Truyền Thông Về Những Mô Hình Sản Xuất Nn Mới Theo Chủ Trương Tccnnn


Theo kết quả khảo sát, trong 54 tháng, có đến 90.966 tin, bài của 4 loại hình báo chí ở 3 địa bàn khảo sát thì nội dung truyền thông về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các hoạt động liên quan đến TCCNNN chiếm tỷ lệ từ 32.2-33.1% lượng tin, bài truyền thông về TCCNNN. Trong 3 tỉnh khảo sát thì Cần Thơ có lượng tin, bài truyền thông về nội dung này nhiều nhất, kế đến là Đồng Tháp và sau cùng là Trà Vinh. Nội dung này chiếm tỷ lệ cao nhất trong số 6 nội dung truyền thông về TCCNNN [biểu đồ 2; phụ lục 5].

Kết quả này cho thấy, báo chí ĐBSCL đã tập trung truyền thông nhiều về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các hoạt động liên quan đến TCCNNN, góp phần giúp các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nông dân kịp thời nắm bắt các chủ trương cũng như ý nghĩa, mục đích của TCCNNN.

2.3.2. Truyền thông về những mô hình sản xuất NN mới theo chủ trương TCCNNN

TCCNNN là chủ trương mới nên trong sản xuất NN từng địa phương sẽ có hướng đi, cách làm phù hợp. Do đó báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, giới thiệu, phân tích những ưu điểm cũng như những điều kiện để thực hiện mô hình. Ngoài ra báo chí ĐBSCL còn giới thiệu nhiều mô hình sản xuất NN hiện đại của các nước tiên tiến nhằm giúp cho nông dân nắm bắt xu hướng sản xuất NN hiện đại của thế giới. Thông qua báo chí nhiều mô hình TCCNNN đã được áp dụng, nhờ đó mà chất lượng của nhiều mặt hàng nông sản được nâng lên, nông dân đã tăng thu nhập đáng kể.

Như phóng sự trong tiểu mục “Kinh tế nông thôn” của THĐT phát ngày 01.6.2017 giới thiệu về “Mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo phương pháp hạ giá thành sản xuất” của GS.TS Vò Tòng Xuân ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (nhóm tác giả: Văn Lợi, Hữu Lộc). Phóng sự này đã phân tích, khi


áp dụng các phương pháp tiết kiệm lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu đã giảm chi phí 600 đồng/kg lúa và chất lượng lúa cũng được sạch, an toàn hơn. Từ thông tin trên báo chí ĐBSCL các địa phương khác đã áp dụng rộng rãi từ vụ đông xuân 2017, đã giúp nông dân có suy nghĩ mới hơn, đó là sản xuất NN theo đề án TCCNNN là phải thực hiện các giải pháp giảm chi phí nâng cao lợi nhuận và quan trọng hơn nữa là nông sản có chất lượng và an toàn.

Trên chuyên trang “Nông dân Cần Thơ hội nhập” của Nhật báo Cần Thơ số ra ngày 7.6.2017, có bài viết về “Hiệu quả của các mô hình sản xuất NN đô thị” (tác giả Khánh Trung) nêu cụ thể từng nông dân đã áp dụng trồng trọt, chăn nuôi thành công. Nông dân Vò Ngọc Tài, ở phường Long Tuyền, Cần Thơ chuyển đổi từ 2 ha đất trồng cam, quýt sang trồng 200 gốc măng cụt và 500 gốc chôm chôm Thái cho thu nhập cao. Còn nông dân Trần Văn Toản ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Cần Thơ đã thành công nhờ chuyển đổi từ mô hình nuôi gà Đông Tảo sang nuôi chim công mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi cặp chim công trưởng thành, anh Toản bán với giá từ 25 - 40 triệu đồng. Từ những mô hình cụ thể được nêu trong bài viết nông dân cả nước có thể tham khảo, áp dụng các mô hình sản xuất NN đô thị để tăng thu nhập và phát triển kinh tế.

Biểu đồ 6: Số lượng tin, bài truyền thông về những mô hình sản xuất nông nghiệp mới theo chủ trương TCCNNN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Nguồn Kết quả khảo sát Trong 54 tháng 4 loại hình báo chí ở 3 tỉnh khảo sát 1

Nguồn: Kết quả khảo sát


Trong 54 tháng, 4 loại hình báo chí ở 3 tỉnh khảo sát đã có đến 74.476 tin, bài truyền thông về những mô hình sản xuất nông nghiệp mới theo chủ trương TCCNNN, chiếm tỷ lệ từ 25 - 28.4% lượng tin, bài về TCCNNN. Điều này chứng tỏ nội dung về mô hình sản xuất nông nghiệp mới theo chủ trương TCCNNN được các cơ quan báo chí quan tâm và nông dân rất cần tiếp cận với những mô hình sản xuất nông nghiệp mới. Nội dung này có lượng tin, bai truyền thông đứng thứ 2 sau nội dung truyền thông về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các hoạt động liên quan đến TCCNNN [biểu đồ 3; phụ lục 5].

2.3.3. Truyền thông về các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất NN theo chủ trương TCCNNN

Sản xuất theo chủ trương TCCNNN đòi hỏi phải nông dân thay đổi tư duy. Nếu như trước đây nông dân có thể sản xuất theo kinh nghiệm nhưng khi thực hiện TCCNNN cần phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo các quy trình, tiêu chuẩn an toàn, sạch, chất lượng và phải giảm chí phí sản xuất để có thể cạnh tranh ở thị trường trong nước và thế giới. Các cơ quan báo chí truyền thông ở nhiều góc độ khác nhau, đồng thời có những bài viết, ghi nhanh, phóng sự giới thiệu, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ, khoa học kỹ thuật trong sản xuất NN theo đề án TCCNNN đạt các tiêu chuẩn sạch, an toàn, sản xuất quy mô lớn, chất lượng cao và hướng đến thị trường xuất khẩu. Những tin, bài về ứng dụng kỹ thuật sản xuất NN theo chủ trương TCCNNN xuất hiện ở hầu hết các chương trình từ thời sự cho đến tiểu mục, chuyên mục, tọa đàm nhưng tập trung nhất là ở các chuyên trang về NN, TCCNNN trên báo in, báo điện tử. Đối với loại hình PTTH thì nội dung này được thông tin, phản ánh nhiều ở các tiểu mục, chương trình khuyến nông, khuyến ngư, tọa đàm về NN, chương trình truyền hình trực tiếp về NN, TCCNNN, tạp chí TCCNNN.


Bài viết “Trồng lúa hữu cơ bước đầu thay đổi vị thế hạt gạo” (của tác giả Mỹ Lý) đăng trên chuyên trang “Kinh tế” của báo in Đồng Tháp số ra ngày 16.03.2017 phân tích sâu về nông dân của hợp tác xã NN Tân Bình, huyện Thanh Bình đã mạnh dạn chuyển đổi từ sản xuất lúa chất lượng thấp, sử dụng nhiều phân, thuốc trừ sâu độc hại sang sản xuất lúa hữu cơ, an toàn, bền vững và đã cho thu nhập cao. Thông điệp từ bài viết này đã làm cho nhiều nông dân nhận ra cần phải đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp sản xuất NN theo hướng an toàn thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và quan trọng hơn hết là sản xuất bền vững.

Bài viết “Tiến tới hình thành trung tâm giống cá tra” đăng trên báo điện tử An Giang ngày 18.08.2017 (tác giả: Ngô Chuẩn) cho biết: Tỉnh An Giang đang tích cực triển khai Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) đã ký hợp đồng với Chi hội sản xuất giống cá tra AFA (giống cá tra 3 cấp) sản xuất từ 70 - 100 triệu con. Các hộ tham gia ương giống phải đáp ứng các điều kiện về diện tích ao nuôi, tiêu chuẩn kỹ thuật của ao nuôi, quy trình kỹ thuật ương, nguồn gốc cá bột… nên chất lượng con giống sản xuất ra sẽ đảm bảo về chất lượng và có thể truy xuất nguồn gốc. Thông tin từ bài viết này đã giúp cho những hộ nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL phấn khởi vì sắp tới sẽ có nguồn cung cấp giống ca tra chất lượng, đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế từ sản phẩm cá tra xuất khẩu.

So với 2 nội dung trên thì báo chí ĐBSCL truyền thông về các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất NN theo chủ trương TCCNNN ở mức độ trung bình. Trong 54 tháng có 33.310 tin, bài truyền thông về TCCNNN, chiếm tỷ lệ từ 11.5 - 14.5% tin, bài về TCCNNN của 4 loại hình báo chí ở 3 tỉnh khảo sát. Đây là một trong những giải pháp làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản [biểu đồ 4; phụ lục 5].


Biểu đồ 7: Số lượng tin, bài truyền thông về các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo chủ trương TCCNNN


Nguồn Kết quả khảo sát Theo kết quả khảo sát công chúng chỉ có 11 5 2

Nguồn: Kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát công chúng chỉ có 11.5 % người tiếp cận thông tin này [biểu đồ 14; phụ lục 1], đứng thứ tư trong số 6 nội dung TCCNNN mà công chúng tiếp cận. Các cơ quan báo chí cần xem xét lại nội dung, hình thức truyền thông về nội dung này có đáp ứng nhu cầu, cũng như việc bố trí thời gian đăng, phát có phù hợp với đặc điểm sinh hoạt, nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng.

2.3.4. Truyền thông quy hoạch sản xuất và tiêu thụ các ngành hàng nông sản

Từ chuyện sản xuất NN riêng lẻ, tự phát, chạy theo xu hướng, phong trào nên điệp khúc “Được mùa mất giá - mất mùa được giá” luôn làm cho nông dân phải khốn đốn, khi thực hiện TCCNNN việc quy hoạch và phải tuân thủ theo khuyến cáo, cảnh báo của các nhà quản lý, ngành chuyên môn là vấn đề sống còn của ngành nông nghiệp. Báo chí ĐBSCL đã đẩy mạnh truyền


thông về quy hoạch sản xuất NN và tiêu thụ, rất nhiều tin, bài đã phân tích và chứng minh về ưu điểm của việc sản xuất theo qui hoạch, đồng thời gắn kết với khâu tiêu thụ và xuất khẩu thì giá trị nông sản được nâng lên và thị trường tiêu thụ ổn định, từ đó đã tác động và giúp nông dân hiểu rò sự cần thiết của việc sản xuất phải tuân thủ qui hoạch và tham gia vào chuỗi ngành hàng... Trong chương trình thời sự tối của Đài PTTH Trà Vinh phát ngày 15.9.2017 có đưa tin về “Chủ trương tỉnh Trà Vinh về TCCNNN” (tác giả Thanh Hòa). Theo đó, tỉnh Trà Vinh sẽ tập trung ở 6 lĩnh vực gồm: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp, phát triển chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn gắn với đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.... Nhờ thông tin này mà các ngành, các cấp nắm bắt được chủ trương chung và chủ động quy hoạch sản xuất theo đề án TCCNNN. Nông dân thì mạnh dạn hơn khi tham gia vào các chuỗi ngành hàng để nâng cao thu nhập và sản xuất bền vững. Điều đó cho thấy báo chí đóng vai trò quan trọng trong truyền thông quy hoạch sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Biểu đồ 8: Số lượng tin, bài truyền thông về quy hoạch sản xuất và tiêu thụ các ngành hàng nông sản


Nguồn Kết quả khảo sát Trên báo NN Việt Nam số ra ngày 31 8 2017 có bài viết 3

Nguồn: Kết quả khảo sát


Trên báo NN Việt Nam số ra ngày 31.8.2017 có bài viết về “Thành phố Cần Thơ ban hành kế hoạch thực hiện đề án TCCNNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017 - 2020” (tác giả Hưng Phú). Thông tin này đã thu hút sự chú ý của các ngành, các cấp và nông dân ở thành phố Cần Thơ và ĐBSCL. Theo chủ trương này trong sản xuất NN, nông dân cần thực hiện theo quy hoạch TCCNNN của tỉnh, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất NN, tuân thủ quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở các cánh đồng lớn. Ngoài ra nông dân cần phải tích cực hưởng ứng và tham gia xây dựng chuỗi ngành hàng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.

Đây là một trong những nội dung báo chí ĐBSCL truyền thông với liều lượng ít so với các nội dung khác. 54 tháng, 4 loại hình báo chí ở 3 tỉnh khảo sát có 24.058 tin, bài truyền thông về quy hoạch sản xuất và tiêu thụ các ngành hàng nông sản, chiếm tỷ lệ từ 8.5 - 9.5% tin, bài về TCCNNN, chưa bằng 1/3 lượng tin, bài truyền thông về các về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các hoạt động liên quan đến TCCNNN. Qua tìm hiểu ở các cơ quan báo chí nguyên nhân là do các văn bản, hoạt động liên quan đến nội dung này ít diễn ra so với các nội dung khác, trong khi báo chí chỉ bám theo các hoạt động của các cơ quan quản lý và chuyên môn để truyền thông [biểu đồ 6; Phụ lục 5].

2.3.5. Truyền thông về những mô hình liên kết, xây dựng chuỗi ngành hàng thông qua tư vấn của các chuyên gia

Từ khi có đề án TCCNNN, thông qua tư vấn của các chuyên gia, báo chí ĐBSCL đã có rất nhiều tin, bài, phóng sự phân tích về những ưu điểm cũng như những bất cập trong việc gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ ở trong và ngoài nước. Báo chí ĐBSCL đã sưu tầm và có những bài viết giới thiệu về xây dựng chuỗi ngành hàng ở các nước có nền NN tiên tiến như: Nhật Bản, Thái Lan, Israel, Hàn Quốc... Ngoài ra, nhiều cơ quan báo chí cũng đã cử phóng viên, nhà báo theo các đoàn của ngành chuyên môn đi tham quan


thực tế các mô hình TCCNNN ở nước ngoài. Từ những chuyến đi này các nhà báo sẽ có những tin, bài phân tích, phản ánh về cách làm của những mô hình xây dựng chuỗi liên kết các ngành hàng để tăng giá trị gia tăng và đảm bảo tính bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Tạp chí truyền hình “Toàn cảnh nông nghiệp” của Đài PTTH Đồng Tháp thường xuyên truyền thông về mô hình mới, tình hình sản xuất NN ở trong và ngoài nước. Trong đó có “Mô hình sản xuất lúa sạch của nông dân Nhật bản” của tác giả: Minh Đông, phát sóng ngày 12.3.2017. Đây là mô hình sản xuất NN hiện đại với qui mô sản xuất lớn và tất cả các khâu sản xuất đều cơ giới hóa, tự động hóa. Quan trọng hơn hết là mô hình này đã xây dựng chuỗi khép kín, xây dựng thương hiệu gạo sạch, an toàn, uy tín đối với thị trường trong và ngoài nước. Phóng sự đã làm thay đổi tư duy, nhận thức của nông dân trong sản xuất NN cần phải bắt nhịp với sản xuất NN hiện đại gắn với việc xây dựng thương hiệu, uy tín và chất lượng thì mới phát triển bền vững [biểu đồ 7; phụ lục 5].

Biểu đồ 9: Số lượng tin, bài truyền thông về những mô hình Liên kết, xây dựng chuỗi ngành hàng nông nghiệp

Nguồn Kết quả khảo sát 4

Nguồn: Kết quả khảo sát

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí