Qua số liệu trên cho thấy, trong năm 2013 nợ xấu tại chi nhánh phát sinh đột biến, số tiền trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh tăng lên nhiều và tập trung chủ yếu ở dự phòng rủi ro cụ thể. Năm 2013, số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng hơn 11 tỷ đồng so với năm 2012. Năm 2014, cả tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đều giảm so với năm 2013 nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng cũng giảm đi từ 1.98% xuống còn 1.07%. Biện pháp trích lập dự phòng là một hình thức tự bảo hiểm cho Ngân hàng, đây là một việc làm cần thiết và quan trọng trong điều kiện hiện nay để giúp Chi nhánh Sơn Tây có thể chủ động hơn trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu của mình.
Bảng 2.8: Bảng thể hiện tỷ lệ DPRR/Tổng dư nợ xấu của chi nhánh trong giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | |
Số tiền DPRR trích lập | 23,76 | 34,85 | 17,45 |
Số dư nợ xấu | 1,430 | 22,206 | 15,612 |
Tỷ lệ DPRR/Nợ xấu | 16,6 | 1,57 | 1,12 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm, Đòi Nợ Bên Bảo Lãnh
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Sơn Tây :
- Dư Nợ Phân Theo Loại Hình Cấp Tín Dụng Giai Đoạn 2012-2014
- Xử Lý Nợ Xấu Bằng Biện Pháp Bán Nợ Cho Bên Thứ Ba:
- Định Hướng Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Sơn Tây.
- Cơ Cấu Lại Nợ Cho Khách Hàng Trên Cơ Sở Nguồn Thu Đảm Bảo, Chắc Chắn Và Phương Án Trả Nợ Cơ Cấu Khả Thi
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012 – 2014)
Như vậy, trong 3 năm qua, Chi nhánh ngân hàng đã luôn trích lập dự phòng rủi ro vượt so với số dư nợ xấu tại Chi nhánh, đủ cơ sở để bù đắp thiệt hại do nợ xấu gây ra khi cần thiết. Trên thực tế, ngân hàng luôn có nhiều biện pháp để hạn chế tối đa tổn thất do nợ xấu gây ra và quỹ DPRR thường chỉ là công cụ cuối cùng được sử dụng trong tình huống bất khả kháng để xử lý hậu quả của một món nợ xấu nào đó. Vì thế, mức duy trì của quỹ DPRR như vậy là khá thận trọng, đảm bảo sự an toàn tín dụng cần thiết cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu:
2.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan:
Nợ xấu của Ngân hàng có thể đến từ nhiều phía, nhưng trước hết là xuất phát từ chính ngân hàng.
- Chính sách tín dụng của chi nhánh đã phát huy vai trò và hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm soát tín dụng nhưng còn bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định. Để thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm đã được Hội sở chính giao, nhiều khi chi nhánh đã chấp nhận những khoản tín dụng có chất lượng thấp để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng và hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh của mình. Hậu quả của việc cho vay này là nợ xấu phát sinh nhanh chóng khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hoặc tình hình thị trường tài chính có biến động phức tạp.
- Do việc đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, quy trình chấm điểm tin dụng và xếp hạng tin dụng khách hàng còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến các khoản tín dụng khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà các cán bộ tín dụng không lường trước hêt được. Khi biến động xấu xảy ra, các khách hàng không thể trả nợ gốc và lãi theo như dự kiến ban đầu, phát sinh các khoản nợ xấu co ngân hàng.
- Hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chưa thực sự phát huy hiệu quả, hiện chi nhánh vẫn chưa đưa ra được công cụ giám sát từ xa hữu hiệu đối với các hoạt động tác nghiệp tín dụng để kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lệch lạc, các sai sót vô tình hoặc cố ý trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ ở các vị trí trong dây chuyền xử lý tín dụng.
- Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tại Chi nhánh Sơn Tây còn nhiều bất cập. Cán bộ tín dụng hầu như còn trẻ, tuổi đời tín dụng bình quân khoảng 02 năm, số lượng cán bộ làm công tác tín dụng khoảng 10 cán bộ (bao gồm 03 lãnh đạo phòng), bình quân mỗi cán bộ phải đảm nhận khoảng 30 khách hàng với dư nợ bình quân khoảng 250 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng còn chịu áp lực tăng trưởng về các sản phẩm dịch vụ khác như huy động vốn, bảo lãnh… Chính vì thế, trong công tác phân tích các thông tin kinh tế xã hội, phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều hạn chế, mang tính chất chủ quan, chậm phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến
50
những sai lầm trong các quyết định cho vay, đưa đến chất lượng tín dụng kém kéo dài, phát sinh nợ xấu.
Mặt khác, khối lượng công việc nhiều, số lượng khách hàng chuyên quản lớn nên các cán bộ tín dụng ít có thời gian đi thực tế khách hàng, do đó không thể nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, dẫn đến chậm phản ứng khi khách hàng gặp phải những tình huống bất lợi, xảy ra rủi ro mới phát hiện, dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng.
2.2.2.2. Nguyên nhân khách quan:
Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, nợ xấu xáy ra tại Chi nhánh Sơn Tây cũng xuất phát tư một số nguyên nhân khách quan như:
Môi trường kinh doanh không thuận lợi.
Năm 2011, lạm phát tăng cao, kéo theo đó là cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng đấy lãi suất cho vay liên tục tăng ở mức cao, có thời điểm tăng lên đến 22-25%/năm, vượt qua tỷ suất lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp. Áp lực trả lãi đè nặng lên các doanh nghiệp vay vốn dẫn tới chi phí giá thành tăng cao, lợi nhuận giảm, kèm theo đó là năng lực tài chính của các doanh nghiệp giảm đáng kể, luân chuyển vốn chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ ngân hàng, dẫn tới nợ quá hạn, nợ xấu tăng đột biến. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến các ngân hàng phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển các món nợ vào nợ quá hạn, nợ xấu. Sang tới năm 2012, lạm phát đã được kiểm soát tốt hơn, lãi suất bắt đầu có xu hướng giảm xuống. Các mức lãi suất điều hành và lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND được điều chỉnh giảm 5-6%/năm. Cùng với đó NHNN cũng đã thực hiện giảm trần lãi suất huy động nhiều lần để có thể giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xu hướng ổn định theo chiều hướng giảm của lãi suất thị trường đã duy trì trong năm 2012 và 2013, 2014 tuy
nhiên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa thể phục hồi, còn nhiều khó khăn nên khả năng trả nợ cho ngân hàng kém.
Năng lực quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế. Thực tế ở nước ta, không phải lãnh đạo nào cũng có kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh, … Sự hạn chế này dẫn đến khả năng tổ chức kinh doanh kém, việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, không trả được nợ cho ngân hàng theo như hợp đồng vay vốn đã ký kết. Khả năng quản lý tài chính yếu kém cũng là một hiện tượng khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải chấp nhận bán chịu cho người mua, tuy nhiên các đối tác dây dưa không chịu trả tiền, do vậy mà người vay vốn cũng không có nguồn để trả nợ cho ngân hàng. Nhất là trong thời kỳ khó khăn như giai đoạn 2012-2014, sức cầu yếu dẫn tới hàng tồn kho của các doanh nghiệp nhiều, không bán được hàng thì cũng không ai muốn thanh toán tiền hàng nhập vào. Từ đó kéo theo một chuỗi những mắt xích trong nền kinh tế gây nợ quá hạn cho ngân hàng.
Doanh nghiệp cố tình lừa dối ngân hàng, không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Hiện nay tình trạng khách hàng đối phó với ngân hàng trong việc cung cấp số liệu tài chính không trung thực là phổ biến. Khách hàng khi vay vốn muốn tạo cho bản thân mình có tình hình tài chính lành mạnh để có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay, sẵn sàng vẽ ra các bản báo cáo tài chính, các dự án đầu tư có lợi để được ngân hàng chấp nhận cho vay. Thêm vào đó, các cán bộ ngân hàng chủ yếu lại chỉ phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng dựa trên báo cáo tài chính mà khách hàng vay vốn cung cấp, việc đánh giá và nắm bắt năng lực tài chính thật sự của khách hàng còn yếu kém. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay tại đơn vị vay vốn. Ngoài ra, hiện tượng nhiều khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng, sử dụng vốn vay sai mục đích cũng khá phổ biến. Nhiều khách hàng có tâm lý không muốn làm thủ tục vay vốn Ngân hàng do phải chờ đợi thời gian xem xét, giải
52
quyết hồ sơ. Do vậy khi vay vốn Ngân hàng, sau khi sử dụng vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thu hồi được vốn, khách hàng sử dụng tiếp nguồn tiền thu được vào các mục đích khác như đầu tư vào bất động sản, máy móc thiết bị… chứ không hoàn trả cho ngân hàng như cam kết ban đầu, điều đó dẫn đến khách hàng không hạn trả nợ Ngân hàng đầy đủ, đúng hạn, gây ra tình trạng nợ xấu tại ngân hàng.
Hệ thống thông tin trên thị trường không minh bạch, đầy đủ và kịp thời. Về phía khách hàng vay vốn, việc thiếu những thông tin cần thiết ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc nắm bắt được thông tin là vô cùng quan trọng, nó có thể quyết định thành bại trong mọi hoạt động, dự án sản suất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp. Với khách hàng cá nhân, việc nắm bắt được thông tin về thị trường như giá cả hàng hóa muốn mua (ô tô, nhà đất, du học, nguyên vật liệu xây dựng nhà,…) có thể giúp giảm được đáng kể chi phí nếu mua đúng thời điểm. Do thiếu thông tin, không nắm bắt được tình hình diễn biến nền kinh tế nên nhiều khách hàng vay vốn đã cho ra những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của thị trường, dẫn tới không tiêu thụ được, nhiều khách hàng đầu tư không đúng thời điểm làm chi phí tăng cao, hiệu quả thu được thấp, gây lãng phí nguồn vốn, lại không có khả năng để hoàn trả cho ngân hàng. Về phía ngân hàng, việc thông tin không đầy đủ, kịp thời dẫn đến đánh giá sai về khách hàng vay vốn, về dự án đầu tư, từ đó đưa ra các quyết định cho vay thiếu chính xác. Ngoài ra, việc thông tin chậm, không đầy đủ còn gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác quán lý, giám sát khoản cho vay sau giải ngân, chậm trễ trong việc phát hiện các vi phạm của khách hàng cũng như nhận biết các rủi ro của khoản vay, dẫn đến phản ứng chậm khi có rủi ro xảy ra.
2.3. Thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây:
2.3.1. Mô hình tổ chức xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây:
Việc quản lý, phát hiện và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây được thực hiện bởi Phòng Quản trị tín dụng và Phòng Quản lý rủi ro tại Chi nhánh. Nhiệm vụ này nằm trong quy trinh quản trị rủi ro tín dụng, được phân cấp rõ ràng từ trung ương đến địa phương trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam.
Hội đồng tín dụng
Tổng giám đốc
Uỷ ban quản lý rủi ro
TW | Phó TGĐ Quản lý RR | |
Sơ đồ 2.2: Mô hình Quản trị rủi ro của BIDV
Hội đồng quản trị
Hội đồng xử lý RR | |
Ban quản lý tín dụng
Ban quản lý rủi ro tín dụng
Phó giám đốc chi nhánh | |||
Phòng KHDN, KHCN, Quản trị tín dụng, quản lý rủi ro |
Hội đồng tín dụng cơ sở
Việc phát hiện và xử lý nợ xấu được Chi nhánh thực hiện tuần tự qua 7 bước cơ bản:
Bước 1: Phát hiện dấu hiệu khoản nợ có vấn đề và phân loại nợ
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ khoản nợ có vấn đề
54
thể
Bước 3: Định giá TSBĐ
Bước 4: Gặp gỡ và thảo luận với khách hàng
Bước 5: Xây dựng và phê duyệt phương án xử lý nợ có vấn đề cụ
Bước 6: Thực hiện biện pháp xử lý nợ cụ thể
Bước 7: Lưu hồ sơ
Với một cơ cấu tổ chức xử lý nợ xấu có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình xử lý nợ xấu, phân tách nhiệm vụ rõ ràng và cơ chế phối hợp khoa học, có hiệu quả, hoạt động xử lý nợ xấu của chi nhánh ngân hàng đã mang tính chất chuyên nghiệp hơn, được tiến hành một cách bài bản, đúng trình tự và đảm bảo tuân thủ theo pháp luật. Đồng thời, BIDV đã tạo cho mình một cơ cấu bộ máy xử lý nợ xấu với các chính sách liên quan phù hợp và thống nhất, giúp cho ngân hàng một mặt tập trung được cho công tác xử lý nợ xấu, mặt khác vẫn tập trung được các nguồn lực cho các hoạt động sinh lời, đảm bảo sự phát triển ổn định của ngân hàng.
2.3.2. Các biện pháp xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây :
Hàng năm, trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Chi nhánh Sơn Tây chủ động rà soát, xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu đồng thời kiểm soát sự gia tăng nợ xấu nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức bình quân toàn ngành, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Việc xây dựng phương án xử lý nợ xấu chi tiết tới từng khoản vay, từng khách hàng theo từng nhóm biện pháp xử lý giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng có được bức tranh toàn cảnh về tình hình nợ xấu cũng như các giải pháp cụ thể để xử lý nợ xấu, đưa ra các chỉ đạo đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ xử lý nợ xấu theo các biện pháp đã xây dựng trong phương án, dễ dàng trong việc theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý nợ.
Trong thời gian qua, Chi nhánh Sơn Tây đã chủ động rà soát, xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể như sau:
2.3.2.1. Xử lý nợ xấu thông qua thu hồi trực tiếp và thông qua phát mãi tài sản bảo đảm:
Các cán bộ tín dụng, quản trị tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh chủ động rà soát, phân tích, đánh giá tình hình thực tế khách hàng (nguồn thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu...) để yêu cầu khách hàng chủ động bán hàng tồn kho, tập trung thu hồi công nợ cũng như các nguồn thu hợp pháp khác của khách hàng để trả nợ vay ngân hàng, đồng thời cán bộ tín dụng phải theo dõi chặt chẽ các luồng tiền về của khách hàng (đặc biệt là các luồng tiền từ doanh thu của khách hàng là doanh nghiệp qua tài khoản tiền gửi mở tại chi nhánh) để thu hồi nợ kịp thời, tránh để khách hàng sử dụng nguồn này để sử dụng cho mục đích khác.
Đối với các tài sản đảm bảo nợ vay, khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay, theo quy định hiện hành, ngân hàng có quyền yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Việc yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ có thể thực hiện thông qua yêu cầu khách hàng tự phát mãi tài sản hoặc khởi kiện ra tòa án đề nghị phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ.
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, Chi nhánh Sơn Tây đã thu hồi được 72 tỷ đồng thông qua biện pháp thu hồi nợ trực tiếp và phát mại tài sản bảo đảm. Đây là một kết quả khá khả quan, tuy nhiên, với biện pháp này, ngân hàng còn gặp rất nhiều khó khăn về pháp lý trong quá trình xử lý tài sản, đặc biệt là tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất.
2.3.2.2. Xử lý nợ bằng phương pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là biện pháp được sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ nhưng chi nhánh đánh giá khách hàng khó có khả năng trả nợ cho chi nhánh theo đúng kỳ hạn trả nợ đã ký trước đó do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nếu chi nhánh thực hiện cơ cấu
56