Tập Đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam


tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam. Với tên gọi đầy đủ là: Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam.

Vốn điều lệ của tập đoàn là vốn chủ sở hữu của tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2006 trừ đi phần vốn và tài sản giao cho Tổng công ty Bưu chính Việt nam.

Tổ chức quản lý và điều hành của tập đoàn gồm:

- Hội đồng quản trị tập đoàn là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại tập đoàn, có 09 thành viên do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông và thẩm định của Bộ Nội vụ. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát là thành viên chuyên trách; chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn không kiêm Tổng giám đốc.

- Thành viên Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị tập đoàn bổ nhiệm, có tối đa 05 người.

- Tổng giám đốc tập đoàn do Hội đồng quản trị tập đoàn bổ nhiệm sau khi được Thủ tướng chính phủ chấp nhận bằng văn bản.

- Giúp việc Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng tập đoàn do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc.

- Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc có bộ máy giúp việc là văn phòng và các bộ phận tham mưu.

2.2. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Ngày 26 tháng 12 năm 2005, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 345/2005/QĐ-TTg về việc thành lập tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam với những nội dung như sau:

Thành lập tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tập đoàn Than Việt nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt nam. Chuyển Tổng công ty Khoáng sản Việt nam thành công ty con của tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam.

Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 7


Đổi tên công ty mẹ - tập đoàn Than Việt nam thành công ty mẹ - tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam ( sau đây gọi là tập đoàn Than - Khoáng sản Việt nam)

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt nam là công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng; điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật, được tự chủ kinh doanh, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường.

Tên đầy đủ là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam, viết tắt là Than - Khoáng sản Việt nam (TKV).

Vốn điều lệ của tập đoàn Than - Khoáng sản Việt nam gồm có:

- Vốn nhà nước của tập đoàn Than Việt nam; vốn nhà nước của Tổng công ty Khoáng sản Việt nam tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2005, sau khi đã kiểm toán.

- Vốn nhà nước cấp cho Tổng công ty Khoáng sản Việt nam để thực hiện dự án khai thác bôxit, sản xuất alumin tại Tân Rai ở Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng.

Nhà nước giao cho tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam quản lý tài nguyên, trữ lượng than, bôxit và khoáng sản khác để tổ chức khai thác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức, hoạt động của tập đoàn.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của tập đoàn Than Việt nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt nam theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu quản lý và điều hành của tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

- Hội đồng quản trị tập đoàn là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam, có không quá 09 thành


viên do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, bao gồm:

• 07 thành viên Hội đồng quản trị tập đoàn Than Việt nam nay là thành viên Hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam. Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn không kiêm Tổng giám đốc.

• Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trình Thủ tướng chính phủ quyết định bổ nhiệm bổ sung không quá 02 thành viên Hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Than Việt nam nay giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam.

- Ban kiểm soát tập đoàn do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có tối đa 05 thành viên, trong đó Trưởng ban kiểm soát là uỷ viên Hội đồng quản trị. Trưởng ban kiểm soát tập đoàn Than Việt nam nay giữ chức Trưởng ban kiểm soát tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam.

- Tổng giám đốc tập đoàn Than Việt nam nay giữ chức Tổng giám đốc tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam.

- Giúp việc Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc điều hành các khối sản xuất kinh doanh và kế toán trưởng tập đoàn do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc.

2.3. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt nam

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 103/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt nam với nội dung như sau:

Hình thành tập đoàn kinh tế Vinashin, đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, các doanh nghiệp đa sở hữu, (gọi tắt là tập đoàn Vinashin), trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt nam; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó ngành


công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ và vận tải biển là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam có cơ cấu như sau:

Công ty mẹ - tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là công ty Nhà nước, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường; tổ chức sản xuất kinh doanh những ngành nghề chính của tập đoàn Vinashin.

Các công ty là các tổng công ty do tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, bao gồm:

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu,

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng,

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn,

- Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất,

- Tổng công ty Vận tải Vinashin: thành lập trên cơ sở sắp xếp các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam trong lĩnh vực vận tải.

- Tổng công ty Đầu tư và xây dựng Vinashin: thành lập trên cơ sở sắp xếp các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng,

- Tổng công ty Công nghiệp nặng Vinashin: thành lập trên cơ sở sắp xếp các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu.


Cơ cấu quản lý của các tổng công ty nói trên gồm: Chủ tịch Tổng công ty, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chủ tịch tổng công ty do Chủ tịch tập đoàn Vinashin bổ nhiệm.

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 104/2006/QĐ-TTg về việc thành lập công ty mẹ - tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam, trong đó: công ty mẹ - tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam ( sau đây gọi là tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam hiện nay, trong đó có những nội dung sau:

Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng; điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật, được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam. Tên gọi đầy đủ là: tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam, viết tắt là Vinashin.

Vốn điều lệ của tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là vốn chủ sở hữu của tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2006 sau khi đã kiểm toán.

Cơ cấu quản lý và điều hành của tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam gồm:

- Hội đồng quản trị tập đoàn là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại tập đoàn, có tối đa 09 thành viên.

Thành viên Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng quản trị là chủ tịch tập đoàn do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm. Chủ tịch tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là đại diện theo pháp luật của tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam.


- Ban kiểm soát tập đoàn do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, có tối đa 05 thành viên, trong đó Trưởng ban kiểm soát là uỷ viên Hội đồng quản trị.

- Tổng giám đốc điều hành tập đoàn do Hội đồng quản trị tập đoàn bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng sau khi được Thủ tướng chính phủ chấp thuận bằng văn bản.

- Các Tổng giám đốc chức năng, kế toán trưởng tập đoàn do Chủ tịch tập đoàn bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc điều hành.

- Bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành và các Tổng giám đốc chức năng.

2.4. Tập đoàn Điện lực Việt nam

Ngày 05 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 176/2004/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành điện Việt nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng 2020, với các nội dung khái quát như sau:

Mục tiêu phát triển.

Mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt nam đến năm 2010 là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng ( kết hợp với thuỷ điện), khí và than để phát triển cân đối nguồn điện. Xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vục Tây nam. Xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La. Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử. Đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia. Đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.

Mục tiêu cụ thể:

- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2005 đạt sản lượng khoảng 53 tỷ KWh, năm 2010 đạt sản lượng từ khoảng 88 đến 93 tỷ KWh và năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ KWh.


- Đẩy nhanh chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi, phấn đấu đến năm 2010 đạt 90% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 đạt 100% số hộ dân nông thôn có điện.

- Đảm bảo cân bằng về tài chính bền vững.

- Đa dạng hoá phương thức đầu tư phát triển ngành và chuẩn bị các phương án nhập khẩu điện của các nước Lào, Campuchia, Trung quốc.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành Điện.

- Thực hiện cơ chế hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, bao gồm nhiều công ty có tư cách pháp nhân theo mô hình Liên kết tài chính - Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Tư vấn.

- Kiểm soát và giảm ô nhiễm môi trường trong các hoạt động của ngành Điện.

Để thực hiện được các mục tiêu phát triển thì trong quyết định này, Chính phủ cũng đề ra các giải pháp, trong đó có một số giải pháp cơ bản sau:

Về tổ chức và cơ chế:

Lấy Luật Điện lực năm 2004 làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động điện lực, tạo hành lang pháp lý cho hoạt đông kiểm soát và điều phối thị trường điện lực. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuân khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện lực cạnh tranh, từng bước hình thành thị trường điện trong nước, trong đó Nhà nước giữ độc quyền ở khâu truyền tải và chi phối trong khâu sản xuất và phân phối điện.

Xây dựng lộ trình cải cách cơ cấu tổ chức ngành công nghiệp điện lực theo định hướng chiến lược đã đề ra.

Về tài chính và huy động vốn:

Tiếp tục thực hiện cải cách giá điện theo lộ trình đã được duyệt và nghiên cứu điều chỉnh biểu giá điện theo hướng giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng. Cho phép tổng công ty Điện lực Việt nam thực hiện hạch toán riêng phần dịch vụ mang tính công ích.


Xem xét giảm thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm điện từ 10% xuống còn 5% để giảm sức ép tăng giá điện.

Ưu tiên bố trí vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA và các nguồn vay song phương của nước ngoài cho tổng công ty Điện lực Việt nam để thực hiện đầu tư các công trình trọng điểm của quốc gia.

Khuyến khích đa dạng hoá trong đầu tư và quản lý lưới điện nông thôn trên cơ sở tăng cường kiểm soát giá bán điện ở nông thôn để đảm bảo không vượt giá trần do Chính phủ quy định.

Hỗ trợ vốn ngân sách cho các dự án điện khí hoá nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm mục đích phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo cho khu vực này.

Cổ phần hoá các công trình điện mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Thí điểm phát hành trái phiếu công trình và phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán. Thực hiện liên doanh, liên kết trong đầu tư các công trình điện.

Ngày 22 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 147/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt nam với những nội dung sau:

Hình thành Tập đoàn Điện lực Việt nam đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, các doanh nghiệp đa sở hữu, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại tổng công ty Điện lực Việt nam và các đơn vị thành viên, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành điện lực Việt nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Tập đoàn Điện lực Việt nam được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại tổng công ty Điện lực Việt nam và các đơn vị thành viên, có cơ cấu như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2022