So Sánh Mô Hình Tổng Công Ty Với Mô Hình Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước

Bảng 2.1: So sánh mô hình tổng công ty với mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước

So sánh

Tổng công ty

TĐKTNN


Tư cách pháp nhân


TCT là một pháp nhân kinh tế, các đơn vị thành viên có mức độ độc lập khác nhau

TĐKTNN không có tư cách pháp nhân. Về mặt pháp lý, các đơn vị SXKD thuộc tập đoàn có thể là chi nhánh thuộc sở hữu hoàn toàn công ty mẹ, hoặc công ty có tư cách pháp nhân, nhưng công ty mẹ nắm giữ cổ phần và

có khả năng khống chế.


Sở hữu


TCT là tập hợp các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu nhà nước

TĐKTNN thông thường có sở hữu đa dạng, đó là sự tập hợp các chủ sở hữu khác nhau có chung mục tiêu kinh doanh, trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ số cổ phần lớn trong

các TĐKNN.


Cơ cấu tổ chức quản lý

TCT và TĐKTNN có những nét tương đồng về cơ cấu tổ chức quản lý: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát. Nhưng cơ cấu tổ chức quản lý, các mối quan hệ quản lý, và các nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cấp quản lý… của TĐKTNN được phân cấp một cách cụ thể, rõ

ràng hơn dần mang dáng dấp của mô hình quản lý hiện đại.


Các mối liên kết kinh tế


Quan hệ lỏng lẻo, vai trò của TCT đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, đặc biệt vai trò điều phối vốn chỉ có trên văn bản

Trong tập đoàn thường có sự thỏa thuận chia thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công ty thành viên chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng nguồn vốn tự có cho SXKD. Quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty con chủ yếu là quan hệ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty con vay vốn từ nguồn vốn cổ phần chung của tập đoàn (thành lập 1 Holding Company hoạt động như một công ty tài chính

chung của cả tập đoàn)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 6

Do sự yếu kém trong công tác sử dụng vốn của các TCT 91, mô hình kinh tế này không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế và, xu hướng toàn cầu cũng như là sự phát triển của quan hệ sản xuất ở nước ta. Vì thế việc chuyển đổi sang các TĐKTNN là bước đi đúng đắn và phù hợp của Đảng và Nhà nước ta.

Danh sách các TĐKTNN Việt Nam7 tính đến thời điểm hiện tại có:

TĐ Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT)

TĐ Than - Khoáng sản Việt Nam – Vinacomin (TKV)

TĐ Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam- PVN)

TĐ Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings)

TĐ Dệt may Việt Nam- Vinatex (DM)

TĐ Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam- Vinashin (VNS)

TĐ Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)

TĐ Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (BV)

TĐ Viễn thông Quân đội (Viettel)

TĐ Công nghiệp hóa chất Việt Nam- Vinachem (HCV)

TĐ Điện lựcViệt Nam (EVN)

TĐ Công nghiệp xây dựng Việt Nam (Songda)

2.1.2 Quá trình hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước từ khi chuyển đổi đến nay

a. Tình hình chung

TĐKTNN là một cơ cấu sở hữu được tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn, vừa có chức năng sản xuất - kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực (tài chính, lao động, công nghệ...) để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận thông qua hoạt động trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Từ khi có quyết định chuyển đổi từ các TCT 91 sang mô hình TĐKT, các TĐKTNN đã chứng minh được vai trò nòng cốt của mình đối với nền kinh tế:


7 Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2010), http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=517,33802599&_dad=portal&_schema=PORTAL, truy cập ngày 12/3/2010.

- Nhiều TĐKTNN có được nhiều lợi thế thương mại nhờ sự độc quyền trong các ngành như: điện lực, dầu khí, viễn thông… nâng cao hiệu quả hoạt động của các TĐKTNN này trên thị trường. Ngược lại, mặt trái của sự độc quyền lại bóp chết sự cạnh tranh gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay để công bằng và phát triển hóa sức cạnh tranh của các TĐKT tư nhân, nhà nước ta đang từng bước xóa bỏ sự độc quyền của các TĐKT nhà nước (trừ một số TĐKTNN hoạt động trong các lĩnh vực trọng yếu như dầu khí, điện lực, viễn thông..), tạo sức cạnh tranh cho các TĐKT tư nhân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận nhờ những lợi thế cạnh tranh đó mà

các TĐKTNN đã đóng góp những thành quả có ý nghĩa rất lớn với nền kinh tế Việt Nam8:

Kể từ khi thành lập, tập đoàn PVN giữ bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như: phân đạm, khí hóa lỏng, điện. Với nguồn thu chiếm 25% - 30% ngân sách, việc chi phối ngành dầu khí đã góp phần quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Mặc dù, giá bán than trong nước còn thấp hơn giá thành sản xuất nhưng tập đoàn vẫn nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của Chính phủ chưa tăng giá bán cho một số ngành quan trọng để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Tập đoàn TKV cung cấp trên 97% tổng lượng than tiêu thụ trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng.

Tập đoàn EVN cung cấp cho nền kinh tế 94% sản lượng với hệ thống phân phối tới 100% các huyện trên toàn quốc; vẫn thực hiện bù lỗ cho điện nông thôn bình quân mỗi năm 5.000 tỉ đồng.

Tập đoàn Dệt may là đơn vị trọng yếu trong ngành dệt may, với 18% doanh thu xuất khẩu toàn ngành, trong đó nhiều loại mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như: sợi, vải chiếm trên 30%, bông chiếm trên 90%. Đặc biệt, tỷ trọng những mặt hàng cao cấp của dệt may Việt Nam chủ yếu do tập đoàn nắm giữ.


8 Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh,

“Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3439&cap=4&id=5476, truy cập ngày 14/3/2010.

- Nhà nước nắm phần lớn cổ phần trong các TĐKTNN lớn, vì thế mọi hoạt động, chiến lược và hướng phát triển của TĐKTNN đều hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Vì thế trong thời gian qua, TĐKTNN đã thể hiện rõ vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế, chi phối nhiều lĩnh vực hoạt động, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình TĐKTNN, doanh thu và quy mô của các tập đoàn đều tăng nhanh. Hai bảng dưới đây là bảng đánh giá quy mô doanh thu và lợi nhuận của các TĐKTNN từ năm 2006- 2008:

Bảng 2.2: Quy mô doanh thu của các tập đoàn kinh tế nhà nước



Tập đoàn

Doanh thu (tỷ đồng)

Tốc độ tăng (%)

2006

2007

2008

‘07/‘06

‘08/‘07

Trung

bình

VNPT

37.601

43.380

55.500

15,37

27,93

21,65

VRG

11.629

13.474

16.296

15,87

20,94

18,38

VNS

11.778

21.098

29.707

79,13

40,80

58,82

TKV

28.978

37.458

57.454

29,26

53,38

40,81

PVN

180.118

213.400

295.435

18,47

38,44

28,45

DM

11.584

12.405

11.459

7,09

-7,63

-0,54

EVN

44.917

58.106

65.401

29,36

12,55

20,67

VN

6.965

6.425

11.746

-7,75

82,82

29,86

HCV

--

--

19.949

--

--

--

Tổng

333.570

411.746

562.947

24,49

33,36

27,26

Nguồn: Tạp chí Tài chính Doanh Nghiệp số 10/2009

Bảng 2.3: Lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế nhà nước



Tập đoàn

Lợi nhuận trước thuế

(tỷ đồng)

Lợi nhuận sau thuế

(tỷ đồng)

2006

2007

2008

2006

2007

2008

VNPT

13.331

13.008

48.700

9.491

8.654

--

VRG

4.545

4.293

4.545

3.302

3.335

3.499

VNS

--

--

--

453

721

774

TKV

2.664

3.151

6.234

2.049

2.424

4.619

PVN

76.049

60.707

77.349

32.272

17.841

22.365

DM

187

449

381

168

407

335

EVN

2.627

4.459

2.096

2.256

3.336

1.543

BV

644

779

677

490

636

529

Tổng

100.047

86.845

91.283

50.481

37.354

33.664

Nguồn: Tạp chí Tài chính Doanh Nghiệp số 10/2009 (Ghi chú: Trong bảng thiếu một vài số liệu của VNPT và VNS)

Hai bảng trên cho thấy doanh thu của các TĐKTNN là rất lớn (năm 2008, tất cả các tập đoàn doanh thu đều trên 10 tỷ đồng) và có xu hướng tăng, PVN luôn là tập đoàn dẫn đầu về doanh thu qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình lại không cao bằng các tập đoàn khác như VNS, TKV. Tuy nhiên, riêng doanh thu của tập đoàn dệt may năm 2008 giảm so với năm 2007 do những khó khăn về thị trường xuất khẩu dệt may trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi tổng doanh thu của đa số các tập đoàn tăng, lợi nhuận các tập đoàn có sự điều chỉnh tăng, giảm khác nhau. Doanh thu của PVN, VRG tăng qua các năm nhưng lợi nhuận năm 2007 lại giảm so với năm 2006 do đóng góp vào ngân sách nhà nước và phải bù những khoản chi phí không được giảm trừ doanh thu.

- Các TĐKTNN là các đầu mối xuất khẩu trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu chủ đạo của đất nước, có giá trị xuất khẩu lớn:

Kim ngạch xuất khẩu cua PVN năm 2009 đạt 7,82 tỷ USD, bằng 134% kế hoạch năm, bằng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (giá dầu trung

bình năm 2009 là 64 USD/thùng, giảm 38 USD/thùng so với giá dầu trung bình năm 2008 (102 USD/thùng)9.

Năm 2009, tăng trưởng xuất khẩu âm 9,7% nên kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam cũng bị sụt giảm 2 tỷ USD. Tuy vậy, tập đoàn dệt may Việt Nam là một trong số ít doanh nghiệp dệt may đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu của tập đoàn dệt may năm 2009 là 1,74 tỷ USD chiếm trên 19% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Riêng năm 2010, tập đoàn dệt may đưa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD tăng 15% so với cùng kỳ và các giá trị sản xuất công nghiệp10.

- Năm 2009, trong bối cảnh chịu nhiều tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, các TĐKTNN đã chung tay cùng Chính phủ đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết phát triển kinh tế- xã hội theo mục tiêu đề ra. Cụ thể, TKV đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ than, không tăng giá bán cho các hộ tiêu thụ, PVN tập trung đẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch đạt 6,2 tỷ USD, DM vượt khó khăn, tìm kiếm thị trường đảm bảo việc làm cho 119 nghìn lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD.

- Cùng với xu hướng gia tăng quy mô sản xuất, doanh thu, tài sản qua các năm, số lượng lao động làm việc trong các TĐKTNN có xu hướng gia tăng, theo bảng sau:


9 Cổng thông tin điện tử tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (6/01/2010), http://www.pvn.vn/?portal=news&page=detail&category_id=11&id=904, truy cập ngày 14/3/2010.

10 Cổng thông tin điện tử tập đoàn dệt may Việt Nam (22/2/2010), http://www.vinatex.com.vn/WebPage/News/NewsDetails.aspx?ArticleID=4221,

truy cập ngày 14/3/2010.

Bảng 2.4 : Quy mô lực lượng lao động trong các TĐKTNN


Tập đoàn

Số lao động (người)

Tốc độ tăng (%)

2006

2007

2008

‘07/‘06

‘08/‘07

Trung

bình

VNPT

92.769

90.712

--

2,22

--

--

VRG

90.559

93.925

97.137

3,72

3,42

3,57

VNS

38.135

60.359

59.514

58,28

-1,40

24,92

TKV

111.086

117.617

121.289

5,88

3,12

4,49

PVN

21.356

25.342

32.031

18,66

26,39

22,47

Dệt may

45.978

42.817

39.002

-6,88

-8,91

-7,90

EVN

84.987

88.134

93.430

3,7

6,01

4,85

Bảo Việt

5.655

5.907

6.301

4,46

6,67

5,56

Tổng

490.525

524.813

448.704

6,99

3,36

6,21

Nguồn: Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 10/2009

Bảng 2.4 cho thấy, TKV là tập đoàn có số lượng lao động lớn nhất trong 3 năm 2006, 2007, 2008 nhưng số lượng này được duy trì khá ổn định, bằng chứng là tốc độ tăng thuộc mức trung bình so với các tập đoàn khác (tốc độ tăng trung bình là 4,49%). Quy mô lực lượng lao động trong tập đoàn dệt may có xu hướng giảm rõ rệt và là TĐKTNN duy nhất có tốc độ tăng quy mô lực lượng lao động âm trong khi dệt may vốn được xem là ngành sử dụng nhiều lao động. Điều này được giải thích bằng lí do tập đoàn đã khắc phục khó khăn từ khủng hoảng tài chính bằng cách tiến hành tái cơ cấu cấu trúc, trong đó đẩy mạnh vào tái cấu trúc nguồn nhân lực, tập trung đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao, cắt giảm một lượng lao động tay nghề không cao.

- Bên cạnh đó, việc các TĐKTNN góp phần đảm bảo an sinh xã hội bằng nỗ lực tạo công ăn việc làm, chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Chính phủ về điều hành giá cả cũng được người đứng đầu Chính phủ ghi nhận. Trong năm 2008, PVN đã ủng hộ 5.000 căn nhà đại đoàn kết, xây mới 8 trường học và nhiều chương trình an sinh xã hội khác.

Nhìn chung, các TĐKTNN nhà nước đã thực sự phát huy vai trò đầu tàu trong việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, không gây ra đổ vỡ hệ thống doanh nghiệp. Nhiều tập đoàn đứng vững, phát triển, duy trì được sự tăng trưởng khá cao, huy động được nguồn lực đầu tư lớn trong điều kiện kinh tế suy giảm mạnh. Với những nỗ lực cùng với Chính phủ ngăn chặn khủng hoảng và phục hồi nền kinh tế trong năm 2009 – thời điểm được coi là đáy của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, đầu năm 2010, các TĐKTNN đã được Nhà nước ghi nhận là khu vực kinh tế chủ lực trong công tác đầy lùi suy thoái.

b. Tình hình hoạt động của một số TĐKTNN mạnh

Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam- PVN

Tập đoàn thành lập từ tháng 9/1975, ban đầu là Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, sau đó chuyển thành Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam theo quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006.

Từ khi thành lập đến nay, PVN vẫn luôn là một đơn vị đi đầu về sự tăng trưởng doanh thu khổng lồ và đóng góp ngân sách nhà nước đều đặn tăng qua các năm:

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí