Nguyên Nhân Ra Đời Của Các Tập Đoàn Kinh Tế


- Trung quốc: là mô hình tách rời ngang giống của Đức nhưng có nhiều chủ thể tham gia quản lý hơn. Thành lập Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban giám sát, xử lý hài hoà mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban giám sát với Ban chấp hành Đảng bộ, Ban chấp hành công đoàn và Đại hội công nhân viên chức. Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch Hội đồng quản trị do một người đảm nhiệm, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về lý thuyết phải riêng biệt. Chính phủ phi tập trung hoá quyền lực, xoá bỏ sự can thiệp thái quá của Nhà nước, hỗ trợ cho sự phát triển của các tập đoàn kinh tế và định hướng thị trường theo Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung quốc

Cách đây một vài thập kỷ, các tập đoàn của Mỹ còn học hỏi văn hoá quản lý của người Nhật, giờ đây họ lại coi đó là nguyên nhân gây ra sự chậm phát triển. Các tập đoàn Đức thường được ca ngợi bởi cấu trúc chặt chẽ, tính pháp luật cao, thì nay bị phê phán là không thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Các tập đoàn Hàn Quốc còn được coi là sự kết hợp hiệu quả của các mô hình trên và tập trung quyền lực cho những người thân trong gia đình, thì sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, đã bộc lộ những yếu kém về quản lý tập đoàn theo hình thức gia đình trị, gây thất thoát vốn. Các tập đoàn của Mỹ giai đoạn hiện nay đang thắng thế và có khả năng trở thành khuôn mẫu cho các nước phát triển.

4. NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ

Tập đoàn kinh tế kinh tế ra đời, tồn tại từ lâu trong lịch sử phát triển của kinh tế thế giới. Dưới dạng các thoả ước, hợp đồng liên minh, liên kết, các tập đoàn kinh tế từng bước nắm lấy các ngành, lĩnh vực chủ chốt có lợi nhuận cao, hình thành một tập đoàn lớn bao gồm hàng trăm, hàng ngàn công ty vừa và nhỏ phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào công ty mẹ về tài chính. Đồng thời, tích tụ tập trung đẩy mạnh quá trình liên kết ngang và liên kết dọc dẫn đến quá trình liên kết đa ngành, đa chức năng trong từng tập đoàn kinh tế. Kết


quả tập đoàn kinh tế ngày càng trở nên hùng mạnh, vì nó phù hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển của thời đại.

Thứ nhất: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và liên kết quốc tế đã dẫn đến sự phát triển sâu rộng của phân công lao động xã hội, đến quy mô của sản xuất và tiêu thụ; sản xuất kinh doanh không còn mang tính chất manh mún, rời rạc và sở hữu không còn là sở hữu cá thể mà đi sâu vào xã hội hóa, vào hợp tác, phân công và sở hữu hỗn hợp. Tập đoàn kinh tế với tư cách là một loại hình tổ chức kinh tế, tổ chức kinh doanh, tổ chức liên kết kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất cần phải ra đời để đáp ứng nhu cầu và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Thứ hai: quy luật tích tụ tập trung vốn, sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Để tồn tại trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải tái sản xuất mở rộng không ngừng quá trình đó cũng là quá trình tích tụ, tập trung vốn vào sản xuất hoặc tích lũy vốn từ lợi nhuận đem lại và tăng thêm nguồn vốn từ các nguồn khác ( như đi vay, liên doanh, liên kết, cổ phần) nhờ vậy, vốn và khả năng sản xuất của doanh nghiệp tăng lên. Doanh nghiệp lớn mạnh thôn tính nhân sự của các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn. Trong quá trình vận động khách quan như vậy, tập đoàn kinh tế sẽ ra đời và phát triển.

Thứ ba: quy luật cạnh tranh và liên kết tối đa hoá lợi nhuận.

Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 3

Cạnh tranh để dành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là quy luật hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh sẽ thôn tính, sáp nhập các doanh nghiệp bị đánh bại, do vậy trình độ hoá về vốn được nâng lên. Còn khi cạnh tranh mà không phân thắng bại thì liên kết với doanh nghiệp khác nhằm tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa. Quá trình liên kết này có thể diễn ra theo các hình thức:


Liên kết ngang: diễn ra giữa các công ty hoạt động trong cùng một ngành.

Tuy nhiên, để chống xu thế độc quyền hoá, luật pháp không cho phép kiểu liên kết độc quyền ngang thông qua luật chống độc quyền.

Liên kết dọc: là sự liên kết giữa các công ty trong cùng một dây truyền công nghệ sản xuất mà trong đó mỗi công ty đảm nhận một bộ phận hoặc một công đoạn nào đó.

Liên kết hỗn hợp: là sự kết hợp liên kết ngang và dọc, gồm rất nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực khác nhau, ít hoặc thậm trí không có mối liên hệ kinh tế trực tiếp với nhau. Đó là sự liên kết đa ngành, đa lĩnh vực. Như vậy, tập đoàn kinh tế là sự tất yếu của quá trình cạnh tranh, liên kết để tối đa hoá lợi nhuận.

Thứ tư: tiến bộ khoa học công nghệ.

Một trong những yếu tố quyết định giúp các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh và thu lợi nhuận là việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra sức ép đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, nghiên cứu ứng dụng các dây truyền công nghệ cao, thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hợp tác với nhau, tập trung nguồn lực về vốn và lực lượng cán bộ khoa học công nghệ. Tập đoàn kinh tế được hình thành với quy mô lớn, trường vốn đã đáp ứng yêu cầu đó và thúc đẩy trở lại quá trình nghiên cứu triển khai khiến nó trở nên nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Các tập đoàn kinh tế đã tạo ra những sản phẩm khoa học công nghệ tiên tiến nhất, có sức cạnh tranh trên toàn thế giới.

Thứ năm: xu thế toàn cầu hóa.

Thị trường tiêu thụ và các nguồn lực sản xuất trong phạm vi quốc gia ngày càng trở nên nhỏ bé đối với các doanh nghiệp lớn, vì vậy phát sinh các hoạt động kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá. Các tập đoàn, công ty đa quốc gia mở rộng hoạt động bằng việc thành lập các chi nhánh liên kết nhằm khai


thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào ở các nước khác nhau, kết hợp với thương quyền khai thác và chia sẻ thị trường để cùng tồn tại và tăng trưởng.‌

5. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ

5.1. Các mô hình chủ yếu của tập đoàn kinh tế

Mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế là hình thức liên kết kinh tế trong tập đoàn. Sự liên kết chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các thành viên trong tập đoàn tuỳ thuộc vào mức độ liên kết về tài chính và lợi ích kinh tế. Theo quan điểm đó, trong lịch sử và hiện tại có ba mô hình tổ chức sau:

- Mô hình thứ nhất: quan hệ liên kết giữa các thành viên tương đối lỏng lẻo thông qua các thoả thuận hoặc các cam kết hợp tác. Trong hình thức này, các công ty thành viên tham gia tập đoàn chỉ chịu sự ràng buộc tương đối lỏng lẻo và có tính độc lập cao. Thông thường, cơ sở tồn tại của loại hình tập đoàn này là các thoả thuận hoặc hợp đồng tạo ra liên kết “ mềm” giữa các thành viên để tăng thêm lợi thế cho nhóm các thành viên đó. Về mặt lịch sử, hình thức này đã xuất hiện rất sớm từ thế kỷ 19. Loại hình Cartel là thuộc hình thức này.

Cartel là hình thức liên kết giữa các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực, một ngành, thậm chí có cùng sản phẩm giống nhau. Thực ra, mối liên kết giữa các công ty trong Cartel chỉ thuần tuý là sự cam kết đối với một số điều khoản nhất định nhằm tránh cạnh tranh trực tiếp với nhau. Các công ty tham gia Cartel vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân và tính độc lập của mình. Thời kỳ đầu của Chủ nghĩa tư bản độc quyền, rất nhiều tập đoàn dạng Cartel được hình thành. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường, hầu hết các nước có luật chống độc quyền, chống liên minh kinh tế kiểu Cartel ngăn cản cạnh tranh gây ra ảnh hưởng tiêu cực.

Sự liên kết giữa các thành viên trong kiểu mô hình này có thể tạo ra ưu thế kinh tế của hợp tác và lợi dụng được tính kinh tế nhờ quy mô. Do đó, các công ty thường tìm kiếm những sự liên kết có lợi cho từng công ty và cho cả


nhóm để có thể tồn tại và cùng phát triển. Hình thức liên kết rất đa dạng, có thể trên các lĩnh vực như: chính sách giá cả, khối lượng sản phẩm cung cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp tác về công nghệ, thị trường tiêu thụ ( phân chia để tránh cạnh tranh trực tiếp),

- Mô hình thứ hai: mối liên kết giữa các công ty thành viên rất chặt chẽ, mức độ phụ thuộc lẫn nhau rất cao, các thành viên bị hạn chế tính độc lập. Nói chung với hình thức này, cơ sở kinh tế của sự liên kết chặt chẽ trong nội bộ tập đoàn là quyền sở hữu, giữa các công ty có sự nắm giữ cổ phiếu của nhau hoặc có một công ty mạnh nhất chi phối cả tập đoàn. Về mặt cấu trúc có thể chia thành ba dạng hình thức khác nhau:

Một là: các công ty thành viên có liên kết dọc về công nghệ và sử dụng sản phẩm (đầu ra) của nhau. Chẳng hạn như tập đoàn Mitsubishi ( Nhật Bản) là một tập đoàn gồm các công ty sử dụng liên tiếp các sản phẩm đầu ra của nhau như khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy và sản xuất linh kiện kim loạiMô hình tập đoàn theo hình thức này gọi là “ mô hình liên kết dọc ”.

Hai là: tập đoàn có liên kết theo chiều ngang: trong loại này, các công ty có quan hệ với nhau về sản phẩm hay dịch vụ bổ trợ cho nhau hoặc các sản phẩm cho cùng một nhóm khách hàng hoặc cùng một nhóm mục tiêu sử dụng. Ví dụ, trong tập đoàn LG (Hàn quốc) có tổ hợp các công ty sản xuất máy tính, công ty sản xuất máy in, máy photocopy và thiết bị văn phòng, công ty sản xuất giấy,hay tổ hợp sản xuất máy phục vụ gia đình như ti vi, máy giặt, tủ lạnh, điều hoàCác công ty này liên kết lại với nhau để tạo ra lợi thế chung. Mô hình tập đoàn theo hình thức này gọi là “mô hình liên kết ngang”.

Ba là: tập đoàn có mô hình liên kết hạt nhân: giữa các công ty thành viên có sự liên kết về công nghệ, hoặc thị trườngNhưng xoay quanh một nhóm sản phẩm mũi nhọn. Ví dụ, tập đoàn General Motors (Mỹ) cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau nhưng sản xuất ô tô là hạt nhân của cả tập đoàn.


Rất nhiều các tập đoàn mạnh trên thế giới hiện nay đều theo mô hình này hoặc kết hợp mô hình này với hai mô hình trên.

- Mô hình thứ ba: do sự phát triển cao của thị trường tài chính, hình thành kiểu tập đoàn có hạt nhân liên kết là công ty tài chính. Công ty mẹ là công ty tài chính nắm giữ cổ phần chi phối các công ty con. Sự phát triển cao của thị trường tài chính cho phép một công ty có thể kiểm soát tổng số vốn và tài sản lớn hơn nhiều so với số vốn của bản thân nó bằng cách sở hữu trên 50% số cổ phần của công ty khác. Do đó, các công ty trong tập đoàn không nhất thiết có mối liên hệ về sản phẩm, công nghệ hay kỹ thuật. Hình thức công ty mẹ thuộc loại này đang trở nên phổ biến.

Conglomerate là hình thức liên kết giữa các công ty không cùng ngành. Từ điển thương mại Anh - Pháp - Việt đã định nghĩa Conglomerate là:

“ Một tổ chức kinh doanh, nói chung, bao gồm một công ty mẹ và một nhóm các công ty chi nhánh liên kết với nhau trong những hoạt động không giống nhau”.

Dưới hình thức Conglomerate, tập đoàn có đặc điểm đa ngành, đa lĩnh vực. Các công ty thành viên chịu sự chi phối và kiểm soát của công ty mẹ, nhưng giữa chúng có thể có sự khác nhau lớn về kỹ thuật và công nghệ. Những năm gần đây, các công ty mẹ còn thường xuyên thay đổi hệ thống của tập đoàn thông qua việc bán hoặc mua quyền sở hữu các công ty khác. Sự thôn tính, sáp nhập hoặc bán bớt các công ty chi nhánh đã trở nên phổ biến.

Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện hình thành những tập đoàn đa ngành kiểu Conglomerate. Thông thường, công ty mẹ là công ty tài chính hoặc gắn liền với công ty mẹ là các công ty tài chính và các ngân hàng thương mại, do đó thế lực của loại tập đoàn này là rất lớn. Rất nhiều các tập đoàn trên thế giới hiện nay như Siemen, Misubishi, Mitsuithuộc dạng này.


Ngoài ra, các Kozern (Concern) - một hình thức có nguồn gốc từ Đức trước Chiến tranh thế giới 2 - cũng có mô hình thuộc dạng này. Đóng vai trò là hạt nhân trong Kozern cũng có một công ty mẹ nắm quyền kiểm soát về tài chính bằng cách nắm giữ cổ phần của các công ty thành viên. Tên của tập đoàn thường lấy theo tên của công ty mẹ.

5.2. Các loại tập đoàn kinh tế

- Cartel: là loại tập đoàn kinh tế giữa các công ty trong một ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cùng ký kết hợp đồng với nhau hoặc thoả thuận kinh tế nhằm mục đích cạnh tranh. Trong các Cartel, các công ty vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý, còn tính độc lập về kinh tế được điều hành bằng hợp đồng kinh tế. Đối tượng của các thoả thuận kinh tế có thể là: thống nhất về giá cả; phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu; thống nhất chuẩn mực, kiểu loại, kích cỡ; chuyên môn hóa sản phẩm.

Tuy nhiên, do các Cartel thường dẫn đến độc quyền nên Chính phủ nhiều nước ngăn cấm hoặc hạn chế hình thức tập đoàn này bằng cách thông qua những đạo luật chống độc quyền hay luật Cartel. Chỉ có những Cartel nào theo quan điểm của Chính phủ không trực tiếp dẫn đến hạn chế cạnh tranh mới được phép hoạt động nhưng phải đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước.

- Syndicate: thực chất là một dạng đặc biệt của Cartel, có một văn phòng thương mại chung được thành lập do một ban Quản trị chung điều hành và tất cả các công ty phải tiêu thụ hàng hoá thông qua kênh của văn phòng này.

- Trust: là một liên minh độc quyền các tổ chức sản xuất kinh doanh do một ban Quản trị thống nhất điều khiển. Các doanh nghiệp bị mất quyền độc lập về sản xuất thương mại, các nhà tư bản trở thành cổ đông và thu lợi nhuân thông qua số lượng cổ phiếu nắm giữ. Việc thành lập Trust nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao, chiếm nguồn nguyên liệu và khu vực đầu tư. Đây là hình thức độc quyền của Mỹ.


- Consortium: là một trong những hình thức của các tổ chức độc quyền ngân hàng nhằm mục đích chia nhau mua trái khoán trong và ngoài nước hoặc tiến hành công việc buôn bán nào đó. Đứng đầu Consortium thường là ngân hàng lớn có vai trò điều hành hoạt động của tổ chức này.

- Concern: là hình thức tổ chức tập đoàn phổ biến hiện nay. Concern không có tư cách pháp nhân, các công ty thành viên giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý, mối quan hệ giữa các công ty thành viên trên cơ sở những thoả thuận về lợi ích chung như phát minh sáng chế, nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác sản xuất và có hệ thống tài chính chung. Trong Concern thường có một “ Holding company” giữ vai trò như “công ty mẹ” điều hành hoạt động chung, thực chất nó là một công ty cổ phần nắm giữ cổ phần đóng góp của các công ty thành viên.

Các công ty thành viên hoạt động ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau có quan hệ gần gũi với nhau về công nghệ sản xuất trong đó có một ngành chủ chốt. Hoạt động của các công ty thành viên nhằm phục vụ lợi ích của mình và của công ty mẹ trên cơ sở liên kết theo chiều dọc hay theo chiều ngang thông qua những hợp đồng kinh tế, hiệp định hay những khoản tín dụng cho vay.

- Conglomerate: Là một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực. Các công ty thành viên ít có mối quan hệ công nghệ sản xuất với nhau mà chủ yếu quan hệ về hành chính và tài chính. Conglomerate được hình thành bằng cách thu hút cổ phần của những công ty có lợi nhuận cao nhất thông qua thị trường chứng khoán. Đặc điểm cơ bản của Conglomerate là hoạt động chủ yếu nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát tài chính.

Các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia: là những công ty vượt ra ngoài biên giới quốc gia của một nước, có quy mô mang tầm cỡ quốc tế với một hệ thống chi nhánh dày đặc ở nước ngoài nhằm mục đích nâng cao tỉ suất lợi nhuận. Cơ cấu tổ chức gồm hai bộ phận cơ bản là công ty mẹ thuộc sở hữu của nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2022