Ý Nghĩa Của Tập Đoàn Kinh Tế Trong Phát Triển Kinh Tế Xã Hội


chủ nhà và một hệ thống các công ty chi nhánh ở nước ngoài. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các chi nhánh là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chủ yếu về tài chính, công nghệ, kỹ thuật. Các chi nhánh có thể mang hình thức công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, công ty hỗn hợp với hình thức góp vốn cổ phần.

6. Ý NGHĨA CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Các tập đoàn kinh tế đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước cũng như nền kinh tế toàn cầu. Việc hình thành tập đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng sau:

- Làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của cả tập đoàn cũng như từng đơn vị thành viên trong tập đoàn.

- Tập đoàn kinh tế cho phép các nhà kinh doanh huy động được nguồn lực về vật chất, con người và nguồn lực to lớn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh hình thành những công ty hiện đại, có quy mô và tiềm lực kinh tế lớn. Việc hình thành các tập đoàn kinh tế cho phép hạn chế tới mức tối đa sự cạnh tranh giữa các công ty thành viên. Mặt khác, nhờ mối liên hệ chặt chẽ giữa các công ty sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất phương hướng và chiến lược phát triển kinh doanh của cả tập đoàn. Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh để chống lại sự cạnh tranh của các tập đoàn khác, đặc biệt là các tập đoàn tư bản nước ngoài.

Đối với các nước công nghiệp phát triển, tập đoàn kinh tế có ý nghĩa hết sức to lớn. Việc hình thành tập đoàn kinh tế là giải pháp chiến lược để bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại xâm nhập của các công ty lớn trên thế giới.

- Tập đoàn kinh tế có khả năng tập trung điều hoà vốn:

Thành lập các tập đoàn kinh tế là một đòi hỏi thực tế và khách quan nhằm hạn chế về vốn của từng công ty riêng biệt. Nguồn vốn của cả tập đoàn kinh tế được huy động từ các công ty thành viên và theo hình thức khác được pháp


luật cho phép và tập trung đầu tư vào những lĩnh vực, những dự án hiệu quả nhất, khắc phục tình trạng vốn bị phân tán trong những công ty nhỏ. Nguồn vốn tập trung của tập đoàn được sử dụng bởi các công ty mẹ. Thực chất các công ty mẹ không phải là ngân hàng vì nó không nhận tiền gửi của các tầng lớp dân cư. Công ty mẹ huy động vốn từ các công ty thành viên và điều hoà vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển, các công ty thành viên sẽ được trả lãi theo cổ phần mà nó đóng góp. Công ty mẹ cũng có thể huy động vốn từ các công ty thành viên theo hình thức vay với lãi suất thoả thuận.

Như vậy, nhờ việc thành lập các tập đoàn kinh tế mà vốn của các công ty thành viên được sử dụng vào những lĩnh vực hiệu quả nhất, những dự án tốt nhất, tạo ra sức mạnh quyết định cho sự phát triển của tập đoàn. Do có việc huy động vốn giữa các công ty với nhau, vốn của công ty này được huy động vào công ty khác và ngược lại đã giúp cho các công ty liên kết với nhau chặt chẽ hơn, quan tâm tới hiệu quả nhiều hơn từ đó mà phát huy được hiệu quả nguồn vốn của từng công ty và cả tập đoàn.

Thành lập tập đoàn là giải pháp hữu hiệu cho việc đẩy mạnh nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên vì:

- Hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mà mỗi công ty riêng rẽ khó có khả năng huy động. Tập trung điều hoà vốn sẽ có tác động tích cực trong việc tạo điều kiện cho triển khai, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất.

• Các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ lớn đòi hỏi phải có sự hợp tác của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và các phòng thí nghiệm, các thiết bị nghiên cứu khác. Chỉ trên cơ sở liên kết các công ty lại mới tạo được tiềm năng nghiên cứu khoa học to lớn đó.


• Tập đoàn kinh tế có tác dụng to lớn trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm quan trọng trong việc tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ giữa các công ty thành viên.

• Sự hợp tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong tập đoàn cho phép các công ty thành viên có khả năng đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trên quy mô rộng lớn, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu ứng dụng và thu hồi nhanh, giảm được tác động xấu do hao mòn vô hình gây ra.

- Tập đoàn kinh tế với hình thức là các công ty đa quốc gia có ý nghĩa rất lớn, được coi như là giải pháp quan trọng giúp các nước công nghiệp hoá đi sau thực hiện chiến lược chuyển giao công nghệ từ nước ngoài một cách có hiệu quả nhất. Các thông tin và kinh nghiệm trong chuyển giao công nghệ từ các công ty thành viên được phổ biến rộng rãi trong tập đoàn, do đó tránh được những sai lầm do thiếu những hiểu biết cơ bản trong chuyển giao công nghệ nước ngoài. Sự phối hợp thống nhất giữa các công ty thành viên trong thực hiện chiến lược công nghệ chung thông qua sự chỉ đạo của một trung tâm thống nhất, tạo điều kiện cho việc lựa chọn khâu quan trọng có ý nghĩa đột phá trong chuyển giao công nghệ với chi phí thấp nhất, giảm lãng phí về vốn, tập trung được nguồn lực vào thực hiện những mục tiêu chiến lược có lợi cho tất cả các công ty thành viên và cả tập đoàn.

- Tập đoàn kinh tế tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia khi tham gia cạnh tranh quốc tế và thực hiện các mục tiêu xã hội. Một đất nước có nền kinh tế mạnh nhất thiết phải có các doanh nghiệp lớn mạnh, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế được thể hiện thông qua sự lớn mạnh của các doanh nghiệp. Do đó, để có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế thì quốc gia đó phải có những tập đoàn kinh tế mũi nhọn, lớn mạnh để gia nhập vào nền kinh tế thế giới cũng như thực hiện được các mục tiêu xã hội của đất nước.

Như vậy, các tập đoàn kinh tế có ưu thế rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Đối với Việt Nam, việc hình thành và phát triển các tập


đoàn kinh tế mạnh là một hướng đi đứng đắn trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ trương này đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.


CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM‌

1. TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ RA ĐỜI TẬP ĐOÀN KINH TẾ TỪ CÁC TỔNG CÔNG TY 91 Ở VIỆT NAM

1.1. Khái quát về các tổng công ty 91 - tiền thân của các tập đoàn kinh tế Việt nam

1.1.1. Sự hình thành các tổng công ty 91 ở Việt nam

Quá trình thí điểm xây dựng các tổng công ty nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh tế ở nước ta đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Sự hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế phản ánh xu thế phát triển của lực lượng sản xuất, quá trình tập trung hoá và tích tụ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp liên kết lại để tăng cường thế và lực trong cuộc cạnh tranh gay gắt trước sức ép của quá trình toàn cầu hoá.

Theo định hướng đó, nhằm thực hiện một bước đổi mới trong quá trình quản lý kinh tế, ngày 22 tháng 3 năm 1989 Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 27/HĐBT ( hiện nay không còn hiệu lực mà thay bằng Nghị định 199/CP ) về điều lệ của các liên hiệp xí nghiệp quốc doanh. Thời kỳ sau đó, trong những năm 1992 - 1993 cả nước có khoảng 250 liên hiệp xí nghiệp và tổng công ty.

Tuy nhiên, do hiệu quả hoạt động thấp và sự phân tán trong sản xuất kinh doanh, ngày 7/3/1994 Nhà nước thực hiện sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp và các tổng công ty theo chủ trương mới với 2 quyết định: Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước dẫn đến sự ra đời của các tổng công ty 90 và 91; và quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.


Ngày 7/3/1994, Thủ tướng đã ban hành quyết định số 90/TTg, yêu cầu tiếp tục làm thủ tục thành lập và đăng kí lại doanh nghiệp nhà nước chưa được sắp xếp theo nghị định số 388/HĐBT và tiến hành việc sắp xếp, thành lập và đăng kí lại các liên hiệp xí nghiệp và các tổng công ty. Các doanh nghiệp nhà nước, các liên hiệp xí nghiệp chưa đủ điều kiện thì tiến hành sắp xếp lại theo các hình thức khác nhau như sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể.

Để tạo điều kiện tích tụ và tập trung, tăng cường khả năng cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận đồng thời thực hiện chủ trương xoá bỏ chế độ Bộ chủ quản, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nên ngày 7/3/1994, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 91/TTg về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.

Thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ, đến tháng 2 năm 2000, cả nước đã có 17 tổng công ty được thành lập thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế theo quyết định 91/TTg do chính phủ quản lý với 532 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, chiếm 9% số lượng doanh nghiệp nhà nước, 56% tổng vốn kinh doanh, 35% lao động; và 74 tổng công ty nhà nước thành lập theo quyết định số 90/TTg do các Bộ quản lý với 1392 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp nhà nước, nắm giữ 66% về vốn, 61% về lao động.

Việc hình thành các tổng công ty đặc biệt là các tổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh cho thấy chính phủ Việt nam đã có tầm nhìn chiến lược, nhìn thấy tầm quan trọng của các công ty có quy mô lớn với khả năng thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nó phù hợp với quy luật tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước.


Bảng 2.1: Các tổng công ty được thành lập theo Quyết định 91/TTg

( Tính đến ngày 31/12/2005)



Tổng công ty

Cơ quan quản lý

Số đơn vị thành viên

Công ty tài chính

Tổng vốn KD(tr.đ)

Số lao động

( người)

1.TCT Bưu chính

viễn thông

Bộ Bưu chính

viễn thông

84

Đã có

31.241.889

597.386

2.TCT Hàng

không

Cục hàng không

dân dụng Vn

19

Chưa có

7.037.119

10.817

3.TCT Than

Bộ Công nghiệp

42

Chưa có

4.561.172

85.599

4.TCT Dệt may

Bộ Công nghiệp

48

Đã có

6.875.447

90.575

5.TCT Điện lực

Bộ Công nghiệp

31

Chưa có

53.412.663

63.212

6.TCT Dầu khí

Văn phòng CP

18

Đã có

34.933.125

85.599

7.TCT Cao su

Bộ NN&PTNT

33

Đã có

10.125.807

81.425

8.TCT Cà phê

Bộ NN&PTNT

60

Chưa có

1.422.103

21.560

9.TCT Thuốc lá

Bộ Công nghiệp

14

Chưa có

1.752.672

9.019

10.TCT Hàng hải

Bộ Giao thông vận tải

27

Chưa có

5.476.792

21.692

11.TCT Hoá chất

Bộ Công nghiệp

40

Chưa có

8.071.959

31.100

12.TCT Xi măng

Bộ Xây dựng

13

Chưa có

18.334.158

16.608

13.TCT Giấy

Bộ Công nghiệp

19

Chưa có

2.375.216

12.000

14.TCT Thép

Bộ Công nghiệp

12

Chưa có

5.993.321

19.950

15.TCT Lương thực miền Bắc

Bộ NN&PTNT

35

Chưa có

891.562

7.250

16.TCT Lương

thực miền Nam

Bộ NN&PTNT

32

Chưa có

2.220.795

14.900

17.TCT CN Tàu

thuỷ

Bộ giao thông

vận tải

27

Đã có

626.704

9.953

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 4


( Nguồn: Cục Tài Chính doanh nghiệp - Bộ Tài Chính)

Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, các tổng công ty nhà nước đã dần nổi lên sự khác nhau về khả năng phát triển và trình độ tổ chức. Trong nhóm 17 tổng công ty 91 có một số tổng công ty thể hiện sự phát triển vững chắc, có triển vọng trở thành tập đoàn kinh tế mạnh. Bên cạnh đó có một số tổng công ty đã bộc lộ những hạn chế và yếu kém, ít có khả năng phát triển thành tập đoàn kinh tế trong những năm trước mắt. Đánh giá quá trình hoạt động dựa trên những tiêu chí tổng hợp, Chính phủ và các nhà chuyên môn lựa chọn một số tổng công ty có thể đầu tư trọng điểm để trở thành tập đoàn kinh tế mạnh như:

1. Tổng công ty Bưu chính - viễn thông Việt nam ( Đã có quyết định thành lập tập đoàn số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005)

2. Tổng công ty Than - Khoáng sản Việt nam ( Đã có quyết định thành lập tập đoàn số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 )

3. Tổng công ty Dệt may Việt nam ( Đã có quyết định thành lập tập đoàn số 314/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005)

4. Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam ( Đã có quyết định thành lập tập đoàn số 103/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 )

5. Tổng công ty Điện lực Việt nam ( Đã có quyết định thành lập tập đoàn số 147/2006/QĐ-TTg ngày 22/6/2006 )

6. Tổng công ty Dầu khí Việt nam ( Đã có quyết định thành lập tập đoàn số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 )

Trên thực tế việc hình thành các tổng công ty 90 và tổng công ty 91 chủ yếu do sắp xếp theo quyết định hành chính, đó không phải quá trình phát triển tự nhiên của các công ty như ở các nước công nghiệp phát triển. Do đó, không phải tất cả các tổng công ty 91 đều lớn mạnh mà thực tế diễn ra sự phân hoá về khả năng phát triển. Bên cạnh các tổng công ty 91, một số tổng công ty 90 cũng hội đủ những điều kiện để phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh. Chẳng hạn như: Tổng công ty Bảo hiểm Việt nam, tổng công ty xăng dầu Việt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2022