Như vậy, các mô hình khuyến nông canh tác lúa Sri trên địa bàn huyện Pác Nặm đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, từng bước xoá đói giảm nghèo, hạn chế việc phá rừng đốt nương của người dân huyện Pác Nặm nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.
3.2.1.2. Mô hình chăn nuôi
Mô hình nuôi lợn thịt
Để tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình khuyến nông chăn nuôi lợn thịt, tác giả thực hiện khảo sát các hộ chăn nuôi đã tham gia mô hình và chưa tham gia mô hình và so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hộ này. Kết quả khảo sát sau khi được tác giả xử lý như sau:
Bảng 3.17. Chi phí đầu tư cho mô hình chăn nuôi khuyến nông và mô hình chăn nuôi truyền thống
Hộ tham gia mô hình | Hộ chưa tham gia mô hình | |||||
SL (kg) | Đơn giá (nghìn đồng) | Thành tiền (nghìn đồng) | SL (kg) | Đơn giá (nghìn đồng) | Thành tiền (nghìn đồng) | |
1. Chi phí trung gian (IC) | 135,25 | 170,72 | 2.180,06 | 128,77 | 183,21 | 2.037,35 |
Giống | 14,62 | 42,31 | 618,60 | 12,81 | 40,11 | 513,81 |
Thức ăn | 119,63 | 12,08 | 1.445,13 | 114,96 | 12,13 | 1.394,46 |
Thuốc phòng, trị bệnh | 1,00 | 116,33 | 116,33 | 1,00 | 129,08 | 129,08 |
2. Khấu hao tài sản cố định (KH) | 1,00 | 118,00 | 118,00 | 1,00 | 106,00 | 106,00 |
3. Chi phí nhân công (CL) | 1,00 | 973,22 | 973,22 | 1,00 | 984,77 | 984,77 |
Tổng chi phí (TC) | 3.271,28 | 3.128,12 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lựa Chọn, Nghiên Cứu Một Số Mô Hình Điển Hình
- Hoạt Động Tuyền Truyền Với Các Mô Hình Chăn Nuôi
- Tác Động Về Kinh Tế, Xã Hội Của Mô Hình Nghiên Cứu
- Kết Quả Về Nhận Thức Và Nhân Rộng Mô Hình Khuyến Nông
- Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Liên Quan Đến Khuyến Nông
- Giải Pháp Về Vốn Đầu Tư Và Huy Động Vốn Đầu Tư
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát
Theo kết quả điều tra các hộ dân nuôi lợn thịt tại huyện Pác Nặm cho thấy, tổng chi phí đầu tư (TC) cho 1 con lợn đối với các hộ tham gia thực hiện mô hình khuyến nông là 3.271,28 nghìn đồng, cao hơn so với các hộ chưa tham gia mô hình (tổng chi phí của hộ chưa tham gia mô hình là 3.128,12 nghìn đồng), nguyên nhân là chi phí thức ăn cao hơn, các hộ tham gia mô hình khuyến nông
được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cho ăn hợp lý với hàm lượng thức ăn phù hợp theo hướng gia tăng lượng thức ăn đậm đặc để tăng năng suất, sản lượng vật nuôi. Trong tổng chi phí sản xuất, chi phí trung gian (giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh) chiếm tỷ trọng chủ yếu ở cả các hộ tham gia và chưa tham gia mô hình khuyến nông.
Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế cho mô hình chăn nuôi khuyến nông và mô hình chăn nuôi truyền thống
Chỉ tiêu | Áp dụng tiến bộ kỹ thuật | Chưa dụng tiến bộ kỹ thuật | |
1 | Tổng giá trị sản xuất- GO (nghìn đồng) | 3.899,42 | 3.508,95 |
Sản lượng (kg) | 86,50 | 78,50 | |
Giá bán (nghìn đồng) | 45,08 | 44,70 | |
2 | IC | 2.180,06 | 2.037,35 |
3 | Tổng chi phí- TC (nghìn đồng) | 3.271,28 | 3.128,12 |
4 | Giá trị gia tăng- VA (nghìn đồng) | 1.719,36 | 1.471,60 |
5 | Hiệu quả sử dụng đồng vốn -HS (đồng) | 0,79 | 0,72 |
6 | Lợi nhuận- Pr (đồng) | 628,14 | 380,83 |
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát
Kết quả điều tra cho thấy, giá trị sản xuất (GO) của hộ tham gia mô hình khuyến nông, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là 3.899,42 nghìn đồng, cao hơn so với các hộ chưa tham gia mô hình, GO của hộ chưa tham gia mô hình là 3.508,95 nghìn đồng. Kết quả điều tra cũng cho thấy giá trị gia tăng- giá trị tăng thêm cho so với chi phí bỏ ra (VA) của các hộ tham gia mô hình là 1.719,36 nghìn đồng cao hơn so với các hộ chưa tham gia thực hiện mô hình là 1.471,60 nghìn đồng. Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng đồng vốn (HS) của các hộ tham gia thực
hiện mô hình cao hơn khá nhiều các hộ chưa tham gia thực hiện mô hình, cụ thể: HS của các hộ tham gia thực hiện mô hình là 0,79 lần, có nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian (IC) sẽ thu lại được 0,79 đồng giá trị tăng thêm (VA), trong khi đó HS của các hộ chưa tham gia thực hiện mô hình là 0,72 lần, có nghĩa là có nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian (IC) sẽ thu lại được 0,72 đồng giá trị tăng thêm (VA). Ngoài ra, lợi nhuận của các hộ tham gia thực hiện mô hình có cao hơn, cụ thể các hộ tham gia thực hiện mô hình có lợi nhuận là 628,14 nghìn đồng/ con; trong khi lợi nhuận của các hộ chưa tham gia thực hiện mô hình chỉ là 380,83 nghìn đồng/ con, cao hơn gần 250 nghìn đồng/con.
Như vậy có thể thấy rằng hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia thực hiện mô hình và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là cao hơn so với các hộ chưa tham gia thực hiện mô hình, do các hộ tham gia thực hiện mô hình đã áp dụng đúng biện pháp khoa học kỹ thuật, bên cạnh đó các hộ tham gia thực hiện mô hình có ý thức phòng trừ dịch bệnh tốt hơn nên sản lượng đạt 86,5kg/ con, cao hơn các hộ sản xuất theo phương pháp truyền thống đạt 78,5 kg/con.
Mô hình vỗ béo trâu bò
Đối với mô hình vỗ béo trâu bò, tác giả thực hiện khảo sát đối với các hộ chăn nuôi bò đã tham gia mô hình khuyến nông và các hộ chưa tham gia mô hình. Kết quả kinh tế của các hộ này như sau:
Bảng 3.19. Chi phí đầu tư cho mô hình chăn nuôi khuyến nông và mô hình chăn nuôi truyền thống
Hộ tham gia mô hình | Hộ chưa tham gia mô hình | ||||
SL (kg) | Đơn giá (1.000 đồng) | Thành tiền | SL (kg) | Đơn giá (1.000 đồng) | Thành tiền |
(1.000 đồng) | (1.000 đồng) | |||||
1. Chi phí trung gian (IC) | 459,66 | 277,01 | 11.203,68 | 548,97 | 331,84 | 11.766,74 |
Giống | 119,62 | 77,96 | 9.325,93 | 120,49 | 77,89 | 9.385,09 |
Thức ăn | 339,04 | 4,97 | 1.683,67 | 427,48 | 4,99 | 2.132,70 |
Thuốc phòng, trị bệnh | 1,00 | 194,08 | 194,08 | 1,00 | 248,96 | 248,96 |
2. Khấu hao tài sản cố định (KH) | 1,00 | 458,44 | 458,44 | 1,00 | 429,64 | 429,64 |
3. Chi phí nhân công (CL) | 1,00 | 1.906,81 | 1.906,81 | 1,00 | .900,78 | 1.900,78 |
Tổng chi phí (TC) | 13.569 | 14.097 |
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát
Kết quả điều tra cho thấy, tổng chi phí đầu tư đối với 1 con bò của các hộ tham gia mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm là 13.569 nghìn đồng, thấp hơn so với các hộ chưa tham gia mô hình. Điều này là do các hộ đã tham gia mô hình khuyến nông được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi hợp lý nên vật nuôi ít mắc bệnh vì vậy giúp hộ nuôi giảm thiểu được chi phí thức ăn và chi phí phòng trừ bệnh. Từ đó, chi phí đâu tư chăm sóc 1 con bò của các hộ tham gia mô hình khuyến nông đã tiết kiệm đáng kể so với các hộ không tham gia mô hình song vẫn đảm bảo sản lượng của vật nuôi.
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế cho mô hình chăn nuôi khuyến nông và mô hình chăn nuôi truyền thống
Chỉ tiêu | Áp dụng tiến bộ kỹ thuật | Chưa dụng tiến bộ kỹ thuật | |
1 | Tổng giá trị sản xuất- GO (nghìn đồng) | 16.939,11 | 15.225,70 |
Sản lượng (kg) | 245,21 | 220,12 | |
Giá bán (nghìn đồng) | 69,08 | 69,17 | |
2 | IC | 11.203,68 | 11.766,74 |
3 | Tổng chi phí- TC (nghìn đồng) | 13.568,94 | 14.097,16 |
4 | Giá trị gia tăng- VA (nghìn đồng) | 5.735,42 | 3.458,96 |
5 | Hiệu quả sử dụng đồng vốn -HS (đồng) | 0,51 | 0,29 |
6 | Lợi nhuận- Pr (đồng) | 3.370,17 | 1.128,54 |
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát
Nghiên cứu cho thấy, tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia mô hình khuyến nông, áp dung tiến bộ kỹ thuật đều cao hơn các hộ chưa tham gia mô hình, chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Theo đó, mức lợi nhuận trên một con bò của hộ tham gia mô hình là 3.370,17 nghìn đồng/con và hệ số sử dụng vốn là 0,51 đồng, trong khi hệ số sử dụng vốn của hộ chưa tham gia mô hình chỉ là 0,29 đồng và lợi nhuận của họ chỉ đạt 1.128,54 nghìn đồng/con
Như vậy có thể thấy, hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia thực hiện mô hình là cao hơn so với các hộ chưa tham gia thực hiện mô hình. Nguyên nhân là do các hộ tham gia thực hiện mô hình đã áp dụng đúng biện pháp khoa học kỹ thuật, tuân thủ nghiêm ngặt về phòng và trị bệnh cho gia súc, đặc biệt là cho ăn đúng khẩu phần theo quy định nên sản lượng đạt 245,21 kg/ con, cao hơn các hộ sản xuất theo phương pháp truyền thống 220,12 kg/ con trong khi chi phí đầu tư thấp hơn.
3.2.1.3. Mô hình nuôi thủy sản
Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá diêu hồng như sau:
Bảng 3.21. Chi phí đầu tư cho mô hình nuôi cá diêu hồng (cho 01 lồng 100m3)
mô hình cá diêu hồng | mô hình truyền thống | |||||
SL (kg) | Đơn giá (1.000 đồng) | Thành tiền (1.000 đồng) | SL (kg) | Đơn giá (1.000 đồng) | Thành tiền (1.000 đồng) | |
1. Chi phí trung gian (IC) | 6.950,0 | 509 | 79.323 | 7.133,0 | 649 | 81.384 |
Giống | 200,0 | 40,0 | 8.000,0 | 200,0 | 40,0 | 8.000,0 |
Thức ăn | 6.749,0 | 10,5 | 70.864,5 | 6.932,0 | 10,5 | 72.786,0 |
Thuốc phòng, trị bệnh | 1,0 | 458,0 | 458,0 | 1,0 | 598,0 | 598,0 |
2. Khấu hao tài sản cố định (KH) | 1,0 | 530,0 | 530,0 | 1,0 | 518,0 | 518,0 |
3. Chi phí nhân công (CL) | 1,0 | 6.289,0 | 6.289,0 | 1,0 | 6.487,0 | 6.487,0 |
Tổng chi phí (TC) | 86.142 | 88.389 |
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát
Về chi phí đầu tư cho hoạt động nuôi cá diêu hồng, chi phí của các hộ tham gia mô hình khuyến nông có phần thấp hơn các hộ chưa tham gia. Theo đó, tổng chi phí đầu tư của hộ tham gia mô hình khuyến nông là 86.143 nghìn đồng/quy mô lồng 100m3 nước, trong khi chi phí của hộ chưa tham gia là 88.389nghìn đồng/quy mô lồng 100m3 nước. Điều này là do các hộ thực hiện mô hình khuyến nông tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông huyện và cán bộ cơ sở nên hạn chế được tình trạng bệnh của cá cũng như tăng tỷ lệ sống của cá. Từ đó giúp hộ nuôi tiết kiệm chi phí thức ăn
và chi phí thuốc phòng trừ bệnh song lồng cá vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng cao. Điều này khiến hiệu quả kinh tế của mô hình khuyến nông có phần vượt trội hơn, cụ thể như sau:
Bảng 3.22. Hiệu quả kinh tế cho mô hình nuôi cá diêu hồng
Chỉ tiêu | Mô hình cá diêu hồng | Mô hình truyền thống | |
1 | Tổng giá trị sản xuất- GO (nghìn đồng) | 121.984,00 | 115.072,00 |
Sản lượng (kg) | 3.812,00 | 3.596,00 | |
Giá bán (nghìn đồng) | 32,00 | 32,00 | |
2 | IC | 79.322,50 | 81.384,00 |
3 | Tổng chi phí- TC (nghìn đồng) | 86.141,50 | 88.389,00 |
4 | Giá trị gia tăng- VA (nghìn đồng) | 42.661,50 | 33.688,00 |
5 | Hiệu quả sử dụng đồng vốn -HS (đồng) | 0,54 | 0,41 |
6 | Lợi nhuận- Pr (đồng) | 35.842,50 | 26.683,00 |
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát
Qua một thời gian thực hiện, mô hình thử nghiệm nuôi cá diêu hồng huyện Pác Nặm đã cho kết quả rất khả quan. Sau 5 tháng triển khai mô hình, đa số cá đạt trọng lượng khoảng 600g/con; Tỷ lệ sống đạt trên 70%, sản lượng đạt 3.812 kg/ quy mô lồng 100m3 nước. Trong khi đó, với hộ nuôi cá diêu hồng không tham gia mô hình khuyến nông, chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật thì sản lượng thấp hơn nhiều do tỷ lệ sống chỉ đạt 65%, sản lượng trên quy mô lồng 100m3 nước chỉ đạt 3.596 kg.
Do sản lượng thấp nên các chỉ tiêu giá trị lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nuôi cá truyền thống thấp hơn khá nhiều so với hộ nuôi mô hình. Theo đó, lợi nhuận của hộ nuôi cá theo mô hình là 35.842,5 nghìn đồng/quy mô lồng 100m3 nước và lợi nhuận của các hộ nuôi cá truyền thống chỉ đạt 26.683 nghìn đồng/quy mô lồng 100m3 nước Như vậy việc xây dựng mô hình khuyến nông thủy
sản tại huyện Pác Nặm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao khi góp phần gia tăng thu nhập và lợi nhuận cho các hộ nuôi trồng trên địa bàn.
3.2.2. Tác động về mặt xã hội
3.2.2.1. Tác động về nhận thức
Mô hình trình diễn khuyến nông với mục đích chính là nơi trình diễn cho người dân thấy được những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, qua đó hướng dẫn cho người dân làm theo, từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018, các mô hình triển khai thực hiện tại huyện Pác Nặm đã phần nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.23. Sự thay đổi phương thức canh tác của các hộ dân
Nhóm | Tiêu chí đánh giá | Theo phương pháp truyền thống | Theo mô hình khuyến nông | |||||
Tốt | Trung bình | Kém | Tốt | Trung bình | Kém | |||
Mô hình trồng trọt | Mô hình đậu tương | Người lựa chọn | 3 | 23 | 4 | 24 | 6 | - |
% | 10,0 | 76,7 | 13,3 | 80,0 | 20,0 | - | ||
Mô hình ngô | Người lựa chọn | 8 | 20 | 2 | 14 | 16 | - | |
% | 26,7 | 66,7 | 6,7 | 46,7 | 53,3 | - | ||
Mô hình lúa | Người lựa chọn | 12 | 15 | 3 | 22 | 7 | 1 | |
% | 40,0 | 50,0 | 10,0 | 73,3 | 23,3 | 3,3 | ||
Mô hình chăn nuôi | Mô hình thịt lợn | Người lựa chọn | 11 | 7 | 2 | 5 | 12 | 3 |
% | 55,0 | 35,0 | 10,0 | 25,0 | 60,0 | 15,0 | ||
Mô hình trâu bò vỗ béo | Người lựa chọn | 12 | 4 | 4 | 18 | 2 | - | |
% | 60,0 | 20,0 | 20,0 | 90,0 | 10,0 | - |
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát