hàng và Chi nhánh Ngân hàng trên toàn thế giới. Đến nay BIDV là thành viên của hiệp hội Ngân hàng Châu á (ABA), ASEAN và là thành viên hội đồng quản trị của Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á Thái Bình Dương (ADFIAP). Trong nhiều năm qua, BIDV luôn được tổ chức BVQI và Quacert chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây là thành viên trực thuộc, đại diện cho BIDV hoạt động trên địa bàn Thị xã Sơn Tây và 05 huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây có trụ sở tại 191 phố Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Chi nhánh Sơn Tây tiền thân là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây. Ngày 13/9/2006, Hội đồng quản trị
- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ra quyết định số 296/QĐ-HĐQT quyết định chuyển Chi nhánh Sơn Tây lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh – Đăng ký thuế Chi nhánh số 0100150619-096 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 02/12/2009, cấp lại lần 2 ngày 21/05/2012.
Trên cơ sở nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại tiên tiến tương đương các Ngân hàng trong khu vực ASEAN, BIDV đã triển khai các dịch vụ ngân hàng mới: khai thác hệ thống phát hành thẻ, triển khai POS, ATM, E- Banking, Mobile-Banking, Directbanking…bên cạnh việc phát triển các sản phẩm truyền thống một cách thuận lợi hơn với các tiện ích cao và đồng bộ.
Trong những năm gần đây, trong sự phát triển chung của đất nước, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn cũng có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô, hoạt động ngày càng được mở rộng hơn. Cùng với sự
mở rộng và phát triển các doanh nghiệp, nhu cầu về tài trợ vốn, huy động vốn, các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng – tài chính, nghiệp vụ bảo hiểm...cũng phát triển theo.Với sự nỗ lực, cố gắng hết mình của tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn trú đóng, góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động. Chi nhánh ngân hàng luôn xác định rõ vai trò của mình, gắn kinh doanh với việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương. Nguồn vốn đầu tư của ngân hàng không những tham gia vào một số chương trình, dự án của các huyện, thị xã mà còn giúp nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ và giải quyết hàng nghìn việc làm cho các khu vực làng nghề, cụm dân cư.
Trong mọi hoạt động, mọi thời kỳ, Chi nhánh Sơn Tây luôn tích cực, tiên phong thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, của Ngành về kiềm chế lạm phát , tăng trưởng kinh tế trên tinh thần tương trợ, chia sẻ cùng doanh nghiệp, khách hàng. Góp phần đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định kinh tế xã hội trên địa bàn Thị xã Sơn Tây và các huyện lân cận.
Chi nhánh Sơn Tây với đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, nhiệt tình trong công việc, công nghệ hiện đại, khả năng nguồn vốn dồi dào…, luôn đảm bảo phục vụ nhu cầu của các khách hàng một cách tốt nhất, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của kinh tế khu vực.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây :
Hiện nay, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây hoạt động với 9 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 6 phòng giao dịch, lắp đặt 6 máy ATM trên địa bàn phục vụ nhu cầu rút tiền
34
của khách hàng, thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - tài chính, bảo hiểm tới mọi đối tượng khách hàng.
Đứng đầu Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây là ban giám đốc chịu trách nhiệm chung về các hoạt động kinh doanh của chi nhánh, dưới đó là các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn và các phòng giao dịch phân bổ trên địa bàn thị xã và 05 huyện lân cận.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Sơn Tây
BAN GIÁM ĐỐC BIDV – CN SƠN TÂY
P.
Tài chính
kế toán
P.
Dịch vụ khách hàng
P. Kế toán tổng hợp
P. KHCN
P.
Quản trị tín dụng
P. KHDN
P. Tổ chức hành chính
P.
P. Quản lý rủi ro |
Có thể bạn quan tâm!
- Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 2
- Xử Lý Nợ Xấu Trong Hoạt Động Tín Dụng Của Nhtm
- Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm, Đòi Nợ Bên Bảo Lãnh
- Dư Nợ Phân Theo Loại Hình Cấp Tín Dụng Giai Đoạn 2012-2014
- Bảng Thể Hiện Tỷ Lệ Dprr/tổng Dư Nợ Xấu Của Chi Nhánh Trong Giai Đoạn 2012 – 2014
- Xử Lý Nợ Xấu Bằng Biện Pháp Bán Nợ Cho Bên Thứ Ba:
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Quỹ
36
PGD
PGD Ba Vì |
Phúc Thọ
PGD
Nguyễn Thái Học
PGD
Thành Sơn
PGD
Thạc h Thất
PGD
Trung Sơn Trầm
Thang Long University Libraty
Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phòng KHDN và phòng KHCN: với nhiệm vụ là cho vay các doanh nghiệp, cá nhân, cho vay kinh tế hộ gia đình, huy động vốn, thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh phù hợp. Đề xuất cho vay các phương án, dự án theo phân cấp ủy quyền.
Phòng tài chính kế toán: làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán nội bộ, hậu kiểm các chứng từ phát sinh hàng ngày từ các phân hệ tiền vay, các mảng nghiệp vụ của các phòng giao dịch, ngân quỹ, theo dõi sự biến động về nguồn vốn – tài sản, hạch toán kinh tế theo các quy định về kế toán và thống kê, tư vấn cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán và chất lượng dịch vụ thanh toán.
Phòng kho quỹ: Có chức năng cơ bản là kiểm ngân, bảo quản tiền và thực hiện các hoạt động thu chi tiền mặt trực tiếp với khách hàng, cung ứng dịch vụ kho quỹ như: thuê kho, thu đổi tiền…. Là nơi bảo quản, lưu giữ hồ sơ tài sản cầm cố thế chấp của ngân hàng.
Phòng tổ chức hành chính: Quản lý các hoạt động nội chính của ngân hàng như sắp xếp tổ chức cán bộ, bảo vệ tài sản, sửa chữa tài sản, tiếp khách..
Phòng quản trị tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro: Bộ phận hỗ trợ hoạt động tín dụng, giám sát bộ phận kinh doanh tác nghiệp như: Thẩm định, đánh giá rủi ro, tạo hồ sơ giải ngân, quản lý tín dụng, đưa ra các cảnh báo và giải pháp ứng xử khi xảy ra rủi ro trong công tác tín dụng.
Các phòng giao dịch khách hàng: Cung ứng các sản phẩm cho khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế như chuyển tiền, mở tài khoản, các dịch vụ mở thẻ, thanh toán, thu đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động vốn, giải ngân tiền vay
Mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng được trao quyền hạn và nhiệm vụ rõ ràng, trong đó có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng dưới sự điều hành của ban Giám đốc chi nhánh.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2012 – 2014:
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn:
Giai đoạn 2012 - 2014, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính từ năm 2008 và nợ công ở Châu Âu vẫn chưa được giải quyết. Tình hình kinh tế khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với các NHTM, do đó, những năm qua Chi nhánh Sơn Tây bằng nhiều biện pháp tích cực đã tập trung huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế.
Bảng 2.1: Tổng tiền gửi của khách hàng trong giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | |||||
Số dư | Số dư | Tăng, giảm so với năm 2012 | Số dư | Tăng, giảm so với năm 2013 | |||
+/- | % | +/- | % | ||||
Tiền gửi huy động | 1.682 | 1.531 | -151 | -9,03% | 1.994 | 463 | 30,27% |
(Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014)
Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm do sự suy thoái tại khu vực đồng EURO cùng với khủng hoảng tín dụng và bất ổn chính trị của nhiều khu vực…Trong nước, nền kinh tế vĩ mô cũng chứa nhiều bất ổn, nợ xấu
nhiều, thị trường bất động sản hầu như đóng băng. Tất cả những biến động
38
tiêu cực này đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, sang năm 2012, lãi suất bắt đầu có xu hướng giảm xuống thay vì ở mức cao như năm 2011. Tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực thực phẩm, giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế trong nước. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Mặc dù nền kinh tế có nhiều bất ổn, Chi nhánh Sơn Tây tiếp tục duy trì nền tảng huy động tiền gửi mạnh mẽ trong năm 2012. Tiền gửi huy động của ngân hàng đạt 1.682 tỷ đồng và chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, chiếm 81% trong tổng tiền huy động.
Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Chi nhánh Sơn Tây cũng không nằm ngoài khó khăn chung đó, hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã có sự giảm sút, số dư tiền gửi tới thời điểm 31/12/2013 là 1.531 tỷ đồng, giảm 152 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 9.03% so với năm 2012.
Năm 2014 kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu khả quan hơn so với 2013, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trường tài chính có những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách được cải thiện. Khó khăn của doanh nghiệp và hộ gia đình cũng giảm bớt. Điều này đã có những ảnh hưởng rất tích cực tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng, số dư tiền gửi năm 2014 của Chi nhánh Sơn Tây đạt 1.994 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2013 và là năm mà Chi nhánh có được số dư tiền gửi lớn hơn số dư nợ.
Trong giai đoạn 2012-2014, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Sơn Tây nhìn chung khá tốt. Cơ cấu các loại tiền gửi của chi nhánh theo kỳ hạn không có nhiều sự thay đổi, tỷ trọng huy động tiền gửi có kỳ hạn và
không kỳ hạn gần như được duy trì ở mức 86% tiền gửi có kỳ hạn và 14% tiền gửi không kỳ hạn.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay:
Giai đoạn 2012 – 2014, Chi nhánh Sơn Tây tập trung phát triển dịch vụ cho vay bán lẻ, tăng trưởng dư nợ trong năm 2012 chủ yếu tập trung cho ngành tiêu dùng, hướng tới các khách hàng cá nhân. Mục tiêu của Chi nhánh là cung cấp các dịch vụ cho vay đáp ứng từng nhu cầu cá nhân của khách hàng theo những yêu cầu quản trị rủi ro thận trọng. Chi nhánh đã triển khai các gói tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân có tính cạnh tranh cao với lãi suất ưu đãi như: cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở với lãi suất 7,8%/năm trong năm đầu, gói tín dụng phục vụ nhu cầu mua ô tô với lãi suất 8%/năm với mức cho vay tối đa 95% giá trị tài sản.
Về khách hàng doanh nghiệp, Chi nhánh Sơn Tây đã phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các khách hàng thân thiết trước những thách thức kinh tế với các giải pháp như:
- Giảm lãi suất cho các doanh nghiệp thuộc các nhóm ưu tiên như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành phụ trợ theo chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Tăng cường tài trợ vốn cho các ngành sản xuất ưu tiên theo chỉ đạo của Chính Phủ như các ngành hàng thiết yếu, các sản phẩm thương mại, hóa chất, phân bón, dịch vụ y tế…với các gói sản phẩm mang tính cạnh tranh cao như gói 10.000 tỷ đồng với lãi suất thấp, tài trợ xuất nhập khẩu cho ngành may mặc và chế biến gỗ trên địa bàn.
- Triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất tối đa 9%/năm.
Ngoài ra, nhằm mục tiêu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trọn gói, bao gồm các sản phẩm chính là các sản phẩm tín dụng, chi nhánh đã
40