- Nghiên cứu này đo lường tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả kỹ thuật. Nghiên cứu gốc chỉ sử dụng hiệu quả lợi nhuận thay thế.
- Nghiên cứu này thay thế các biến kiểm soát là lợi nhuận ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ cho vay, để xem xét sự khác nhau giữa các NHTMNY tại Việt Nam. Đồng thời bổ sung thêm các biến thuộc yếu tố môi trường vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát để phản ánh được bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam.
3.2.2. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
3.2.2.1. Biến phụ thuộc
Để đo lường hiệu quả của các NHTMNY Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để tính toán hiệu quả kỹ thuật (TE). Giai đoạn quan trọng trong việc áp dụng phương pháp DEA vào việc đánh giá hiệu quả của các NHTMNY Việt Nam là xây dựng mô hình các biến đầu vào và đầu ra cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Trong nghiên cứu này, các yếu tố đầu vào và đầu ra được chọn lựa bao gồm:
Biến đầu vào: Đầu vào gồm 03 biến đại diện cho các nguồn lực đầu vào của một NHTM như: vốn huy động, lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được lượng hóa bằng các khoản chi phí sử dụng trong quá trình hoạt động gồm:
- Chi phí trả lãi (X1): bao gồm chi phí trả lãi và các khoản tương đương thể hiện yếu tố vốn trong đầu vào của hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng chủ yếu sử dụng tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền tiết kiệm và các khoản tiền gửi khác, phát hành giấy tờ có giá, vốn tài trợ … và phải trả lãi cho những khoản vốn huy động này.
- Chi phí tiền lương (X2): là chi phí trả cho nhân viên thể hiện yếu tố lao động trong đầu vào của hoạt động NHTM.
- Chi phí khác (X3): là chi phí ngoài lãi loại trừ chi phí nhân viên thể hiện yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật …
Biến đầu ra: Đầu ra gồm 02 biến phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của một NHTM:
- Thu nhập từ lãi (Y1): là thu nhập từ hoạt động tín dụng và các khoản tương đương.
- Thu nhập phi lãi (Y2): bao gồm thu nhập hoạt động dịch vụ và thu nhập hoạt động
khác.
3.2.2.2. Biến độc lập
Để xem xét tác động của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng của các NHTMNY tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng cách đo lường thu nhập phi lãi cùng với các thành phần của thu nhập phi lãi và các biến nội tại của các NHTMNY làm biến độc lập.
Thu nhập phi lãi (NII): bao gồm tất cả các khoản thu nhập từ những hoạt động NHPTT như thu nhập từ hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh chứng khoán, và các hoạt động khác. Trước sự cạnh ngày càng gay gắt của các định chế tài chính phi ngân hàng khiến thu nhập từ lãi suy giảm thì thu nhập phi lãi chính là nguồn bổ sung để duy trì và gia tăng lợi nhuận cho các NHTM nói chung và các NHTMNY nói riêng. Vì vậy, khi thu nhập phi lãi tăng thì hiệu quả ngân hàng sẽ tăng theo và điều này đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu trước như Rogers (1998), Tortosa-Ausina (2003), Huang & Chen (2006), Lozano-Vivas & Pasiouras (2010), Gulati & Kumar (2011). Do đó, trong nghiên cứu này, kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa NII và hiệu quả ngân hàng.
Giả thuyết H1.1: có mối quan hệ đồng biến giữa thu nhập phi lãi và hiệu quả của các NHTMNY Việt Nam.
Quy mô ngân hàng (SIZE): Quy mô của ngân hàng là một chỉ tiêu thể hiện độ lớn của toàn bộ các yếu tố sẵn có và được ngân hàng sử dụng vào quá trình hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả và góp phần làm gia tăng giá trị ngân hàng. Quy mô thường được xác định dựa trên chỉ tiêu tổng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản, do đó thể hiện sức mạnh hay tiềm lực tài chính của các NHTM. Theo Mertens & Urga (2001), đường chi phí trung bình ngành ngân hàng là đường cong có hình dạng chữ U, nên khi tiến hành mở rộng quy mô sẽ giúp cho các ngân hàng có thể cho tận dụng tối đa các lợi ích nhờ quy mô, cụ thể như tiết kiệm được một số khoản chi phí quản lý, có điều kiện tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như có khả năng tiếp cận nhiều phân khúc thị trường hơn. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế nhờ quy mô thông thường chỉ có ý nghĩa rõ rệt và rất dễ nhận thấy khi các NHTM vừa và nhỏ tiến hành mở rộng quy mô hoạt động. Các lợi ích kinh tế nhờ quy mô không được nhận thấy rõ rệt trong trường hợp các NHTM lớn tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và phát triển. Ngược lại, nếu các NHTM lớn tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động vượt quá một ngưỡng giới hạn cho phép thì sẽ làm phát sinh thêm một số khoản chi phí do bất lợi kinh tế phát sinh và từ đó có thể sẽ làm giảm hiệu quả.. Nhìn chung, ảnh hưởng của quy mô ngày càng tăng đến hiệu quả đã được chứng minh là tích cực ở một
mức độ nhất định theo Sufian (2009); Pasiouras (2008), Pasiouras và cộng sự. (2009a), Lieu và cộng sự. (2005), Thành (2010), Vu & Nahm (2013a) Minh và cộng sự. (2013), Nguyen & Simioni (2015), Stewart và cộng sự. (2016). Do đó, trong nghiên cứu này, kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa SIZE và hiệu quả ngân hàng.
Giả thuyết H1.2: có mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và hiệu quả của các NHTMNY Việt Nam.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (ETA) hay còn gọi là Tỷ lệ an toàn vốn: được sử dụng như một đại diện cho sự lành mạnh về tài chính Fries & Taci (2005); Kumbhakar & Wang (2007) Jiang và cộng sự. (2009). Tỷ lệ cao hơn liên quan đến năng lực bảo vệ ngân hàng mạnh hơn trước những rủi ro có thể dẫn đến mất vốn chủ sở hữu, giảm nguy cơ phá sản. Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn, ngân hàng sẽ ít cần nguồn tài trợ bên ngoài và chi phí vốn thấp hơn khi thiếu vốn, áp lực trả lãi của ngân hàng càng ít. Vì vậy ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thì rủi ro thấp hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn. Nghiên cứu của Casu & Girardone (2004), Pasiouras (2008), Pasiouras và cộng sự. (2009a), Bian và cộng sự. (2015), Nguyen & Nghiem (2017), Tu (2018) cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản đối với hiệu quả ngân hàng. Các nghiên cứu Casu & Molyneux (2003), Almumani (2013) không tìm thấy mối quan hệ nào cả. Vu & Nahm (2013a) lại cho thấy mối quan hệ nghịch biến. Trên cơ sở lý thuyết và dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng tỷ lệ an toàn vốn cao thì rủi ro thấp hơn và hiệu quả kinh doanh cao hơn. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa ETA và hiệu quả ngân hàng.
Giả thuyết H1.3: có mối quan hệ đồng biến giữa cơ cấu vốn và hiệu quả của các NHTMNY Việt Nam.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): được đưa vào mô hình như một đại diện cho lợi nhuận của các ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao hơn thường được khách hàng ưa thích hơn và do đó thu hút được tỷ trọng tiền gửi lớn nhất cũng như những người đi vay tiềm năng có khả năng tín dụng tốt nhất. Những điều kiện đó tạo môi trường thuận lợi cho các ngân hàng sinh lời hiệu quả hơn. Mối liên hệ tích cực giữa lợi nhuận của các ngân hàng và hiệu quả của chúng cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Isik & Hassan (2002), Das & Ghosh (2006), Ariff & Can (2008), Sufian (2009), Olson & Zoubi (2011), Chortareas và cộng sự. (2013), Glass và cộng sự. (2014) Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa ROA và hiệu quả ngân hàng.
Giả thuyết H1.4: có mối quan hệ đồng biến giữa Tỉ suất sinh lời trên tài sản và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNY Việt Nam.
Tỷ lệ cho vay khách hàng (LTA): Biến này là đại diện cho tác động của chiến lược cho vay đối với hiệu quả ngân hàng và ghi nhận sự khác nhau trong danh mục tài sản của ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tài sản cao cho thấy sản phẩm cho vay của ngân hàng được khách hàng đánh giá tốt hơn hoặc có thể do ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, giúp giảm chi phí sản xuất và đưa ra các điều khoản vay hợp lý giúp họ giành được thị phần cho vay lớn. Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu trước chỉ ra rằng thu nhập lãi ròng là nguồn doanh thu ổn định vì khách hàng ít có khả năng chuyển đổi thường xuyên các mối quan hệ cho vay DeYoung & Roland (2001). Nghiên cứu của Berger & Mester (1997), Isik & Hassan (2003b), Casu & Girardone (2004), Sufian (2009), Chortareas và cộng sự. (2013) cho kết quả mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và hiệu quả ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ariff & Can (2008) cho thấy mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả vì các ngân hàng cung cấp nhiều khoản vay hơn sẽ phải chịu rủi ro tín dụng cao hơn, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống ngân hàng kém phát triển như Trung Quốc. Vì vậy tỷ lệ cho vay trên tài sản cao sẽ tăng hiệu quả ngân hàng nhưng đồng thời cũng tăng rủi ro cho ngân hàng. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả ủng hộ quan điểm tỷ lệ cho vay cao thì hiệu quả kinh doanh cao. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa LTA và hiệu quả ngân hàng.
Giả thuyết H1.5: có mối tương quan đồng biến giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và hiệu quả của các NHTMNY Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): cung cấp thông tin liên quan đến môi trường về kinh tế vĩ mô, góp phần tạo điều kiện để các NHTM hoạt động hiệu quả. Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định sẽ góp phần tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp. Trong điều kiện đó, hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của các NHTM diễn ra thuận lợi, đảm bảo khả năng thu hồi vốn cũng như mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tăng trưởng GDP tác động cùng chiều đến hiệu quả ngân hàng được tìm thấy trong một số nghiên cứu của Maudos & De Guevara (2004) , Vu & Nahm (2013a), Barth và cộng sự. (2013). Một số nghiên cứu tìm thấy không có mối liên hệ nào giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả ngân hàng Sufian & Chong (2008), Thanh và cộng sự. (2016), Thanh & Sơn (2018). Mặt khác, Thoraneenitiyan & Avkiran (2009) lại tìm thấy mối tương
quan ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng hiệu quả kinh doanh. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến GDP và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết H1.6: có mối quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của các NHTMNY Việt Nam.
Lạm phát (INF): Tỷ lệ lạm phát được tính bằng cách dựa vào tỷ lệ thay đổi CPI cho từng quốc gia của từng năm. Lạm phát tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả ngân hàng. Tác động trực tiếp thông qua việc ngân hàng phải chi trả cho nguồn đầu vào như lao động, trang thiết bị khi giá cả tăng lên. Tác động gián tiếp thông qua những thay đổi về lãi suất tỷ giá và giá trị tài sản. Lạm phát, cho dù ở mức cao hay thấp đều cho thấy xu hướng tăng giá của hàng hóa và dịch vụ cũng như các tài sản khi đồng nội tệ mất giá. Điều này khiến cho các NHTM, những người cho vay chính trong nền kinh tế sẽ bị thiệt hại. Khi lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến các cuộc chạy đua cạnh tranh tăng lãi suất huy động làm cho chi phí huy động vốn gia tăng và làm giảm hiệu quả của ngân hàng. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát, thước đo bất ổn kinh tế vĩ mô, được cho là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của các ngân hàng. Biến động lạm phát tác động ngược chiều đến hiệu quả ngân hàng trong một số nghiên cứu Sufian & Chong (2008), Pasiouras và cộng sự. (2009b), Lozano-Vivas & Pasiouras (2010), Ongore & Kusa (2013), Vu & Nahm (2013a). Nghiên cứu của Hermes & Nhung (2010) không tìm thấy mối liên hệ nào giữa lạm phát và hiệu quả. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng lạm phát cao sẽ cản trở hoạt động kinh doanh của ngân hàng và làm giảm hiệu quả ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ nghịch biến (dấu -) giữa biến INF và hiệu quả ngân hàng.
Giả thuyết H1.7: có mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và hiệu quả của các NHTMNY Việt Nam.
Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả ngân hàng
Đo lường | Cơ sở khoa học | Kỳ vọng | Nguồn dữ | |
ảnh | liệu | |||
hưởng | ||||
hiệu quả | ||||
ngân |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Ngân Hàng Phi Truyền Thống
- Bảng Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Ngân Hàng Phi Truyền Thốn
- Tổng Hợp Những Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Ngân Hàng Ở Việt Nam
- Mô Tả Các Biến Trong Mô Hình Nghiên Cứu Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Ngân Hàng Phi Truyền Thống
- Đánh Giá Khái Quát Hiệu Quả Ngân Hàng Và Hoạt Động Ngân Hàng Phi Truyền Thống Của Các Ngân Hàng Thương Mại Niêm Yết Việt Nam Giai Đoạn 2011 – 2019
- Thu Nhập Từ Hoạt Động Dịch Vụ Của Các Nhtmny Từ 2011-2019
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
hàng | ||||
Biến phụ thuộc | ||||
EFFit | Hiệu quả kỹ thuật (TE) đo bằng phương pháp DEA | Pasiouras (2008) | ||
Biến độc lập | ||||
Tỷ lệ Thu nhập phi lãi (NII) | Tổng thu nhập phi lãi của ngân hàng/ Tổng thu nhập | Akhigbe & Stevenson (2010) | + | BCKQKD |
Tỷ lệ Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ (SER) | Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ/ tổng thu nhập | Akhigbe & Stevenson (2010) | + | BCKQKD |
Tỷ lệ Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối (FOREX) | Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối/ tổng thu nhập | Akhigbe & Stevenson (2010) | + | BCKQKD |
Tỷ lệ Thu nhập từ mua bán chứng khoán (SEC) | Thu nhập từ mua bán chứng khoán/ tổng thu nhập | Akhigbe & Stevenson (2010) | + | BCKQKD |
Tỷ lệ Thu nhập từ hoạt động khác (OTHER) | Thu nhập từ hoạt động khác/tổng thu nhập | Akhigbe & Stevenson (2010) | + | BCKQKD |
Quy mô ngân hàng (SIZE) | Logarit của tổng tài sản | Lieu và cộng sự. (2005), Sufian (2009); Pasiouras (2008), Pasiouras và cộng sự. (2009a), Thành (2010) ,Vu & Nahm (2013a) Minh và cộng sự. (2013), Nguyen & Simioni (2015), Stewart và cộng sự. (2016), Bian và cộng | + | BCKQKD |
sự. (2015) | ||||
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (ETA) | Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản | Casu & Molyneux (2003), Casu & Girardone (2004), Pasiouras (2008), Pasiouras và cộng sự. (2009a), Almumani (2013), Vu & Nahm (2013a), Bian và cộng sự. (2015), Thanh & Sơn (2018), Tu (2018) | + | BCKQKD |
Tỉ lệ sinh lời trên tài sản (ROA) | Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản | Isik & Hassan (2002), Das & Ghosh (2006), Havrylchyk (2006), Ariff & Can (2008), Sufian (2009), Olson & Zoubi (2011), Chortareas và cộng sự. (2013), Glass và cộng sự. (2014) | + | BCKQKD |
Tỷ lệ cho vay khách hàng (LTA) | Cho vay khách hàng/ tổng tài sản | Berger & Mester (1997), Isik & Hassan (2003b), Casu & Girardone (2004), Sufian (2009), Ariff & Can (2008),Chortareas và cộng sự. (2013) | + | BCKQKD |
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) | Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm | Sufian & Chong (2008), Thoraneenitiyan & Avkiran (2009), Lozano-Vivas & Pasiouras (2010), Vu & Nahm (2013a), Barth và cộng sự. (2013), Nguyen và cộng sự. (2016), Thanh & Sơn (2018) | + | Tổng cục thống kê |
Lạm phát (INF) | Tỷ lệ lạm phát hàng năm | Sufian & Chong (2008), Pasiouras và cộng sự. (2009b), Lozano-Vivas & Pasiouras (2010), Hermes & Nhung (2010),Ongore & Kusa (2013), Vu & Nahm (2013a) | _ | Tổng cục thống kê |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng phi truyền thống
3.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Để xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại NHTMNY Việt Nam, nghiên cứu này khảo lược một số công trình nghiên cứu có liên quan ở mục 2.6.2. Thông qua nghiên cứu của Rogers & Sinkey (1999) cùng các nghiên cứu trước
được lược khảo ở bảng 2.6, cho thấy các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT thường được xem xét là quy mô ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và số lượng chi nhánh. Bên cạnh đó, do các biến kinh tế thường hay phụ thuộc vào các giá trị của nó trong quá khứ nên cần phải đưa biến trễ của biến phụ thuộc vào mô hình. Dựa trên cơ sở đó, mô hình các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt Nam được xây dựng như sau:
NIIit = α0 + α1NIIit-1 + β1NIMit + β2DEPit + β3 ETAit + β4LLPit + β5BRANCHit + uit (2)
Trong đó:
NIIit là biến phụ thuộc đại diện cho hoạt động NHPTT của ngân hàng thứ i vào năm t, được đo lường bằng thu nhập phi lãi trên tổng tài sản của ngân hàng.
NIM = tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, đo bằng thu nhập lãi thuần/tài sản sinh lời DEP = tỷ lệ tiền gửi khách hàng, đo bằng tiền gửi khách hàng/tổng tài sản
ETA = tỷ lệ an toàn vốn, đo bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản
LLP = tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đo bằng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/tổng tài sản
BRANCH = số lượng chi nhánh và điểm giao dịch của ngân hàng
Cách đo lường các biến và các nghiên cứu trước đã sử dụng các biến này được trình bày ở bảng 3.2.
Kế thừa nghiên cứu của Rogers & Sinkey (1999) về các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT, nghiên cứu này có điểm mới là:
- Nghiên cứu này đo lường hoạt động ngân hàng phi truyền thống bằng tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng tài sản. Nghiên cứu gốc sử dụng tỷ lệ thu nhập phi lãi có điều chỉnh trên tổng thu nhập của ngân hàng, với thu nhập phi lãi có điều chỉnh = tổng thu nhập – các loại phí và các khoản thu từ tiền gửi
- Nghiên cứu này bổ sung biến kiểm soát là số lượng chi nhánh, là biến thuộc về ngân hàng nhưng chưa được xem xét đến trong các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT.
- Nghiên cứu sử dụng SGMM (SystemGMM) hai bước của Arellano & Bover (1995) và Blundell & Bond (1998) để có những ước tính hoàn hảo.