Một Số Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Doanh Nghiệp Sản Xuất


Nội dung nghiên cứu: đề tài dựa vào lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng tại một doanh nghiệp sản xuất, sử dụng mô hình SCOR để triển khai các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp.

Thời gian nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn từ 2018 đến 2020, đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH một thành viên cao su 75 đến năm 2025

Đề tài tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng của công ty, bắt đầu từ khâu sản xuất tại các phân xưởng, nhà kho của Công ty TNHH một thành viên cao su 75 và kết thúc tại khâu phân phối sản phẩm cho các khách hàng của Công ty.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là cách thức cao học viên tìm kiếm, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, các diễn đàn, các báo cáo tổng kết về quản trị chuỗi cung ứng…liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng, sản phẩm cao su, Công ty TNHH MTV Cao su 75.

Các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn tài liệu này sẽ được tác giả kế thừa để hệ thống hoá cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản xuất ở chương 1. Đồng thời cũng sử dụng để khái quát chung về Công ty TNHH MTV Cao su 75 cũng như quản trị chuỗi cung ứng của Công ty giai đoạn 2018 đến hết năm 2020 ở chương 2 của luận văn. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp sau khi được phân tích xử lý ở chương 2 cũng được sử dụng để khái quát và đánh giá thực trạng của quản trị chuỗi cung ứng của Công ty ở chương 2. Đồng thời thông qua kết quả thu thập thông tin và nghiên cứu các tài liệu, để có được cái nhìn tổng quát, nhiều chiều từ đó có được các đề xuất giải pháp, kiến nghị đến các Công ty và cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty giai đoạn tới.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp cao học viên tự thu thập thông tin, dữ liệu bằng quan sát. Cao học viên đã quan sát hoạt động của chuỗi cung


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

ứng sản phẩm sao su kĩ thuật của Công ty một khoảng thời gian để từ đó có những dữ liệu viết về thực trạng chuỗi cung ứng của Công ty. Bên cạnh đó, cao học viên tiếp cận với các nhà quản lý của Công ty, phỏng vấn về tình hình quản lý chung, về những tồn tại hạn chế và hướng giải quyết mà các nhà quản lý này định thực hiện trong thời gian tới. Những dữ liệu sơ cấp này rất cần thiết để cao học viên viết chương 2, chương 3 của luận văn.

Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp sau khi thu thập được tác giả sử dụng các phương pháp sau để phân tích, đánh giá

Phương pháp phân tích thống kê: được sử dụng để thống kê kết quả khảo sát về thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm cao su kĩ thuật tại Công ty TNHH MTV Cao su 75 thông qua phần mềm excecl

Phương pháp tổng hợp: dùng để tổng hợp các dữ liệu về chuỗi cung ứng sản phẩm cao su kĩ thuật tại Công ty TNHH MTV Cao su 75 giai đoạn 2018-2020

Phương pháp đánh giá: dùng để đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm cao su kĩ thuật tại Công ty TNHH MTV Cao su 75 dựa trên phân tích số liệu. Từ đó đưa ra các kết luận về thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm tại Công ty, đánh giá nguyên nhân và đưa ra giải pháp.

6. Bố cục đề tài

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, danh mục bảng – biểu – sơ đồ - hình vẽ, mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su 75

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su 75


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

1.1.1. Khái niệm, mô hình, cấu trúc chuỗi cung ứng

1.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng

Mặc dù chuỗi cung ứng khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều khái niệm về chúng:

Học giả Lambert và các cộng sự (1998) định nghĩa: “Chuỗi cung ứng không chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà còn là mối quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và với thị trường”.

Theo Ganeshan và Harrison (1995) thì: “Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những vật liệu này thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối những thành phẩm này tới tay khách hàng…”

Các khái niệm và quan điểm nêu trên cho thấy, chuỗi cung ứng được nhìn nhận và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên ở góc độ tiếp cận từ doanh nghiệp có vai trò là công ty trung tâm (focal firm) thì khái niệm chuỗi cung ứng được hiểu như sau:

Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường

(Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng- An Thị Thanh Nhàn -2021 chủ biên)

Theo khái niệm này, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành viên, trong đó có các thành viên cơ bản như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, họ sở hữu và tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi, phân phối dòng vật chất từ các nguyên liệu thô ban đầu thành thành phẩm và đưa tới thị trường. Các quá trình này tập trung chủ yếu vào các hoạt động biến đổi (tạo ra) các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thành phẩm thành sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh và đưa tới (duy trì


và phân phối) người tiêu dùng cuối cùng. Đồng thời chuỗi cung ứng cũng bao gồm cả các doanh nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động và quá trình trên như công ty vận tải, kho bãi, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, thông tin… Họ tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng với vai trò là các công ty bên thứ 3, giúp làm tăng tính chuyên môn hóa cũng như hiệu quả trong các chuỗi cung ứng.

1.1.1.2. Mô hình, cấu trúc chuỗi cung ứng

Mỗi chuỗi cung ứng gắn liền với một loại sản phẩm và một thị trường mục tiêu cụ thể, đồng thời vận hành như một thực thể độc lập để đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại lợi ích tổng thể cho mọi thành viên trong chuỗi. Về cơ bản các thành viên chuỗi cung ứng là các tổ chức kinh doanh độc lập, do đó để tạo ra sự thống nhất họ liên kết với nhau bằng nhiều dòng chảy và các mối quan hệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực tiếp và gián tiếp. Có 3 dòng chảy chính là dòng vật chất, dòng tài chính và dòng thông tin.


Hình 1 1 Mô hình chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất Tác giả tự tổng 1


Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp sản xuất

(Tác giả tự tổng hợp)

Dòng vật chất: Con đường dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hoá và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng và đủ về số lượng cũng như chất lượng.

Dòng tài chính: Thể hiện các hoạt động thanh toán của khách hàng với nhà cung cấp, bao gồm các giao dịch tín dụng, các quá trình thanh toán và ủy thác, các


dàn xếp về trao đổi quyền sở hữu.

Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hoá, chứng từ giữa người gửi và người nhận, thể hiện sự trao đổi thông tin hai chiều và đa chiều giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia chuỗi cung ứng, giúp chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả.

Các thành viên trong chuỗi cung ứng gồm:

(1) Nhà cung cấp: Là các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa, nguyên liệu, bán thành phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và tập trung vào 2 nhóm chính:

+ Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô: Chuỗi cung ứng bắt đầu từ những vật liệu thô, được khai thác từ dưới lòng đất như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và nông sản.

+ Nhà cung cấp bán thành phẩm: Từ quặng sắt, các công ty thép sẽ chế tạo thành các bán thành phẩm như các loại thép tròn, thép thanh, thép tấm với kích cỡ và tính chất khác nhau để phục vụ cho ngành xây dựng hoặc công nghiệp chế tạo. Từ cây đay, các nhà máy sẽ sản xuất ra bột giấy để phục vụ cho ngành giấy in, giấy bao bì. Từ trang trại, các nông hộ sẽ cung cấp sữa bò tươi cho các nhà máy chế biến sữa. Từ mủ cao su, các nông hộ sẽ cung cấp cho các nhà máy cao su.

Theo cách nhìn rộng hơn, mọi thành viên trong chuỗi cung ứng cũng đều được gọi là các nhà cung cấp, các thành viên đứng trước là nhà cung cấp của thành viên đứng sau. Do đó, khái niệm chuỗi cung ứng tổng thể còn được hiểu là một tập hợp các nhà cung cấp hợp tác với nhau để cung ứng một loại hàng hóa phục vụ một thị trường mục tiêu nhất định.

(2) Nhà sản xuất: Là các doanh nghiệp thực hiện chức năng tạo ra hàng hóa cho chuỗi cung ứng. Họ sử dụng nguyên liệu và các bán thành phẩm của các công ty khác để sản xuất ra thành phẩm hay các sản phẩm cuối cùng, nhờ đó NTD có thể sử dụng một cách thuận tiện, dễ dàng. Tùy thuộc vào loại sản phẩm và đặc điểm của công nghiệp chế tạo mà sản xuất được phân chia thành nhiều khâu khác nhau. Các khâu sản xuất chế tạo linh kiện và bán thành phẩm cũng có thể được coi là nhà sản xuất, hoặc nhà cung cấp, tùy thuộc vào mức độ sở hữu của tổ chức.


(3) Nhà phân phối: Còn gọi là doanh nghiệp bán buôn, thực hiện chức năng duy trì và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Nhà bán buôn mua hàng từ các nhà sản xuất với khối lượng lớn và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc các doanh nghiệp khác để sử dụng vào mục đích kinh doanh

(4) Nhà bán lẻ: Là các doanh nghiệp có chức năng phân chia hàng hóa và bán hàng cho người tiêu dùng cuối. Bán lẻ thường mua hàng từ nhà bán buôn hoặc mua trực tiếp từ nhà sản xuất để bán tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Đặc điểm mua hàng của NTD là số lượng nhỏ, cơ cấu phức tạp và tần số mua lặp lại nhiều lần trong tuần/tháng/năm. Doanh nghiệp bán lẻ phối hợp nhiều yếu tố như: mặt hàng đa dạng phong phú, giá cả phù hợp, tiện ích và thoải mái trong mua sắm,… để thu hút khách hàng tới các điểm bán của mình.

(5) Nhà cung cấp dịch vụ: Đây là nhóm các thành viên hỗ trợ, tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng và cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau cho các thành viên chính trong chuỗi. Các doanh nghiệp dịch vụ đóng góp những lợi ích thiết thực cho chuỗi cung ứng qua nỗ lực giúp các thành viên chính trong chuỗi có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần, cho phép người mua và người bán giao tiếp một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp phục vụ các thị trường xa xôi, giúp tiết kiệm chi phí trong vận tải nội địa và quốc tế, giúp phục vụ tốt khách hàng với tổng chi phí thấp nhất có thể. Nhờ những năng lực chuyên môn hóa cao với các tài sản, thiết bị đặc thù họ có thể thực hiện các dịch vụ hiệu quả hơn ở một mức giá hợp lý hơn so với việc các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán lẻ, hay khách hàng tự làm.

(6) Khách hàng: Khách hàng là thành tố quan trọng nhất của chuỗi cung ứng, mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Các hoạt động của chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng là người tiêu dùng cuối và kết thúc khi họ nhận được hàng hóa và thanh toán theo giá trị đơn đặt hàng.

Khách hàng của chuỗi cung ứng được chia làm hai nhóm là người tiêu dùng (consumers) và khách hàng tổ chức (organizations). Hai nhóm khách hàng này có vai trò hoàn toàn khác nhau. Khách hàng tổ chức là các thành viên chuỗi cung ứng tức là mọi thành viên chuỗi cung ứng luôn là khách hàng tổ chức của các thành viên


mà nó đứng sau. Trong khi đó khách hàng cá nhân hay NTD không phải là thành viên chuỗi cung ứng, họ không tham dự với tư cách là nhà cung cấp mà có vai trò là mục đích của chuỗi cung ứng.

Để vận hành hiệu quả, cần có một doanh nghiệp có sức mạnh đủ lớn đóng vai trò lãnh đạo chuỗi cung ứng (Focal firm). DN này thường có quy mô và năng lực quản lý để chi phối các thành viên khác trong toàn chuỗi. Mọi thành viên chuỗi còn lại sẽ tập trung vào năng lực cốt lõi của mình và tham gia vào hoạt động của chuỗi một cách tự nguyện, cùng chia sẻ và phối hợp vì lợi ích tổng thể của chuỗi.

1.1.2. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

1.1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản trị chuỗi cung ứng

Theo tác giả An Thị Thanh Nhàn thì: SCM là quá trình cộng tác (hoặc tích hợp) các doanh nghiệp và hoạt động khác nhau vào quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nhất định tới thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.

Như vậy, mục tiêu của SCM là tối đa hóa toàn bộ giá trị chuỗi cung ứng. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Mục tiêu cụ thể của quản trị chuỗi cung ứng là:

Mức độ đáp ứng: Mức độ đáp ứng mang lại các giá trị lợi ích cho khách hàng, lợi ích này có thể là lợi ích chức năng hoặc lợi ích tâm lý. Một chuỗi cung ứng đáp ứng phải thỏa mãn nhu cầu của chuỗi và nhu cầu của khách hàng. Có thể đo bằng các chỉ tiêu: Đơn hàng chính xác; mức độ thích nghi số lượng, cơ cấu; khả năng giao tiếp; sự hài lòng của khách hàng...

Hiệu suất chuỗi cung ứng: Hiệu suất chuỗi cung ứng chỉ ra kết quả cung ứng cần thiết ở các mức chi phí nhất định. Chuỗi cung ứng sẽ đạt mục tiêu hiệu suất nếu trọng tâm là giảm chi phí và không có nguồn lực nào bị lãng phí vào các hoạt động phi giá trị gia tăng. Chuỗi cung ứng hiệu suất sẽ đưa sản phẩm đến đích theo cách hiệu quả nhất về chi phí. Các tiêu chí hiệu suất phổ biến bao gồm: Tối ưu hóa (vận


chuyển, tuyến đường, vị trí nhà kho, nhân sự...); Có đối tác chất lượng cao; Quản lý hàng tồn kho tối ưu; Sự hài lòng của khách hàng…

1.1.2.3. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong hoạt động của doanh nghiệp từ việc mua nguyên vật liệu nào? Từ ai? Sản xuất như thế nào? Sản xuất ở đâu? Phân phối như thế nào? Tối ưu hóa từng quá trình sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó là một yêu cầu sống còn đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một số vai trò chủ yếu của quản trị chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng là một thành tố quan trọng không thể thiếu trong mọi tổ chức. Mọi doanh nghiệp không thể tồn tại, phát triển nếu không được cung cấp các yếu tố đầu vào: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dịch vụ…Quản trị chuỗi cung ung ứng là nhằm đáp ứng các nhu cầu đó của doanh nghiệp.

Quản trị chuỗi cung ứng góp phần liên kết tất cả các thành viên tập trung vào hoạt động tăng giá trị; quản lý hiệu quả hơn toàn mạng lưới bằng việc bao quát được tất cả các nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh phân phối.

Quản trị chuỗi cung ứng thể hiện vai trò trong sắp xếp hợp lý và tập trung vào các chiến lược phân phối để có thể loại bỏ các sai sót trong công tác hậu cần cũng như sự thiếu liên kết có thể dẫn tới việc chậm trễ.

Quản trị chuỗi cung ứng góp phần tăng hiệu quả cộng tác liên kết trong toàn chuỗi cung ứng bằng việc chia sẻ các thông tin cần thiết như các bản báo cáo xu hướng nhu cầu thị trường, các dự báo, mức tồn kho, và các kế hoạch vận chuyển với các nhà cung cấp cũng như các đối tác khác.

Quản trị chuỗi cung ứng có vai trò làm tăng mức độ kiểm soát công tác hậu cần để sửa chữa kịp thời các vấn đề phát sinh trong chuỗi cung ứng trước khi quá muộn.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí