Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Quy Mô Lớn, Là Cơ Sở Hình Thành Những Doanh Nghiệp, Tập Đoàn Kinh Tế Lớn Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế Thị Trường


nay, khu vực SME tạo việc làm thường xuyên cho gần 30 triệu lao động, chiếm hơn 70% số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp cả nước.


Bảng 8. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp


Lĩnh vực

SME

Doanh nghiệp lớn

Tổng số

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Sản xuất và

lĩnh vực khác

13,093,499

65.6

6,858,516

34.4

19,952,015

100.0

Bán buôn

2,467,928

67.8

1,170,471

32.2

3,638,399

100.0

Bán lẻ

7,677,242

74.3

2,658,078

25.7

10,335,320

100.0

Dịch vụ

6,724,696

77.0

2,005,533

23.0

8,730,229

100.0

Tổng số

29,963,365

70.2

12,692,598

29.8

42,655,963

100.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 4


Nguồn: Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về thành lập và Doanh nghiệp Nhật năm 2001.

Ở Nhật năm 2001, số lượng SME là 4,6 triệu, chiếm 99,7%, giải quyết việc làm cho 19,9 triệu lao động, chiếm 70,2%. Do vậy, khi nền kinh tế suy thoái, các SME luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, ổn định xã hội do có tính linh hoạt , uyển chuyển, dễ thích ứng với thay đổi của thị trường, trong khi doanh nghiệp lớn thường phải cắt giảm lao động.

4.5. Hỗ trợ doanh nghiệp quy mô lớn, là cơ sở hình thành những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong quá trình phát triển kinh tế thị trường

Ở bất kì quốc gia nào, tất cả các nguồn lực kinh tế không thể tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô lớn, mà phải có các SME để tập trung vào “ thị trường ngách ” hỗ trợ doanh nghiệp lớn tiếp cận thị trường; đồng thời cung cấp các sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp lớn. Chính nhờ đó mà giữa các loại hình kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Một doanh nghiệp khi mới thành lập không phải lúc nào cũng có nguồn lực tài chính dồi dào để hoạt động với quy mô lớn. Rất nhiều tập đoàn kinh tế đã được thành lập từ những chi nhánh, phân xưởng nhỏ…Nhờ tích luỹ vốn, kinh nghiệm mà các doanh nghiệp “ vệ tinh ” có thể trở thành các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế. Nói cách khác, SME là khởi nguồn cho sự hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp lớn trong xã hội.


4.6. Đào tạo, phát triển đội ngũ doanh nhân giỏi

Cùng với việc phát triển các SME là sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các chủ doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, các chủ doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chính môi trường cạnh tranh khốc liệt ấy lại là nơi để các tài năng kinh doanh rèn luyện thử thách. Trải qua mỗi thử thách, các tố chất kinh doanh sẽ càng được bộc lộ, những kinh nghiệm ngày càng được tích luỹ nhiều lên và các chủ doanh nghiệp ngày càng trưởng thành. Đồng thời quá trình này tạo cơ hội để củng cố đội ngũ các chủ doanh nghiệp, với những trọng trách và cam kết đáp ứng các thay đổi của nhu cầu khách hàng ngày càng cao.

4.7. Thúc đẩy phát triển công nghệ

Do số lượng các doanh nghiệp rất lớn nên tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất gay gắt. Các SME muốn tồn tại phải luôn thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân. Do vậy, nâng cao trình độ công nghệ là một đòi hỏi cấp thiết. Hơn nữa, các doanh nghiệp SME thường phát triển ở các thị trường ngách sẽ phát triển những kỹ thuật công nghệ mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được. Với quy mô vừa và nhỏ, các SME cũng dễ dàng cải tiến công nghệ để phù hợp với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Thực tế đã chứng minh, nhiều phát minh mới có ý nghĩa thực tiễn cao lại bắt nguồn từ các SME.

Tại Nhật Bản, các SME đóng vai trò hết sức quan trọng. Những số liệu và phân tích mang tính chất so sánh giữa các SME với các doanh nghiệp lớn của Nhật dưới đây sẽ cho thấy tầm quan trọng của khu vực SME trong nền kinh tế.

Như vậy, SME có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, dù là nước có trình độ phát triển cao hay nước đang phát triển. Sự tồn tại và phát triển của các SME là một tất yếu khách quan và cần thiết trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia.


II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.‌


1. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển SME của các nước trên thế

giới.

Do vai trò to lớn của các SME nên chính phủ nhiều nước rất quan tâm

khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp này. Các hình thức hỗ trợ các SME rất đa dạng, phong phú nhưng phổ biến là các hình thức dưới đây:

- Tạo hành lang pháp lý cho các SME

- Có chiến lược khuyến khích các SME

- Có chính sách ưu đãi ( về thuế, lãi suất ) đối với các doanh nghiệp này

- Thành lập các cơ quan chuyên trách hỗ trợ về marketing, công nghệ, thị trường cho các SME

- Khuyến khích thành lập các đại diện của các SME

- Phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ các SME

1.1. Tạo khung khổ pháp lý khuyến khích các SME

Đây là một trong những vấn đề rất cơ bản, làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện những chính sách, giải pháp hỗ trợ các SME. Do vậy, ở các nước, ngoài cơ sở pháp lý chung cho các doanh nghiệp còn có luật về SME. Dưới đây là một số luật đặc thù cho các SME ở một số nước :

- Cộng hoà Liên bang Đức Luật doanh nghiệp nhỏ (1996) quy định điều kiện được công nhận là doanh nghiệp nhỏ, tiêu thức về đào tạo nghề và điều kiện tay nghề của những người dạy nghề đối với doanh nghiệp nhỏ, kiểm tra tay nghề đối với các đốc công, điều kiện cung cấp tài chính,…

- Đài Loan có Sắc lệnh của Tổng thống (1991) và Đạo luật về cấp vốn cho việc phát triển các SME( Budgeting for Small and medium Scale Business Development Act). Đạo luật này quy định về phân loại SME, khuyến khích giúp đỡ và hỗ trợ các SME , cung cấp tài chính, khuyến khích mở rộng thị trường, miễn giảm thuế, thành lập uỷ ban hoạch định chính sách…

- Hàn Quốc có 12 đạo luật về SME: Đạo luật cơ bản về doanh nghiệp nhỏ (1966), Đạo luật về hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ (1961), Luật phối hợp giữa


các thành phần của doanh nghiệp vừa và nhỏ (1961), Luật khuyến khích hệ thống thầu phụ (1975), Luật khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ (1978), Luật về mua sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (1981), Luật về thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập (1986), Luật hỗ trợ quản lý và đổi mới cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ (1962), Luật tài trợ các doanh nghiệp SME sử dụng công nghệ mới (1989) …

Tóm lại, hệ thống khung khổ các nước được tạo ra nhằm:

- Thiết lập khái niệm chung về SME

- Khẳng định vai trò của các SME ( được thừa nhận về mặt pháp lý).

- Khuyến khích tìm kiếm mọi giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.2. Các chiến lược phát triển và chính sách hỗ trợ SME

Chiến lược phát triển các SME chủ yếu theo hướng sau:

- Xác định rõ ngành nghề cần hỗ trợ ( nhằm thực hiện các mục tiêu của từng nước : thu nhập, việc làm…), hoạt động cần hỗ trợ (đào tạo, mở rộng quy mô, hiện đại hoá doanh nghiệp, nghiên cứu ứng dụng, công nghệ mới…)

- Có các giải pháp định hướng cho từng giai đoạn.

Chính sách hỗ trợ SME : chủ yếu tập trung vào chính sách thuế, vốn, đào tạo, công nghệ. Dưới đây là một số chính sách ở các nước, trong đó giảm thuế là giải pháp khá phổ biến.

Ở cộng hoà liên bang Đức các doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm dưới 2 triệu DM chỉ phải nộp mức thuế bằng 50% các hãng lớn. Chính phủ Đức tăng tài trợ cho các nghiên cứu khoa học – ứng dụng đổi mới các SME : năm 1988 là 749 triệu MD, năm 1989 là 736 triệu, năm 1990 là 675 triệu. Chính phủ Đức có kế hoạch giúp các SME hoạt động trong diều kiện thị trường chung châu Âu. Chi phí của nhà nước Đức cho các SME năm 1991 là 1,3 triệu DM.

Ở Pháp, doanh nghiệp được giảm 75% thuế trong 5 năm đầu sau khi đi vào hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, nhiều nước sử dụng các hình thức khác như trợ cấp xuất khẩu, bảo hiểm, khuyến khích các doanh nghiệp lớn chuyển giao công nghệ, mở rộng hệ


thống vệ tinh đến các SME, giúp đỡ đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, tư vấn kỹ thuật – công nghệ, khuyến khích thành lập các hiệp hội của các SME . Nhà nước khuyến khích mở rộng sản xuất : tăng định mức khấu hao miễn phí, không đánh thuế lợi nhuận dùng để trả lãi suất tín dụng.

Ở một số nước có các hình thức đáng chú ý như cấp vốn mạo hiểm : thành lập ngân hàng chuyên trách đảm bảo tài chính cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ mới. Ở Mỹ có 10 ngân hàng như vậy với số vốn là 16 tỉ USD, ở Cộng hoà liên bang Đức có 40 tổ chức tương tự với số vốn 1,6 tỉ DM.

Một hình thức hỗ trợ phổ biến và có hiệu quả là hỗ trợ về tín dụng: cấp tín dụng trực tiếp, cho vay lãi suất thấp, bảo lãnh tín dụng. Chẳng hạn ở Anh, trong 5 năm (1982 – 1986), 15 nghìn doanh nghiệp nhỏ nhận các khoản tín dụng trị giá 500 triệu bảng. Các bang ở cộng hoà liên bang Đức đã lập ra các quỹ tín dụng để giúp các SME vay vốn ngân hàng.

Liên minh châu Âu (EU) có các biện pháp trợ giúp thất nghiệp, bảo lãnh tín dụng cho các SME, trợ giúp về công nghệ mới thông qua “nhóm lợi ích kinh tế chung”, trợ giúp đào tạo lao động thông qua hệ thống đào tạo ban đầu, cấp vốn mạo hiểm …

1.3. Thành lập các cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước đối với SME

Hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan quản lý nhà nước đối với các SME. Dưới đây là các cơ quan ở một số nước trên thế giới, cả những nước phát triển và nước đang phát triển.

Mỹ có Tổng cục các vấn đề kinh tế nhỏ được thành lập năm 1953.

Pháp có Uỷ ban quốc gia về công nghiệp vừa và nhỏ thành lập từ năm 1961.

Inđônêxia có Cục công nghiệp nhỏ thuộc bộ công nghiệp với chức năng thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với SME như : lập kế hoạch và chương trình phát triển, xúc tiến phát triển SME ( kể cả việc thành lập các trung tâm hỗ trợ)…

Malaixia có Phòng công nghiệp nhỏ thuộc Bộ công nghiệp thương mại thành lập năm 1989 với chức năng lập chương trình phát triển SME, cung cấp tài chính, nối kết các hợp đồng kinh tế giữa các SME, cung cấp cơ sở dữ liệu cho Chính phủ hoạch định chính sách. Ở nước này có tới 13 bộ và 30 cơ quan công cộng tham gia dưới hình thức này hay hình thức khác vào việc phát triển SME.


Philippin có Uỷ ban doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phòng phát triển kinh doanh Phòng công thương là cơ quan cao nhất về phối hợp thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển SME .

Singapo có Vụ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ phát triển công nghiệp. Ngoài ra Nhà nước thành lập một mạng lưới gồm các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để hỗ trợ các SME như : các trường đại học, cơ quan máy tính quốc gia, cơ quan phát triển thương mại, các tổ chức tài chính, các trung tâm tư vấn…

Thái Lan có Vụ khuyến khích phát triển công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp với các chức năng chủ yếu là xúc tiến phát triển SME, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, tư vấn cho các doanh nghiệp này.

1.4. Khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ và các hiệp hội của các SME

Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước có thể do Nhà nước trực tiếp thành lập, nhưng trên thực tế phần lớn các tổ chức này do doanh nhân thành lập với sự hỗ trợ của Nhà nước. Do đó các tổ chức này vừa mang tính chất kinh doanh, vừa thực hiện chức năng hỗ trợ trên cơ sở nguồn ngân quỹ được cấp. Các tổ chức này có chức năng chủ yếu như: cung cấp vốn, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiếp thị, đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, tư vấn cho SME.

Ở các nước châu Á có nhiều tổ chức hỗ trợ SME . Dưới đây là các tổ chức hỗ trợ SME ở một số nước.

Inđônêxia có các tổ chức:

- Ngân hàng Inđônêxia : với chức năng chủ yếu là cung cấp vốn cho các SME.

- Công ty nghiên cứu và phát triển công nghệ: thành lập năm 1978 với số vốn hoạt động hàng năm là 367.000 USD, chức năng chủ yếu là nghiên cứu và hỗ trợ SME.

- Hãng quốc gia và phát triển xuất khẩu đối với SME.

- Quỹ phát triển nghề thủ công: thành lập năm 1975 với chức năng chủ yếu là nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

- Viện quản lý, đào tạo và phát triển: thành lập năm 1976 với ngân quỹ hoạt động hàng năm là 150.000 USD, chức năng chính là đào tạo chủ doanh nghiệp.

Malaixia có các tổ chức:


- Công ty bảo lãnh tín dụng : thành lập năm 1972 với chức năng chính là bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.

- Công ty MARA: thành lập năm 1960 với 3000 nhân viên, vốn hoạt động hàng năm 165 USD, chức năng chính là cung cấp vốn tiếp thị, nghiên cứu, đào tạo, tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Trung tâm phát triển doanh nghiệp : thành lập năm 1975 với chức năng chính là đào tạo , tư vấn cho SME.

- Công ty phát triển tài chính : thành lập năm 1960 với 30 nhân viên , vốn hoạt động là 2,5 triệu USD, chức năng là cung cấp vốn và tư vấn cho SME.

- Trung tâm chất lượng quốc gia : thành lập năm 1962 với 235 nhân viên , vốn hoạt động là 3,1 triệu USD, có chức năng đào tạo và tư vấn cho SME.

- Trung tâm công nghệ Cuala Lămpơ : có chức năng hỗ trợ, cung cấp và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hàn Quốc có các tổ chức:

- Quỹ bảo lãnh tín dụng: thành lập năm 1976 với số nhân viên là 1.190 người, chức năng chủ yếu là bảo lãnh cho các SME được vay vốn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp này.

- Viện phát triển công nghiệp Hàn Quốc: thành lập năm 1970 với 140 nhân viên , chức năng chính là đào tạo , tư vấn cho SME.

- Trung tâm năng suất Hàn Quốc: thành lập năm 1957, số vốn hoạt động hàng năm là 3 triệu USD, có chức năng đào tạo , cung cấp và chuyển giao công nghệ, tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hội nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ: thành lập năm 1978 với số vốn hoạt động hàng năm là 32.000 USD, chức năng chủ yếu là đào tạo chủ doanh nghiệp , cung cấp và chuyển giao công nghệ.

- Ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: thành lập năm 1961 với 7.305 nhân viên, có chức năng đào tạo và tư vấn cho SME.


2. Vai trò của các chính sách phát triển SME

Vai trò của các chính sách phát triển SME được thể hiện rõ ràng ở những lợi ích to lớn do việc hỗ trợ đó mang lại, cả cho chính các doanh nghiệp và Nhà nước và toàn xã hội.

2.1. Vai trò của chính sách hỗ trợ đối với SME

Nâng cao năng lực của các SME. Các SME thường rất yếu ớt, đặc biệt trong kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt với những hạn chế như : năng lực quản lý yếu, công nghệ lạc hậu, vốn ít…Do đó, để nâng cao năng lực và để các SME có thể tự phát huy sức mạnh của mình, cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Trong khi hoạt động, các SME có nhiều vấn đề mà bản thân không thể tự giải quyết được như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực…Chỉ khi có sự hỗ trợ của các chính sách của Nhà nước thì những vấn đề này mới được giải quyết một cách dễ dàng.

Do vậy, sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ làm giảm bớt những khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững được trên thị trường và phát triển thuận lợi. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, để các SME đứng vững và vươn lên, Nhà nước cần có những chính sách và giải pháp hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp này.

2.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ SME đối với Nhà nước và xã hội

Thực tế của nhiều nước cho thấy, sự hỗ trợ không chỉ có lợi đối với các doanh nghiệp mà còn có lợi cho cả Nhà nước và xã hội. Lợi ích đó thể hiện trên các mặt:

Nuôi dưỡng các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Các SME thường chiếm một tỉ lệ rất lớn trong nền kinh tế của các nước. Do vậy, đóng góp cho ngân sách Nhà nước của các SME không phải là nhỏ. Đặc biệt khi Nhà nước có những chính sách hỗ trợ để các SME phát triển cả về số lượng và quy mô thì lượng tiền mà các SME đóng góp cho ngân sách Nhà nước càng không phải là nhỏ. Tại Việt Nam, mặc dù đóng góp của các SME vào thu ngân sách còn nhỏ nhưng tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể và đang có xu hướng tăng nhanh trong mấy năm gần đây, từ 6,4% năm 2001 lên hơn 7,2% năm 2002. Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022