Hệ Thống Các Phạm Trù Cơ Bản Của Giáo Dục Học

— Cả quá trình giáo dục tổng thể lẫn các quá trình giáo dục bộ phận đều có cấu trúc giống nhau, có nghĩa là đều được tạo thành bởi nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố đảm nhận chức năng nhất định; các yếu tố có quan hệ qua lại với nhau, và sự tác động qua lại giữa chúng tạo nên chất lượng của cả hệ.

* Các yếu tố của quá trình giáo dục

Mục đích giáo dục là đơn đặt hàng của xã hội đối với giáo dục về mẫu nhân cách mà giáo dục cần thực hiện cho được. Mục đích chi phối nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và cả việc đánh giá hoạt động giáo dục.

Nội dung giáo dục là hệ thống giá trị (kiến thức, kĩ năng, giá trị đạo đức, khuôn mẫu hành vi ứng xử) cần hình thành ở người được giáo dục. Nội dung giáo dục phản ánh trong chương trình và sách giáo khoa, nó tạo nên nội dung hoạt động cho nhà giáo dục và người được giáo dục, chi phối phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục nhằm đạt được mục đích giáo dục đã định.

Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục là cách thức tổ chức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đích giáo dục đã định.

Kết quả giáo dục là mức độ phát triển nhân cách của người được giáo dục sau mỗi quá trình giáo dục nhất định và sau toàn bộ quá trình giáo dục đã quy định.

Môi trường giáo dục là điều kiện giáo dục trong đó, quá trình giáo dục diễn ra (có thể là đơn đặt hàng của xã hội đối với giáo dục và những điều kiện (vật chất, tinh thần) cho phép quá trình giáo dục thực hiện được các yêu cầu ấy).

Nhà giáo dục là chủ thể tác động giáo dục, giữ vai trò định hướng, điều khiển,

điều chỉnh hoạt động giáo dục và hoạt động tự giáo dục.

Người được giáo dục là đối tượng nhận sự tác động của nhà giáo dục, đồng thời là chủ thể tự giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 315 trang tài liệu này.

* Quan hệ giữa các yếu tố thành tố : Nhà giáo dục tác động đến người được giáo dục thông qua nội dung, phương pháp, phương tiện trong môi trường nhất định nhằm thực hiện mục đích giáo dục đặt ra đáp ứng yêu cầu của xã hội tại một giai đoạn nhất định. Cả quá trình giáo dục tổng thể lẫn các quá trình giáo dục bộ phận và từng yếu tố của nó đều là đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học.

2. Hệ thống các phạm trù cơ bản của Giáo dục học

Giáo dục học - Mai Ngọc Liên - 4

2.1. Giáo dục

Giáo dục là một khái niệm được hiểu theo nhiều cấp độ rộng, hẹp khác nhau.

Theo nghĩa rộng nhất, giáo dục được hiểu như là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các tác động từ bên ngoài (gia đình, nhà trường, xã hội).

* Hiểu theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động có mục đích, được tổ chức một cách có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống của các cơ quan chuyên biệt giáo dục và

đào tạo (hệ thống trường học và các trung tâm giáo dục của xã hội như trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm cai nghiện ma tuý v.v.).

* Hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục dưới ảnh hưởng của những tác động sư phạm của nhà trường chỉ liên quan đến một mặt giáo dục như đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và cả lao động sản xuất.

2.2. Dạy học

Là hệ thống tương tác của nhiều thành tố (thầy, trò, nội dung, môi trường) nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển người học, là hình thức tổ chức chủ yếu của

giáo dưỡng.

2.3. Giáo dưỡng

Là một trong hai bộ phận tạo thành hoạt động giáo dục theo nghĩa rộng; là hoạt động có nhiệm vụ hình thành ở người học hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực trí tuệ, và trên cơ sở đó, hình thành phẩm chất đạo đức của cá nhân. Hình thức tổ chức hoạt động chủ yếu của giáo dưỡng là dạy học.

2.4. Tự học

Là hoạt động có chủ đích của con người liên quan đến việc tìm tòi và tiếp thu tri thức của người ấy trong lĩnh vực mà mình cần phải hiểu biết và mình ưa thích, kể cả bằng con đường nghe các buổi phát thanh và truyền hình theo chuyên đề.

2.5. Tự giáo dục

Là hoạt động có ý thức, có chủ đích của con người nhằm hình thành cho mình những phẩm chất nhân cách nhất định.

Nhiệm vụ của hoạt động 1

Nhiệm vụ 1 : Nêu khái quát sự hình thành Giáo dục học như là một khoa học

độc lập.

— Cá nhân đọc tài liệu [1, tr. 13 tr. 17; 7, tr. 17 tr. 30].

— Thảo luận nhóm các câu hỏi sau :

“Điều kiện xã hội của sự ra đời lí luận giáo dục ?”.

“Giáo dục học với tư cách là một khoa học độc lập ra đời vào thời gian nào ? Vì sao ?”.

— Đại diện từng nhóm trình bày kết luận thảo luận trước lớp.

Nhiệm vụ 2 : Giải thích đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học. Làm việc cả

lớp.


— Giáo sinh lắng nghe, ghi chép để hiểu một lĩnh vực nghiên cứu trở thành một khoa học độc lập.

— Giáo sinh kể tên các khoa học nghiên cứu về con người và đối tượng nghiên cứu của các khoa học ấy.

— Giáo sinh lần lượt trả lời các câu hỏi :

“Giáo dục học nghiên cứu bình diện nào của con người ?”.

“Quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người được diễn ra ở đâu và dưới tác động của lực lượng giáo dục nào ?”.

“Quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người diễn ra ở nhà trường có những đặc điểm gì ?”.

— Giáo sinh phát biểu “Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học” dưới dạng ngôn ngữ.

Nhiệm vụ 3 : Mô tả cấu trúc của quá trình giáo dục tổng thể đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học. Làm việc theo nhóm.

— Giáo sinh chọn quá trình giáo dục bộ phận và các yếu tố tham gia vào cơ cấu của quá trình giáo dục để đặt vào những vị trí phù hợp của sơ đồ “khống” (Sơ đồ cấu trúc quá trình giáo dục tổng thể) Xem tư liệu.

— Giáo sinh thiết lập quan hệ giữa các quá trình giáo dục bộ phận, giữa các yếu tố của quá trình giáo dục bằng các loại kí hiệu đã cho Xem tư liệu.

— Mô tả ngắn chức năng của quá trình giáo dục bộ phận và từng thành tố tham gia quá trình giáo dục.

— Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.

— Hệ thống hoá cấu trúc của quá trình giáo dục tổng thể dưới dạng sơ đồ cấu trúc.

Nhiệm vụ 4 : Phân tích các khái niệm cơ bản của Giáo dục học. Làm việc theo nhóm.

Nhóm 1Tìm hiểu khái niệm giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng, hẹp).

— Cá nhân đọc các định nghĩa dưới đây về khái niệm “giáo dục”, sau đó :

+ Tìm những dấu hiệu khác nhau giữa các mức độ của khái niệm “giáo dục”.

+ Phân loại (sắp xếp) các khái niệm theo nhóm.

Một số định nghĩa về “giáo dục”

“Giáo dục là hoạt động có chủ đích được tiến hành dưới sự chỉ đạo của các nhà chuyên trách đội ngũ các nhà giáo dục, diễn ra trên mọi hoạt động học tập và công tác giáo dục được thực hiện riêng biệt ngoài giờ học”.

“Giáo dục là một công tác giáo dục chuyên biệt nhằm hình thành những phẩm chất, quan điểm và niềm tin nhất định cho con người”.

“Giáo dục là sự hình thành có mục đích và tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người; với nghĩa rộng, khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các nhu cầu của kinh tế xã hội”.

“Giáo dục là quá trình hoạt động nhằm tạo ra cơ sở của thế giới quan khoa học, nhân sinh quan, lí tưởng đạo đức, thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực của con người kể cả việc phát triển nâng cao thể lực”.

“Giáo dục là sự hình thành con người dưới ảnh hưởng của những tác động có mục đích của nhà giáo dục trong quá trình dạy học và giáo dục trong hệ thống các cơ quan giáo dục và dạy học”.

“Giáo dục là công tác giáo dục chuyên biệt do nhà giáo dục tiến hành chủ yếu là trong thời gian ngoài giờ học”.

— Thảo luận nhóm về khái niệm “giáo dục” hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp; về quan hệ giữa hai cấp độ của khái niệm “giáo dục”.

— Chuyển kết luận thảo luận của nhóm tới nhóm 2 và 3.

— Nhận xét kết quả của nhóm 2 và 3, góp ý bổ sung hay chuẩn bị câu hỏi đặt cho kết quả thảo luận của hai nhóm (nếu có).

Nhóm 2 : Giải thích các khái niệm “dạy học”, “giáo dưỡng”.

— Cá nhân nhớ lại cấu trúc của quá trình dạy học (bộ phận của quá trình giáo dục toàn vẹn) kết hợp với hiểu biết về dạy học có được từ việc tri giác dạy học trong thực tế và sự tham gia của cá nhân vào quá trình dạy học ở trường phổ thông, đọc tài liệu để xác định khái niệm dạy học, giáo dưỡng.

— Phân định quan hệ giữa dạy học và giáo dưỡng.

— Nhóm thảo luận về các khái niệm dạy học, giáo dưỡng và quan hệ giữa dạy học và giáo dưỡng.

— Chuyển kết quả thảo luận của nhóm tới nhóm 1 và 3.

— Nhận xét kết quả của nhóm 1 và 3, góp ý bổ sung hay chuẩn bị câu hỏi đặt ra cho hai nhóm (nếu có).

Nhóm 3 : Giải thích các khái niệm “tự giáo dục”, “tự học”.

— Cá nhân đọc các định nghĩa về tự học (tư liệu) và giáo trình [3, tr. 15, 16] để xác định các dấu hiệu cơ bản của khái niệm “tự giáo dục”, “tự học”; phát biểu định nghĩa về “tự giáo dục”, “tự học”.

— Nhóm thảo luận về các dấu hiệu bản chất của khái niệm “tự giáo dục”, “tự học”; về định nghĩa “tự giáo dục”, “tự học”; về mối quan hệ giữa “tự giáo dục” với “giáo dục”; quan hệ giữa “tự học” với “dạy học”.

— Chuyển kết luận của nhóm tới nhóm 1 và 2 để xin góp ý bổ sung.

— Nhận xét kết quả thảo luận của nhóm 1 và 2, góp ý bổ sung hay chuẩn bị câu hỏi cho nhóm 1 và nhóm 2 (nếu có).

* Làm việc cả lớp

— Đại diện từng nhóm trình bày kết luận thảo luận của nhóm.

— Thảo luận tập thể để chính xác các dấu hiệu bản chất của từng khái niệm, phân

định rõ quan hệ giữa các khái niệm.

— Chỉ ra biểu hiện của từng khái niệm trong thực tế giáo dục.

* Tìm hiểu thêm các khái niệm “công nghệ giáo dục”, “giáo dục cộng

đồng”, “giáo dục từ xa” và “giáo dục hướng nghiệp” trong các tài liệu tham khảo.

Đánh giá hoạt động 1

Giáo sinh thực hiện các bài tập. Hình thức : bài viết ngắn, làm ở nhà với mục đích để

tự kiểm tra.

1. Phát biểu đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học. Chỉ ra những dấu hiệu cơ bản nhất của quá trình giáo dục đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học.

2. Vẽ sơ đồ cấu trúc quá trình giáo dục tổng thể. Mô tả ngắn chức năng và quan hệ giữa các yếu tố thuộc cấu trúc quá trình giáo dục.

3. So sánh khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng với giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp với tự giáo dục; dạy học với giáo dưỡng và tự học.

Hoạt động 2 :Tìm hiểu các nhiệm vụ của Giáo dục học (1 tiết).

Thông tin cho hoạt động 2

1. Các nhiệm vụ của Giáo dục học

— Nghiên cứu mục tiêu chiến lược và xu thế phát triển của giáo dục đào tạo trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội.

— Nghiên cứu các quy luật và tính quy luật của quá trình giáo dục.

— Nghiên cứu cấu trúc của quá trình giáo dục theo những cách tiếp cận khác nhau để xây dựng những giải pháp tác động đến từng thành tố thuộc cấu trúc hệ thống giáo dục nhằm đạt kết quả giáo dục tối ưu trong những hoàn cảnh xã hội nhất định.

2. Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước

— Xác định mục tiêu giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến đến xác định cụ thể mục tiêu giáo dục cho từng trường học, lớp học và môn học, từng hoạt động giáo dục để chỉ đạo việc xây dựng nội dung chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giáo dục.

— Nghiên cứu xu thế phát triển giáo dục của thế giới như xu thế “một xã hội học tập”, “tính nhân văn trong giáo dục” để xây dựng nền giáo dục Việt Nam đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với truyền thống giáo dục Việt Nam và hội nhập vào giáo dục thế giới.

— Nghiên cứu và ứng dụng các quy luật giáo dục : Tính nhân dân, tính dân tộc, tính khoa học và tính hiện đại; giáo dục gắn với lao động sản xuất, học gắn với hành, nhà trường kết hợp với xã hội; v.v.) vào hoạt động dạy học và giáo dục một cách thiết thực và hiệu quả.

— Xây dựng nội dung, chương trình đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và hệ thống phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lí lứa tuổi người học.

— Cải tiến phương pháp giáo dục trên nền tảng khoa học đích thực nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu.

— Biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng bậc học, cấp học, trình độ đào tạo và cho phép người dạy và người học phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cá nhân trong từng tình huống sư phạm nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định và thống nhất.

Nhiệm vụ của hoạt động 2

Giải thích các nhiệm vụ của Giáo dục học.

— Giáo sinh lắng nghe, ghi chép để hiểu các nhiệm vụ của Giáo dục học.

— Giáo sinh chú ý nghe và ghi chép hoặc tham gia giải quyết vấn đề : Nhiệm vụ cấp bách của Giáo dục học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Đánh giá hoạt động 2

Giáo sinh thực hiện bài tập. Hình thức : Bài viết ngắn, làm ở nhà với mục đích để tự kiểm tra.

Bài tập : Hãy xác định một vấn đề bức xúc nhất của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ đó :

— Lí giải nguyên nhân.

— Đề xuất hướng giải quyết phù hợp với điều kiện giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

— Vận dụng những đề xuất vào thực tiễn nghề nghiệp của bản thân, thực tiễn giáo dục của địa phương đang sinh sống.


Hoạt động 3 :Tìm hiểu quan hệ của Giáo dục học với các khoa học khác (1 tiết).

Thông tin cho hoạt động 3

1. Hệ thống các khoa học về Giáo dục học

— Lịch sử Giáo dục học nghiên cứu các hiện tượng giáo dục trong các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, qua đó làm rõ bản chất xã hội của giáo dục và tính quy luật trong sự phát triển của giáo dục.

— Giáo dục học là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các khoa học về giáo dục. Giáo dục học bao gồm hệ thống các khoa học bộ phận (phân môn) như Giáo dục học mầm non (Giáo dục học tiền học đường), Giáo dục học phổ thông, Giáo dục học chuyên nghiệp và dạy nghề...). Hoặc Giáo dục học y học,

Giáo dục học quân sự, Giáo dục học thể dục thể thao, Giáo dục học đại học,

v.v. (chia theo các lĩnh vực nghiên cứu gắn với chuyên ngành đào tạo).

— Tuy đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, nhưng các phân môn Giáo dục học kể trên đều có chung cơ sở là Giáo dục học đại cương. Từ những tri thức, kĩ năng chung ấy mà vận dụng vào từng công việc giáo dục ở các lĩnh vực khác nhau.

— Giáo dục học đặc biệt (hay còn gọi là Giáo dục học chuyên biệt) cũng là một bộ phận của Giáo dục học, nhiệm vụ của nó là chuyên nghiên cứu những vấn đề dạy học và giáo dục các trẻ em khuyết tật hoặc có các khó khăn về tâm lí hay chậm phát triển về trí tuệ.

2. Giáo dục học với các khoa học có liên quan

— Giáo dục học với tư cách là một khoa học trong nhóm các khoa học xã hội, nên nó có quan hệ với nhiều khoa học xã hội khác như Triết học, Đạo đức học, Xã hội học, Mĩ học, Kinh tế học. Điều này phản ánh quan hệ giữa Giáo dục học với nhiều lĩnh vực hoạt động khác trong xã hội.

— Trong các khoa học xã hội nêu trên, đặc biệt Triết học gắn bó chặt chẽ với Giáo dục học, nó cung cấp các quan điểm phương pháp luận cho việc nghiên cứu sự vận động và phát triển của giáo dục.

— Nghiên cứu về sự phát triển con người trong quá trình dạy học và giáo dục, nên Giáo dục học còn có quan hệ với các khoa học nghiên cứu về con người như Sinh lí học (đặc biệt là Sinh lí học thần kinh cấp cao), Tâm lí học (đặc biệt là Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm). Những khoa học này cung cấp những cơ sở về tâm lí, sinh lí để tổ chức hợp lí các quá trình sư phạm nhằm hình thành tri thức, kĩ năng, bồi dưỡng thái độ và niềm tin, rèn luyện hành vi tương ứng ở người được giáo dục.

— Trong giai đoạn phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ, các ngành khoa học kĩ thuật được ứng dụng vào thực tiễn giáo dục, tạo ra cách thức tổ chức mới góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế, Giáo dục học cũng có quan hệ với điều khiển học, tin học.

Nhiệm vụ của hoạt động 3

Xác định cấu trúc của khoa học giáo dục. Giáo sinh tự nghiên cứu có hướng dẫn.

— Cá nhân đọc tài liệu [4, tr. 25 tr. 29], viết các câu trả lời cho 3 câu hỏi dưới

đây :

“Khoa học giáo dục có các phân môn nào ?”. “Giáo dục học có quan hệ với các khoa học nào ?”.

“Hãy nêu 3 ứng dụng của các khoa học trên vào việc tổ chức quá trình dạy học và giáo dục học sinh”.

— Trao đổi trong nhóm học tập hoặc với giáo viên bộ môn về các câu trả lời.

— Viết bài viết ngắn về các vấn đề trên dựa vào kết quả nghiên cứu cá nhân, thảo luận nhóm và các gợi ý của giáo viên.

Đánh giá hoạt động 3

Giáo sinh viết bài viết ngắn về mối quan hệ giữa Giáo dục học với các khoa học khác, trong đó làm rõ sự vận dụng các khoa học (ví dụ như Triết học, Sinh lí học, Tâm lí học, v.v.) vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể của Giáo dục học (ví dụ như xây dựng nội dung chương trình môn học, cải tiến phương pháp dạy học, v.v.).

Hoạt động 4 :Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học (1 tiết).

Thông tin cho hoạt động 4

1. Phương pháp luận

Triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử là phương pháp luận cho việc nghiên cứu Giáo dục học.

2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.1. Phương pháp nghiên cứu sách và tài liệu là phương pháp khai thác thông tin khoa học giáo dục qua sách, tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nhờ đó, người nghiên cứu có thể xây dựng được lịch sử vấn đề nghiên cứu, cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu, bổ sung lí luận đã có hoặc xây dựng lí luận mới.

Khi nghiên cứu sách, tài liệu cần lưu ý :

— Lập danh mục sách và tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên cơ sở lựa chọn, sàng lọc.

— Đọc và ghi chép tư liệu bằng các hình thức thích hợp (lập phiếu ghi chép, lập sơ đồ, biểu đồ, bảng thống kê, so sánh).

— Phân tích và sắp xếp, nhận xét những tư liệu, số liệu thu được một cách chính xác, chân thực.

— Khái quát, hệ thống những điều rút ra từ lịch sử vấn đề nghiên cứu, từ cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.

2.2. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu qua trao đổi ý kiến trực tiếp với những đối tượng điều tra (nghiệm thể). Muốn trò chuyện, phỏng vấn thành công cần lưu ý :

— Thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu trò chuyện đã định (câu hỏi trực tiếp thẳng vào vấn đề hoặc câu hỏi gián tiếp) để khai thác được thông tin một cách chân thật.

— Tạo một không khí trò chuyện thân mật, cởi mở, tự tin, kích thích sự trao đổi ý kiến tự nhiên, thoải mái.

2.3. Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan, đôi khi cả các phương tiện nghe nhìn để ghi nhận các biểu hiện của hiện tượng hay quá trình giáo dục, qua đó khai thác những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá thực

Xem tất cả 315 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí