Áp Dụng Các Biện Pháp Hỗ Trợ, Kích Thích Thị Trường Bất Động Sản Nhằm Xử Lý Nợ Xấu Cho Các Ngân Hàng


Nghị Quyết số 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu

Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Nghị định 53) có hiệu lực thi hành từ ngày 09/7/2013 đi kèm là Dự thảo Thông tư Quy định về việc mua, bán, xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam cũng có hiệu lực từ 09/07/2013.

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 02), có hiệu lực từ 01/6/2013. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức lùi thời điểm áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN thêm 01 năm, tức là ngày 01/06/2014

2.2.3 Các phương pháp xử lý nợ xấu đã thực hiện


Với việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng như hiện nay, NHNN cùng với các NHTM đã cùng nhau áp dụng các biện pháp nhằm xử lý nợ ,giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể.

Các biện pháp xử lý nợ xấu đã được áp dụng từ năm 2008 đến nay:


2.2.3.1 Trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu‌


Để đối phó với các khoản nợ xấu có khả năng mất vốn, các NHTM phải trích dự phòng rủi ro hàng năm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (22/4/2005). Tuy nhiên, đa số các NHTM vẫn chưa chú trọng vào việc trích lập dự phòng nhằm xử lý rủi ro nợ xấu, hoặc chưa trích lập dự phòng đủ để hoạt động kinh doanh có lãi

Bảng 2.4: Trích lập dự phòng của một số NHTM giai đoạn 2008-2012


Đơn vị tính: Tỷ đồng


STT

NH

2008

2009

2010

2011

2012


1


ABBank


(81)


(142)


(211)


(318)


(414)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7


STT

NH

2008

2009

2010

2011

2012


2


ACB


(229)


(502)


(717)


(986)


(1,502)


3


Agribank


(5,582)


(6,357)


(11,572)


(17,542)


(23,578)


4


BIDV


(4,112)


(5,402)


(5,293)


(5,858)


(5,915)


5


DAB


(267)


(345)


(447)


(662)


(894)


6


Dai Tin Bank


(2)


(26)


(75)


(120)


(101)


7


Dai A Bank


(8)


(8)


(47)


(69)


(231)


8


Eximbank


(376)


(379)


(628)


(619)


(606)


9


HDBank


(40)


(64)


(85)


(141)


(195)


10


KienLongBank


(12)


(29)


(62)


(95)


(142)


11


LienVietBank


(5)


(29)


(78)


(117)


(403)


12


MBBank


(247)


(447)


(738)


(1,092)


(1,313)


13


MDBBank


(10)


(22)


(25)


(37)


(68)


14


MHB


(164)


(215)


(273)


(284)


(444)


15


MSB


(86)


(173)


(308)


(365)


(751)


16


Nam A Bank


(20)


(26)


(54)


(53)


(70)


17


NaviBank


(22)


(95)


(128)


(159)


(218)


18


OceanBank


(11)


(50)


(183)


(231)


(675)


19


PGBank


(18)


(47)


(105)


(184)


(318)


20


PhuongDongBank


(70)


(107)


(105)


(174)


(10)


21


PhuongNamBank


(61)


(197)


(283)


(482)


(909)


22


PhuongTayBank


(6)


(6)


(30)


(43)


(106)


23


Sacombank


(252)


(516)


(821)


(813)


(1,447)

24

Saigonbank







STT

NH

2008

2009

2010

2011

2012



(72)

(122)

(146)

(237)

(109)


25


Seabank


(79)


(161)


(323)


(328)


(464)


26


Techcombank


(324)


(512)


(611)


(889)


(1,125)


27


Tienphongbank


-


(21)


(69)


(71)


(95)


28


VIB


(187)


(250)


(473)


(688)


(574)


29


Viet A Bank


(59)


(122)


(199)


(190)


(197)


30


VietCapitalBank


(3)


(18)


(37)


(47)


(73)


31


Vietcombank


(4,175)


(4,625)


(5,572)


(5,329)


(5,293)


32


Vietinbank


(2,150)


(1,551)


(2,770)


(3,036)


(3,673)


33


VPBank


(82)


(130)


(229)


(314)


(380)

Nguồn: BCTC của các NHTM


Dựa vào số liệu trích dự phòng của các NHTM trong giai đoạn 2008 – 2012, ta thấy rò xu hướng trích lập dự phòng càng ngày càng tăng. Trong đó những ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV có tỷ lệ dự phòng rất cao. Số dư dự phòng rủi ro tín dụng cuối 2011 của các NHTM bằng 62.8% tổng nợ xấu, tăng 17.15% so với 2010. Con số nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) gia tăng mạnh vào cuối 2011, lên 3,72% so với 2,29% của năm 2010. Nợ quá hạn (nhóm 2) cũng tăng mạnh vào cuối 2011, chiếm 11.09% tổng dư nợ và tăng 3.32% so với 2010. Tổng trích lập dự phòng của 8 ngân hàng đang niêm yết là 13,390 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2010.

Ngày 27/11/2011, Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành văn bản số 7789 về việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Biện pháp này nhằm tạo nguồn để xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro ngay trong năm 2012, thời điểm mà nợ xấu bắt đầu có chiều hướng bùng nổ. Đến cuối 2012, các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu được khoảng 78,600 tỉ đồng, tăng 33% so cuối 2011.


Trước tình hình nợ xấu cao trong năm 2012, trong quý 1/2013, các ngân hàng bắt đầu chú trọng hơn vào việc lập dự phòng từ sớm. Tại Sacombank chi phí dự phòng tín dụng tăng 170 tỷ đồng so với quý I/2012. Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đến hết tháng 3/2013 là 2.18%. Tại ACB chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng gần 70% (tương đương 220 tỷ đồng) so với cùng kỳ khiến lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng giảm tới 64%, xuống còn 395 tỷ đồng. Ngân hàng Đông Á đã dành 100 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 1/2013. Một số ngân hàng đã ráo riết trích lập dự phòng, đồng thời lên kế hoạch trích lập cao hơn năm trước. Chẳng hạn tại BIDV, dự kiến chi dự phòng cho cả năm nay là 8,800 tỷ đồng, cao gần gấp đôi so với năm 2012

2.2.3.2 Áp dụng các biện pháp hỗ trợ, kích thích thị trường bất động sản nhằm xử lý nợ xấu cho các ngân hàng

Theo số liệu do Bộ Xây dựng công bố về thị trường bất động sản năm 2011 thì tổng dư nợ cho vay bất động sản khoảng 203,598 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm khoảng 4.14%, tương đương khoảng 8,400 tỷ đồng. Các chủ đầu tư BĐS thiếu vốn, hàng loạt dự án nhà ở đóng băng. Chỉ tính riêng sản phẩm tồn kho của 121 dự án bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lên tới tới 14,816 căn nhà, 58,748 m2 mặt bằng thương mại, trên 300 ngàn mét vuông đất nền với tổng giá trị ước tính 30,242 tỷ đồng. Tại Hà Nội, chỉ căn cứ báo cáo của 13 chủ đầu tư thì lượng tồn kho đã lên tới 5,875 căn nhà, 5,459 m2 mặt bằng thương mại, văn phòng với giá trị khoảng 14,070 tỷ đồng. Các hội thảo kinh tế diễn ra nhằm thuyết phục Chính phủ rằng, bất động sản không phải là lĩnh vực phi sản xuất để cứu các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản. Vì vậy mà Công văn số 674/NHNN - CSTT ngày 13/2/2012 và Công văn số 2056/NHNN - CSTT ngày 10/4/2012 của NHNN đã điều chỉnh một số khoản mục cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản ra khỏi lĩnh vực không khuyến khích, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.


Sau khi giải thoát các khoản tín dụng cho bất động sản, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản tính đến ngày 31/10/2012 là 207,595 tỷ đồng, tăng 3.8% so với 31/12/2011. Dư nợ các nhu cầu đầu tư, kinh doanh bất động sản được loại trừ khỏi lĩnh vực phi sản xuất là 121,496 tỷ đồng. Nếu loại trừ số này thì dư nợ đầu tư, kinh doanh bất động sản bị khống chế trong nhóm phi sản xuất tính đến ngày 31/10/2012 chỉ còn 86,100 tỷ đồng - chủ yếu là các khoản nợ xấu phát sinh từ những năm trước. Tiếp đó, ngày 22/8/2012, NHNN có Công văn số 5464/NHNN – TD chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai một số sản phẩm tín dụng với thời hạn, lãi suất phù hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, khách hàng mua nhà. Các NHTM đã chi hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ khách hàng cá nhân, hộ gia đình mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở với lãi suất 12%/năm…

Đặc biệt, BIDV dành tới 19,500 tỷ đồng (chiếm 65% gói tín dụng) cho khách hàng vay mua nhà với thời gian cho vay tối đa 15 năm. BIDV cũng đề xuất Nhà nước có cơ chế hỗ trợ để người mua nhà ở xã hội chỉ phải trả mức lãi suất bằng khoảng 2/3 lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng (6-7%/năm).

Việc hỗ trợ thị trường BĐS đã giúp các NHTM có điều kiện để xử lý phần nào các khoản nợ xấu. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS phục hồi hoạt động kinh doanh sẽ tạo dòng tiền để thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng.

2.2.3.3 Cấp thêm vốn tín dụng nhằm giúp các Doanh Nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi hoạt động kinh doanh‌

Cấp thêm vốn là việc hỗ trợ thêm vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đang có nợ xấu nhưng có khả năng tăng năng suất để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh. Khi thực hiện giải pháp này ngân hàng cần phải xem xét kỹ, nếu nhìn thấy được khả năng cải thiện thì mới cấp thêm vốn. Như BIDV xem xét cấp thêm tín dụng hỗ trợ khách hàng, cấp vốn cho các doanh nghiệp đang có dự án dở dang, ACB tái tài trợ cho doanh nghiệp lớn với kỳ hạn dài hơn nhằm giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng. Biện pháp


này được sử dụng kèm theo khi các ngân hàng tiến hành cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng. Đồng thời NHNN sẽ tái cấp vốn để hỗ trợ thêm vốn cho các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là một số lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp công nghệ cao...

Đối với trường hợp Vinashin, NHNN đang tái cấp vốn phần nợ mà các NHTM chưa thu được từ khoản vay của Vinashin để trên cơ sở đó kinh doanh và bù đắp dần trong một khoảng thời gian nhất định. Khoản nợ hơn 4,004 tỉ đồng của Vinashin tại SHB đã được SHB hoán đổi thành trái phiếu và được thế chấp với NHNN để tái cấp vốn.

2.2.3.4 Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, tiến hành cơ cấu lại các khoản vay.‌

Các tổ chức tín dụng sẽ tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại toàn bộ các khoản cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tư theo mức độ rủi ro, sau đó tùy từng trường hợp mà đưa ra các phương án xử lý cụ thể khác nhau. Trong năm 2010 – 2012 NHNN tạo điều kiện, đồng thời cũng yêu cầu các NHTM tiến hành đánh giá lại các khoản tín dụng có dư nợ lớn, điển hình là các khoản cho vay đối với Vinashin, Vinalines, PVN, dự án Xi măng Đồng Bành do Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) hay Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (MIE)…

Bằng việc ban hành Văn bản số 2056/NHNN-CSTT yêu cầu các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các doanh nghiệp, chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ, NHNN bắt đầu chú trọng vào biện pháp tiến hành cơ cấu nợ, gia hạn nợ đối với các khoản tín dụng có vấn đề, nợ xấu trong các NHTM. Tiếp đó, Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đã giúp các doanh nghiệp được cơ cấu nợ vẫn có khả năng phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.


Trong năm 2012, BIDV tiến hành cơ cấu lại các khoản vay bằng cách gia hạn nợ, định lại kỳ hạn. Tính đến tháng 6/2013, BIDV Hải Phòng đã hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản nợ như điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát dòng tiền, đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng tồn kho, khoản phải thu. Hiện đã có 11 doanh nghiệp được cơ cấu lại nợ với tổng số tiền là 784 tỷ đồng.

Trong năm 2012 và sang 2013, ACB cũng đã tạo điều kiện cho các khách hàng đang khó khăn tạm thời về nguồn trả nợ bằng việc cho phép cơ cấu các khách hàng thỏa điều kiện. Để cơ cấu lại nợ vay thì khách hàng phải có năng lực trả nợ sau khi tái cấu trúc và có ngành nghề phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành, không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại TCTD khác, khách hàng còn duy trì hoạt động kinh doanh, có nguồn trả nợ xác định rò ràng…Đến nay, ACB, đã thực hiện cơ cấu cho hàng trăm khách hàng, hỗ trợ cho khách hàng tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.

Đến tháng 6/2012, có tới 36,500 tỉ đồng dư nợ tín dụng được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ. Đến cuối năm 2012, hơn 250,000 tỷ đồng dư nợ được cơ cấu lại; đồng nghĩa với hàng nghìn doanh nghiệp thoát mức phạt lãi suất quá hạn 150%, các ngân hàng bớt đóng băng một lượng vốn lớn trong bối cảnh khó khăn… Và quan trọng nhất là nó giúp tránh được tình huống nợ xấu dâng cao đột ngột trong năm 2012, giữ nợ xấu trong năm 2012 ở mức 6%. Đến đầu năm 2013, các NHTM đã gia hạn, cơ cấu lại khoảng thêm 20,000 tỷ đồng nợ quá hạn cho các doanh nghiệp. Chính sách này giúp nhiều DN trước khi được cơ cấu, giãn nợ có nguy cơ rơi vào các nhóm nợ xấu cao, được giữ nguyên nhóm nợ để tiếp tục có cơ hội vay vốn, duy trì sản xuất kinh doanh. Đồng thời, toàn hệ thống NH cũng giảm được khoảng 10% nợ xấu. Trong năm 2012, nợ xấu xấp xỉ 6%, nếu cộng thêm 10% (nếu không áp dụng Quyết định 780) thì tổng nợ xấu sẽ lên tới 16% tổng dư nợ, một con số rất cao.

2.2.3.5 Điều chỉnh lãi suất, miễn giảm lãi


Các NHTM được phép xem xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theo quy định tại Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. Việc giảm lãi được các ngân hàng thực hiện trên cơ sở khả năng tài chính, quy định miễn, giảm lãi của từng NHTM.

NHNN liên tiếp có các đợt hạ lãi suất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Cuối tháng 6/2012 , Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố hạ lãi suất trong các Thông tư 15, 16/2013/TT-NHNH1. Hạ lãi suất sẽ giúp kéo mặt bằng lãi suất cho vay đi xuống, giúp các ngân hàng có cơ hội tốt hơn để giải quyết nợ xấu khi kết hợp với các giải pháp xử lý nợ xấu khác như cơ cấu nợ.

Việc xét miễn giảm lãi cho khách hàng được các ngân hàng tiến hành đồng thời với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tính đến ngày 20/7/2012, đã có hàng chục ngàn khoản vay của khách hàng (trong đó bao gồm cả những khoản nợ xấu) tại ACB với tổng dư nợ gần 18,000 tỷ đồng được áp lãi suất vay VND từ 15% trở xuống. Từ ngày 26/02/2013, ACB giảm lãi suất cho vay xuống mức chỉ còn 12,5%/năm tùy theo mục đích vay của khách hàng. Tiếp đó, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank đều cam kết sẽ thực hiện giảm lãi suất về mức 12% từ ngày 13/5/2013).

2.2.3.6 Xử lý nợ xấu thông qua Công ty mua bán nợ (DATC)


Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) được thành lập vào năm 2003 trực thuộc Bộ Tài chính, vốn điều lệ 2,000 tỷ đồng do Ngân sách Nhà nước cấp, có chức năng chuyên mua nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp, xử lý nợ và tài sản khi tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyển đổi DNNN, tiến hành cổ phần hóa các công ty…


1 www.sbv.gov.vn

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí