Kết Quả Ước Lượng Ảnh Hưởng Của Thu Nhập Phi Truyền Thống Đến Rủi Ro Của Ngân Hàng.‌


H5). Có thể các cổ đông khi càng đầu tư thêm vốn vào Ngân hàng thì càng muốn vốn của mình được sinh lợi nhiều hơn nên đặt áp lực kinh doanh nhiều hơn và vì thế lượng tài sản giảm đi để phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính nhiều hơn. Tuy nhiên, giả thuyết H5 được chấp nhận đối với biến là ROE vìkết quả hồi quy còn cho thấy biến ETA có tác động ngược chiều đến ROE. Điều này cho thấy, tỷ lệ vốn hóa càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao nhưng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm.

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR): Theo mô hình hồi quy, biến số CIR có tác động âm đến khả năng sinh lời của Ngân hàng. Do đó giả thuyết H6 bị bác bỏ. Điều này chứng tỏ rằng, sự thay đổi của CIR ngược chiều với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nếu chi phí hoạt động càng lớn hoặc doanh thu càng thấp sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Ngược lại, nếu chi phí hoạt động càng được tối thiểu hoá thì khả năng sinh lời của Ngân hàng càng gia tăng.

Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP): Trong mô hình hồi quy, biến GDP có tác động dương lên khả năng sinh lời của Ngân hàng. Kết quả khác với nghiên cứu của Husni Ali Khrawish (2011) do trong giai đoạn nghiên cứu tại thị trường Việt Nam biến GDP đã có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng do sự tăng trưởng của đầu tư. Điều này ngụ ý rằng, trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng cao, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt dẫn đến lượng vốn lưu động trên thị trường càng nhiều, đây là cơ hội tốt cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng phát triển. Đồng thời, khi kinh tế tăng trưởng tốt, các khu vực kinh tế sẽ tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến gia tăng nhu cầu vay vốn, qua đó nghiệp vụ tín dụng của các NHTM sẽ gia tăng không ngừng đẫn đến tăng lợi nhuận Ngân hàng và giả thuyết H7 được chấp nhận.

4.5 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến rủi ro của Ngân hàng.‌

4.5.1 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là SDROA‌

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là SDROA‌



Phương pháp hồi quy

Pooling OLS

REM

FEM

Constant

0.0491

0.0612

0.0769

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 - 10




Phương pháp hồi quy

Pooling OLS

REM

FEM

t-statistic

1.68

1.78

1.9

p-value

0.095

0.075

0.059

LNSIZE

-0.0084

-0.0075

-0.0074

t-statistic

-4.23

-3.6

-3.28

p-value

0.000

0.000

0.001

NIM

1.4456

1.2269

1.0635

t-statistic

10.61

8.97

7.4

p-value

0.000

0.000

0.000

LTA

-0.2227

0.3106

0.3025

t-statistic

-0.37

0.5

0.46

p-value

0.711

0.618

0.645

ETA

8.5488

7.8045

7.5887

t-statistic

4.17

3.91

3.78

p-value

0.000

0.000

0.000

CIR

0.6355

1.4780

2.2405

t-statistic

3.08

5.89

7.82

p-value

0.002

0.000

0.000

GDP

48.5804

50.7117

49.4923

t-statistic

3.66

3.98

3.62

p-value

0.000

0.000

0.000

LNNON

0.0099

0.0081

0.0071

t-statistic

7.19

1.78

5.24

p-value

0.000

0.075

0.000

R2 Adj

0.4739

0.4332

0.3180

Prob

0.0000

0.0000

0.0000

LM test

Chi2=21.48p-value 0.0000


Hausman Test


Chi2=63.27 p-value 0.0000


Kết quả kiểm định LM lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp giữa Pooling OLS và Random effects đưa ra giá trị p-value bằng 0.0000 nhỏ hơn 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Vì vậy mô hình phù hợp hơn để thực hiện nghiên cứu là mô hình Random effects.

Kiểm định Hausman phát biểu giả thuyết H0 như sau: Nếu sự khác biệt giữa các hệ số là không mang tính hệ thống thì sử dụng mô hình RE thì phù hợp hơn mô hình FE. Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Prob>chi2 = 0.0000 và nhỏ hơn nhiều lần so với giá trị 0.05 nên bác bỏ H0. Do đó chọn mô hình FE sẽ tốt hơn là lựa chọn mô hình RE.

Kết hợp cả 2 lập luận trên, mô hình hồi quy phù hợp nhất là mô hình Fixed effects.

Giá trị Prob của thống kê F (F-Statistic)=0.0000<0.05, vì vậy mô hình có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi. Giả thuyết H0 của kiểm định Wald: Phương sai sai số không đổi. Giá trị Prob>chi2 = 0.0000 nhỏ hơn 0.05 nên bác bỏ H0. Mô hìnhgặp hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Bảng 4.11: Kiểm định phương sai sai số thay đổi‌


Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (40) = 5.3e+32

Prob>chi2 = 0.0000

Kiểm định tự tương quan của phần dư: Giả thuyết Ho của kiểm định Wooldrdge: không xuất hiện tự tương quan bậc nhất của sai số trong mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Prob>F = 0.0016 nhỏ hơn 0.05 nên bác bỏ H0.Vì vậy mô hình gặp hiện tượng tự tương quan của sai số.


Bảng 4.12: Kiểm định tự tương quan của phần dư‌


Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first order autocorrelation

F( 1, 36) = 11.663

Prob > F =

0.0016

Do mô hình có phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan của phần dư và như vậy việc sử dụng kết quả của mô hình RE sẽ không còn phù hợp. Để khắc phục hai vấn đề trên, nghiên cứu đề xuất mô hìnhFGLS (feasible generalized least squares – Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát hiệu quả) để xử lý cùng lúc hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của phần dư (Green, 2012).

Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát hiệu quả - FGLS

Bảng 4.13: Mô hình hồi quy FGLS‌


Estimated covariances = 40

Estimated autocorrelations = 0

Estimated coefficients = 8

Number of obs = 246 Number of groups = 40

Wald chi2(6) = 413.02

Prob > chi2 = 0.0000


SDROA


Coef.

Std.

Err.


z


P>z


[95% Conf. Interval]

LNSize

0.0078

0.0013

-6.17

0.000

-0.0103

-0.0053

NIM

1.3802

0.0928

14.88

0.000

1.1983

1.5620

LTA

0.1352

0.3451

-0.39

0.000

-0.8116

0.5712

ETA

9.5876

1.765

5.43

0.000

6.1282

13.0469

CIR

0.1857

0.1705

1.09

0.001

0.1484

0.5198

GDP

48.7086

7.9681

6.11

0.000

33.0915

64.3257

LNNON

0.0097

0.0010

9.58

0.000

0.0077

0.0117

_cons

0.0417

0.0154

2.7

0.007

0.0115

0.0719

Mô hình trên đã mô tả kết quả hồi quy theo mô hình bình phương tối thiểu tổng quát. Kiểm định Wald cho kết quả Prob>chi = 0.0000 nhỏ hơn 0.05 nên mô hình có ý nghĩa về mặt tổng thể.


Kết quả mô hình hồi quy ở bảng trên cho thấy có 7 biến tác động đến độ lệch chuẩn của lợi nhuận ròng trên tài sản bình quân: quy mô Ngân hàng (Size), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LTA), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR), tăng trưởng kinh tế (GDP), thu nhập ngoài lãi (NON). Mô hình hồi quy viết lại

SDROA= 0.0097*NON + 0.0078*SIZE + 1.3802*NIM + 9.5876*ETA + 0.1352*LTA +0.1857*CIR + 48.7086*GDP

4.5.2 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là SDROE.‌

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là SDROE‌



Phương pháp hồi quy

Pooling OLS

REM

FEM

Constant

0.2164

0.2244

0.2290

t-statistic

4.97

4.24

3.41

p-value

0.000

0.000

0.001

LNSIZE

-0.0118

-0.0104

-0.0099

t-statistic

-4.01

-3.21

-2.64

p-value

0.000

0.001

0.009

NIM

2.2639

1.9912

1.7809

t-statistic

11.17

9.35

7.47

p-value

0.000

0.000

0.000

LTA

-0.3977

0.7418

1.3102

t-statistic

-0.44

0.77

1.2

p-value

0.657

0.443

0.230

ETA

11.8715

10.4742

9.8438

t-statistic

3.89

3.36

2.96

p-value

0.000

0.001

0.003

CIR

-0.2848

0.1114

0.5706

t-statistic

-0.93

0.29

1.2

p-value

0.354

0.773

0.231

GDP

81.5805

85.3167

88.7919




Phương pháp hồi quy

Pooling OLS

REM

FEM

t-statistic

4.12

4.31

3.92

p-value

0.000

0.000

0.000

LNNON

0.0147

0.0123

0.0114

t-statistic

7.18

5.98

5.12

p-value

0.000

0.000

0.000

R2 Adj

0.5034

0.5091

0.4836

Prob

0.0000

0.0000

0.0000

LM test

Chi2=10.82 p-value 0.0005


Hausman Test


Chi2=12.44 p-value 0.0528


Kết quả kiểm định LM lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp giữa Pooling OLS và Random effects đưa ra giá trị p-value bằng 0.0005 nhỏ hơn 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Vì vậy mô hình phù hợp hơn là mô hình Random effects.

Kết quả kiểm định Hausman cho thấy giá trị Prob>chi2 = 0.0528 và lớn hơn so với giá trị 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H0. Do đó chọn mô hình RE sẽ tốt hơn là lựa chọn mô hình FE.

Kết hợp cả 2 lập luận trên, mô hình hồi quy phù hợp nhất là mô hình Random effects.

Giá trị Prob của thống kê F (F-Statistic)=0.0000<0.05, vì vậy mô hình có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi. Giá trị Prob>chi2 = 0.000 nhỏhơn 0.05 nên bác bỏ H0. Mô hình gặp hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Kiểm định tự tương quan của phần dư: Giả thuyết H0của kiểm định Wooldrdge: không xuất hiện tự tương quan bậc nhất của sai số trong mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Prob>F = 0.0031nhỏ hơn 0.05 nên bác bỏ H0.Vì vậy mô hìnhgặp hiện tượng tự tương quan của sai số.


Bảng 4.15: Kiểm định tự tương quan của phần dư‌


Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first order autocorrelation

F( 1, 36) = 10.063

Prob > F =

0.0031

Do mô hình có phương sai của sai số thay đổi. Do đó, nghiên cứu sử dụng mô hình FGLS để khắc phục vấn đề trên(Green, 2012).

Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát hiệu quả - FGLS

Bảng 4.16: Mô hình hồi quy FGLS‌


Estimated covariances = 40

Estimated autocorrelations = 0

Estimated coefficients = 8

Number of obs = 246 Number of groups = 40

Wald chi2(6) = 431.68

Prob > chi2 = 0.0000


SDROE


Coef.

Std.

Err.


z


P>z


[95% Conf. Interval]

LNSIZE

0.0105

0.0019

-5.45

0.000

-0.0142

-0.0067

NIM

2.2514

0.1491

15.10

0.000

1.9593

2.5436

LTA

1.2599

0.5388

-0.22

0.009

-1.1723

0.9398

ETA

12.4932

2.5562

4.89

0.000

7.4831

17.5034

CIR

-0.0744

0.2614

-0.28

0.000

-0.5867

0.4379

GDP

81.8462

12.3089

6.65

0.000

57.7211

105.9713

LNNON

0.0146

0.0016

9.28

0.000

0.0115

0.0177

_cons

0.1969

0.0222

8.88

0.000

0.1535

0.2404

Mô hình trên đã mô tả kết quả hồi quy theo mô hình bình phương tối thiểu tổng quát. Kiểm định Wald cho kết quả Prob>chi = 0.0000 nhỏ hơn 0.05 nên mô hình có ý nghĩa về mặt tổng thể.

Kết quả mô hình hồi quy ở bảng trên cho thấy có 7 biến tác động đến độ lệch chuẩn của lợi nhuận ròng trên tài sản bình quân: quy mô Ngân hàng (Size), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LTA), vốn chủ sở hữu


trên tổng tài sản (ETA), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR), tăng trưởng kinh tế (GDP), thu nhập ngoài lãi (NON). Mô hình hồi quy viết lại SDROE=0.0146*NON + 0.0105*SIZE + 2.2514*NIM + 12.4932*ETA + 1.2599*LTA – 0.0744*CIR + 81.8462*GDP

4.5.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của Ngân hàng.‌

Thu nhập ngoài lãi (NON-INTEREST INCOME): Kết quả hồi quy ủng hộ giả thuyết H1. Khi thu nhập ngoài lãi tăng 1% thì rủi ro của Ngân hàng sẽ tăng lên, cụ thể SDROA tăng 0.9% và SDROE tăng 1.46%. Rủi ro của Ngân hàng đều có tương quan thuận với yếu tố thu nhập ngoài lãi. Điều này cho thấy, khi Ngân hàng mở rộng hoạt động thu nhập ngoài lãi đồng nghĩa với việc tăng chi phí cố định, dẫn đến tăng đòn bẩy hoạt động của Ngân hàng và làm rủi ro cao hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả DeYoung Roland (2001) và tác giả Lepetit (2008).

Quy mô Ngân hàng (SIZE): Kết quả hồi quy cho thấy biến số này có tác động cùng chiều lên rủi ro của Ngân hàng và kết quả này ngược với kỳ vọng của nghiên cứu (bác bỏ giả thuyết H2). Như vậy, khi tổng tài sản tăng 1% thì SDROA tăng 0.78% và SDROE tăng 1.05%. Có thể khi Ngân hàng tăng tổng tài sản thì Ngân hàng sử dụng phần lớn trong số tăng lên để kinh doanh tín dụng, đầu tư dài hạn hoặc các hoạt động ngoài lãi khác. Điều này khiến cho tài sản có tính thanh khoản giảm đi và rủi ro của Ngân hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu càng để tài sản có tính thanh khoản chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản thì Ngân hàng sẽ an toàn hơn, giảm áp lực về rủi ro.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): Kết quả hồi quy cho thấy, biến NIM có tác động cùng chiều đến rủi ro của Ngân hàng. Điều này có nghĩa là khi hoạt động tín dụng có chuyển biến tốt (hoạt động này tạo ra tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM) thì Ngân hàng sẽ sử dụng thêm nhiều nguồn lực cho hoạt động này để tạo ra mức thu nhập cao hơn do đó rủi ro sẽ gia tăng. Giả thuyết H3 được chấp nhận.

Dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LTA): Kết quả hồi quy ủng hộ giả thuyết H4, cụ thể biến LTA tác động cùng chiều lên rủi ro của Ngân hàng. Hệ số tương quan của biến LTA đối với SDROA là 0.1352 và SDROE là1.2599. Nghiên cứu của Syfrari (2012) cũng tìm thấy kết quả tương tự như kết quả hồi quy này. Tài sản của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022