Xử Lý Nợ Xấu Bằng Biện Pháp Bán Nợ Cho Bên Thứ Ba:


lại thời hạn trả nợ gia hạn nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì khách 1

lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ cho chi nhánh đúng hạn.

Thẩm quyền phán quyết cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại BIDV được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất: Cấp nào phán quyết cho vay thì cấp đó được quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thẩm quyền phán quyết về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì phải trình cấp cao hơn để xét duyệt.

Trình tự thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại chi nhánh được khái quát như sau:

CBTD là đầu mối tiếp nhận đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.

Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng, CBTD xem xét các nội dung về lịch sử khoản vay, lịch trả nợ hiện tại, nguyên nhân khách hàng không trả được nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong trường hợp được cơ cấu lại và lập báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ trình lãnh đạo phòng khách hàng. Trường hợp lãnh đạo phòng khách hàng đồng ý thì phê duyệt đề xuất và chuyển sang Phòng QLRR để thẩm định rủi ro. Phòng QLTD thực hiện thẩm định rủi ro đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và trình lãnh đạo phòng QLRR. Nếu lãnh đạo phòng QLRR duyệt đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trình Giám đốc chi nhánh ra quyết định. Nếu ý kiến của lãnh đạo phòng QLRR và phòng khách hàng khác nhau thì trình Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng.

Trên cơ sở ý kiến phê duyệt cuối cùng của Giám đốc chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở chi nhánh, CBTD thông báo cho khách hàng biết.

Từ năm 2012 đến 2014, Chi nhánh Sơn Tây đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoản nợ lên tới 83 tỷ đồng, làm giảm đáng kể mức nợ xấu tại ngân hàng. Để thực hiện tốt biện pháp này, ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng các đối tượng khách hàng có thể thực hiện biện pháp này, đảm bảo việc cơ

cấu lại các khoản nợ giúp cho các khách hàng có thể thực hiện được nghĩa vụ nợ với ngân hàng.

2.3.2.3. Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro:

Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro là việc chi nhánh sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của mình để chuyển các khoản nợ xấu từ theo dõi nội bảng cân đối kế toán sang theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán. Đây là biện pháp xử lý nợ chỉ có ý nghĩa làm giảm nợ xấu nội bảng, làm trong sạch bảng cân đối kế toán của chi nhánh còn hiệu lực của hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn còn nguyên giá trị pháp lý, quyền đòi nợ của ngân hàng đối với khách hàng được pháp luật bảo đảm và ngân hàng không được thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng này. Đồng thời, sau khi xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng, ngân hàng vẫn phải tiếp tục áp dụng các biện pháp, giải pháp quyết liệt để tận thu hồi nợ.

Việc sử dụng biện pháp này đồng nghĩa với việc chi nhánh phải sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình để xử lý các khoản nợ. Trình tự việc xem xét xử lý rủi ro đối với một khoản nợ được thực hiện như sau:

Thứ nhất, hồ sơ trình xử lý rủi ro: Để có đủ cơ sở chứng minh khoản nợ vay đủ điều kiện để xử lý rủi ro theo quy định, hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro Chi nhánh gửi về Hội sở chính phải bao gồm: Tờ trình đề nghị xử lý rủi ro của chi nhánh giải trình, báo cáo cụ thể đối với từng trường hợp đề nghị xử lý kèm theo Biên bản họp Hội đồng tín dụng của chi nhánh thể hiện rõ quan điểm của chi nhánh về biện pháp xử lý và các giải pháp thu hồi tiếp theo cho từng khoản nợ; Bảng sao kê khế ước hoặc bảng kê rút vốn hoặc hợp đồng tín dụng cụ thể; Các tài liệu chứng minh tình trạng tài chính của khách hàng; Hồ sơ liên quan đến giải ngân và thu nợ, hồ sơ tài sản đảm bảo nợ vay.

Thứ hai, quy trình xử lý rủi ro tại chi nhánh: Gồm 3 bước


58


Bước 1 Cán bộ quản lý tín dụng có trách nhiệm kiểm tra nghiên cứu tham mưu 2

Bước 1: Cán bộ quản lý tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất danh mục các khoản nợ đúng đối tượng, đủ điều kiện đề nghị xử lý, các biện pháp xử lý và lập tờ trình trình Trưởng phòng.

Bước 2: Trưởng phòng xem xét tờ trình của cán bộ quản lý tín dụng. Nếu đồng ý với quan điểm của cán bộ quản lý tín dụng thì ký duyệt, nếu không đồng ý thì ghi rõ quan điểm của mình và báo cáo Giám đốc chi nhánh và thông qua Hội đồng tín dụng tại chi nhánh.

Bước 3: Hội đồng tín dụng chi nhánh xem xét, quyết định danh mục các khoản nợ đúng đối tượng, đủ điều kiện xử lý để trình Hội sở ngân hàng quyết định.

Trong mọi trường hợp chi nhánh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác của số liệu, hồ sơ của khoản nợ đề nghị xử lý rủi ro.

Thứ ba, quy trình xử lý rủi ro tại Hội sở chính: Gồm 6 bước

Bước 1: Phòng Quản lý Tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, tham mưu đề xuất danh mục và các biện pháp xử lý, lập tờ trình trình Giám đốc Ban Quản lý tín dụng.

Bước 2: Giám đốc Ban Quản lý tín dụng xem xét tờ trình, nêu rõ ý kiến, quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý để trình Hội đồng xử lý rủi ro xem xét.

Bước 3: Hội đồng xử lý rủi ro họp, xem xét, quyết định danh mục các khoản nợ đúng đối tượng, đủ điều kiện được xử lý rủi ro theo đúng nguyên tắc và chức năng nhiệm vụ; trình cấp có thẩm quyền tuỳ theo tính chất khoản nợ.

Bước 4: Trình Chính phủ xử lý đối với các khoản nợ chỉ định; Trình Hội đồng Quản trị quyết định sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng đối với các khoản nợ thương mại.

Bước 5: Thông báo cho các chi nhánh biết danh mục các khoản nợ thuộc chi nhánh được chấp thuận xử lý; hướng dẫn thực hiện hạch toán ngoại

bảng; chỉ đạo Chi nhánh tiếp tục theo dõi, đôn đốc và thực hiện các phương án tận thu nợ đã đề xuất.

Bước 6: Trường hợp không tận thu hồi được nợ theo thời hạn đã lập theo phương án cần làm rõ nguyên nhân: Nếu là nguyên nhân khách quan, trình Hội đồng quản trị xem xét, tập hợp báo cáo NHNN và Bộ Tài chính cho xoá nợ; Nếu do chủ quan sẽ quy trách nhiệm cá nhân và tập thể, xử phạt kỷ luật hoặc yêu cầu bồi thường trách nhiệm vật chất theo quy định.

Với những quy định cụ thể về quy trình xử lý rủi ro từng bước tại Chi nhánh và tại Hội sở chính cũng như các quy định về hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro thống nhất trong toàn hệ thống, việc xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro của BIDV đã thực sự bài bản, khoa học, dễ dàng trong quản lý cũng như trong quá trình kiểm soát, tạo tính chủ động cao cho các Chi nhánh, trong đó có Chi nhánh Sơn Tây khi đề xuất danh mục các khoản nợ xấu cần xử lý, đảm bảo theo đúng quy định của Pháp luật cũng như hướng dẫn của ngân hàng. Qua đó, hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng cũng được tăng cao, đáp ứng được các yêu cầu quản lý trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong 3 năm 2012, 2013 và 2014, Chi nhánh ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý 68 tỷ đồng nợ xấu tại ngân hàng. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro một cách nghiêm túc, kịp thời, đầy đủ đã tạo điều kiện tốt về nguồn tài chính cho ngân hàng thực hiện biện pháp xử lý này.

2.3.2.4. Xử lý nợ xấu bằng biện pháp giảm, miễn lãi:

Biện pháp này được áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, khuyến khích khách hàng trả một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu còn lại tại chi nhánh.

Biện pháp này chỉ áp dụng với một số đối tượng nhất định theo chính sách riêng của ngân hàng và phải tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ. Với


60


biện pháp này Chi nhánh Sơn Tây đã xử lý được 13 tỷ đồng nợ xấu trong giai 3

biện pháp này, Chi nhánh Sơn Tây đã xử lý được 13 tỷ đồng nợ xấu trong giai đoạn từ 2012 đến 2014.

2.3.2.5. Xử lý nợ xấu bằng biện pháp bán nợ cho bên thứ ba:


Đây là một biện pháp xử lý nợ xấu khá mới và hiệu quả tại Chi nhánh Sơn Tây. Trong thời gian từ 2012 đến 2014, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tăng lên khá nhanh. Do đó, ngoài việc sử dụng các biện pháp truyền thống để xử lý nợ xấu như xử dụng quỹ dự phòng rủi ro, khởi kiện khách hàng thì việc bán nợ cho Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là một giải pháp tương đối tốt qua đó BIDV sẽ nhận được trái phiếu từ VAMC và có thể cầm cố để vay tại NHNN tạo nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng, cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Trong năm 2014, chi nhánh Sơn Tây đã bán nợ xấu cho Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với số tiền khoảng 106 tỷ đồng. Bằng việc bán các khoản nợ xấu cho VAMC với thời hạn 05 năm sẽ giúp chi nhánh giảm bớt sức nặng về tài chính, việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện đều trong 05 năm và được hoàn vào thu nhập khi thu hồi được nợ xấu, qua đó giúp Chi nhánh an toàn hơn trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay Chính phủ và NHNN đang xem xét nâng thời hạn mua bán nợ từ 05 năm lên 10 năm, nên tính hiệu quả, khả thi của biện pháp này ngày càng được tăng lên.

2.3.2.6. Xử lý nợ bằng biện pháp pháp lý:


Biện pháp pháp lý thường là biện pháp được chi nhánh áp dụng cuối cùng, sau khi các biện pháp khác đã áp dụng nhưng thường việc xử lý thu hồi nợ bằng biện pháp này không hiệu quả. Do vậy, cần sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật như Tòa án, Thi hành án nhằm hỗ trợ chi nhánh tận thu hồi nợ vay. Đây là biện pháp thường được áp dụng đối với các đối tượng có khả năng tài chính nhưng chây ì, không có thiện chí trả nợ chi nhánh dẫn đến phát sinh nợ

xấu hoặc các đối tượng có hành vi lừa đảo hay các đối tượng gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, không có khả năng khôi phục và trả nợ, buộc chi nhánh phải thực hiện khởi kiện phá sản các khách hàng này nhằm tận thu hồi nợ từ việc phát mại tài sản.

Khi có ý định khởi kiện 1 khách hàng ra Tòa án, chi nhánh phải thực hiện gửi toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay lên Ban Pháp chế (để tư vấn pháp lý) và Ban Quản lý tín dụng (để đánh giá tính khả thi của biện pháp này trên cơ sở so sánh giữa chi phí phải bỏ ra và kết quả thu được) để các Ban nghiên cứu, xem xét tính khả thi đối với việc khởi kiện khách hàng ra Tòa án.

Sau khi các Ban nghiên cứu, xem xét thấy việc khởi kiện khách hàng ra Tòa án là cần thiết và hiệu quả, Hội sở chính sẽ có văn bản chấp thuận và ủy quyền cho chi nhánh được khởi kiện khách hàng ra Tòa án. Sau khi có bản án, chi nhánh sẽ tiến hành đề nghị Thi hành án phong tỏa các nguồn thu của khách hàng, xử lý tài sản đảm bảo để tận thu hồi nợ vay. Tuy nhiên,hiệu quả thu hồi từ biện pháp này không cao do khách hàng gây khó khăn trong quá trình tố tụng, các tài sản thế chấp là bất động sản suy giảm giá trị nghiêm trọng so với thời điểm nhận thế chấp nên việc phát mại không đủ để thu hồi nợ. Chính vì những khó khăn này, trong thời gian 3 năm từ 2012 đến 2014, ngân hàng chỉ xử lý được 11 tỷ đồng nợ xấu bằng các biện pháp pháp lý.

2.4. Đánh giá kết quả xử lý nợ xấu thời gian qua:


Trong các năm qua chi nhánh đã nỗ lực, quyết tâm áp dụng mọi biện pháp quyết liệt để tận thu hồi nợ, giảm nợ xấu nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu phát triển bền vững.


62


Bảng 2 9 Kết quả thu hồi nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị 4

Bảng 2.9: Kết quả thu hồi nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014


Đơn vị: tỷ đồng.


STT

Các biện pháp xử lý

Số nợ xấu thu hồi

Tỷ lệ


Tổng số

412

100%

1

Thu nợ trực tiếp và phát mại tài sản bảo đảm

72

17,4%

2

Xử lý bằng quỹ DPRR

68

16,5%

3

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

83

20,1%

4

Bán nợ xấu cho VAMC

165

40%

5

Miễn, giảm lãi

13

3,3%

6

Sử dụng biện pháp pháp lý

11

2,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 8

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012 – 2014)

Như vậy nợ xấu của chi nhánh thời gian qua được xử lý khá hiệu quả. Tổng số nợ xấu xử lý được trong 3 năm qua lên tới 412 tỷ đồng. Trong đó, số nợ xấu thu hồi được thông qua biện pháp bán nợ xấu cho VAMC chiếm tỷ lệ cao nhất là 40% tương ứng với số tiền là 165 tỷ đồng. Điều này thể hiện biện pháp bán nợ đang được Chi nhánh áp dụng khá tốt do tính nhanh chóng và hiệu quả mà biện pháp mang lại. Các biện pháp xử lý nợ truyền thống như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thu nợ trực tiếp và phát mại tài sản bảo đảm, xử lý bằng quỹ DPRR cũng được Chi nhánh áp dụng triệt để. Nhờ biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Chi nhánh đã xử lý được 83 tỷ nợ xấu trong thời gian 3 năm từ 2012 đến 2014, bằng 20,1% tổng sô nọ xấu đã xử lý. Chi nhánh Sơn Tây cũng thu hồi được 72 tỷ đồng bằng việc đôn đốc thu nợ trực tiếp và phát mại tài sản bảo đảm của khách hàng, dùng quỹ dự phòng rủi ro xử lý và xử lý 68, tỷ đồng nợ xấu. Hai biện pháp miễn giảm lãi và sử dụng các biện pháp

pháp lý ít được ngân hàng sử dụng vì tính hiệu quả không cao, thủ tục lâu và phức tạp.

Kết quả trên thể hiện quyết tâm xử lý nợ xấu của ngân hàng cũng như việc áp dụng linh hoạt, kịp thời các biện pháp xử lý nợ xấu nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, giảm tỷ lệ nợ xấu, thu hồi vốn cho vay để tiếp tục sử dụng vào quá trình kinh doanh của ngân hàng.

2.5. Một số hạn chế trong quá trình xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây

2.5.1. Một số hạn chê trong quá trình xử lý nợ xấu:

Mặc dù công tác xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khá tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất, cơ cấu bộ máy tổ chức xử lý nợ xấu của chi nhánh còn chưa thực hoàn thiện, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong công tác xử lý nợ xấu.

Công tác xử lý nợ xấu chưa được giao cho một bộ phận chuyên biệt, vẫn được thực hiện bởi các cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc trong Phòng quản lý rủi ro, do đó tính chuyên sâu chưa cao.

Chưa kiểm soát và xác định rõ trách nhiệm trong quản lý, phòng ngừa và phát hiện rủi ro cũng như xử lý nợ xấu. Ngân hàng đã có chỉ đạo công tác xác định rõ trách nhiệm của cán bộ đối với tổn thất gây ra, xây dựng chế tài xử lý đối với cán bộ sai phạm tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng cũng còn khá hạn chế.

Mặt khác, một số cán bộ chưa thực sự nhận thức được đầy đủ việc xử lý nợ xấu vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của chi nhánh và của từng cá nhân. Do vậy việc thực hiện các biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Hội sở chính tại Chi nhánh chưa triệt để, đồng bộ. Một số trường hợp chi nhánh mới chỉ lập kế hoạch, phương án tận thu nợ một cách chung chung,


64

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí