• Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
• Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
• Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Những tập đoàn kinh tế được thành lập theo một quyết định hành chính (do Nhà nước thành lập), khi đó tập đoàn có con dấu riêng, đồng thời lại có quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc tập đoàn. Đây là một quan điểm rất đặc biệt và như theo quan điểm này thì tập đoàn kinh tế là loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn.
- Quan điểm thứ hai: Theo một số nhà nghiên cứu thì: “tập đoàn kinh tế (Group of company) là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một công ty mẹ và một hay nhiều công ty con hoặc chi nhánh góp vốn cổ phần, chịu sự kiểm soát của công ty mẹ vì công ty mẹ chiếm 1/2 vốn cổ phần.
Theo quan điểm này, các công ty thành viên sẽ tập hợp với nhau dựa trên việc góp vốn cổ phần và sự kiểm soát của một công ty lớn nhất (công ty mẹ) trong tổ hợp công ty đó.
- Quan điểm thứ ba: Một số nhà nghiên cứu nước ta cho rằng: tập đoàn các doanh nghiệp - thường gọi là tập đoàn kinh tế - là một loại hình tổ chức kinh tế được hình thành trong quá trình tự liên kết, liên hợp hoá của nhiều công ty, xí nghiệp của nhiều chủ sở hữu khác nhau, hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, thực hiện tập trung tư bản, đẩy mạnh phân công chuyên môn hoá và đầu tư theo chiều sâu, nhanh chóng đổi mới công nghệ, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh để dành lợi nhuận siêu ngạch từ lợi thế hoặc độc quyền.
Trên thực tế ở nhiều nước, hình thức biểu hiện tên gọi và đặc điểm của các tổ chức kinh tế dưới dạng tập đoàn kinh tế rất đa dạng và phong phú. Ví dụ: Ấn Độ dùng thuật ngữ: Business house, Nhật Bản trước chiến tranh thế giới
Có thể bạn quan tâm!
- Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 1
- Nguyên Nhân Ra Đời Của Các Tập Đoàn Kinh Tế
- Ý Nghĩa Của Tập Đoàn Kinh Tế Trong Phát Triển Kinh Tế Xã Hội
- Đặc Điểm Và Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Của Các Tổng Công Ty 91 Định Hướng Phát Triển Tập Đoàn Kinh Tế .
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
thứ hai là Zaibatsu và sau chiến tranh gọi là Keiretsu, Hàn Quốc dùng từ Chaebol, Trung Quốc dùng thuật ngữ Tập đoàn doanh nghiệp. Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nói lên tính đa dạng của hình thức liên kết được khái quát chung là tập đoàn kinh tế. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và những thay đổi trong tổ chức kinh tế những năm gần đây đã và đang có những tác động nhất định đối với hình thức biểu hiện của tập đoàn kinh tế. Những yếu tố đó thể hiện rõ nhất các sắc thái biến đổi của tập đoàn kinh tế trong thời gian gần đây có thể đưa ra một số điểm chủ yếu sau:
• Mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên đã và đang được điều chỉnh trong các tập đoàn kinh tế, kèm theo đó là sự cải cách về kiểm soát và chiến lược phát triển chung của cả tập đoàn.
• Phạm vi, lĩnh vực hoạt động của cả tập đoàn và các đơn vị thành viên đã và đang thay đổi nhiều, một số công ty đã có những thay đổi lớn về lĩnh vực kinh doanh để thích ứng với môi trường kinh doanh hiện nay.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng có thể tổng hợp thành một khái niệm chung về tập đoàn kinh tế như sau: Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Quá trình hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế
Từ khoảng thế kỷ 18, dưới tác động của Cách mạng công nghiệp, các công ty thi nhau tăng thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường sang các nước khác. Quá trình tích tụ và tập trung tư bản thực hiện
bằng những hoạt động sáp nhập, thôn tính lẫn nhau đã tạo thành những tổ hợp lớn diễn ra mạnh mẽ vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Cho đến nay, hàng loạt các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế khổng lồ đã xuất hiện, lớn mạnh và có mặt trên khắp các quốc gia và khắp các Châu lục. Tập đoàn kinh tế ra đời, tồn tại và phát triển là tuân theo quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu tích tụ và tập trung tư bản.
Ở Châu Âu, do điều kiện tự nhiên và xã hội khá tương đồng, nền kinh tế các nước Châu Âu sớm mở cửa thông thương và phát triển theo mô hình cộng đồng. Các công ty ở đây dễ dàng hoạt động ở các vùng lãnh thổ khác nhau, xâm chiếm thị trường của nhau, tạo điều kiện cho các công ty phát triển lớn mạnh nhanh chóng và sớm hình thành các mô hình liên kết kiểu tập đoàn. Tại đây, các Cácten (Cartel- hình thức liên minh độc quyền về giá cả và thị trường thông qua các bản cam kết), Tơrơt ( Trust- tổ chức độc quyền của các công ty cổ phần) và Côngxoocxiom (Consocsion- loại hình liên minh độc quyền có tổ chức cao, là tiền thân của các tập đoàn đa ngành Conglomerate hiện nay)…lần lượt ra đời và phát triển mạnh mẽ theo xu hướng liên kết sản xuất kinh doanh với quy mô lớn và có thế lực mạnh trên thị trường. Ngày nay, các tập đoàn kinh tế của Châu Âu đã và đang xuất hiện ở khắp các nước trên thế giới với quy mô rất lớn và danh tiếng lâu đời trong giới kinh doanh.
Tại Mỹ, ngay từ năm 1879 đã xuất hiện hàng loạt các công ty có số vốn lớn hàng triệu USD như Standart Oil, Rockefeller, Aromovar… các công ty này nhanh chóng lớn mạnh và bành trướng thế lực kinh tế. Với nền kinh tế khuyến khích tự do phát triển và đề cao quy luật tự nhiên của nền kinh tế thị trường, các công ty dễ dàng sáp nhập, hợp nhất hay thôn tính lẫn nhau để cho ra đời những công ty ngày càng lớn hơn, hình thành ngày càng nhiều những tập đoàn khổng lồ, các công ty đa quốc gia với quy mô vô cùng lớn. Cùng với Microsoft, General Motors, General Electric… các tập đoàn của Mỹ đang
đứng đầu trong các bảng xếp hạng và chiếm lĩnh hầu hết các ngành quan trọng trên thế giới.
Ở Châu Á: Tại Nhật Bản, các tập đoàn lớn (trước Thế chiến thứ 2 gọi là Zaibatsu, sau chiến tranh gọi là Keiretsu) hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Năm 1885, Chính phủ Nhật bản đã khuyến khích thành lập nhiều công ty cổ phần có quy mô lớn nhằm khắc phục nguồn vốn hạn chế của cá nhân. Công ty Mitsubishi thành lập năm 1870 và đến cuối thế kỷ 19 nó đã có dáng dấp của một tập đoàn theo dạng Conglomerate. Đến khoảng năm 1918- 1919 Mitsubishi đã có tới 7 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực đóng tàu, thép, thương mại, khai thác mỏ, kho vận, bảo hiểm và ngân hàng. Chính sách của Chính phủ Nhật bản có tác động rất lớn đối với sự phát triển của các tập đoàn kinh tế.
Tại Hàn quốc, các tập đoàn kinh tế (gọi là các Chaebol) bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1950 - 1960 và ngày càng được chú ý do những ảnh hưởng to lớn của chúng. Nét đặc biệt của các Chaebol ở Hàn quốc là sở hữu gia đình và sự bành trướng thế lực kinh tế và chính trị của các tập đoàn đó. Công ty Sam sung được thành lập năm 1938, lúc đầu chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, đến thập kỷ 80 đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế - chính trị của Hàn quốc.
Quá trình tích tụ, tập trung sản xuất và tập trung vốn phát triển mạnh mẽ những năm sau Chiến tranh Thế giới 2, tạo ra một làn sóng hợp nhất chưa từng có. Quy mô và phạm vi hoạt động của các tập đoàn kinh tế đã vượt ra ngoài biên giới mỗi nước để biến thành những tổ chức kinh doanh quốc tế, các công ty xuyên quốc gia. Các tập đoàn kinh tế đã trở thành trung tâm thu hút, thâu tóm hàng loạt các công ty khác xung quanh nó để trở nên ngày càng hùng mạnh, có sức sống mãnh liệt và tăng trưởng không ngừng.
2.2. Các phương thức hình thành tập đoàn kinh tế
- Hình thành tập đoàn do mở rộng quy mô và chia nhỏ công ty: phương thức hình thành tập đoàn một cách tự nhiên là dựa trên sự mở rộng quy mô của công ty tiến tới tách ra thành một số công ty hoạt động trên một lĩnh vực nhất định. Giữa các công ty mới được thành lập và công ty ban đầu (công ty mẹ) tồn tại mối liên kết kinh tế - tài chính chặt chẽ. Nhiều tập đoàn của Nhật bản được hình thành theo phương thức này.
- Hình thành do liên kết, sáp nhập tự nhiên: đây là con đường hình thành các tập đoàn kinh tế đầu tiên trong lịch sử. Một số công ty có liên hệ nhất định về thị trường, sản phẩm, nguyên liệu hoặc công nghệ tự nguyện liên minh lại theo kiểu Cartel hay Trust. Trong quá trình phát triển, nhiều tổ chức Cartel, Trust đã tan vỡ, nhưng cũng có nhiều tổ chức loại này được cơ cấu lại và phát triển.
Quá trình tập trung đã góp phần đẩy nhanh quá trình thành lập tập đoàn kinh tế. Quá trình này diễn ra theo những phương thức khác nhau bằng con đường thôn tính theo kiểu cá lớn nuốt cá bé thông qua việc mua lại các công ty nhỏ yếu hơn, biến chúng thành bộ phận không thể tách rời của công ty mẹ theo con đường tự nguyện sáp nhập với nhau thành công ty lớn hơn chống lại nguy cơ bị thôn tính, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ở các nước công nghiệp hoá đi sau, các tập đoàn kinh tế được hình thành và phát triển chủ yếu bằng tích tụ và liên doanh nhằm tăng nhanh vốn, khả năng sản xuất và khả năng chuyển giao công nghệ nước ngoài, khả năng cạnh tranh nhằm chống lại nguy cơ bị các công ty nước ngoài thôn tính.
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ
Nghiên cứu một số tập đoàn kinh tế của các nước như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn quốc…có thể nhận thấy một số nét đặc thù của tập đoàn kinh tế trong điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia và trong từng thời kỳ lịch sử. Mặc dù tập đoàn kinh tế hết sức đa dạng và có những sắc thái khác nhau, nhưng có thể thấy những đặc điểm chung nhất của tập đoàn kinh tế như sau:
- Đặc điểm về hình thức tổ chức và mối quan hệ kinh tế: các tập đoàn kinh tế là các tổ chức liên kết về kinh tế. Sự liên kết chặt hay lỏng giữa các thành viên tuỳ thuộc vào mức độ liên kết về tài chính và lợi ích kinh tế. Về hình thức tổ chức, trong tập đoàn có công ty mẹ và các công ty thành viên. Các công ty thành viên vẫn giữ tính độc lập về mặt pháp lý. Mối quan hệ giữa các thành viên chủ yếu dựa trên mối quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế và được thực hiện thông qua các hợp đồng hoặc thoả thuận kinh tế.
- Đặc điểm qui mô: hầu hết các tập đoàn kinh tế có quy mô rất lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trường, có phạm vi hoạt động rộng với các chi nhánh không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà ở nhiều quốc gia trên thế giới. Qui mô của tập đoàn có thể biểu hiện dưới một số chỉ tiêu như: tổng số vốn, tổng tài sản hay doanh thu; số nước có chi nhánh hay văn phòng đại diện; thị phần đối với một loại hay một nhóm các sản phẩm chủ yếu.
- Đặc điểm về phương thức quản lý và chiến lược kinh doanh: thông thường các tập đoàn kinh tế có Hội đồng quản trị để quản lý tập đoàn và trụ sở thường nằm ở công ty mẹ. Hội đồng quản trị này được hình thành theo nguyên tắc số vốn cổ đông đóng góp của các thành viên. Hội đồng quản trị tập đoàn ( hay công ty mẹ của tập đoàn) chỉ kiểm soát về mặt tài chính, chiến lược đầu tư thông qua các đòn bẩy kinh tế, còn các thành viên hoàn toàn tự chủ trong quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ở các công ty thành viên có Hội đồng quản trị và Ban giám đốc riêng để lãnh đạo, quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công ty đó.
- Đặc điểm về nguyên tắc hoạt động: tối đa hoá lợi nhuận là nguyên tắc luôn được khẳng định trong mọi trường hợp.
Trong quá trình phát triển và chọn lọc lâu dài của các tập đoàn, các ưu điểm của từng mô hình được học tập và đúc rút kinh nghiệm để ngày một hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn. Một số đặc trưng được xem là ưu điểm và phổ biến hiện nay của các mô hình tập đoàn kinh tế là:
Một là, sự chuyên môn hóa về tài chính của công ty mẹ. Trong mô hình tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành (mô hình thứ ba - các Conglomerate), các công ty mẹ (holding company - holding theo tiếng Anh có nghĩa là “nắm giữ”) chuyên môn hoá trong lĩnh vực đầu tư nắm giữ cổ phiếu của các công ty con, thay đổi cấu trúc và hoạt động của tập đoàn kinh tế thông qua việc mua bán quyền sở hữu các công ty.
Trong mô hình này, các tập đoàn kinh tế thường có các công ty tài chính thành viên, công ty bảo hiểm và ngân hàng thành viên trợ giúp quản lý tài chính cho tập đoàn. Vai trò của các công ty này là rất lớn, đặc biệt là công ty tài chính trong việc huy động vốn, điều hoà và luân chuyển vốn giữa các thành viên trong tập đoàn. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thành viên cũng trợ giúp rất lớn cho công ty mẹ trong việc điều hành và kiểm soát tài chính của tập đoàn.
Hai là, tính chất đa ngành của các mô hình tập đoàn đang ngày càng trở nên phổ biến. Các tập đoàn kinh tế sau khi phát triển lớn mạnh đều mở rộng hoạt động của mình sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Các tập đoàn hầu hết đều có ngành kinh doanh chiến lược và ngành kinh doanh phụ trợ, trong đó lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm được ưu tiên phát triển trong điều kiện thị trường tài chính phát triển cao như hiện nay. Trong điều kiện nền kinh tế và thị trường tài chính chưa phát triển hoặc đối với các tập đoàn kinh tế mới hình thành thì việc tập trung vào lĩnh vực mũi nhọn phải được chú trọng hơn vì đây là ngành kinh doanh chắc chắn đem lại hiệu quả cho tập đoàn.
Ba là, tính chất đa sở hữu của tập đoàn kinh tế. Có thể nói đây là đặc điểm gần như của tất cả các tập đoàn kinh tế trên thế giới. Không thể có tập đoàn kinh tế nào chỉ có một chủ sở hữu mà có thể huy động được nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu phát triển không có giới hạn của các tập đoàn. Đa sở hữu làm tăng hiệu quả quản lý của tập đoàn do cơ chế kiểm soát bởi nhiều chủ sở hữu, trong đó có bản thân các nhà quản lý trong tập đoàn.
Bốn là, về quản trị tập đoàn: cấu trúc phân quyền, sự tham gia của Nhà nước, người lao động và các chủ sở hữu trong mô hình quản trị tập đoàn kinh tế…Hiện nay, không có quy luật chung nào là ưu điểm cho các đặc trưng này, các tập đoàn kinh tế của mỗi nước đều có một cách thức riêng phù hợp với điều kiện môi trường và thói quen kinh doanh của nước đó. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn nổi lên một cách thức quản lý được xem là có ưu thế hơn. Một số đặc trưng trong mô hình quản trị tập đoàn của các nước có thể thấy như sau:
- Mỹ: là mô hình thống nhất ngang trong cấu trúc phân quyền. Thành lập Hội đồng giám đốc, bao gồm nhiều giám đốc phụ trách theo các tiêu thức khác nhau về khách hàng, khu vực, bộ phận. Nhà nước ít tham gia mà chỉ tạo môi trường ổn định cho nền kinh tế, mức độ luật định thấp. Công đoàn tham gia tự nguyện, nhỏ và yếu, quyền của người lao động bị hạn chế, hầu như không tham gia điều hành hoạt động công ty.
- Nhật Bản: là mô hình thống nhất ngang giống như mô hình của Mỹ nhưng mở rộng hơn. Cũng có Ban giám đốc hay Hội đồng giám đốc nhưng có thêm Uỷ ban quản lý. Người lao động có nhiều ảnh hưởng bởi họ làm việc lâu dài và gắn bó với công ty, tuy nhiên công đoàn hoạt động yếu và chịu ảnh hưởng của chính trị. Chính phủ can thiệp mạnh vào nền kinh tế, thực thi chính sách ủng hộ và định hướng phát triển cho các tập đoàn kinh tế, các quan chức chính phủ và giới kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ.
- CHLB Đức: là loại mô hình tách rời ngang trong việc phân chia quyền lực. Thành lập Hội đồng quản trị và Ban điều hành, có sự phân biệt tách rời giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Chính phủ điều tiết và duy trì độc quyền một số dịch vụ công ích. Quyền của người lao động có nhiều ảnh hưởng thông qua công đoàn hay hội đồng công nhân và được quy định trong điều lệ về quyền tham gia của người lao động trong các vấn đề quan trọng của công ty.