượu nhỏ; chút phong lưu nào cũng ở giọt lệ chi ra”. Vậy là cuộc sống của chàng cần ngọc để bán, chàng phải tự hành xác lấy gai châm vào quanh mắt để lệ rơi ra, kết ngọc, nhưng bây giờ : “ngọc của chàng không hồn nhiên, đọng phải kích thích, vặn vẹo nên kém vẻ đẹp trong sáng tinh túy mất đi, sắc ngọc mà cũng thấy rõ phần mệt nhọc. Lệ chi ra không trong suốt như xưa. Một vẻ đục bao lấy viên ngọc, cho đến người mua cũng trông thấy. Giá ngọc sụt đi.”

Cơm áo không đùa với khách thơ là một sự thật khắc nghiệt của cuộc đời. Nhưng trong mọi hoàn cảnh người nghệ sĩ phải luôn tỉnh táo, giữ mình, dẫu biết rằng cuộc đời đầy gai lửa và nhiều cám dỗ, nếu không vững vàng sẽ gục ngã, liên tiếp sai lầm, thất bại. Ngọc hết tình chàng hết. Người lệ ngọc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

trắng tay, mình gầy xác ve tâm hồn mệt mỏi chán trường “ Mắt chàng đã đỏ như san hô. Tất cả điệu nhạc xanh veo veo như tỏa ra ánh sáng đã biến từ lúc nào! Người mình yêu cũng đã bỏ đi. Thân hình rạc như con ve sắp cuối hè, đôi mắt như máu mà thêm lửa.”

Mùa xuân đã sang. Pháo giao thừa nổ năm mới đã đến, cuộc đời đáng lẽ sang trang mới tươi đẹp hơn. Song người lệ ngọc tài hoa mới ba mùa xuân đã phải trả giá quá đắt cho những gì chàng đã làm. Cuối tác phẩm là hình ảnh Người lệ ngọc: “chàng tĩnh tâm. Linh hồn người như thắm lại, hồi xuân. Có lẽ người đã nhuần thấm trở lại bắt đầu tự phút này”.

Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 - 1945 - 6

Pháo giao thừa nổ như sự bừng sáng của tâm hồn: “Cả tâm hồn người đẹp rực rỡ như tự tha thứ… Người lệ ngọc khóc ra máu”. Một lần nữa Xuân Diệu nói đến sự thức tỉnh, sự thanh lọc chính ngay trong con người nghệ sĩ. Và như vậy, trong câu chuyện Người lệ ngọc này, mỗi lần sinh ngọc đều tiềm ẩn một ý nghĩa, một quan niệm về nghệ thuật văn chương của Xuân Diệu. Có được một tác phẩm văn chương người nghệ sĩ phải lao động thật sự, phải lao tâm khổ tứ. Giá trị của mỗi tác phẩm, sự trân trọng, quý mến của độc giả đối với tác phẩm đó phụ thuộc vào ý thức nghệ thuật vào sự chân thành, sự hồn nhiên của người cầm bút. Điều đó làm nên sự thành công hay thất bại của nhà văn.

2.2 Phản ánh bức tranh thiên nhiên

2.2.1 Phản ánh thiên nhiên, cảnh vật tươi đẹp, tràn đầy sức sống

Cũng giống như nhiều nhà văn của chủ nghĩa lãng mạn, Xuân Diệu dành nhiều trang viết của mình để ca ngợi thiên nhiên. Bởi lẽ Xuân Diệu vốn là thi sĩ của cái đẹp. Trái tim ông luôn rộng mở đón nhận và đắm say cái đẹp và tình yêu, thiên nhiên vốn là những chủ đề mà ông đặc biệt quan tâm. Trong những trang viết của mình, dù tình yêu là đối tượng phản ánh chính song bao giờ Xuân Diệu cũng dành cho thiên nhiên sự ưu ái. Những sáng tác của mình dù là thơ hay là văn, Xuân Diệu cũng trải lòng để tận hưởng hết cái đẹp của thiên nhiên của tạo vật với cái nhìn say đắm. Tình yêu của ông dành cho tuổi trẻ bao nhiêu thì nó cũng phải ít nhiều gắn và gần gũi với thiên nhiên như “một cặp chim chuyền” (Thơ Duyên- Xuân Diệu ).

Song đến với cảnh đẹp và thiên nhiên, Xuân Diệu lại không trốn tránh xã hội khi ông muốn thoát khỏi trần tục hay bay lên chốn tiên cảnh mà thiên nhiên trong văn xuôi Xuân Diệu cũng như những trang thơ của ông đều là cảnh vật từ tự nhiên, là cuộc sống hiện tại của trần gian. Không có chỗ cho cảnh vật hay thiên nhiên trong quá khứ hay tương lai. Tất cả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng “con mắt trần tục” và cảnh diễn ra ở thời khắc của hiện tại.

Ở Xuân Diệu, chúng ta nhận thấy thiên nhiên được miêu tả theo lối thụ cảm chủ quan độc đáo của nhà văn. Qua đôi mắt bỡ ngỡ, thèm khát, đắm say và với đôi mắt xanh trong vắt, ông nhìn muôn vật và chính qua cái nhìn ấy mà bỗng muôn vật như rực rỡ hào quang. Xuân Diệu luôn nhìn trời đất như một chốn địa đàng đầy mê đắm. Ở đó cái gì cũng đẹp, cũng say, cũng căng đầy sức sống. Sự chiếm lĩnh thiên nhiên, ngoại giới qua cảm giác và bằng cảm giác đã đưa lại những bức tranh thiên nhiên màu sắc và ánh sáng, tràn trề nhựa sống.

Xuân Diệu đã chào đón mùa xuân bằng tấm lòng rạo rực, đắm say của mình trong hàng loạt các bài thơ “Xuân rụng, Xuân không mùa, Xuân đầu, Nụ cười xuân…Và trong Lệnh- tác phẩm mở đầu của thiên Trường ca, đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tràn ngập ánh sáng của sự sống mùa xuân:

“Lệnh đã truyền ra. Đất vâng trước nhất. Suốt một đêm trường, đất không sao ngủ được. Đất cựa mình vì xốn xang trong da thịt…Đất mẹ đã nghe muôn con đòi nở, muốn vượt chồi lên trên đất, thở ra ánh sáng trời. Hàng triệu mầm hé ra khép vào, đầu nhỏ ngướng lên, chân mạnh căng thẳng, ngứa cả mình đất...”

“Ánh Sáng nhún nhẩy tươi cười, không chút lo lắng…Ánh sáng đứng một chỗ mà ở khắp nơi, con mắt điện quang thấu suốt muôn trùng, chăm nom từng nụ mầm non, từng vỏ sâu bọ. Nàng ôm những thân cây giá lạnh, sưởi những luống đất hẩm hiu. Nàng lách vào kẽ lá, cho mầu thanh non biến thành lục đậm. Cho đến những cội tùng già yếu, nàng cũng gõ mãi ngoài vỏ, đến nỗi một ngày kia bật ra mầm xanh.

Mùa xuân đem đến cho cảnh vật tươi vui nhiều màu sắc và muôn vật bừng sức sống rực rỡ. Xuân Diệu đã phát hiện ra vẻ đẹp ngay chính từng sự vật hiện hữu của mùa xuân.

“Lệnh đốt pháo đầu. Muôn tiên đã nấp sau mành. Chim chóc cũng lên dây cổ họng. Mặt trời đã xé làn sương mỏng, xé màn mơ mộng còn ấp ủ non sông. Nhạc vàng reo, hương nồng tỏa: “công chúa xuân nương hiện hình !”

Dường như mùa xuân trở thành một ngày hội vui lớn mà người chủ trì cho hội vui năm nay chính là “nàng xuân nương”. Cách nói cách điệu, tượng trưng hóa đã khiến người đọc có thể cảm nhận hết được tinh túy của đất trời vui hội xuân.

“Sương đeo một triệu đôi hoa tai cho nàng, nàng cười một nghìn miệng hoa, tóc nàng gió xuân lan tỏa, nàng cười một nghìn miệng hoa, nàng mặc chín triệu lá non; má nàng điểm đôi chút sương hồng, tóc nàng gió xuân lan tỏa. Muôn lời của Vũ trụ đồng tấm tắc khen nàng công chúa con chung.

Xuân nương ! Xuân nương ! Hội mừng nàng, hội của nàng sẽ lâu chính mười ngày, gấp thêm chín mươi đêm vui suốt sáng. Nàng ra đời, nàng lại về ! Nàng không mỏi tái sinh!” (Lệnh)

Xuân Diệu đã thể hiện một cảm quan hoàn toàn khác với các nhà văn xưa và khác cả những nhà văn lãng mạn cùng thời với ông. Nếu các nhà văn xưa thường miêu tả thiên nhiên bằng những hình ảnh ước lệ tượng trưng và nhiều nhà văn thời nay lại coi thiên nhiên chỉ là phương tiện để làm rõ hơn cảm xúc, tâm trạng của con người thì Xuân Diệu lại không như thế. Ông luôn coi thiên nhiên như một chủ thể hữu hình có đời sống với vẻ đẹp và sức sống riêng của nó. Mặt khác những cảm nhận của Xuân Diệu về thiên nhiên cho thấy ông không hề tìm kiếm vẻ đẹp đâu xa mà tìm nó ngay trong mầm của sự sống hiện tại. Trong văn xuôi cũng như trong thơ của ông không có chỗ cho những vẻ đẹp mang tính hình thức, ước lệ tượng trưng mà luôn ấm nóng hơi thở của cuộc đời, của thực tại đang diễn ra trước mắt ông.

Vì thế thiên nhiên hiện lên trong những truyện ngắn trữ tình của ông

đều là những vẻ đẹp đúng vào độ chín, rực rỡ và căng tràn nhựa sống. Thiên nhiên của Xuân Diệu đem lại cho người đọc một cái nhìn tươi trẻ và người ta cảm nhận được không chỉ đọc qua những trang thơ của ông mà qua những trang văn của ông cái thần thái của cảnh vật. Cảnh đẹp bởi cảnh có thanh, có sắc, có nét chấm phá chứ không đẹp bình thường, giản đơn. Cảnh ông chọn không quá đặc biệt ; đó có khi chỉ là một rừng thông (Phấn thông vàng), đó có thể là con suối - suối tóc đẹp (Suối tóc đẹp) của người con gái thiên nhiên. Đó là suối cá vàng nhưng lại mang cái nét đặc sắc riêng. Hay có thể coi đó là chất “nhựa sống” tạo nên mạch nguồn tuôn chảy và làm cảnh vật bừng lên sức sống của nó. Rừng thông đẹp bởi đúng thời khắc thụ phấn, suối cá vàng đẹp bởi sự trong trẻo, mềm mại, trong ngần như trinh tiết người thiếu nữ - nàng công chúa xinh đẹp. Đó cũng có thể chỉ là một loài hoa vô cùng bình thường (hoa phượng), nhưng lại gần gũi vô cùng với cuộc đời của những ai đã từng cắp sách tới trường. Đó có thể chỉ là một khoảnh khắc giao mùa: Thu nhưng lại gợi biết bâng khuâng, xao xuyến và cả những day dứt trong tình yêu

Có lẽ vì thế mà đọc những trang truyện ngắn của ông, chúng ta không thấy bất ngờ khi vẻ đẹp của ông tôn vinh lại là loài hoa phượng chứ không phải tùng, trúc, cúc, mai… Xuân Diệu phát hiện ra nét riêng, nét độc đáo và sâu sắc nhất của loài hoa từng nở đỏ chói những góc phố mỗi khi hè về, một thứ hoa thật đặc biệt bởi nó gắn với cả một tuổi thơ những ai đã từng cắp sách tới trường. Vì thế, hoa phượng - loài hoa của tuổi học đường được ông gọi là “hoa học trò”.(Hoa học trò) Có thể nhìn nhận điều đó để hoàn thiện bức tranh phong phú màu sắc trong sáng tác của Xuân Diệu cả thơ và văn xuôi.

2.2.2 Thể hiện niềm khao khát giao cảm giữa thiên nhiên và con người

Người xưa có câu “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” để thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa cảnh vật thiên nhiên và con người. Trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945, chúng ta có thể thấy thiên nhiên chiếm một vị trí quan trọng để thể hiện sự hòa điệu giữa tình và cảnh, giữa thiên nhiên và con người. Thiên nhiên nhiều khi đã trở thành một không gian nghệ thuật giúp cho nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn trữ tình bộc lộ, tâm trạng

cảm xúc. Thậm chí nó còn tham dự vào câu chuyện giống như “một nhân vật” không thể thiếu.

Cùng trong mạch chảy của dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945, song có thể thấy mỗi nhà văn có mối liên hệ với thiên nhiên theo những hướng khác nhau:

Trong các truyện ngắn của Thạch Lam, thiên nhiên thường gắn bó hài hòa với tâm trạng và cảm xúc của nhân vật. Tâm hồn rất mực nhạy cảm với cái đẹp của Thạch Lam đã phát hiện ra thiên nhiên như một đối tượng để gửi gắm cảm hứng khách quan của chủ thể thẩm mỹ. Trong tư cách này, thiên nhiên cũng là một nhân vật trữ tình và dâng hiến vẻ đẹp của mình cho con người, an ủi, giúp con người bớt cực nhọc hay làm cho tâm hồn thêm thư thái, nhẹ nhõm hơn. Hãy thử cùng bước vào Dưới bóng hoàng lan” để thấy hết và cảm nhận được cái không gian nên thơ đầy tình tứ trong trẻo thanh khiết và sự ngọt ngào trong chút duyên tình đôi lứa “Giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng của Nga. Những búp hoa lý non và thơm rủ liền trong giàn, lẫn vào đám lá…Thanh dắt nàng đi thăm vườn, cây hoàng lan cao vút cành lá như chào đón hai người. Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan [87, 498-499].

Hay vẻ đẹp tươi mới của người thiếu nữ trong vườn: “Người cô nổi trên nền lá xanh như một bông hoa trong sáng sớm. Tà áo trắng của cô theo chiều gió bay phấp phới với tất cả ánh nắng lá cây, bóng cây mắt cũng như đang tưng bừng dồn múa chung quanh người thiếu nữ ấy (Nắng trong vườn).

Đối với Thanh Tịnh, con người gắn bó với làng quê, thiên nhiên được Thanh Tịnh sử dụng như một phương tiện để truyền đạt sự thay đổi ý thức, tình cảm và tạo nên môi trường giao tiếp cho nhân vật. Chẳng hạn như dưới ánh trăng bao dung, hiền dịu, người ta nói với nhau những điều không thể nói vào lúc khác. Cô Thảo mượn cây thanh trà và ánh trăng để nhắc và xin phép chồng về ăn giỗ bên nhà ngoại (Quê mẹ), chị Sương giãi bày về mối tình thầm kín của mình, cô Hoa bàn với chồng về nơi sinh con (Con so về nhà mẹ).

Nhà văn Hồ Dzếnh lại dùng thiên nhiên để tạo nên tình huống khởi thủy để làm nảy sinh xúc cảm, đánh động những kí ức, khơi sâu tâm trạng hồi ở nhân vật. Trong hoài niệm của mình, Hồ Dzếnh thấy hình ảnh làng quê “với lũy tri vây kín xã Hòa Trường êm ái” (Sáng trăng suông), nhớ về người cha, ông lại hồi tưởng “Nói đến rừng, tôi quên sao được lớp nhà lá đẹp đẽ của ba tôi dựng trên một cánh đồng lớn” (trong Chân trời cũ).

Đỗ Tốn coi thiên nhiên như cái cớ để bộc lộ tình cảm sâu kín của những đôi lứa. “Giao vui cười hớn hở bảo Tuyền: Đẹp quá, ta chạy lên đồi xem trăng đi. Giao vừa nói vừa bước lên…đưa tay nắm một bên quai nón Tuyền đang cầm kéo nàng chầm chậm chạy ngược lên đồi gió - Nhìn trăng cười e thẹn” (Duyên số).

Còn Xuân Diệu đã tìm đến với thiên nhiên như một đối tượng thẩm mỹ nhằm thể hiện sự hoà điệu giữa tâm hồn con người với ngoại giới. Thiên nhiên thường được nhìn qua cảm xúc, qua tâm trạng theo hướng cảnh và tình giao hoà, quyện chặt vào nhau. Để có sự giao hoà, giao cảm giữa thiên nhiên và con người, Xuân Diệu thường lấy thiên nhiên đặt trong bối cảnh tâm lý thích hợp, hoà đồng với những sắc thái tình cảm và tâm trạng nhân vật; miêu tả các biến thái của tâm hồn, trạng thái tinh thần được gợi mở từ những thay đổi của thiên nhiên. Và quan trọng hơn, thiên nhiên dù đẹp đến đâu vẫn gắn bó, vẫn luôn là đối tượng xuất phát từ chính vẻ đẹp của con người.

Ông phát hiện ra một thứ hoa- thứ hoa nở vào mùa hè gắn với tiếng ve và đặc biệt gần gũi với các bạn học sinh mỗi khi kết thúc năm học. Ấy là Hoa học trò. Đó là hoa phượng “Phượng không thơm, phựơng không hẳn đã đẹp nhưng phượng đỏ và nhiều, phựơng có linh hồn sắc sảo mênh mang” (Hoa học trò).

Phải chăng cái linh hồn sắc sảo, mênh mang của phượng chính là ẩn chứa những nghịch ngợm, sắc thắm, tươi xanh của những cô cậu học trò và những tình cảm lưu luyến mỗi khi năm học kết thúc. Cho nên Xuân Diệu đã nhìn ra hoa phượng đi về giữa niềm vui và nỗi buồn. Vui vì một năm học vất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024