Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Của Tập Đoàn Trong Thời Gian Qua


Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt nam ( sau đây gọi tắt là tập đoàn) là công ty nhà nước, có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu, thị trường.

Mối quan hệ giữa công ty mẹ với chủ sở hữu Nhà nước và các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo pháp luật và quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.

Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước với tập đoàn. Thủ tướng chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuế Chính phủ và Hội đồng quản trị tập đoàn thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành và Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ.

Ngày 22 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 148/ 2006/QĐ-TTg về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt nam. Theo quyết định này, công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt nam ( được gọi là Tập đoàn Điện lực Việt nam) được hình thành trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và một số đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty Điện lực Việt nam.

Theo quyết định này, Tập đoàn Điện lực Việt nam là công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng; điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổng công ty Điện lực Việt nam.

Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Điện lực Việt nam

Tên quốc tế: Vietnam Electricity, viết tắt là EVN.

Vốn Điều lệ của Tập đoàn Điện lực Việt nam là vốn chủ sở hữu của tổng công ty Điện lực Việt nam tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2006 sau khi đã kiểm toán.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn Điện lực Việt nam bao gồm:

- Hội đồng quản trị tập đoàn điện lực là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn Điện lực Việt nam, có tối đa 09 thành viên, trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Trưởng ban kiểm soát là thành viên chuyên trách. Thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 8

- Ban kiểm soát Tập đoàn Điện lực Việt nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt nam bổ nhiệm, có tối đa 05 thành viên, trong đó Trưởng ban kiểm soát là uỷ viên Hội đồng quản trị.

- Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt nam bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng sau khi được Thủ tướng chính phủ ký chấp thuận.

- Giúp việc Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng do Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt nam bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc.

- Bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt nam có văn phòng và các ban chức năng tham mưu.

Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt nam tại thời điểm thành lập bao gồm:

- Công ty thuỷ điện Hoà Bình,

- Công ty thuỷ điện Yaly,

- Công ty thuỷ điện Trị An,

- Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia,

- Các ban quản lý dự án ngành điện,

- Ban quản lý dự án Trung tâm Điều hành và Thông tin viễn thông ngành điện lực.

Các đơn vị sự nghiệp:

- Viện năng lượng,


- Trường Đại học Điện lực,

- Trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh,

- Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung,

- Trường đào tạo nghề điện.

2.5. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam

Ngày 18 tháng 11 năm 2003, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 246/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng công ty Dầu khí Việt nam đến năm 2005, trong đó:

Doanh nghiệp mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn:

- Công ty Thăm dò khai thác dầu khí,

- Công ty Đầu tư phát triển dầu khí,

- Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí,

- Công ty Thương mại dầu khí,

- Công ty Tài chính dầu khí,

- Công ty Vận tải dầu khí,

- Công ty Phân đạm và Hoá chất dầu khí,

- Công ty Bảo hiểm dầu khí,

Tổng công ty Dầu khí Việt nam lựa chọn một số doanh nghiệp trên đây có đủ điều kiện để chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp:

Thực hiện năm 2004:

- Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí,

- Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí,

- Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ Thực hiện năm 2005:

- Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí,


- Công ty Dịch vụ du lịch dầu khí,

- Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí,

- Công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí.

Ngày 29 tháng 8 năm 2006, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 198/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam với một số nội dung cơ bản sau:

Hình thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam, đa sở hữu, trong đó Nhà nước sở hữu chi phối về vốn, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại tổng công ty Dầu khí Việt nam và các đơn vị thành viên; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo, làm nòng cốt để ngành công nghiệp dầu khí Việt nam phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và bảo đảm an ninh năng lượng cho sự phát triển đất nước.

Cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam bao gồm:

Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam: là công ty Nhà nước, có chức năng ký kết, giám sát việc thực hiện các hợp đồng dầu khí với nước ngoài; thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí; đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường; được hình thành trên cơ sở tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành, tham mưu giúp việc và các ban quản lý dự án của tổng công ty Dầu khí Việt nam.

Các tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Các công ty do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ:

- Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí,


- Tổng công ty Khí,

- Tổng công ty Sản xuất và Kinh doanh điện,

- Tổng công ty Lọc, Hoá dầu.

Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ ( thực hiện trong năm 2006-2007):

- Công ty Tài chính dầu khí,

- Công ty Thương mại dầu khí,

- Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu thô,

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cung ứng và Xuất khẩu lao động dầu khí( thành lập mới).

Ngày 29 tháng 8 năm 2006, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 199/2006/QĐ-TTg về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt nam. Theo quyết định này, công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt nam ( được gọi là Tập đoàn Dầu khí Việt nam ) trên cơ sở tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành, tham mưu giúp việc và các ban quản lý dự án của tổng công ty Dầu khí Việt nam.

Tập đoàn Dầu khí Việt nam là công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng; điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của tổng công ty Dầu khí Việt nam.

Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Dầu khí Việt nam

Vốn điều lệ của tập đoàn là vốn chủ sở hữu của tổng công ty Dầu khí Việt nam tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2006, sau khi đã kiểm toán.

Về cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn Dầu khí Việt nam gồm:

- Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt nam là đại diện trực tiếp sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn Dầu khí Việt nam, có tối đa 09 thành viên. Trong đó, 01 đại diện lãnh đạo Bộ Công nghiệp, 01 lãnh đạo Bộ Tài chính là thành


viên kiêm nhiệm. Thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm theo dề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

- Ban kiểm soát Tập đoàn Dầu khí Việt nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt nam bổ nhiệm, có tối đa 05 thành viên, trong đó Trưởng ban kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị.

- Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt nam bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được Thủ tướng chính phủ chấp nhận.

- Giúp việc Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng do Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt nam bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc.

- Bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt nam có văn phòng và các ban chức năng tham mưu.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định: “ Trong 5 năm tới, cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện có, đồng thời phát triển thêm các doanh nghiệp mà Nhà nước cần đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả của các tổng công ty theo mô hình công ty „mẹ‟- công ty „con‟, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thêm nhiều thành phần kinh tế, cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như viễn thông, hàng không, dầu khí”. Theo định hướng phát triển trong nghị quyết thì một số tập đoàn kinh tế đã được thành lập trên cơ sở các tổng công ty, mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi nhưng


việc chuyển đổi này sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay.

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN TRONG THỜI GIAN QUA

Qua nhiều lần tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, đến đầu năm 2004, cả nước có 91 tổng công ty ( 17 tổng công ty 91và 74 tổng công ty 90) với 1392 doanh nghiệp thành viên. Đến nay, tất cả các tổng công ty đã hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới tổ chức và phương hướng hoạt động từ nay đến năm 2010 trình Chính phủ quyết định. Trong quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thời gian qua, việc chuyển tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con là một nội dung quan trọng, là bước quá độ để trở thành tập đoàn kinh tế sau này.

Đến nay đã có 52 doanh nghiệp nhà nước chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con với cơ cấu gồm: 31 tổng công ty nhà nước, 6 doanh nghiệp nhà nước độc lập, 4 công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước và 1 Viện nghiên cứu. Các đơn vị thành viên trong mô hình tổ chức mới này rất đa dạng về loại hình doanh nghiệp và cơ cấu vốn, song đều là những doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá hoặc là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Công ty mẹ:

Các đơn vị thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con đều hình thành công ty mẹ vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực chính vừa đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác. Việc công ty mẹ thực hiện đồng thời cả 2 chức năng trên tỏ ra phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay ở nước ta, vì trong giai đoạn đầu công ty mẹ cần phải nắm giữ một số hoạt động kinh doanh chính đang có uy tín trên thị trường nhằm duy trì vị thế và khả năng chi phối, hỗ trợ đối với các công ty con, đặc biệt là bảo lãnh tín dụng và sử dụng


thương hiệu chung; sau khi mô hình này đã vận hành trôi chảy, công ty mẹ sẽ tăng dần tỷ trọng hoạt động đầu tư tài chính.

Công ty mẹ là công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn; được hình thành từ việc chuyển đổi, tổ chức lại tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty, công ty Nhà nước độc lập hoặc trên cơ sở một công ty đầu tư, mua cổ phần, góp vốn và các nguồn lực khác vào các công ty con.

Hiện nay ở nước ta, tên gọi của công ty mẹ cũng là vấn đề cần phải bàn, nhiều tập đoàn mà tên gọi của công ty mẹ trùng với tên của tập đoàn. Ví dụ, tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam - được thành lập theo quyết định 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam thì: tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam(1) được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam và các đơn vị thành viên. Và theo quyết định 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam (2). Như vậy (1) và (2) có bản chất hoàn toàn khác nhau nhưng tên lại giống nhau có thể dẫn đến nhầm lẫn trong nhận thức giữa một bên là tập đoàn

- bản chất là tổ hợp hay nhóm các doanh nghiệp liên kết nhau với một bên là công ty mẹ trong tập đoàn.

Việc thành lập các tập đoàn kinh tế với mô hình công ty mẹ - công ty con ở nước ta trong thời gian qua bước đầu phát huy hiệu quả, tỏ ra phù hợp với cơ chế thị trường, xu thế phát triển của doanh nghiệp và điều kiện thực tế của đất nước. Thể hiện ở một số điểm sau:

- Thay đổi căn bản quan hệ trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích giữa công ty mẹ với các công ty con và các công ty liên kết. Mối quan hệ giữa tổng công ty với các đơn vị thành viên đã thay đổi từ kiểu hành chính trên - dưới sang kiểu

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 18/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí