Đánh Giá Khả Năng Áp Dụng Mô Hình Truyền Thông Đa Dạng


Biểu đồ 3.11 biểu diễn nồng độ trung bình Hb theo các nhóm tuổi của trẻ từ 6-35 tháng ở xã CTNT cho thấy đường biểu diễn nồng độ Hb trung bình ở thời điểm SCT tăng cao dần theo nhóm tuổi và cao hơn so với đường biểu diễn nồng độ Hb trung bình tại thời điểm TCT ở tất cả các nhóm tuổi.

3.3.4. Đánh giá khả năng áp dụng mô hình truyền thông đa dạng


3.3.4.1. Sự phù hợp của chương trình can thiệp


Lợi ích của mô hình can thiệp


Kết quả PVS CBYT cho thấy can thiệp đã có hiệu quả làm thay đổi nhận thức, thực hành của bà mẹ, làm tăng tính toàn diện cho dự án PCSDD đang được thực hiện tại địa phương. Ngoài ra can thiệp đã mang lại lợi ích tăng kiến thức và kỹ năng tư vấn về NDTN cho CBYT tham gia chương trình và làm tăng hơn vị thế của TYT đối với khách hàng “Nói chung là khi có cái chương trình này trạm tập trung cho chương trình SDD nhiều hơn, tốn thời gian hơn nhưng nó mang lại hiệu quả. Bà mẹ nắm được kiến thức sau khi mình truyền thông cho họ và họ thay đổi hành vi” (CBYT-CTTT). Nhận xét của lãnh đạo TTYT về chương trình can thiệp “Các hoạt động tương đối bài bản, nó không trùng lặp và nó có tính chất hỗ trợ chương trình PCSDD của Trung Ương“ (GĐTTYT). Can thiệp đã mang lại những lợi ích nhất định cho những người tham gia “Em cảm thấy mình tự tin hơn trong việc tư vấn và kiến thức của mình được trau dồi nhiều hơn, nó cung cấp thêm cho mình kiến thức và kỹ năng” (CBYT-CTTT). PTV ít nhiều cũng làm tăng vị thế của TYT và tăng chú ý của bà mẹ tới TYT “Cái lợi khác là cho trạm y tế, từ khi có phòng tư vấn nhiều bà mẹ để ý tới trạm hơn trước” (CBYT-CTTT).

Sự đồng thuận và ủng hộ từ các bên tham gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.


Can thiệp nhận được sự cam kết ủng hộ từ ngành y tế, CBYT trực tiếp tham gia chương trình, hội phụ nữ và UBND xã. Mỗi đối tượng tùy vào vị trí và chức năng công việc của mình tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động can thiệp. Hiệu quả của tuyên truyền cũng đã tác động và truyền thêm cảm hứng cho CBYT đối với công việc “Em thấy là sau mở cái này mình dành thời gian nhiều hơn cho việc tư

Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 15


vấn và bà mẹ cũng rất là hiểu và biết điều đó và nghĩ là điều đó quan trọng, cho nên mình mới làm một cách rất là tích cực như vậy” (CBYT-CTTT).

HPN sẵn sàng tiếp tục ủng hộ chương trình can thiệp “Đối với bản thân mình thì mình rất là ủng hộ, tại vì chương trình hỗ trợ công việc bên HPN rất nhiều, đứng về phương diện tổ chức mình cũng hết sức là ủng hộ” (HPN-CTTT).

Sự cần thiết duy trì hoạt động can thiệp


Các đối tượng tham gia triển khai hoặc thụ hưởng can thiệp đều cho rằng nên tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình vì nó có lợi cho dân, cung cấp kiến thức cho các thế hệ phụ nữ đã và sẽ làm mẹ trong tương lai, đặc biệt những người nghèo, người ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin đại chúng, những người mà TYT vẫn là một cơ sở chăm sóc sức khỏe cho gia đình họ. Sau đây là ý kiến của bà mẹ “Dạ tại vì còn thế hệ sau này, sau này nữa chứ không phải là bây giờ mình có con rồi mình hiểu biết chữ nào để nuôi con mình, mà mình mong muốn sau này cho mấy bà mẹ đang mang thai hoặc sinh sau này nữa“ (TLN-BM)

Tầm quan trọng và hiệu quả truyền thông ngay tại YTCS cũng được khẳng định “TYT cũng khám thai thường kỳ, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy là cái công tác truyền thông tại cộng đồng là rất quan trọng. Người ta nhận thông tin về lâu về dài ấy, mưa dần thấm lâu là phải quản lý và tiếp xúc với từng đối tượng thì TYT có thể làm tốt được việc này” (GĐTTYT-CTTT).

3.3.4.2. Tính bền vững của mô hình


Để duy trì mô hình cần có sự chỉ đạo tiếp tục từ BQL các cấp và kinh phí hoạt động. Do lồng ghép các hoạt động và tận dụng nguồn nhân lực sẵn có ở cơ sở tận dụng chia sẻ các TLTT nên kinh phí để duy trì hoạt động sẽ không quá lớn cho các xã. Vấn đề kinh phí có thể giải quyết theo đề xuất của một lãnh đạo TTYT “Mô hình đã triển khai thì cũng có kết quả bước đầu đấy, tôi nghĩ bây giờ củng cố những phòng tư vấn cũ, mở rộng dần dần ra, lồng ghép chặt chẽ với chương trình suy dinh dưỡng quốc gia và các mảng truyền thông khác của Sở Y tế nữa (một số dự án truyền thông có dinh dưỡng). Sau này giao triển khai mô hình cho TTYT và trạm,


bằng nhiều nguồn và có quyết tâm thì sẽ duy trì được mô hình này” (GĐTTYT- CTTT).

Mô hình đã được xây dựng phù hợp với chiến lược quốc gia PCSDD và là cơ sở tốt để triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về NDTN giai đoạn 2012-2015 [3], là những cơ sở tốt cho tính bền vững của mô hình.

3.3.4.3. Đánh giá về việc nhân rộng mô hình


Mô hình có tính bền vững và phù hợp đối với nhóm đối tượng đích, phù hợp với địa phương và chiến lược quốc gia về dinh dưỡng. Mô hình đã cho thấy hiệu quả đối với TTDD của trẻ do vậy nên nhân rộng mô hình. Tuy nhiên kết quả định lượng và PVS cho thấy nên nhân rộng mô hình một cách chọn lọc về địa bàn triển khai như nhân rộng ở những xã vùng ven ngoại thành, vùng nông thôn, bản thân TYT hoạt động tốt, có thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh và có lượng khách hàng đông “Xa trung tâm là một, thứ hai là bản thân, bản chất của cái trạm hoạt động tốt. Thực sự còn một số trạm thì người ta hoạt động chưa...hiệu quả nhất là một số trạm nội thành. Không phải người ta không nhiệt tình nhưng mà cơ sở của người ta không có khách hàng ở tất cả các loại dịch vụ (do gần trung tâm, khách hàng có nhiều lựa chọn) TYT đành phải chấp nhận” (CTDD-TPNT). Ở xã CTNT trạm Y tế là nơi tuyên truyền được cho nhiều đối tượng, đặc biệt là người nghèo“Trạm mình ở đây bất kỳ ai cũng tới được, nhất là người nghèo nữa. Khi bà mẹ cần là họ tới được và mình thấy dân ở đây họ rất tin tưởng TYT ở đây” (CBYT-CTNT)


CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em 0-36 tháng tuổi tại 3 xã nghiên cứu trước can thiệp

4.1.1. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ từ 0-36 tháng tuổi


Tỷ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi và gày còm ở các xã nghiên cứu thấp hơn so với kết quả điều tra đánh giá TTDD trẻ em toàn quốc năm 2011 [73]. Có sự khác biệt về tỷ lệ SDD thấp còi và nhẹ cân giữa các nhóm tuổi, không có sự khác biệt về giới ở tất cả các thể SDD. Kết quả này cũng tương tự như kết quả các điều tra khác [34], [74]. Nhóm tuổi có tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất là 12-23 tháng (26,6%), sau đó giảm ở nhóm 24-36 tháng (22,2%), thấp hơn so với kết quả điều tra toàn quốc năm 2011 (28%) [73]. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy SDD ở trẻ chủ yếu là độ I, tỷ lệ thấp còi độ I (14,7%) và nhẹ cân độ I (8,7%). Tỷ lệ thấp còi độ II (3,7%) và nhẹ cân độ II (1,4%). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với các nghiên cứu khác [34], [59]. Tỷ lệ SDD thấp hơn ở các xã nghiên cứu có thể được giải thích là cả 3 xã đều thuộc khu vực đồng bằng ven biển, nơi có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn ở các khu vực miền núi. Các nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng tỷ lệ SDD ở nhóm tuổi 12-23 tháng là cao nhất [31], [74]. Theo thời gian với nỗ lực của chương trình quốc gia PCSDD, tỷ lệ SDD đã giảm nhanh ở thành thị, đồng bằng, giảm chậm hơn ở miền núi. Song song với giảm tỷ lệ SDD, mức độ nặng của SDD cũng giảm. Hầu hết SDD ở trẻ em hiện nay là độ I, độ II chiếm tỷ lệ thấp và giảm dần qua các năm [74]. Song song với tình trạng SDD ở trẻ em còn có một tỷ lệ nhỏ (2,6%) trẻ em thừa cân và béo phì. Tỷ lệ này thấp hơn so với điều tra quốc gia và chưa phải là vấn đề trầm trọng ở các xã nghiên cứu.

Tỷ lệ SDD nhẹ cân tăng cao dần theo các nhóm tuổi, từ 5,9% ở nhóm dưới 6 tháng lên tới 13,6% ở nhóm 24-36 tháng. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu khác [74]. Nghiên cứu của Bùi Tú Quyên tại Quảng Trị cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa tuổi (từ 5-24 tháng) của trẻ đến tình trạng SDD qua phân tích đa biến


[58]. Như vậy nhóm tuổi dưới 24 tháng là nhóm có nguy cơ cao SDD. Điều này có thể giải thích rằng sau 6 tháng sữa mẹ giảm đáng kể về một số chất dinh dưỡng và các vi chất như sắt, vitamin A,. ..Trong giai đoạn này cơ thể trẻ lại phát triển nhanh về thể chất, vận động và tinh thần do đó nhu cầu năng lượng và các vi chất tăng lên. Do vậy nguồn dinh dưỡng từ ăn bổ sung (ABS) là rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu của trẻ ở những lứa tuổi này. Mặt khác hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, kháng thể thụ động từ sữa mẹ giảm, cơ thể trẻ liên tục phơi nhiễm với các tác nhân vi sinh vật gây bệnh từ môi trường làm cho trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm và rơi vào vòng xoắn bệnh lý nhiễm trùng và SDD. Như vậy nếu được nuôi dưỡng chăm sóc tốt trẻ sẽ không SDD và sẽ là cơ hội tốt cho các quá trình phát triển tiếp theo của trẻ. Suy dinh dưỡng thể gày còm trong nghiên cứu này tương đối thấp (3,6%), gày còm độ I là 2,9%, gày còm độ II là 0,7%. Các tỷ lệ này tương đương với các kết quả của nghiên cứu khác [31], [34].

4.1.2. Tình trạng thiếu máu của trẻ


Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ 6- 36 tháng tuổi tại các xã nghiên cứu là 37,9%. Tỷ lệ này thấp hơn kết quả điều tra tình trạng thiếu máu trẻ em ở các vùng sinh thái trên toàn quốc của Nguyễn Xuân Ninh năm 2000 (thiếu máu ở nhóm tuổi 6-23 tháng 51,2%) [48], thấp hơn hơn nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ninh năm 2006 tại Hà Nội [49], thấp hơn tỷ lệ thiếu máu ở nghiên cứu tại Brazil (40,9%) [110]. Tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả của các nghiên cứu trước có thể do thời điểm nghiên cứu và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu. Những năm gần đây thu nhập kinh tế người dân nói chung đã được cải thiện, các can thiệp phòng chống SDD đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Mặt khác địa bàn nghiên cứu này thuộc các huyện thị đồng bằng ven biển (ĐBVB) có điều kiện kinh tế khá tốt, tỷ lệ hộ nghèo thấp, nên tình trạng trẻ thiếu máu thấp hơn ở một số địa phương khác. Trong nghiên cứu này điều tra ở quần thể trẻ từ 0-36 tháng tuổi cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 37,9%, cao hơn kết quả điều tra ở trẻ dưới 5 tuổi năm 2008 tại khu vực Bắc và Ven biển miền Trung (34,7%). Sự khác biệt này là do trẻ 0-36 tháng tuổi có tỷ lệ thiếu máu cao hơn là trẻ từ 1-5 tuổi [74]. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ


thiếu máu và SDD cũng khác nhau giữa các vùng sinh thái. Miền núi thường có tỷ lệ SDD và thiếu máu cao nhất, sau đó là đồng bằng, miền biển và khu vực thành thị [47], [74]. Tuy nhiên với một tỷ lệ thiếu máu là 37,9%, so với phân loại thiếu máu của TCYTTG về ý nghĩa cộng đồng thì mức độ thiếu máu tại các huyện thị ĐBVB tỉnh Khánh Hòa thuộc mức trung bình (20% - 39,9%) [128]. Điều này cho thấy TM ở trẻ em tại tỉnh Khánh Hòa là một trong những vấn đề ưu tiên cần phải được lập kế hoạch can thiệp sớm. Về mức độ thiếu máu, tỷ lệ thiếu máu nhẹ là 23,2%, thiếu máu vừa là 14,7%, không có thiếu máu nặng. Kết quả này tương đương với nghiên cứu ở Hà Nội, Đắc Lắc [38], [49]. Như vậy các can thiệp cần được tập trung vào hai khu vực là điều trị thiếu máu tại bệnh viện (cho nhóm thiếu máu vừa) và dự phòng tại cộng đồng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tình trạng thiếu máu giữa nam và nữ, tương tự như kết quả nghiên cứu của Đào Mai Luyến tại Đắc Lắc [38]. Thiếu máu có chiều hướng giảm theo nhóm tuổi. Trẻ càng lớn tỷ lệ thiếu máu càng giảm. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở nhóm trẻ 6-12 tháng tuổi (59,2%), sau đó đến nhóm 13-24 tháng (35,3%) và nhóm 25-36 tháng (24,6%). Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết quả của nhiều nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước [38], [49], [74], [110]. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng nhóm tuổi có tỷ lệ thiếu máu cao nhất là nhóm từ 6- 12 tháng và do nhiều nguyên nhân. Bà mẹ mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn tới thiếu máu bà mẹ và thiếu máu bào thai. Trẻ sinh nhẹ cân, sinh non, cũng là yếu tố nguy cơ với thiếu máu đã được tìm thấy ở các nghiên cứu trước [37], [49]. Sau khi sinh nồng độ sắt trong sữa mẹ giảm đáng kể không đủ cung cấp cho nhu cầu phát triển của trẻ. Trẻ có nhu cầu cần được bổ sung sắt từ thực phẩm bên ngoài bằng thức ăn bổ sung. KT-TH của bà mẹ về cho ABS, ăn dặm sai, chế độ ăn thiếu sắt, không đa dạng thực phẩm là những yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu ở trẻ em đã được tìm ra ở các nghiên cứu trước [37], [49]. Đây cũng là những nguyên nhân khiến trẻ không được cung cấp đầy đủ sắt và các vi chất dinh dưỡng giúp tạo hồng cầu dẫn tới thiếu máu. Trẻ em là những đối tượng có nguy cơ


nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán) cao nên cũng là một nguyên nhân gây nên tỷ lệ thiếu máu cao ở những nhóm tuổi nhỏ [128].

Kết quả xét nghiệm máu trong nghiên cứu này cho thấy nồng độ Hemoglobin trung bình cũng tăng dần đều theo các nhóm tuổi. Từ 10,7 g/dl ở nhóm 6-12 tháng, tăng đến 11,4g/dl nhóm 13-24 tháng, 11,9g/dl ở nhóm 25-36 tháng và cao hơn khi so sánh với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Hồ Thu Mai tại Bắc Giang cho thấy nồng độ trung bình Hb của trẻ từ 6-24 tháng tuổi là 9,9 g/dl, thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi [40]. Sự khác biệt này có thể được giải thích rằng Khánh Hòa là tỉnh Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn cung thực phẩm tương đối dồi dào và đa đạng, khí hậu ôn hòa chỉ có hai mùa mưa và mùa nắng. Thực phẩm không bị khan hiếm theo mùa. Vùng ĐBVB có nghề đánh bắt các loại hải sản, cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm. Bà mẹ cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, với tỷ lệ đa dạng thực phẩm đạt tới gần 90%. Khi trẻ lớn hơn hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch hoàn thiện hơn, trẻ ít bị bệnh hơn, trẻ tự ăn được dễ dàng nên sắt và các chất cần để tạo máu đã được bổ sung dần dần và ngày một đầy đủ so với nhu cầu của trẻ. Do đó nồng độ trung bình của Hb đã tăng lên. Kết quả này cũng rất phù hợp với tỷ lệ thiếu máu giảm nhanh theo các nhóm tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về thiếu máu giữa nông thôn và thành thị. Tại xã CTNT có tỷ lệ thiếu máu (44.9 %) cao hơn có ý nghĩa so với xã CTTT (28.4 %), tương tự như kết quả của các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước [11], [48], [49], [110]. Hơn nữa đời sống vật chất của người dân nói chung cũng như KT-TH của bà mẹ ở các vùng nông thôn hiện nay vẫn còn khó khăn, yếu kém hơn so với thành thị.

4.1.3. Yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ em


4.1.3.1. Yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng ở trẻ


Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy các yếu tố liên quan với cả 3 thể SDD nhẹ cân, thấp còi, gày còm là thực hành NDTN của bà mẹ và trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gram). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh KT-TH của bà mẹ


liên quan tới tình trạng SDD ở trẻ [17], [58], [62]. Nghiên cứu bệnh chứng của Nguyễn Thị Vũ Thành tại Hà Tây năm 2005 đã cho thấy kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thực hành chăm sóc thai nghén khi mang thai của bà mẹ và trẻ cai sữa sớm liên quan đến SDD [62]. Thời gian từ 6-24 tháng tuổi đầu đời của trẻ có rất nhiều biến đổi về thể chất và tinh thần. Giai đoạn này trẻ cũng học ăn những thực phẩm bên ngoài như là tập ăn bột rồi tới ăn thức ăn chung của gia đình. Đây cũng là một quá trình đòi hỏi sự hỗ trợ và kiên trì của bà mẹ đối với việc nuôi dưỡng trẻ. Chính vì những khó khăn như vậy nếu người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức, thực hành không đúng, thiếu kiên trì sẽ làm cho trẻ SDD [17], [62]. Khi SDD trẻ có nguy cơ thiếu một hoặc nhiều vi chất dinh dưỡng khác [47], [15], [108]. Nhẹ cân sơ sinh (NCSS) ở những trẻ được sinh đủ tháng còn được gọi là SDD bào thai, có nguyên nhân chủ yếu là bà mẹ chăm sóc dinh dưỡng khi mang thai kém. NCSS làm cho trẻ có nguy cơ cao SDD. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hương và Phạm Văn Hoan tại Sóc Sơn Hà Nội [31]. Ngay sau sinh trẻ đã nhẹ cân và chiều cao thấp hơn những trẻ khác, nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ đúng cách trẻ rất dễ tiếp tục bị SDD. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc ăn uống đủ chất và chăm sóc thai nghén khi mang thai của bà mẹ. Các chương trình can thiệp vào giai đoạn này sẽ có hiệu quả và tác động tốt tới tình trạng SDD của trẻ.

Yếu tố nguy cơ với cả hai thể SDD nhẹ cân và thấp còi là trẻ ăn bổ sung sớm. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với nghiên cứu tại Sóc Sơn- Hà Nội của Vũ Thị Thanh Hương và Phạm Văn Hoan [31]. TCYTTG đã chứng minh sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng toàn diện và tốt nhất giúp trẻ phát triền trong 6 tháng đầu. ABS sớm khiến hệ tiêu hóa của trẻ phải tiêu hóa những thức ăn chưa thích hợp, sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém dẫn tới trẻ biếng ăn và SDD. Đã có tới 29,4% trẻ được cho ABS sớm trước 6 tháng tuổi. Tập quán cho trẻ ABS vào lúc 3 tháng tuổi vẫn còn ảnh hưởng đến các bà mẹ, đặc biệt là ở xã nông thôn. Công tác TTGDTT cần tập trung vào các nội dung này.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí