Thời Gian Luôn Chuyển Động Và Thay Đổi Không Ngừng

vả đã trôi qua và thế là học trò lại được thoải mái nghỉ ngơi, chơi vui vẻ, còn buồn vì phải chia xa bạn bè, thầy cô, mái trường.

Thế chăng mà hoa phượng đầy nỗi niềm và tâm trạng như vậy :

“ Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui cái vui tươi như là làm cho thái quá để che dấu cái sầu uất…Phượng xui ta nhớ…người sắp xa còn đứng trước mặt…nhớ một bãi biển sóng chấp chóa… Hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ đếm từng giây phút xa bọn học sinh. Hoa phượng rơi…hoa phượng khóc… hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ…Hoa phượng đẹp với ai khi học sinh đã đi cả rồi” (Hoa học trò).

Cái độc đáo là Xuân Diệu thấy phượng có hồn như một sinh thể, một người bạn tâm tình thật sự của con người để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của lòng người. Hẳn những ai đã một thời cắp sách tới trường, đọc những trang văn này của Xuân Diệu mà lòng không bồi hồi, xao xuyến, không có chút nhớ nhung về “tuổi học trò” của mình và cả sắc đỏ đến cháy lòng của hoa phượng

- hoa học trò.

Có lẽ vậy, mà bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn trữ tình Xuân Diệu thường giàu màu sắc, hương thơm, ánh sáng và mang đầy đủ tâm trạng. Thiên nhiên như có linh hồn, có sự sống, có sức khơi gợi và đánh thức trong tâm hồn những kỷ niệm của tuổi học trò, tuổi yêu đương và đặc biệt gắn kết với vẻ đẹp của con người.

Nếu các nhà văn xưa nói đến Thu là nói đến sự phai tàn, úa rụng, là sầu thương, li biệt thì vẻ Thu mà Xuân Diệu phát hiện hoàn toàn khác. Thu là một dấu hiệu của sự sống và quan trọng hơn nó còn mang vẻ đẹp của hình tượng người thiếu nữ tươi trẻ :

“ Mùa thu đến với cõi đời như cô gái xưa đi về nhà chồng. Nàng bước rất khoan thai, tà áo thướt tha chân không có tiếng. Thân hình nàng uốn éo, thanh quý, mặt ngọc của nàng che sau cánh quạt mở, thỉnh thoảng cánh quạt khẽ chếch để lộ đôi mắt êm như màu xanh buổi chiều” (Thu).

Thu cũng không phải là sự héo úa, cũ nát mà”…lá lại thêm xanh, ấy là mùa thu đã về (Thu).

Thu cũng không còn là mùa ly biệt, cách xa mà là mùa của tình yêu dịu dàng: “Thu không phải là mùa sầu. Ấy là mùa yêu…Sắc trời xanh xuống ôm lấy lứa đôi như một tấm áo che sương” (Thu).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, cùng trong mạch nguồn sáng tác của các nhà văn trong dòng truyện ngắn trữ tình nên Xuân Diêu cũng có sự đồng điệu với họ khi coi thiên nhiên cũng như người bạn tâm tình có vai trò làm dịu nhẹ nỗi đau, nỗi buồn của con người. Có lẽ vậy mà Xuân Diệu và các nhà văn trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 đều quan tâm đến một thời khắc của thiên nhiên là “Chiều”:

Nếu Thạch Lam thấy khung cảnh bình yên êm ả của phố huyện “Chiều. Chiều rồi. Một chiều êm ả như ru. Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ như nhung và thoảng qua gió mát” (Hai đứa trẻ), Hồ Dzếnh thấy “Trời chiều sàng từng giọt hoàng hôn xuống tóc” người chị dâu Trung Hoa (Người chị dâu tôi) và se lòng “dưới nắng vàng vọt của chiều hè, tôi nhận thấy mẹ tôi vui mừng một cách đau khổ” thì Xuân Diệu lại thương xót và chia sẻ với bà cụ trong “Chiều lên dần dần, chiều không xuống…hoàng hôn..buổi chiều len vào tâm tư, theo ngõ của hai mắt” (Thương vay).

Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 - 1945 - 7

Cũng vì thế mà chàng họa sĩ trong Phấn thông vàng đã được thiên nhiên làm dịu đi vết thương lòng đang âm ỉ đau nhức. Khi nhìn phấn thông lan tỏa khắp khu rừng, sự hồi sinh dường như trở lại trong trái tim chàng họa sĩ trẻ:

“Lòng chàng đã nguội lạnh, tưởng chừng không thể phục sinh nữa.. nhưng “ rừng thông vừa chín” và đứng giữa ngàn thông reo vi vút và đứng giữa “một trận mưa phấn thông vàng”, lòng họa sĩ mới thơi thới trở lại.(Phấn thông vàng.)

Như vậy, thiên nhiên trong truyện ngắn trữ tình Xuân Diệu không chỉ còn là bức tranh huyền diệu tràn đầy sức sống mà còn giao hòa, giao cảm, sẻ chia cùng con người như những người bạn tâm tình, qua đó, thể hiện khát khao gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên cảnh vật và cảm xúc trong thế giới nội tâm của con người.


2.2.3 Thiên nhiên hữu tình trong màu sắc tính dục

Được mệnh danh là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ, nên tâm hồn Xuân Diệu cũng luôn tươi trẻ với những đam mê, khao khát. Qua con mắt đa tình của ông, mọi cảnh vật trong đời sống luôn tràn trề sinh lực và ở trong trạng thái “yêu nhau”. Có thể nói rằng, thiên nhiên trong văn xuôi trữ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám là thế giới tràn sức sống bén duyên nhau. Mọi sự vật hiện tượng thường được ông nhìn qua lăng kính của tình yêu.

Đây cũng là điều khiến Xuân Diệu khác các nhà thơ hiện đại khác và khác cả với những nhà văn, nhà thơ lãng mạn cùng thời. Chỉ có Xuân Diệu mới có cách nhìn mới mẻ, cách tân như thế về sự vật. Cái hay, cái tài của Xuân Diệu là ông đã biến những sự vật vô tri vô giác trở nên giàu cảm xúc yêu đương giống như con người. Thiên nhiên không chỉ gần gũi mà tự tách ra thành một chủ thể có suy nghĩ, tình cảm riêng của mình, dựa trên quan hệ chủ sở hữu. Ở đây chúng tôi muốn nói đến một điều đã tạo nên dấu ấn riêng của Xuân Diệu trong những trang văn xuôi của ông.

Trong thế giới nghệ thuật của ông không chỉ có “Anh”, “Em” mới có thể bày tỏ tình cảm da diết, nỗi khát khao mong chờ của mình mà sự vật, cảnh vật thiên nhiên dường như cũng đang ngấm ngầm trao duyên, tìm kiếm để trao nhau sự đắm đuối. Ta hãy nghe Xuân Diệu diễn tả về tình yêu của rừng thông; “ tình yêu dồi dào gấp mấy loài người…Gió trở qua trời rộng, nhị của thông đầu rừng lại đến gặp thông cuối rừng, và tất cả nhị của thông rừng này đi đến một rừng thông nào khác…có lẽ ở đằng chân trời; một rừng thông chưa chín hoa đang đứng chờ nhị của rừng thông này đến…(Phấn thông vàng).

Qua những thống kê của chúng tôi về đối tượng miêu tả thiên nhiên trong các sáng tác văn xuôi của Xuân Diệu chúng tôi thấy, ông không coi thiên nhiên như một khách thể đứng ngoài những cảm xúc, suy tư của con người mà thiên nhiên trở thành một chủ thể để diễn tả cái thần thái, cái khát khao của con người. Ở đâu, Xuân Diệu cũng thấy cảnh vật trong thế giới xung

quanh mình đều đang ngấm ngầm trao duyên, vật này rạo rực, khao khát vật kia, vật kia đang phập phồng đón chờ vật nọ. Tất cả đều đang thiết tha tỏ tình.

Cho nên trong con mắt của con người hữu ý này, cái rao rắc của phấn thông vàng, của rừng thông vừa độ chín, bỗng trở thành một cảm giác rất thăng hoa trong cảm xúc của con người. Ấy là “yêu nhau”, Xuân Diệu đã thấy được “muôn cây chắc đương khoái lạc vì đương sống việc ái tình: đó là nhị thông thoát hoa đực bay tìm hoa cái”, là “ái tình tản mạn ôm ấp không gian ấy là rừng thông đang yêu” (Phấn thông vàng).

Chính vì nhìn sự vật luôn ở điểm giao hòa, giao thoa nên Xuân Diệu luôn gán cho chúng có đôi, có lứa. Rừng thông trong cái say của tình yêu thì hoa đực tìm hoa cái. Và dưới con mắt đầy ý nhị tình duyên của Xuân Diệu thì đến ngọn nến cũng có đôi : đôi vợ chồng. Tìm đến những trang viết của Xuân Diệu về “người học trò tốt”, chúng ta thấy nếu nhân vật chính là anh Tư mải miết học, học quên ngày tháng, quên sức khỏe và quên cách sống thế nào là hạnh phúc ở đời. Khác hẳn với anh Tư một mình đơn độc “học với hai mắt, học với hai tai, học với một đầu, học với một miệng” thì những vật dụng giúp anh học tập lại thật hữu tình “…trong ấy có hai cây nến, có một cặp vợ chồng nến...”(Người học trò tốt). Quả là một phát hiện khác lạ và đặc sắc của Xuân Diệu về tình yêu, sự sống của con người.

Chỉ có Xuân Diệu mới đem cảm xúc luyến ái như nguồn nhựa sống chảy tràn trong khắp cơ thể của tạo vật, khiến sự vật này khao khát tìm đến sự vật kia, hoa trống tìm hoa mái, sự vật đắm đuối trong không gian đầy chất ái tình:

“ Trong đêm nhung, hoa trống cách hoa mái, gọi nhau bằng chút niềm bối rối trong không khí, chỉ gần nhau bằng phấn hương. Có những đóa hoa của muôn người, ứng với nhau thì đến được với nhau gắn thành đóa cảm giác. Thời gian đừng đi qua, những cặp môi người đánh dấu vào nhau để lấy một phút giây cực lạc, cùng khấn ép một khoảng nhỏ thời gian và từ ấy trong kỉ niệm trăm năm còn mãi một điểm hồng” (Trong vườn mơn trớn).

Cảnh vật trong đêm trăng lên trên dòng sông bỗng hiện lên như có sự giăng mắc nối kết của tạo vật trong khắp không gian tạo nên mối giao hòa

ngất ngây men tình “Ở đây, tạo vật đang tắm ái tình. Người ta vào hẳn trong yêu mến, vu vơ…Cây cối đu đưa, lá tre nhỏ sột soạt làu nhàu. Phong cảnh tợ hồ thanh tao, nhưng kì thực lẩn vẩn những chiều khơi trêu, lơi lả. Gió trăng không ngây thơ, gió trăng hữu ý quá. Phong cảnh không những có linh hồn. Phong cảnh đương khoái lạc trong thịt da…không gian quặn lại vì sung sướng…yên lặng và đầy nhớ nhung” (Thân Thể).

Chính thế, thật tự nhiên và cũng thật đúng đắn làm sao khi Xuân Diệu thấy đóa hồng nhung là “đóa hôn”. Ôi, hoa hồng !Loài hoa được mệnh danh là chúa tể của các loài hoa. Cánh hoa khoe sắc. Những cánh hoa dầy, đầy ắp hương thơm, lúc e ấp, lúc nở rộ nhưng lúc nào cũng đỏ thắm. Cái vẻ căng mọng, đẹp đẽ của đóa hồng kia khiến xuân Diệu nhìn và thấy vẻ đẹp của đôi làn “môi hôn”. Nụ hoa chúm chím bừng nở kia bỗng hóa thành “ đóa hôn”, dịu dàng duyên dáng trong một không gian cũng đắm chìm của yêu đương (Trong vườn mơn trớn).

Nếu các nhà văn lãng mạn cùng thời khác chỉ thấy thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết gắn bó và là một trong những yếu tố góp phần làm cho thế giới cảm xúc của nhân vật trữ tình trong tác phẩm trở nên rõ nét hơn thì Xuân Diệu đã làm một điều khác biệt là thổi linh hồn tình cảm vào sự vật và luôn nhìn chúng trong trạng thái “đôi lứa”.

Ngay cả bên trong suy nghĩ, ý nghĩ của nhân vật, Xuân Diệu cũng nhìn chúng trong trạng thái có đôi. Đọc tác phẩm Thân thể, nếu lúc đầu suy nghĩ là hai phần nửa của con người - một đại diện cho bên tốt, một đại diện cho bên xấu thì sau đó, chúng trò truyện, khuyên lơn, mắng mỏ, trách cứ nhau như vợ nói với chồng: “Rồi thì vừa an ủi, vừa càu nhàu, chúng ta nói tỷ, nói tê, nói thầm nói thỉ với cái thân thể như vợ khuyên chồng”

Cảnh trời đất sang xuân qua con mắt Xuân Diệu lại càng vô cùng tình tứ: “ Đất cựa mình xốn sang trong da thịt…đất mẹ sung sướng đất mẹ lo

âu, đất mẹ nằm sinh và làm việc.

Gió đưa duyên bướm, gió làm mối lái cho hoa. Gió múa điệu lẳng lơ, nói lời cợt ghẹo. Vạn vật nghe gió mà rợn tình”. (Lệnh).

Như vậy với cặp mắt, xanh non, biếc rờn, Xuân Diệu đã tạo ra một chủ thể thiên nhiên bừng bừng sức sống. Tâm hồn giàu cảm xúc của Xuân Diệu đã tạo nên trong văn xuôi của ông thế giới thiên nhiên của màu sắc, âm thanh, hương vị và trạng thái ngất ngây của tình yêu, của men tình nồng như chính con người Xuân Diệu, luôn vồ vập, khát khao tình yêu cháy bỏng. Quả là Xuân Diệu đã truyền cả tính đa tình của mình vào thiên nhiên, sự vật.

Thế giới ái tình của thiên nhiên trong văn xuôi trữ tình Xuân Diệu với lối cảm thụ trước Cách mạng tháng Tám là sự tiếp nối “vườn tình mơn trớn” trong “thời tươi” mà Xuân Diệu đã thể hiện rất thành công trong những trang thơ của ông.

2.3 Quan niệm về thời gian

Thời gian vốn là một đại lượng được con người nhận biết rất rõ trong cuộc sống. Từ thời xa xưa, thời gian được nhận biết khi con người phân biệt được sự thay đổi giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong một năm và cả ý thức về sự sống và cái chết. Ngay từ thời xa xưa, con người đã có nhận thức về thời gian khi phân biệt ngày và đêm, giữa các mùa trong một năm. Ngay cả đời người cũng được nhận biết từ sự ý thức về sự sống và cái chết của con người. Đến thời trung cổ, người ta quan niệm thời gian là sự vận động mang tính chu kỳ: đó là sự biến chuyển từ ngày sang đêm, từ mùa này sang mùa kia (hết hạ rồi sang thu sang đông rồi lập xuân…) từ năm này qua năm khác; thời gian cứ đều đặn nhịp nhàng trôi…Vì thế mỗi nhà văn, nhà thơ lại nhìn thời gian với một quan niệm, một ý nghĩa riêng.

2.3.1 Thời gian luôn chuyển động và thay đổi không ngừng

Thời gian là một phạm trù mà nhiều nhà văn, thơ đã đề cập đến trong tác phẩm của mình. Trong số các nhà văn lãng mạn Xuân Diệu là một người luôn ý thức về thời gian.

Đối với nhiều nhà văn, nhà thơ, thời gian là một phương tiện nghệ thuật góp phần thể hiện nội dung tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Theo quan điểm này thì thời gian cùng với không gian chính là một những yếu tố của phương diện đề tài và là một trong những nguyên tắc cơ bản để tổ chức tác

phẩm. “Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật”[24,322]. Đây chính là thời gian nghệ thuật.

Đến với Thơ mới và thơ Xuân Diệu, thời gian không còn được tính theo chiều vĩ mô mà được tính bằng thời gian tâm trạng, đời tư. Không chỉ những trang thơ của ông thấm đẫm nỗi đau về thời gian mà trong những trang văn xuôi của ông, thời gian đã trở thành “nỗi ám ảnh” (Đỗ Lai Thúy). Thời gian là “đại lượng tiêu cực, là thù địch với tuổi xuân” (Trần Đình Sử).

Trong đội ngũ các nhà Thơ Mới, có lẽ Xuân Diệu là người duy nhất đã dành một bộ phận không nhỏ những sáng tác của mình để đàm đạo trực tiếp về thời gian, qua đó, ông đã khái quát chúng thành những tư tưởng mang ý nghĩa triết học. Chắc hẳn nếu bạn đọc đã từng biết những bài như Thời gian, Đi thuyền, Giờ tàn, Giã từ thân thể, Hết ngày hết tháng, Chiếc lá…sẽ không xa lạ với quan niệm thời gian mà Xuân Diệu đã gửi gắm: Thời gian luôn luôn chuyển động và thay đổi không ngừng. Vì thế Xuân Diệu không ngừng tiếc nuôi thời gian và nhắc nhở chúng ta hãy biết nâng niu, quý trọng thời gian và làm cho nó trở nên có ý nghĩa hơn.

Nhạy bén với từng bước đi, từng thời khắc của thời gian nên Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm về thời gian thật độc đáo :

“ Thời gian chỉ là sự cử động. Nếu tôi đứng, nếu máu tôi ngừng, nếu tôi không biết đời bên trong và không hay đời bên ngoài thời gian của tôi không còn nữa… nhúc nhích là thời gian, cử động thay đổi là thời gian”. Rõ ràng, Xuân Diệu đã ý thức được thời gian là vận động không ngừng. (Thương vay).

Như vậy về thời gian, không gian, Xuân Diệu cũng có những ý nghĩ độc đáo. Theo ông, thời gian, không gian chỉ có ý nghĩa khi là thời gian, không gian sống thật sự với đời. Có nghĩa là con người không sống thì không có thời gian.

Cũng chính bởi ý thức về thời gian và luôn gắn thời gian với tình yêu và tuổi trẻ nên Xuân Diệu đã đưa ra một phát hiện rất thú vị về thời gian tâm lý của đôi lứa yêu nhau.

Đối với những đôi lứa ấy, “Hơn nửa tháng trời có phải ít đâu. Ngần ấy thời gian cũng đủ cho người ta đi vòng quanh thế giới” (Thư tình mùa thu). Quả thật đối với những người đang yêu nhau, chờ đợi là một việc tưởng chừng như là thiên thu và thời gian của tạo hóa bỗng bị giãn nở đến mức cực đại hoặc bị thu ngắn lại đến mức không ngờ.

Cũng chính vì ý thức thời gian trôi chảy, nên Xuân Diệu mới bần thần “giã từ tuổi nhỏ”. Ông ý thức được thời gian “một đi không trở lại” nên mới thiết tha, nài nỉ mong “Em Tuổi Nhỏ”- chính là tuổi thơ quay về.

“Không biết anh em tôi bỏ đi lúc nào, nhưng bây giờ thì em đã đi rồi. Tội nghiệp cho em tôi! Thỉnh thoảng em còn về thăm, nhưng chúng tôi không dám ở lâu cùng nhau; và dường như tôi có đôi ý xua đuổi. Bây giờ thì em còn thương tình mà trở lại thăm viếng, chứ mười năm, hai mươi năm nữa! Tôi có gọi có van rát cổ, vỡ tiếng, em tôi cũng chẳng trở về”

“…Thế là em đi, còn ta thui thủi về một mình, con đường thơ mộng đã trở thành con đường đời, ta bước đau thương, vì lòng ta trống cả em! Ta không muốn quay đầu lại nhìn; em đi rồi, ta phải thành một người lớn, phải siêng năng chứ, nào là công việc, nào là cuộc sống, nào là cái đời...”(Giã từ tuổi nhỏ).

Đọc những dòng văn này, chúng ta bỗng thấy đồng điệu đến kì lạ với Xuân Diệu. Dường như dòng thời gian của tuổi thơ đang chầm chậm quay về, với những trò chơi con trẻ, những nghịch ngợm rất đỗi đáng yêu của tuổi nhỏ, cái thời vụng dại, bé con không bao giờ quay trở lại, nhưng lại ở sâu trong kí ức mỗi người. Xuân Diệu đã làm cho mỗi người đều tìm thấy mình trong những trang viết của ông. Và có lẽ vì thế, thời gian mà ông cảm nhận càng trở nên tinh tế và sâu lắng.

Thời gian trong văn xuôi Xuân Diệu còn là phản ánh sự vận động hàng ngày của con người. Nhiều khi người ta lặp đi lặp lại những việc, những hành động ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác mà không ý thức được thời gian phũ phàng đang trôi qua. Vì thế Xuân Diệu nuối tiếc cho những con người “sống hoài, sống phí, sống không ra sống”. Về điều này, Xuân Diệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024