Hiệu Quả Thay Đổi Thực Hành Nuôi Dưỡng Trẻ Nhỏ Của Bà Mẹ


Chỉ số hiệu quả ở xã CTTT, CTNT và xã chứng lần lượt như sau (144,8%, 110% và 56,6%). Hiệu quả do can thiệp mang lại đối với kiến thức bà mẹ tại xã CTTT (88,9%), tại xã CTNT (53,5%). Như vậy chỉ số hiệu quả về kiến thức ở xã CTTT cao hơn xã CTNT và cao gần gấp 3 lần xã chứng. Theo kết quả giám sát buổi truyền thông ở xã CTTT đã được thực hiện tốt hơn so với xã CTNT. Dân trí ở xã CTTT thành thị cũng cao hơn so với xã CTNT. Kết quả nghiên cứu định lượng đã chứng minh hiệu quả của việc truyền thông đa dạng (tư vấn trực tiếp và truyền thông gián tiếp) đối với kiến thức của bà mẹ. Nghiên cứu của Bùi Thị Duyên đã xác định những bà mẹ được tiếp cận với các loại thông tin địa phương và thông tin tuyên truyền đại chúng sẽ có kiến thức cao hơn so với những bà mẹ không được tiếp cận

[14] . Điều này càng khẳng định hiệu quả của các biện pháp truyền thông đa dạng đã được triển khai trong can thiệp. Kết quả nghiên cứu này tương tự với các nghiên cứu của Shakila Zaman và cộng sự tại Pakistan với can thiệp tập huấn kỹ năng tư vấn cho CBYT về giáo dục ABS. Can thiệp đã thay đổi hành vi của bà mẹ, tác động tích cực đến các chỉ số nhân trắc của trẻ [137]. Kết quả này cũng tương tự với kết quả của các can thiệp có giáo dục cộng đồng khác [82], [118], [138], tương tự kết quả nghiên cứu giáo dục cộng đồng của Nguyễn Hữu Bích tại Hải Dương có đối tượng can thiệp là người cha, SCT kiến thức của người cha về NCBSMHT cũng đã tăng [1].

4.3.1.2. Hiệu quả thay đổi thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ


Thực hành NDTN của bà mẹ so sánh trước và SCT tăng một cách đáng kể ở 2 xã can thiệp thuộc hai khu vực thành thị và nông thôn, tăng rất ít ở xã chứng chỉ thực hiện chương trình MTQG và khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. SCT tỷ lệ thực hành đạt tại xã CTTT thành thị 89,3%; CTNT nông thôn 75,6% và xã chứng 70,7%. Chỉ số hiệu quả ở xã CTTT (28,9%) và xã CTNT (34,2%) cao hơn so với xã chứng (6,1%). Hiệu quả do can thiệp mang lại tại xã CTTT (22,8%), xã CTNT (28,1%). Mặc dù tỷ lệ thực hành đạt khá cao, nhưng chỉ số hiệu quả thực hành đạt không cao bằng chỉ số hiệu quả của can thiệp đối với kiến thức của bà mẹ. Khi can thiệp truyền thông rộng rãi đã thay đổi kiến thức của bà mẹ, nhưng thay đổi hành vi


cũng là một quá trình và khó khăn hơn thay đổi kiến thức. Hơn nữa tỷ lệ thực hành đạt trước can thiệp cũng đã đạt cao hơn kiến thức, nên HQCT với thực hành sẽ thấp hơn kiến thức. Trước can thiệp các bà mẹ vẫn tham gia các chương trình đã và đang triển khai tại TYT như cân đo trẻ, cho trẻ uống vitamin A, cho trẻ đi tiêm chủng một cách tự động theo hoạt động của các chương trình mục tiêu quốc gia mặc dầu họ chưa hiểu rõ về các chương trình này. Việc này giải thích cho thực hành cao hơn kiến thức lúc TCT. Hơn nữa qua PVS cho thấy có nhiều yếu tố cản trở thực hành của bà mẹ, như tác động của mẹ chồng, mẹ đẻ, bạn bè, tập quán địa phương, điều kiện kinh tế, điều kiện thời gian cá nhân, trình độ học vấn của các bà mẹ. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của truyền thông đã thay đổi thực hành của bà mẹ. Khi tích cực truyền thông bằng nhiều hình thức sẽ cho kết quả tốt hơn là truyền thông đơn lẻ. Phối hợp nhiều nguồn lực, xác định đúng ĐTĐ, tuyên truyền cụ thể, theo đúng kế hoạch truyền thông sẽ có hiệu quả, sẽ tác động tới KT-TH của bà mẹ.

Kết quả tăng KT-TH của bà mẹ sau can thiệp trong nghiên cứu này tương tự với một số kết quả nghiên cứu khác trên thế giới. Nghiên cứu ở Senegan với can thiệp GDDD dựa vào cộng đồng cho kết quả các chỉ số đo lường chăm sóc sức khỏe và hành vi tìm kiếm đều được cải thiện SCT, chỉ số WAZ tăng do thực hành của bà mẹ tăng [92]. Ở Bangladesh kiến thức của bà mẹ tăng nhưng chưa thay đổi hành vi. Ở Peru tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện giải thích bởi tăng hành vi sử dụng các dịch vụ y tế ở nơi có chương trình GDDD [94]. Tại Nam Phi, can thiệp các bà sơ tới các hộ gia đình có con SDD cung cấp kiến thức, cân đo trẻ và hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng trong khoảng thời gian 12 tháng đã làm thay đổi hành vi NDTN của bà mẹ và giảm tỷ lệ SDD ở trẻ [101].

Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với các nghiên cứu can thiệp có GDDD tại Việt Nam đã được tiến hành trước đây. Các nghiên cứu có can thiệp GDDD với nhiều hình thức khác nhau như truyền thông dinh dưỡng hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm, GDDD dựa vào chức sắc uy tín, tuyên truyền nhóm nhỏ, can thiệp tổng hợp, tuyên truyền qua CTV, truyền thông tích cực, tiếp thị xã hội v.v. . Các nghiên cứu cũng có đối tượng nghiên cứu đa dạng (bà mẹ có con 0-24 tháng, bà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.


mẹ có con dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản) và thời gian can thiệp dài ngắn khác nhau từ 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, thậm chí 8 năm. Hầu hết các nghiên cứu này SCT đều cho kết quả tăng KT-TH của bà mẹ, tăng khẩu phần ăn của trẻ và tăng đa dạng hóa khẩu phần ăn của trẻ [4], [9], [25], [56], [57], [63], [64]. Nghiên cứu của Đinh Đạo và cộng sự tại Quảng Nam năm 2011, can thiệp tuyên truyền dựa vào chức sắc uy tín trong 12 tháng, đối tượng can thiệp bà mẹ có con dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số. Kết quả cải thiện hành vi NDTN của bà mẹ, chế độ ABS của trẻ đã giàu đạm hơn, HQCT là 53,2% [9]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn có đối tượng can thiệp là bà mẹ có con dưới 5 tuổi đồng bào dân tộc Sán Chay với can thiệp huy động nguồn lực cộng đồng trong 18 tháng. SCT kiến thức đạt của bà mẹ tăng từ 26,8% lên 44,3%, thực hành đạt tăng từ 28,2% lên 31,3%, đa dạng thực phẩm tăng, HQCT là 54,3% [64]. Can thiệp truyền thông tích cực đến đa dạng hóa bữa ăn tại Huế năm 2006 đã làm thay đổi KT-TH của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi, đặc biệt là KT-TH phòng chống thiếu máu. Khẩu phần ăn của bà mẹ có con nhỏ trong địa bàn can thiệp đã tăng lượng sắt và Vitamin C, chỉ số đa dạng hóa thực phẩm và nhóm thực phẩm tăng [25]. HQCT đối với kiến thức của bà mẹ trong nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Hoàng Khải Lập tiến hành ở Thái Nguyên, có chỉ số HQCT lên kiến thức bà mẹ 88,1%, nhưng HQCT lên thực hành của bà mẹ trong nghiên cứu này lại thấp hơn nghiên cứu của Hoàng Khải Lập (HQCT 219%) [35]. Tương tự nghiên cứu của Trịnh Thị Thanh Thủy đánh giá chương trình PCSDD bằng truyền thông GDDD cho bà mẹ và phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị SDD nặng cho kết quả khẩu phần ăn và các chỉ số thực hành của bà mẹ cao hơn SCT [63]. Nghiên cứu GDDD hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm tại Yên Bái cũng cho kết quả KT-TH của bà mẹ tăng ở tất cả các lĩnh vực NDTN và chăm sóc thời kỳ mang thai [4].

Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 18

Kết quả PVS cũng cho thấy can thiệp đã làm thay đổi KT-TH của bà mẹ. Nhận xét này được thấy ở hầu hết các đối tượng phỏng vấn khác nhau như bà mẹ, chủ tịch xã, CTV dinh dưỡng, CBYT và cán bộ HPN. Những KT-TH của bà mẹ thay đổi gồm chăm sóc thai nghén, tập quán cho trẻ ăn dặm sớm 3 tháng 10 ngày


hay còn gọi là ăn Dao Kéo đã thay đổi, thời gian cho ABS đã muộn hơn. Trẻ đã được ăn đa dạng thực phẩm và đủ chất dinh dưỡng, bà mẹ chuyển từ mua cháo sang nấu cháo cho trẻ ăn với đủ các nhóm thực phẩm, bà mẹ thay đổi cách chăm sóc trẻ bệnh. Tuy nhiên vẫn còn có những bà mẹ bị lúng túng giữa hai luồng thông tin một bên là tập quán cũ, một bên là kiến thức mới được tuyên truyền.

Thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu: Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số về BMHT trong 6 tháng đầu không được cải thiện. Chỉ số BMHT ở nhóm xã CT (bao gồm CTTT và CTNT) trước CT là 39,2%, sau CT là 32,5% và không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Tuy nhiên PVS bà mẹ cho thấy thời gian bà mẹ cho trẻ BMHT đã kéo dài hơn so với TCT. Kết quả nghiên cứu này tương tự nghiên cứu tại Thụy Điển với can thiệp đào tạo định hướng cho nữ hộ sinh và y tá chăm sóc hậu sản cho bà mẹ sau sinh về tư vấn về NCBSM. Can thiệp có hiệu quả cũng rât khiêm tốn, đã làm giảm số lượng trẻ sơ sinh sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ trong một tuần đầu sau sinh và trì hoãn việc giới thiệu các sản phẩm thay thế sữa mẹ sau khi xuất viện chứ không thể tăng được thời gian NCBSMHT trong 6 tháng đầu [89]. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn ở Thái Nguyên (năm 2009) [64] và Trịnh Thị Thanh Thủy tại Sóc Sơn Hà Nội (năm 1999) [63], các nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ BSMHT thay đổi không có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước và SCT. Điều này cho thấy khó khăn trong việc tăng tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu. Kết quả nghiên cứu này khác với kết quả nghiên cứu tại Yên Bái năm 2012, tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn tại Yên Bái tăng sau can thiệp từ 49,4% lên tới 82,3% sau 18 tháng can thiệp [4].

Nguyên nhân cho trẻ bú bình và không BSMHT bao gồm bà mẹ mất sữa, mổ đẻ, CBYT giới thiệu sữa công thức cho bà mẹ ngay sau khi sinh, bà mẹ phải đi làm ở các khu công nghiệp, trẻ sinh non. Như vậy có rất nhiều yếu tố tác động vào việc NCBSMHT mà can thiệp không thể kiểm soát hay nhắm tới một cách có hiệu quả. Bà mẹ phải đi làm gánh vác công việc gia đình cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hương tại Huế [28] và Nguyễn Thị Hiệp ở Nghệ An [18].


Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy các chỉ số bú mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều bới các yếu tố khác. Chỉ số NCBSMHT bị tác động một cách mạnh mẽ bởi tập quán cho trẻ ăn bổ sung (ABS) vào lúc 3 tháng 10 ngày và cho trẻ uống nước sau khi bú mẹ. Ngoài ra còn có sự cạnh tranh thị trường quyết liệt của các hãng sữa, mà đối tượng các hãng nhằm vào là PNMT, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các hãng sữa cũng có danh sách của các PNMT, gọi điện, tư vấn tiếp thị cho họ. Mặc dù can thiệp đã triển khai một số hoạt động thúc đẩy việc thực thi nghị định 21 cấm quảng cáo sữa, núm vú, bình bú dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại các CSYT nhưng thực tế các bà mẹ lại bị chính CBYT tại các bệnh viện khuyến khích mua sữa cho trẻ uống đỡ vài ngày sau sinh trong lúc bà mẹ mổ đẻ hoặc bà mẹ chưa có sữa! Trong khi đó tỷ lệ các bà mẹ chọn sinh tại các bệnh viện hiện nay tương đối cao, sinh tại TYT thấp. Kết quả định tính chỉ ra rằng vẫn còn một khoảng trống trong thúc đẩy bú sữa mẹ hoàn toàn (BSMHT) tại khu vực bệnh viện. Điều này gợi ý cần có những giải pháp can thiệp mang tính chiến lược chuyên biệt và cụ thể hơn để thúc đẩy BSMHT ngay trong khu vực bệnh viện, thậm chí với cả những bệnh viện đã cam kết và được công nhận là Bệnh viện Bạn Hữu với trẻ em.

4.3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ


4.3.2.1. So sánh tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trước và sau can thiệp


Khi so sánh kết quả điều tra TCT và SCT cho thấy tỷ lệ SDD các thể nhẹ cân, thấp còi đều giảm ở cả các xã can thiệp và xã chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể do thời gian can thiệp ngắn và tác động của can thiệp là tác động gián tiếp nên tỷ lệ SDD không thay đổi đáng kể khi so sánh trước và SCT. Tương tự tỷ lệ SDD thể gày còm cũng không thay đổi ở cả 3 xã nghiên cứu khi so sánh trước và SCT. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với nghiên cứu can thiệp ở Bangladesh không có tác động tới tỷ lệ SDD [94]. Tương tự chương trình tổng hợp GDDD và trồng trọt tại Thái Lan cũng như chương trình GDDD ở Peru không có hiệu quả với thể nhẹ cân [94]. Kết quả nghiên cứu này cũng tự với một vài phát hiện trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chương trình GDDD và trợ giúp thực


phẩm trong vòng 2 năm đối với TTDD ở trẻ em từ 2-5 tuổi có thu nhập thấp ở Nam Phi, SCT, SDD nhẹ cân được cải thiện ở tất cả các khu vực nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê ở trẻ trai, trẻ gái ở các khu vực thành thị và trẻ trai ở khu vực nông thôn. Không có cải thiện có ý nghĩa nào về SDD thấp còi ở bất kỳ khu vực nào. SDD gày còm được cải thiện chỉ ở khu vực thành thị. Sự khác biệt này có thể do thời gian can thiệp của nghiên cứu ở Nam Phi dài hơn và đối tượng can thiệp có độ tuổi cao hơn [125].

Kết quả nghiên cứu này khác với kết quả đánh giá các nghiên cứu can thiệp khác do Ngân hàng Thế giới thực hiện. Sự khác nhau có thể do can thiệp này có thời gian ngắn (12 tháng) và bản chất của can thiệp là tác động gián tiếp (thông qua KT-TH của bà mẹ) mà không trực tiếp can thiệp vào TTDD của trẻ. Ngân hàng Thế giới đã đánh giá các can thiệp do ngân hàng tài trợ trong những thập kỷ qua tại các nước đang phát triển. Tác động của các can thiệp rất đa dạng đối với TTDD của trẻ. Mức độ giảm SDD các thể tùy thuộc vào độ dài của can thiệp và độ tuổi của đối tượng can thiệp và bản chất của các hoạt động can thiệp. Có 50% các can thiệp (Chương trình dinh dưỡng dựa vào cộng đồng) tác động lên chỉ số nhẹ cân [94]. Nghiên cứu ở Madagasca (SEECALINE) làm giảm tỷ lệ nhẹ cân 7,6% (Glasso and Umapathi 2009) [94]. Ở mức độ cộng đồng thêm một năm can thiệp làm giảm nhẹ cân nhóm 0-6 tháng là 8%, ở trẻ 7-12 tháng giảm 4%, thêm 2 năm can thiệp giảm 8% ở tất cả các nhóm tuổi (Glasso và Yau 2006), giảm tỷ lệ nhẹ cân ở trẻ 12-36 tháng tuổi ở những can thiệp 2 năm [94]. Như vậy tỷ lệ SDD giảm nhiều hơn ở những nhóm tuổi nhỏ và ở những can thiệp có thời gian can thiệp dài hơn.

Kết quả nghiên cứu này khác với một số nghiên cứu đã tiến hành ở Việt Nam. Các nghiên cứu can thiệp có GDDD tại Việt Nam trong những năm qua cho kết quả tác động rất đa dạng như chỉ tác động đến SDD nhẹ cân không tác động đến SDD thấp còi, hoặc tác động đến cả 3 thể SDD [4], [8], [9], [35], [42], [57], [63]. Sự khác nhau về kết quả giữa các nghiên cứu có thể do sự khác nhau về ngữ cảnh môi trường sẵn có của nơi can thiệp, nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ SDD ban đầu trong quần thể can thiệp, khoảng thời gian can thiệp, bản chất và nội


dung của các biện pháp can thiệp và phương pháp đánh giá. Hơn nữa các hoạt động can thiệp phối hợp với GDDD cũng khác nhau nên kết quả tác động cũng khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn tại Thái Nguyên với can thiệp huy động nguồn lực cộng đồng có GDDD bằng bữa ăn thị phạm trong 18 tháng, kết quả tác động đến SDD nhẹ cân, nhưng không tác động đến SDD thấp còi và gày còm [64]. Can thiệp tổng hợp tại 5 xã tỉnh Thanh Hóa có đối tượng nghiên cứu là bà mẹ và trẻ dưới 5 tuổi sau 7 năm đã có hiệu quả giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân 16,6%, thấp còi 7,1%, gày còm giảm không đáng kể [57]. Kết quả nghiên cứu của Trần Xuân Cảnh tại 3 xã ở tỉnh Yên Bái năm 2012 với can thiệp GDDD và hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm cho đối tượng bà mẹ có trẻ dưới 24 tháng tuổi. Sau 18 tháng can thiệp, tỷ lệ SDD giảm ở cả 3 thể, thể nhẹ cân giảm 6%, thấp còi giảm 6,5%, gày còm giảm 3,7% [4]. Nghiên cứu của Đinh Đạo có can thiệp GDDD tại Quảng Nam. Sau can thiệp SDD nhẹ cân giảm, nhưng SDD thấp còi giảm không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm đối chứng [9]. Nghiên cứu Phou Sophan với can thiệp truyền thông GDDD nhóm nhỏ trong 12 tháng đối tượng nghiên cứu là trẻ dưới 5 tuổi cũng cho kết quả tương tự giảm tỷ lệ SDD nhẹ cân ở những thời điểm sau 4 tháng và 12 tháng can thiệp, SDD thấp còi giảm không có ý nghĩa thống kê [52].

4.3.2.2. So sánh sự thay đổi các giá trị z-score của trẻ trước và sau can thiệp


Mặc dù các tỷ lệ SDD chưa thay đổi một cách có ý nghĩa thống kê SCT. Nhưng khi phân tích theo các chỉ số z-score cho thấy can thiệp đã tác động tích cực tới TTDD của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giá trị z-score ở cả xã chứng và các xã can thiệp tại hai thời điểm TCT và SCT đều thấp hơn so với quần thể chuẩn. SCT một số giá trị z-score của các xã can thiệp đã tăng cao hơn và tiến gần tới quần thể chuẩn hơn so với xã chứng.

Tại xã CTTT giá trị trung bình z-score cân nặng theo tuổi (WAZ) và chiều cao theo tuổi (HAZ) đã tăng cao hơn so với xã chứng khi so sánh trước và SCT. Giá trị trung bình WAZ của trẻ ở xã CTTT đã tăng từ (-0,65 ± 1,08) lên (-0,44±1,03). Giá trị trung bình HAZ đã tăng từ (-1,01±1,1) lên (-0,59 ±1,18). Giá trị trung bình


z-score cân nặng theo chiều cao (WHZ) thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Tại xã CTNT giá trị trung bình HAZ tăng hơn từ (-1,12 ± 1,10) TCT lên (-0,85±1,04) SCT một cách có ý nghĩa thống kê khi so với xã chứng. Các giá trị trung bình z-score WAZ và WHZ thay đổi không có ý nghĩa thống kê ở cả xã CTNT và xã chứng. Như vậy tại xã CTTT đã có sự thay đổi cả 2 giá trị Z-score quan trọng đó là WAZ và HAZ, trong khi tại xã CTNT chỉ thay đổi giá trị HAZ. Giá trị z-score HAZ của trẻ tại xã CTTT thay đổi được cũng cao hơn so với giá trị HAZ thay đổi được tại xã CTNT (0,42 so với 0,27). Điều này có thể giải thích tại xã thành thị trẻ có thể có điều kiện dinh dưỡng tốt hơn là ở nông thôn. Như vậy hiệu quả của can thiệp đối với các giá trị z-score của trẻ ở xã CTTT đã cao hơn so với xã CTNT.

Tại các xã can thiệp khi phân tích các giá trị z-score theo nhóm tuổi cho thấy, các giá trị z-score thay đổi có ý nghĩa thống kê chủ yếu ở nhóm tuổi từ 12-23 tháng ở cả xã CTTT và xã CTNT. Điều này có nghĩa rằng chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ được cải thiện tốt hơn ở nhóm tuổi 12-23 tháng nếu như chúng ta can thiệp sớm cho bà mẹ. Phải chăng khoảng thời gian này cũng là một cơ hội để can thiệp vào sự phát triển của trẻ. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Từ Ngữ tại Phú Thọ, SCT tỷ lệ SDD giảm nhiều ở nhóm 12-23 tháng tuổi [45]. Hơn nữa nhóm đối tượng can thiệp được tư vấn và có số lượt tư vấn cao là PNMT 3 tháng cuối và trẻ em dưới 6 tháng tuổi, nên sau một năm can thiệp nhóm được tác động nhiều là nhóm 12-23 tháng tuổi.

Kết quả nghiên cứu trên cũng tương đương với kết quả nghiên cứu ở một số nơi trên thế giới. Một đánh giá tác động giáo dục bà mẹ về cho ABS và cung cấp thức phẩm ABS đối với sự phát triển của trẻ ở các nước đang phát triền, đã phân tích 17 nghiên cứu đáng tin cậy bằng phương pháp Meta cho thấy có sự thay đổi về trọng lượng và chiều cao ở trẻ em từ 6-24 tháng tuổi SCT. Cung cấp thực phẩm bổ sung thích hợp có hoặc không có giáo dục dinh dưỡng và chỉ đơn thuần tư vấn dinh dưỡng cho các bà mẹ đều dẫn đến gia tăng đáng kể về trọng lượng và chiều cao ở trẻ em từ 6-24 tháng tuổi [76]. Kết quả nghiên cứu này tương tự với nghiên cứu đánh giá hiệu quả của đào tạo CBYT về tư vấn dinh dưỡng tại Pakistan đối với việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022