nam, các ngân hàng quốc doanh Việt nam như : Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn…Tuy nhiên, trong Khoá luận này chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của các tổng công ty 91 thành lập tập đoàn kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của các tổng công ty 91 định hướng phát triển tập đoàn kinh tế.
Sau khi được thành lập lại theo quyết định 90/TTg và quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994, các tổng công ty nhà nước đã từng bước ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được những kết quả nhất định đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế.
Nét đặc trưng của các tổng công ty nhà nước, đặc biệt là các tổng công ty 91 là tính chất chuyên ngành tương đối cao, trong mỗi ngành hoặc lĩnh vực thường chỉ có một tổng công ty 91, trừ một số ngành như lương thực có 2 tổng công ty 91 được thành lập. Đặc điểm đó của các tổng công ty 91 cần được nhìn nhận ở hai mặt:
Thứ nhất, với vị trí tổng công ty lớn thuộc sở hữu Nhà nước nắm giữ hầu hết thị phần của ngành kinh doanh, các tổng công ty 91 thể hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, chi phối lĩnh vực hoạt động chuyên ngành và góp phần thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, vị thế “độc tôn” đó tạo cho các tổng công ty 91 lợi thế lớn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực. Từ đó kinh doanh tương đối thuận lợi và có thể đạt kết quả cao.
Thứ hai, sự “độc tôn” với các lợi thế thương mại của các tổng công ty 91 đã dẫn đến mức độ độc quyền ở các mức độ khác nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy vị thế độc quyền hoặc “ gần như độc quyền” của một số tổng công ty 91 như trong các ngành Điện lực, Dầu khí, Bưu chính viễn thông…Độc quyền có thể dẫn đến những kết quả không có lợi như: cửa quyền, hạn chế cạnh tranh, chậm đổi mới, hiệu quả hoạt động kém, gây thiệt hại cho cả người tiêu dùng và sự phát triển của nền kinh tế.
Từ đặc điểm đó của các tổng công ty 91, trên hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, các tổng công ty 91 đang chiếm lĩnh hầu hết thị trường và phát triển mạnh mẽ với xu hướng thành lập các tập đoàn kinh tế.
Trong lĩnh vực Dầu khí, tổng công ty Dầu khí Việt nam ( Petro Vietnam) đã đổi tên thành tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt nam ( Vietnam Oil and Gas Group) là doanh nghiệp Việt nam duy nhất hoàn toàn chi phối lĩnh vực khai thác và cung cấp dầu thô của cả nước. Năm 1999, Petro Vietnam đạt doanh thu khoảng 14.000 tỷ đồng, chiếm gần 20% ngân sách Nhà nước; sản lượng dầu đạt 15 triệu tấn, khí khai thác đạt 1 tỷ m3, dịch vụ thu từ dầu khí đạt xấp
xỉ 200 triệu USD.
Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam (VNPT) đã chính thức đổi tên là tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam (Vietnam Post and Telecommunications Group). Trước đây, VNPT đã độc quyền về dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước, tuy nhiên, vào năm 2005, bằng việc cho phép thành lập các công ty như Công ty Điện tử viễn thông Quân đội (ngày 02 tháng 3 năm 2005), công ty Viễn thông Điện lực, công ty Cổ phần dịch vụ viễn thông Sài Gòn…của Thủ tướng chính phủ đã chấm dứt tình trạng độc quyền trong kinh doanh của VNPT. Mặc dù vậy, thị phần và vị thế của tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam vẫn đứng đầu trong ngành bưu chính viễn thông Việt nam. Đây là tổng công ty đầu tiên thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu của tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu | 2003 | 2004 | 2005 | 04/03 | 05/04 | |
1 | Tổng vốn kinh doanh | 18000 | 25000 | 31714 | 39% | 27% |
2 | Tổng doanh thu | 26920 | 31532 | 37234 | 17% | 18% |
3 | Lợi nhuận | 4316 | 5954 | 7152 | 34% | 21% |
4 | Lợi nhuận/ Vốn | 23% | 24% | 22% | +1% | -1% |
Có thể bạn quan tâm!
- Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 2
- Nguyên Nhân Ra Đời Của Các Tập Đoàn Kinh Tế
- Ý Nghĩa Của Tập Đoàn Kinh Tế Trong Phát Triển Kinh Tế Xã Hội
- Sự Khác Biệt Giữa Tập Đoàn Kinh Tế Và Tổng Công Ty Nhà Nước
- Tập Đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam
- Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Của Tập Đoàn Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của tổng công ty BCVT giai đoạn 2003-2005)
Trong ngành điện, tổng công ty Điện lực Việt nam ( Electricity of Vietnam - EVN) cung cấp hầu như 100% sản lượng điện của cả nước, đến cuối năm 2004 tổng công suất của toàn quốc là 11340 MW, tăng trên 100 lần so với năm 1954, về sản lượng điện tăng gấp gần 900 lần so với năm 1954, hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đã trải rộng khắp mọi miền tổ quốc. Tuy nhiên, do thị trường điện ở Việt nam chưa hình thành, sự phát triển của tổng công ty Điện lực Việt nam là độc quyền hoàn toàn. Sản lượng điện cung cấp cho thị trường còn thiếu, giá điện là giá độc quyền không phản ánh giá trị thực. Trong mục tiêu phát triển EVN thành tập đoàn kinh tế, tổng công ty và Nhà nước đang nghiên cứu tạo lập thị trường điện trong nước, đa dạng hoá đầu tư trong lĩnh vực này.
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam ( VINASHIN) nay là tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam, có 16 nhà máy đóng tàu, 4 công ty liên doanh với nước ngoài với tổng mức sản lượng năm 2004 đạt 2.091 tỷ đồng, tăng bình quân trên 20%/năm. Trong đợt phát hành trái phiếu quốc tế vừa qua, Nhà nước đã huy động được 750 triệu USD đầu tư cho tổng công ty phục vụ cho công nghiệp đóng tàu.
Trong ngành than, tổng công ty Than Việt nam sau khi liên kết với công ty khai thác Khoáng sản Việt nam đã thành lập tập đoàn Than - Khoáng sản Việt nam. Đây là tập đoàn đa ngành đầu tiên của Việt nam. Sản lượng than năm 2004 đạt 27.3 tỷ tấn than, xuất khẩu hơn 10.5 tỷ tấn than sạch, lợi nhuận trước thuế khoảng 1000 tỷ đồng, nộp ngân sách 609 tỷ đồng. Tính chất đa ngành của tập đoàn Than thể hiện trong cơ cấu ngành kinh doanh bao gồm: công nghiệp than - điện lực - cơ khí - vật liệu nổ công nghiệp - xây dựng - thương mại dịch vụ, trong đó công nghiệp than chiếm khoảng 64,8%, các ngành còn lại chiếm 35,2% trong tổng doanh thu 15.2 ngàn tỷ đồng.
Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của các tổng công ty 91 được thể hiện như sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của các tổng công ty 91 giai đoạn 1995 - 1999 và giai đoạn 2000 - 2004.
Chỉ tiêu | Đv | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | |
1 | Vốn NN tại TCT | Tỷ đ | 65.354 | 66.722 | 71.668 | 74.099 | 76.160 |
2 | Doanh thu | Tỷ đ | 165.124 | 165.124 | 169.123 | 182.653 | 189.776 |
3 | Lợi nhuận | Tỷ đ | 9.135 | 9.135 | 9.526 | 9.717 | 10.080 |
4 | Tỉ suất lợi nhuận/ vốn NN | % | 13,9 | 13,8 | 13,29 | 13,11 | 13,23 |
5 | Tỷ trọng số DNTV lãi | % | 77,6 | 78 | 77,8 | 70 | 70 |
6 | Tỷ trọng số DNTV hoà vốn | % | 2,4 | 1 | 5,2 | 5 | 13 |
7 | Tỷ trọng số DNTV lỗ | % | 20 | 21 | 17 | 25 | 17 |
TT | Chỉ tiêu | Đv | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 |
1 | Vốn NN tại TCT | Tỷ đ | 88.572 | 93.645 | 115.308 | 128.868 | 134.023 |
2 | Doanh thu | Tỷ đ | 195.992 | 254.268 | 261.642 | 295.304 | 315.268 |
3 | Lợi nhuận | Tỷ đ | 12.254 | 13.726 | 15.971 | 17.945 | 18.790 |
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn NN | % | 13,82 | 14,6 | 13,85 | 13,92 | 14,02 | |
5 | Tỷ trọng số DNTV lãi | % | 74 | 75 | 77,2 | 77,3 | 76 |
6 | Tỷ trọng số DNTV hoà vốn | % | 10,4 | 9,2 | 9,2 | 9,1 | 10,3 |
7 | Tỷ trọng số DNTV lỗ | % | 15,6 | 15,8 | 13,6 | 13,6 | 13,7 |
( Nguồn: Cục tài chính doanh nghiệp - Bộ tài chính)
Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, từ năm 1994 đến năm 1999, các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh tại các tổng công ty 91 đều tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng rất chậm. Về vốn Nhà nước tại tổng công ty hàng năm tăng trung bình khoảng 4,7%/ năm, tốc độ tăng như vậy là thấp mặc dù cũng đã thể hiện được sự mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổng công ty nhà nước. Về doanh thu trung bình tăng khoảng 4,1%/ năm, đây là tốc độ tăng rất chậm so với tiềm năng của các tổng công ty. Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước có xu hướng giảm dần: năm 1995 là 13,9%, năm 1996 giảm xuống 13,8% và năm 1997, 1998 thì chỉ còn 13,29% và 13,11%.
Về các doanh nghiệp thành viên (DNTV) thì số lượng các DNTV lãi chiếm tỷ trọng cao ( năm 1995: số các DNTV lãi chiếm 77,6%, số DNTV lỗ chiếm 20%, số DNTV hoà vốn chiếm 2,4%), nhưng trong giai đoạn này, tỷ trọng các doanh nghiệp lãi có xu hướng giảm, đặc biệt là năm 1997 ( 77,8%) thì năm 1998 ( 70%), mặc dù số doanh nghiệp lỗ có giảm nhưng tỷ trọng doanh nghiệp hoà vốn lại tăng ( năm 1996 là 1% thì đến năm 1999 là 13%) điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của các tổng công ty là chưa cao, chưa phát huy được tiềm lực to lớn của bản thân.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, nhờ công tác đổi mới tổ chức sắp xếp doanh nghiệp được tiến hành khẩn trương và mạnh mẽ hơn, hoạt
động kinh doanh của các tổng công ty 91 đã hiệu quả hơn. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn tăng liên tục ( năm 2000 là 13,82%, năm 2001 là 14,6%, năm 2004 là 14,02%) và cao hơn so với giai đoạn 1994 - 1999. Tỷ trọng các DNTV lãi tăng và tỷ trọng các DNTV hoà vốn và lỗ đều có xu hướng giảm. Kết quả này thể hiện hoạt động của các tổng công ty là hiệu quả và việc thí điểm chuyển các tổng công ty sang mô hình công ty mẹ - công ty con, phát triển tập đoàn là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý.
1.1.3. Những tồn tại trong hoạt động của các tổng công ty 91
Sau khi Chính phủ ban hành quyết định 90/TTg và 91/TTg, đến nay đã có 17 tổng công ty 91 và 74 tổng công ty 90 được thành lập và hoạt động. Trong quá trình hoạt động và phát triển, các tổng công ty đã có những đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên trong quá trình đó, các tổng công ty cũng đã bộc lộ những yếu kém của mình:
Một là, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế là thấp. Bên cạnh đó, các tổng công ty chưa tìm ra định hướng phát triển sản phẩm mới, ngành nghề mới hay thị trường mới cũng như chiến lược chung của toàn ngành để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hai là, sự minh bạch về sở hữu vốn giữa tổng công ty và các công ty thành viên là chưa rõ ràng. Tổng giám đốc tổng công ty, giám đốc các công ty thành viên là chủ tài khoản của số tiền lớn nhưng không phải do chính họ bỏ ra, đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng tham ô, tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung và trong các tổng công ty nói riêng xảy ra ngày càng nhiều càng nghiêm trọng.
Ba là, nhiều tổng công ty được hình thành theo phương pháp “cộng dồn” đơn thuần các công ty độc lập đang hoạt động lại với nhau, nên quan hệ giữa
các thành viên chưa thực sự liên kết được hết sức mạnh và khi đó tổng công ty được thành lập thì vai trò của các tổng công ty đối với các thành viên rất mờ nhạt, chỉ là hình thức, chưa có nội dung. Bởi lẽ, vốn của tổng công ty chính là vốn của Nhà nước trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại, mà mỗi công ty thành viên là 1 pháp nhân độc lập, vì vậy vai trò điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của tổng công ty chỉ tồn tại trên văn bản.
Bốn là, vai trò quyền hạn của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc chưa rõ ràng vì thế xảy ra sự tranh chấp về quyền lực giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Bên cạnh đó, phần lớn các Hội đồng quản trị chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ chính của mình trong việc xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển doanh nghiệp, quyết định đầu tư, tổ chức nhân sự mà sa vào việc giải quyết các vấn đề thuộc quyền giải quyết của ban giám đốc.
Thứ năm, bộ máy quản lý chồng chéo, cồng kềnh, chưa đồng bộ, do đó chậm đổi mới quy trình công nghệ, sản phẩm kém cạnh tranh, khả năng mở rộng sản xuất còn hạn chế. Chính vì vậy mà hoạt động của các tổng công ty chưa đạt hiệu quả cao, không đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Có thể nói, trong việc hình thành và quản lý các tổng công ty, Nhà nước đã sử dụng các biện pháp hành chính, xa lạ với những quy luật khách quan của thị trường, vì vậy hàng loạt các tổng công ty hoạt động kém hiệu quả, một số tổng công ty cũng có tốc độ phát triển tương đối cao nhưng so với nhiều nước trong khu vực thì vẫn chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu để hình thành các tập đoàn kinh tế. Vì vậy, Chính phủ cần phải đưa ra các biện pháp chủ trương kịp thời, đúng đắn, có chiến lược phát triển hợp lý cho nền kinh tế Việt nam nói chung và cho các tổng công ty nói riêng.
1.2. Tính tất yếu của việc chuyển đổi tổng công ty sang mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt nam
1.2.1. Sự cần thiết chuyển tổng công ty nhà nước sang mô hình tập đoàn kinh tế
Trong nghị quyết số 100 - NQ/TW của Bộ chính trị ( khoá VII) về việc “ tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước” đã chỉ rõ: “Sắp xếp các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty theo hướng tổ chức một số tổng công ty chuyên ngành hoặc đa ngành có tầm vóc quốc tế, quốc gia hoặc khu vực, địa bàn…tạo thế và lực để phát triển và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh cần thiết. Loại bỏ những tổng công ty mang tính hành chính trung gian”. Cùng với sự phát triển của Đảng và Nhà nước, quá trình hội nhập và cạnh tranh với thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải đa dạng hoá hình thức kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, một số tổng công ty nhà nước đã tích tụ và tập trung được những nguồn vốn lớn, có nhu cầu trao đổi, tiếp thu công nghệ, mở rộng thị trường ở các quốc gia khác. Chính vì vậy, xu hướng chuyển một số tổng công ty nhà nước mạnh thành tập đoàn kinh tế ở Việt nam là tất yếu.
Mặt khác, thực tiễn kinh doanh của các tổng công ty nhà nước trong những năm qua bên cạnh những kết quả đạt được, cũng bộc lộ những mặt yếu kém và vướng mắc, đặc biệt là cơ chế tài chính. Nhà nước giao vốn cho tổng công ty và sau đó tổng công ty giao lại vốn cho các đơn vị thành viên nên dẫn đến tình trạng vốn bị phân tán, việc huy động nguồn lực trong tổng công ty cho các định hướng chiến lược còn hạn chế, cơ chế trích nộp của các đơn vị thành viên hoạt động mang dáng dấp của một liên hiệp xí nghiệp. Do vậy, việc thành lập các tổng công ty nhà nước là bước chuẩn bị quan trọng để tiến tới thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh.
Hiện nay với xu hướng phát triển tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia được hình thành ngày càng nhiều ở mọi lĩnh vực. Do đó, cần thiết phải phát triển tổng công ty nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh