Một Số Vấn Đề Mới Đặt Ra Cho Quá Trình Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn Nghệ An Trong Thời Gian Tiếp Theo

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng còn lớn. Tác động của CNH, HĐH vào nông nghiệp, nông thôn chủ yếu mới chỉ đến được với khu vực đồng bằng, còn vùng núi sự phát triển còn hạn chế.

- Kết cấu hạ tầng tuy khá tốt song chủ yếu tập trung ở đô thị, vùng đồng bằng. Còn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn thiếu điện, đường, trường và trạm, tỷ lệ đường xấu còn cao. Hệ thống thuỷ lợi mới chỉ đáp ứng được cho cây lúa, thuỷ lợi cho cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hoa màu gần như chưa có. Nhiều công trình được xây dựng khá lâu, nay bị xuống cấp. Hệ thống giao thông nông thôn vẫn còn nhiều thấp kém, 50% đường cấp xã và 30% đường cấp huyện ôtô không đi được vào mùa mưa.

- Tác động của khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn còn yếu. Số lượng máy móc nông nghiệp bình quân trên 1 ha còn ít. Tỷ lệ cơ giới hoá các khâu sản xuất nông nghiệp rất thấp, nhất là khâu gieo cấy và thu hoạch. Một số khâu nặng nhọc như làm đất, vận chuyển, gặt đập tỷ lệ cơ giới hoá quá thấp, lao động thủ công vẫn là chính.

- Sản phẩm công nghiệp nông thôn còn đơn điệu, thị trường nhỏ và khả năng cạnh tranh kém. Mặc dù ở Nghệ An có điều kiện xuất khẩu các hàng hoá có giá trị như thuỷ sản, đồ gỗ... nhưng giá trị và tỷ trọng nông sản hàng hoá vẫn còn thấp.

- Hệ thống quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, chưa ngang tầm, cán bộ cơ sở khu vực miền núi còn nhiều bất cập. Những người có trình độ học vấn, có chuyên môn thì tập trung ở đô thị, các khu công nghiệp và dịch vụ, lao động nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Việc phân bố lại lao động giữa các vùng và các ngành chưa được thực hiện tốt. Những lao động quản lý, khoa học kỹ thuật đều được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, tí nh năng động kém, có tí nh bảo thủ

cao. Trong khi lớp trẻ được đào tạo chính quy lại chưa được hỗ trợ nhiều để có động lực phục vụ quê nhà. Đặc biệt khu vực miền núi, lực lượng cán bộ từ thôn, xã, huyện vừa thiếu, vừa yếu.

Về thực chất, những hạn chế trên không phải mới nảy sinh mà đã tồn tại từ nhiều năm trước, nhưng chậm được giải quyết hoặc giải quyết không hữu hiệu và hiện trở thành lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Nghệ An. Và nay đã là những thách thức cho quá trì nh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh này.

2.3.1.3 Nguyên nhân


Tình trạng yếu kém trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trong đó chủ yếu do:

- Điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An khá khó khăn. Là vùng gần như thuần nông, nhưng thiên nhiên khắc nghiệt, mùa mưa thường có bão lụt kéo dài, mùa khô nắng hạn, địa hì nh p hân chia cũng rất phức tạp, vùng núi và dân tộc chiếm 8,35% diện tích đất tự nhiên và 36% dân số của cả tỉ nh, do đó đã hạn chế những cố gắng của tỉ nh trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng và CNH, HĐH nền kinh tế nói chung.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An - 10

- Còn lúng túng trong việc quy hoạch phát triển tổng thể cũng như cụ thể. Nghệ An từ lâu là vùng nông thôn nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiều năm chiến tranh nên tiềm lực kinh tế, nguồn lực sản xuất còn hạn chế, trong khi đó CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn lại đòi hỏi cao từ nhận thức tới đầu tư phát triển. Trên thực tế, nhiều dự án do tính toán kém lại thiếu tìm hiểu kỹ đối tác nên khi triển khai gặp nhiều khó khăn (dự án xây dựng nhà máy sản xuất bia VILAKEN).

- Cơ chế chính sách có nhiều điểm chưa phù hợp và chậm điều chỉnh. Hệ thống quản lý và chỉ đạo nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa tương xứng với yêu cầu mới, nhất là chỉ đạo phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, tập trung một số chính sách chưa đủ mạnh để khai thác hết tiềm năng nội lực cũng như ngoại lực. Ví dụ, chính sách thu hút nhân tài chưa đủ sức hấp dẫn để khuyến khích người có tài về phục vụ quê nhà.

- Trì nh độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp. Việc phân công lại lao động trên địa bàn chưa được đẩy mạnh. Lao động nông nghiệp còn chiếm trên 70% lao động của tỉnh. Tình trạng lao động không có việc làm ở nông thôn còn cao, lao động công nghiệp còn quá ít. Đó là các nhân tố góp phần làm chậm quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Nhận thức của các ngành, các cấp về vai trò, vị trí của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa đầy đủ và sâu sắc. Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp, chưa đồng bộ, chỉ chiếm 5 - 6% tổng mức đầu tư cho toàn xã hội, tuy nhiên trong đó chỉ tập trung đầu tư nhiều cho công tác thuỷ lợi và giao thông.

- Bên cạnh đó, nông dân chỉ quen với tập quán làm ăn và tư duy của người sản xuất nhỏ mà chưa mạnh dạn chuyển sang sản xuất quy mô lớn. Một bộ phận cán bộ chỉ đạo yếu kém trong tiếp cận thực tế, ngại đi cơ sở nên không có cái nhì n cận cảnh và không thể có được phương pháp tiếp cận thị trường hữu hiệu. Tư tưởng ỷ lại, nên một bộ phận tổ chức Đảng chưa làm đúng vai trò chính trị hạt nhân của mình tại nông thôn để thúc đẩy CNH, HĐH.

2.3.2. Một số vấn đề mới đặt ra cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An trong thời gian tiếp theo

Với những ưu thế và hạn chế về tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An; từ thực tiễn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua, yêu

cầu đặt ra cho tỉ nh về nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới không chỉ là phải giải quyết tốt những khó khăn vốn có của quá trình này như thiếu vốn, thiếu công nghệ, trình độ nhân lực thấp, kinh nghiệm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn ít…, mà còn phải giải quyết cả những khó khăn mới nảy sinh. Những vấn đề đặt ra cho Nghệ An trong giai đoạn tiếp theo này là:

Thứ nhất, phải giải quyết mâu thuẫn giữa việc tăng cường sử dụng máy móc và tạo việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn

Thực hiện cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp là nội dung quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn. Việc sử dụng máy móc hiện đại vào sản xuất tất yếu sẽ giảm được chi phí về lao động sống, đồng thời sản lượng nông phẩm được tạo ra nhiều hơn. Song, trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, việc áp dụng các phương tiện sản xuất cơ giới không phải là vấn đề đơn giản, mà nó chứa đựng nhiều khó khăn, mâu thuẫn. Đó là: một mặt, nếu không sử dụng máy móc thiết bị mới vào sản xuất thì không thể đảm bảo thâm canh, tăng vụ, không thể phòng chống một cách hiệu quả đối với thiên tai, do đó năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, nền nông nghiệp hàng hóa kém phát triển; mặt khác, việc đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng tăng thêm số lượng lao động dư thừa vốn đã khá nhiều ở nông thôn. Như vậy, việc thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp với mục tiêu làm giàu cho nông dân, nhưng trên thực tế nó lại làm tăng thêm tình trạng thất nghiệp vốn đã nhiều ở nông thôn, làm giảm nguồn thu nhập rất thấp từ nông nghiệp của một bộ phận đông đảo nông dân.

Dù vậy, việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn là không thể khác. Do đó, vấn đề tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân đang là thách thức lớn nhất mà Nghệ An phải giải quyết

hiện nay. Xu hướng giảm bớt số lượng và tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội là một tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng với một nền kinh tế còn kém phát triển thì việc thực hiện quá trình phân công lại lao động nông thôn nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, đảm bảo đầy đủ công ăn việc làm cho hơn 80% lực lượng lao động nông nghiệp là hết sức khó khăn.

Thứ hai, giải quyết mâu thuẫn giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với đảm bảo an toàn lương thực.

Công nghiệp hóa và cùng với nó là đô thị hoá nông thôn phát triển đã hình thành nên các lực lượng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cùng hoạt động, do đó nảy sinh sự tranh chấp về đất đai và lao động giữa các lực lượng đó. Các ngành phi nông nghiệp thường lấy đi nhiều đất đai của nông nghiệp, kể cả đất đai tốt làm cho một bộ phận ruộng đất nông nghiệp, nhất là dọc theo các trục lộ giao thông được chuyển sang xây dựng nhà xưởng, công sở, quầy hàng... Người dân Nghệ An đã bao đời chỉ biết làm nông và sống bằng nghề nông, nay không còn đất thì điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ bị thất nghiệp, vì không phải ai cũng tìm được và làm được việc khác.

Đồng thời với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, những người có trình độ của lực lượng lao động nông thôn cũng bị cuốn hút sang các lĩnh vực ngoài nông nghiệp. Sự chuyển dịch đó là một tất yếu và phù hợp với mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, song trước mắt nó sẽ gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống nông dân, bởi lực lượng lao động trong khu vực này chủ yếu chỉ còn lại những người già yếu, những người trình độ thấp, không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, làm cho năng suất lao động nông nghiệp vốn đã thấp lại càng thấp hơn.

Mặt khác, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nghệ An chú trọng phát triển mạnh những cây có giá trị thương phẩm cao, lợi nhuận lớn, vì vậy, một phần diện tích trồng lúa đã và còn sẽ được chuyển sang trồng cây lấy quả, cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây lấy gỗ, hay các cây có chất kích thích khác... nên trong điều kiện năng suất lao động nông nghiệp chưa đủ cao thì lẽ dĩ nhiên là sản lượng lương thực bị hạn chế. Điều này sẽ gây nên những gay cấn cho cuộc s ống của nông dân, bởi lẽ tập quán tiêu dùng của người dân nông thôn xưa nay chủ yếu là lương thực.

Thứ ba, phải giải quyết mâu thuẫn giữa việc lựa chọn mục tiêu ưu tiên phát triển với vấn đề thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh

Hiện đại hoá sản xuất là cơ sở để tăng năng suất lao động nông nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho người nông dân, song do điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội của các vùng khác nhau, nên tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến mỗi vùng, mỗi ngành cũng khác nhau. Điều đó đã tạo ra khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống giữa các vùng ngày càng rộng ra. Những hộ có thu nhập thấp nhất thường tập trung ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Một tỷ lệ không nhỏ dân cư ở đó thậm chí còn chưa được tiếp cận với ti vi, đài, điện và nước sạch..., còn một số ít xã vùng núi có điện thì giá điện lại phải trả cao hơn các xã vùng đồng bằng. Vậy là, trong khi một bộ phận nhỏ dân cư nông thôn cứ tiếp tục ngày một giàu lên cùng với tiến trì nh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì số đông nông dân vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Điều đó đã thể hiện một sự bất bình đẳng trong sản xuất và đời sống của cư dân giữa các vùng.

Thứ tư, giải quyết mâu thuẫn giữa tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp với sự hạn hẹp của thị trường tiêu thụ

Yêu cầu của nền kinh tế hàng hóa ngày càng mở rộng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải có một thị trường rộng lớn và sôi động. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo ra một khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng nhiều nhưng lại gặp phải khó khăn là không tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ được với giá quá thấp, thậm chí thấp hơn giá thành. Thực tế là, nếu trước đây người dân lo không có đủ lương thực, thực phẩm và các hàng hoá nông sản khác để tiêu dùng, thì ngược lại trong mấy năm gần đây nhờ tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp mà nông dân cũng như các đơn vị kinh doanh hàng nông sản lại lo không bán được sản phẩm với giá cả hợp lý. Điều đó không h ẳn là do cung đã vượt cầu, mà chủ yếu là do sức mua thấp và phạm vi hoạt động của thị trường hạn hẹp.

Thị trường của nông dân lâu nay chỉ là chợ làng, hay nhiều lắm là chợ xã với 2 - 3 phiên họp trong một tháng, vì vậy cơ hội để bán hàng rất ít. Hiện tại, toàn tỉnh Nghệ An chỉ có 270 chợ, tỷ lệ xã có chợ chiếm 62,6%. Thêm vào đó là sự điều hành và điều tiết của nhà nước địa phương chưa hữu hiệu, cho nên mặc dù số lượng hàng hóa nông sản chưa nhiều, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm (cả cho sản xuất và đời sống) vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ mà tì nh trạng ứ đọng hàng hóa vẫn xảy ra ở nhiều nơi, làm mất động lực của sản xuất nông nghiệp.

Những khó khăn, mâu thuẫn trên là kết quả tất yếu của quá trì nh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


Tóm lại, Nghệ An có nhiều lợi thế để thực hiện thành công CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vị trí địa lý, kinh tế, chính trị thuận lợi, đặc điểm tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, trình độ dân trí cao, nguồn lao động

dồi dàoNhưng bên cạnh đó là những hạn chế với những nguyên nhân như trên. Những khó khăn đó đòi hỏi phải vừa tạo ra một nội lực đủ mạnh để thúc đẩy CNH, HĐH, đồng thời cũng phải thiết lập nên rào chắn trước những luồng văn hoá lạc hậu có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.


Kết luận chương 2

Nghệ An là một vùng đất có vị trí địa chính trị, kinh tế khá thuận lợi. Với đặc điểm tự nhiên phong phú, đa dạng, có sự kết hợp giữa ba vùng sinh thái: đồng bằng, trung du miền núi, và ven biển - hải đảo đã tạo tiềm năng lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhưng do đây cũng là một vùng được mệnh danh là “chảo lửa túi mưa” của cả nước, lại cộng thêm địa hình phức tạp nên việc khai thác các tiềm năng gặp khó khăn và hiệu quả đầu tư thấp. Vì vậy, mặc dù Nghệ An là một tỉnh đi đầu trong phong trào CNH, HĐH của cả nước nhưng đến nay vẫn thuộc diện nghèo.

Gần 20 năm qua, đặc biệt trong 10 năm sau sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Nghệ An đã có bước chuyển biến theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng như cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp và tăng dần giá trị công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Nền nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp chế biến đã có bước phát triển gắn với các vùng sản xuất tập trung chuyên canh nên tỷ lệ nông sản chế biến ngày càng cao hơn, tỷ suất nông sản hàng hóa tăng lên. Tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu làm đất, thủy lợi, vận chuyển, chế biến đã có chiều hướng tăng hơn trước, có tác động lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Hầu hết

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí