Triết Lí Về Tình Yêu, Hạnh Phúc Trong Cuộc Sống

những chuyện thường ngày, những mâu thuẫn trong cuộc sống thường nhật. Có thể không nói quá rằng, các tác phẩm của dòng truyện ngắn trữ tình đã tạo ra trong nó một xã hội đông đúc của những con người là nạn nhân của đói nghèo; từ những người nông dân, chị đi ở, anh phu xe, bà lão già, đứa trẻ nhỏ đến những nhà nho thất thế và cả những trí thức. Cái vòng luẩn quẩn mang tên hành trình số phận của họ nhiều khi được sắp xếp với chuỗi: Không việc làm – Nghèo đói - rồi Chết. Các nhà văn lãng mạn ít khắc họa hiện thực một cách khắc nghiệt, gai góc, xù xì như các nhà văn hiên thực song lại có sức gợi và ám ảnh người đọc đến kì lạ.

Hai đối tượng được nhiều nhà văn trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 (Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh…) hướng tới đó chính là phụ nữ và trẻ em, những người phụ nữ với duyên phận lỡ làng, bất hạnh hoặc nghèo khó và những đứa trẻ thì đã sớm chịu sự nghèo khổ, vất vả và bị tước đi quyền được yêu thương (trong Đói, Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa, Cô hàng xén, Một đời người, Tình trong câu hát, Tình thư, Bên con đường sắt, Sáng trăng suông, Người chị dâu tôi, Em Dìn..).

Cũng chính từ trái tim ấm nóng yêu thương và xót xa trước những cảnh đời bất hạnh, Xuân Diệu thấy thương những cảnh đời, những số phận của những con người ấy. Đó là sự vất vưởng của thằng Miêng trong Đứa ăn mày, đó là thân phận nghèo đói, ăn nhờ ở đậu của mẹ con Siêu trong Cái hỏa lò, đó là cái đáng thương của bà lão ăn mày trong Thương vay, đó là sự tội nghiệp của Quỳnh và Giao trong Tỏa nhị Kiều, đó là sự bơ vơ của những linh hồn tội nghiệp; bọn chó mèo hoang .

Khi nói về những người phụ nữ, Xuân Diệu đã phác họa hình dáng bà cụ nghèo đi trên con đường Nam Giao vào buổi trời chiều để từ “cái cớ” đó, cài vào lòng thương xót và bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm dành cho bà: “…Cả mình đen, chỉ cái nón xám. Tuy thế, tôi cũng đoán được những miếng vải vá nơi áo dài lổ đổ không toàn màu. Phải rồi, một bà già. Lưng khòng chân chậm…một người bằng thịt, bằng xương - thịt khô và xương gầy - với

một lịch sử chắc chắn khổ sở hết chín phần mười, với chút sống còn sót giữa lòng, như hòn lửa nhỏ còn lấp dưới tro.

Bà lão về đâu? Một ổ rơm nép bên đường, hay một cái chòi lạc giữa những bụi cây? Về một túp lều xa hay không về túp lều nào cả? Trên vùng hẻo lánh kia, còn nhà cửa nào nữa! Ai sẽ nấu cơm cho bà ăn? Diêm ở đâu để bà nhóm lửa? Về đâu? Ngừng lại nơi đâu?” (Thương vay.)

Những câu hỏi dồn dập được cất lên, hỏi chính mình, hỏi mọi người và chất chứa lòng xót thương vô hạn của Xuân Diệu trước bà cụ - con người đại diện của những người dân quê lam lũ, cơ cực, nghèo hèn, đưa cuộc đời chìm dần trong bóng tối, trong màn đêm dày đặc u uất.

Xót thương bà lão, Xuân Diệu cũng khiến người đọc cảm thông với người phụ nữ nghèo khổ phải rời chồng về ở nhà nhà mẹ đẻ trong truyện Cái hỏa lò. Người phụ nữ ấy đã phải chịu thiệt thòi trong hôn nhân, hạnh phúc. Những dòng tự thuật của cậu bé nhỏ sáu tuổi (Siêu - nhân vật trong câu chuyện) cho ta biết tình cảnh đó: “ Má tôi đã lấy thầy tôi, xuất giá sao chẳng tòng phu?”- Đó là người phụ nữ đó lấy chồng song lại không được ở cùng chồng, “về bên ngoại ở”, bữa ăn hàng ngày khi “ăn riêng” chỉ có “chén muối vừng mặn, nhiều màu trắng, ít màu vàng” mặn chát. Đó là người phụ nữ mà khi sinh con phải chịu cảnh nghèo đói, hai tháng trời chỉ “ăn cơm với muối rang” “ lại đau mê man”, bệnh tật mà chỉ chữa bằng “ nước tiểu của thằng nhỏ bên láng giềng, bỏ thêm chút tiêu sọ”. Đó là người phụ nữ phải chịu ảnh thân ăn đậu, ở nhờ thật bấp bênh, tủi hổ:

“- Thế đấy, mẹ con mình ở nhờ ở cậy, ăn chực ăn xin. Mẹ con nghèo xác xơ, chẳng có gì hết. Ai muốn đuổi mà chả được. Bơ vơ... bơ vơ...” (Cái hỏa lò).

Xuân Diệu cũng thương những người phụ nữ, mặc dù không phải nạn nhân của cái đói nghèo, song họ lại phải chịu cái bế tắc, bất hạnh trong cuộc đời và chịu nỗi đau khổ về tinh thần. Đó là cuộc đời của Quỳnh và Giao trong Tỏa nhị kiều. Hai cô chỉ” như hai cái cây- họ lại còn thua hai cái cây, bởi cây còn ra hoa, ra trái, chứ đời con gái của họ, họ biết làm gì ?…không sắc không duyên và cũng không có tiền, chỉ có hiền lành”. Ta thấy họ với cuộc đời mờ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

nhạt, không có lối thoát. Dù không bắt gặp họ với những lo toan hàng ngày vì miếng cơm manh áo nhưng họ lại chịu nỗi buồn, một nỗi buồn không ngớt và sự day dứt về tâm hồn.

Bên cạnh số phận của những người phụ nữ bất hạnh, Xuân Diệu cũng dành nhiều tình cảm khi viết về những đứa trẻ nhỏ.

Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 - 1945 - 9

Thằng Miêng - thằng em xấu số của Sơn bỏ nhà đi hoang, phải sống kiếp của một đứa ăn mày “một đứa nhỏ, một thằng ăn mày nằm ngủ. Tay nó co lại dưới đầu làm gối. Chân nó vì lạnh gió nên cũng co lại; mặt nó khuất vì cả mình nó rút cong như con tôm. Áo quần nó bằng vải đen, nhưng cái dơ bẩn lộ trắng hẳn ra cùng những vệt mồ hôi khô, thứ mồ hôi người ta gọi “mồ hôi muối”, vì mặn lắm và đọng trắng như nước biển. Thằng nhỏ nằm xây lưng ra ngoài đường. Cổ đầy ghét. Tóc dài phủ tai, xuống ót, làm thành một cái đuôi nhọn” (Đứa ăn mày).

Vì thế mượn tâm sự của cậu bé Sơn, Xuân Diệu cũng kín đáo bộc lộ lòng xót thương với đứa em tội nghiệp “Cặp mắt lạ quá, thảm quá…vừa ngủ, vừa trắng vì đói, vừa xanh vì sợ, vừa bàng hoàng trông thấy Sơn nên lác đi”. Nó khiến lòng Sơn đau điếng, nghẹn ngào òa khóc vì thương em “có nước mắt, và những cơn quặn lòng, ruột gan xoáy lại” song chỉ biết thở dài vì “không có một xu mà cho em” và đành nhường cho em cái áo cụt của mình- vật duy nhất mà Sơn có thể dành cho nó.

Còn trong Cái hỏa lò, tình thương của Xuân Diệu lại được bộc lộ khi ông khắc họa hình ảnh cậu bé Siêu sáu tuổi- và cũng là hình bóng của tuổi thơ của chính ông phải chịu nhiều thiệt thòi, đau buồn. Siêu sống thiếu thốn tình yêu thương của cha và mẹ bởi “mẹ Siêu xa thầy Siêu”, Siêu sống với thầy nên “trời dun dủi thế nào” Siêu được” rời nhà thầy tôi trong hai tháng” “được về với má trong ít lâu” “tại nhà bà ngoại”. Sự thiếu thốn đói nghèo đã khiến cậu bé sớm nhận ra “muối vừng sao ngon bằng thịt cá” nên Siêu “chẳng ăn” với mẹ mà ăn cùng bà vì cơm bà “có cá chiên, có tôm kho, có rau, canh, có cả thịt nướng” khiến Siêu “ăn bằng mắt đến hai lần rồi”. Vì thế, cậu bé còn non nớt ý nghĩ ấy dành tình cảm để oán hận “cái hỏa lò”. Chỉ vì cái hỏa lò dùng cho bữa

cơm chiều mà chị Bốn giận mẹ, mẹ tức chị, khiến dì cháu “kình nhau”, bà giận, Siêu buồn, tủi thầm cho má, còn bữa cơm chiều thì” còn gì nữa đâu, nồi niêu vỡ cả, thịt cá đổ rồi”. Cái hỏa lò là nguyên nhân của sự rạn nứt tình cảm “người ta rủ nhau đau khổ vì một ít đất nặn” (Cái hoả lò).

Cái òa khóc của Siêu, khóc như gió như mưa” và ghét “cái hỏa lò khốn nạn, cái hỏa lò ác nghiệt” cũng chính là sự tủi thân cho tình cảnh nghèo túng và những thua thiệt trong cuộc đời đứa con của người mẹ chịu cảnh lẽ mọn mà tuổi thơ Xuân Diệu đã phải trải qua. Đây cũng chính là điều khiến ông dễ đồng cảm với những kiếp người bất hạnh, thiếu tình yêu thương trong cuộc đời.

Xuân Diệu còn mở rộng trái tim của mình để hướng tới những linh hồn tội nghiệp, đáng thương. Đó là bọn chó mèo hoang “ Không ai nuôi, bọn nó đi hoang; chúng bơ vơ, cực khổ, chúng đói khát, dơ nhớp, chúng thất nghiệp. Những chó mèo hoang không thể lại thành chó sói hay mèo rừng. Chúng đành phải thất thơ thất thểu, rách rưới, lang thang…”. Cuộc đời của chúng thật tội nghiệp, bởi chúng là những kiếp bơ vơ, bị vứt bỏ và không được quan tâm đến.

“Bọn nó trung thành quá nên cứ luẩn quẩn chung quanh người. Bọn nó hiền quá, thật thà quá để người ta đánh một cách dễ dàng, rồi kêu những tiếng đau đớn như bị gãy xương và vỡ trái tim”

Và vì thế, Xuân Diệu cảm thấy ám ảnh, vì không thương xót và quan tâm đến hết được chúng : “Sơn bước đi, như người ta đau đớn ngoảnh mặt tránh một cách thê thảm. Cũng như lòng Sơn, chân Sơn không thể nào nhẹ được, tuy chàng nhất định không ngoảnh lại, sợ gặp đôi mắt thảm thiết của cái linh hồn đầu đường xó chợ kia. Sơn rùng mình, vì chàng thấy mình đương dẫm lên tình của một con chó rách, dẫm lên trái tim tội nghiệp của một con vật tồi tàn. Và Sơn hoa mắt đi, tưởng chân mình dính xương, máu nát tan như xương máu của một con chó chết chẹt ô tô” (Chó mèo hoang).

Nỗi niềm ấy của tác giả lúc này, không chỉ là niềm xúc cảm với bọn chó mèo hoang mà rộng hơn là sự rung động, thương cảm cho những kiếp người không nơi nương tựa, phải bơ vơ sống vất vưởng và bị xã hội bỏ mặc.

Và cũng như Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh…; Xuân Diệu không chỉ tả những cảnh nghèo, đói, rách của họ để thương mà còn phát hiện ra sự thanh cao, đẹp đẽ trong thế giới nội tâm của nhân vật.

Với bà cụ già ăn xin trong Thương vay là hiện thân của sự đau khổ nhưng dường không phải đi ăn xin mà “nghèo như vậy sao lại làm thinh mà đi, gặp khách không đón xin tiền? Cũng không nói, không rên, cũng không ngừng...”. (Thương vay) .Điều này đã làm nhân vật tôi rất ngạc nhiên vì thái độ và nhân cách của bà cụ.

Người phụ nữ - mẹ Siêu chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh, nhưng lúc nào trong mắt đứa con cũng là người “má chịu khổ vì sinh con ra”, là người” có hay đanh đá cùng ai đâu” mà “được tiếng là hiền hậu, thiệt thà, ai ăn hiếp cũng được.” (Cái hỏa lò).

Đến bọn chó mèo hoang thì Xuân Diệu vẫn phát hiện ra bản chất chúng là mèo, dù phải lang thang đói khát, song vẫn giữ được cái sạch sẽ “Hễ thong thả là chúng liền tỷ mỷ tắm gội. Những cơn đói không bắt chúng lành tính sạch sẽ, tuy là mèo hoang, chúng vẫn còn là mèo.(Chó mèo hoang)

Nói tóm lại, có thể thấy rằng, cũng vì mở rộng tâm hồn về phía những kiếp người cùng khổ, đói nghèo, tủi nhục mà Xuân Diệu thấy được những nét đẹp trong tâm hồn của chính những con người ấy. Ông cũng giống như nhiều nhà văn trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 đã thể hiện sự thông cảm và sẻ chia với các nhân vật của mình. Thậm chí cao hơn, ông không đứng ngoài để quan sát, miêu tả, tỏ lòng thương xót mà bộc lộ nó một cách trực tiếp trong tác phẩm.

2.4.2 Triết lí về tình yêu, hạnh phúc trong cuộc sống

Tình yêu vốn là điều thầm kín vẫn âm thầm tồn tại trong ước muốn và tâm linh của bao thế hệ Á Đông như một “cái bánh” được Xuân Diệu “bẻ đôi” bằng những phát hiện tinh vi.

Theo ông, tình yêu là một tình cảm đặc biệt. Có lẽ ông quan niệm lòng người là những tình cảm thông thường ngoài tình yêu, giúp đỡ cho người ta sống cân bằng cho nên ông đã phân biệt lòng người và ái tình.

“Sự thực của ái tình nó khác với sự thực của lòng người. Lòng chúng ta muốn yên, nhưng ái tình thì hiếu sự. Tình yêu không thèm ở lại trong một tấm lòng mệt mỏi, tình yêu bỏ mà đi. Lòng người và tình yêu là hai sự thực khác nhau và đối nhau, một đằng chỉ riêng ưa chuyện lì lợm, sự bình yên, một đằng muốn lay chuyển, sôi nổi cử động. Lòng người như vật chất luôn sắt đá...Ái tình như sự sống làm việc luôn, nồng cháy luôn và xây dựng cho vật chất. Lòng người như đất chỉ cốt nằm ỳ, ái tình là ý xuân, bắt sự lười biếng phải hăng hái, bồng bột lên để sinh hương sắc” (Cái dây không đứt).

Truyện Cái giây là bức thư của một cô gái tên Thu gửi người yêu tên là Hứa. Người con gái viết: anh muốn tình yêu là một sợi thừng buộc những chiếc thuyền to hơn là những giây tơ treo vài đóa hoa mảnh khảnh”. Triết lý về tình yêu: Một trái tim chín muồi phải rời, cái giây giằng lâu phải đứt”. Tình yêu cũng vậy, như cái giây, giằng lâu tất sẽ đứt. Đáp lại bức thư này, Xuân Diệu xây dựng câu chuyện khác. Như tiêu đề câu truyện Cái giây không đứt Xuân Diệu trình bày qua một bức thư của một chang trai tên là Hứa gửi cho người yêu tên Thu. Một bức thư tình của chàng trai muốn cứu vãn sự rạn nứt của tình yêu. Nhưng chính những lời lẽ có tình, có lý đã thuyết phục kết cho những ai bước vào con đường yêu đương: Hai người đều vui lòng chịu sự trói buộc của tình ái, để được cái thoát ly, thoát ly khỏi mọi điều cặn bã thấp kém của đời thường”. Để khẳng định một tình yêu với đầy đủ cung bậc của nó, Xuân Diệu viết: Luôn luôn thắc mắc, toan không ngớt, xôn xao không ngừng, yêu như thế tức là đổ dầu cho đến sáng mai. Thêm củi cho lửa không tàn, là giữ màu tươi thắm, thêm bao thú vị cho tình yêu, yêu như thế quả là sẽ thêm tơ chỉ cho sợi giây thêm bền, chứ đâu có phải giằng kéo sợi dây cho mình?”.

Một phát hiện khác tình yêu là sự lệ thuộc là sự trói buộc tự nguyện và đầy thú vị. Những người yêu nhau cất đi sự tự do và tự nguyện trở thành nô lệ của nhau – nô lệ trong hạnh phúc. Vì vậy bao giờ tình yêu cũng là sự đòi hỏi, là nỗi phiền hà.

“Chúng ta muốn êm đềm, chẳng phải nhọc nhằn gì. Nhưng khi yêu tình yêu có ngủ đâu. Đó là nỗi kiếm tìm ngờ vực, đòi hỏi van xin, là sự ghen tuông, là cách chinh phục...Em thấy yêu anh thì nói yêu anh, nhưng một lời nói không phải một cái gối người ta cứ dựa đầu mãi. Tình em cho hôm nay ngày mai chắc đâu như cũ: Bảo anh không phiền hà em sao được. Tình yêu mạnh mẽ hơn lễ độ, đã yêu thì hóa làm rầy nhau. Em mất tự do nhưng kẻ lấy không phải là anh, mà chính là tình yêu của chúng ta. Và anh cũng mất tự do và cũng không phải em lấy”. Tuy nhiên đây là sự trói buộc để cùng dìu nhau bay lên cõi cao cả của tâm hồn. Xuân Diệu gọi thế là một cuộc thoát ly. “Hai người đều chịu sự trói buộc của tình ái để được thoát li, thoát li khỏi mọi điều cặn bã trong đời thường” (Cái dây không đứt).

Phát hiện tinh vi của Xuân Diệu còn ở cách chỉ ra tình yêu như một phép nhiệm mầu, nó chiếm lòng ta tự lúc nào chẳng biết, chỉ thấy một cảm giác thực ấm và sự tuân thủ. Đọc văn ông, người con gái thấy lại cái đỏ mặt của sự lưu luyến còn e ấp, người con trai thấy lại cái hồi hộp chờ đợi, ước mong:

“Gió thu lẻn vào lòng ta rất giỏi, che kín áo ai chẳng ăn thua gì. Nhưng tình yêu lẻn vào lòng người còn giỏi hơn gió thu. Và bây giờ thực ấm. Mà lắm khi tình yêu chẳng thèm lẻn đâu, nàng công chúa ấy đi vào trong cung của lòng ta theo cửa Ngọ Môn, đi rất thẳng mà cửa nào cũng không dám cưỡng lại”. (Thư tình, mùa thu). Chính vì vậy mà: “Giấu sự giàu có tiền tài, việc ấy còn dễ. Chứ giấu sự giàu có của lòng ta, sự ấy làm sao được, nhất là khi ta thấy luyến ái một người, tự nhiên tràn đầy hân hoan và tối tăm lo ngại” (Thư tình mùa thu).

Tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi cao độ. Đối với nó, cái gì cũng có thể trở thành vô cùng to tát. Đấy cũng là một phát hiện thú vị của Xuân Diệu:

“Tình yêu có mực thước bao giờ. Lúc nào người ta cũng quá đáng. Người ta thẩn thơ một cách dễ dãi, và không hiểu vì sao nhưng điều cỏn con, những ý vụn vặt lại bỗng dưng hệ trọng lên, có thể làm ngạt được người viết thư cũng như người xem thư” (Sợ).

Và điều này, có lẽ sẽ bổ ích cho những chàng trai nào lần đầu hò hẹn. Khi yêu phải tỏ tình từ từ, đột ngột quá, mãnh liệt quá có thể khiến cho người yêu hoảng sợ:

“Tình yêu to lớn mênh mông khác gì một con sông to, một biển cả. Người ta ngợp bởi thấy tình nhiều, bởi cái nhiều bao giờ cũng làm cho ta tự thấy mình ít, ta không kịp ngó, ta cảm xúc không hết, ta thấy cái nhiều tràn ngập ta, lụt đến quá cổ ta. Ta sợ nhiều nước hay nhiều trời...huống chi nhiều tình ái, một thứ không gian vô hình ảnh. Nếu gió mát quá làm người ta ngợp sợ thì sự êm đềm, quá thiết tha, quá yêu mến lại xui người ta sợ sệt đến bao nhiêu. Đó là một sự thực, tình yêu nhiều làm cho người ta sợ” (Sợ). Mà cứ chi các chàng trai lần đầu ngỏ ý, ai cũng thế thôi, cái “sợ” khi đón nhận tình yêu bao giờ cũng đi kèm với sự thất bại trong cách chinh phục.

Yêu theo ái tình và phải biết vun đắp cho ái tình bởi Xuân Diệu thấy trong tình yêu được sự nồng nàn là điều khó:

“Sự dịu dàng là mảnh khảnh hơn hay sự nồng nàn mảnh khảnh hơn. Giữ sự dịu dàng là trò chơi chứ giữ sự nồng nàn là một điều khó” (Cái dây không đứt). Một nhận xét tưởng như là một nghịch lý, thực ra thì rất chính xác và sâu sắc: Tình yêu đòi hỏi cao độ. Nhưng phải chăng đó cũng là lý do chóng tàn của tình yêu?

Thế nào là hạnh phúc trong tình yêu? Xuân Diệu đã diễn tả rất tinh vi niềm sung sướng lớn lao của những người yêu nhau trong cuộc tiếp xúc ban đầu, dù chỉ là sự gặp gỡ của hai bàn tay yêu:

“Những cơn điên dại của hình vóc chưa chắc chắn đã ban hạnh phúc thấm thía cho người ta bằng hai bàn tay nắm nhau lần đầu. Cái bánh con con nên ta hưởng tận cùng cả mùi vị. Niềm vui ái tình thật mênh mông. Ta nghe cái ấm nóng hay cái mát mẻ ta cân cái sức nặng nhẹ, một chút nhíu dạ, một làn ép nhỏ cũng cho ta bồi hồi đo độ tình yêu”.

Ngay cả sự giận dỗi của tình yêu cũng là một hạnh phúc. Xuân Diệu cho rằng giận nhau cũng có cái thú của nó, còn giận nhau nữa” và “nếu động

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí